Hiện nay, các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội (DN DM HN) sử
dụng khoảng 111.600 lao động và đóng góp khoảng 17,3% tổng sản
phẩm nội địa của thành phố hàng năm. Hội nhập kinh tế quốc tế đem
lại cho các DN DM HN nhiều cơ hội kinh doanh thuận lợi hơn
nhưng cũng đặt các DN đối mặt với nhiều thách thức mới từ cạnh
tranh, từ đổi mới công nghệ và từ những đòi hỏi ngày càng khắt khe
hơn của khách hàng mới. Để tồn tại và phát triển trong cạnh tranh,
các DN DM HN thực sự cần phải đầu tư vào đào tạo và phát triển
(ĐT&PT) nhằm có được lực lượng công nhân kỹ thuật (CNKT) đáp
ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của công việc về kiến thức,
kỹ năng, thái độ làm việc và khả năng phát triển nghề nghiệp.
Cơ sở lý luận ĐT&PT CNKT trong DN kế thừa và được phát triển
từ các nghiên cứu về ĐT&PT nguồn nhân lực (NNL) trong các tổ
chức. Trên thế giới, hoạt động nghiên cứu về ĐT&PT NNL có thể
được phân chia thành bốn hướng chính gồm: (i) lý thuyết về thiết kế
hệ thống đào tạo, (ii) lý thuyết giải thích cơ chế học tập của con
người, (iii) các nghiên cứu dựa trên cơ sở của các học thuyết về tạo
động lực và (iv) các lý thuyết về đánh giá kết quả đào tạo.
Các nghiên cứu về ĐT&PT CNKT ở Việt Nam có thể chia theo
hai hướng chính: một là các nghiên cứu về dạy nghề, ĐT&PT nguồn
nhân lực CNKT của các địa phương, vùng hay của các ngành, hai là
các nghiên cứu về ĐT&PT CNKT trong DN, do các DN tự thực hiện
nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ SXKD của mình. Nhìn
chung, hầu hết các nghiên cứu về ĐT&PT CNKT đều tập trung vào
hướng nghiên cứu thứ nhất – nghiên cứu về dạy nghề, đào tạo CNKT
ở tầm vĩ mô. Hướng nghiên cứu thứ hai về ĐT&PT CNKT trong DN,
do các DN tự thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho hoạt
động SXKD của DN chưa được quan tâm nhiều. Các nghiên cứu đã
thực hiện lại chưa quan tâm đến việc đánh giá kết quả của ĐT&PT
CNKT của DN một cách tổng thể và rõ ràng, chưa xem xét đủ mức4
cần thiết các yếu tố khách quan và chủ quan có tác động, ảnh hưởng
đến kết quả ĐT&PT CNKT của DN. Bên cạnh đó, thực tiễn ĐT&PT
CNKT của các DN DM hiện còn chưa đáp ứng được những đòi hỏi
cấp bách của sự phát triển SXKD.
Vì tất cả các lý do nêu trên, đề tài luận án về “Đào tạo và phát triển
công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội” thực sự
là một nội dung nghiên cứu mang tính cấp thiết cao. Những câu hỏi đặt ra
cho nghiên cứu bao gồm:
- Cơ sở lý luận có thể áp dụng cho ĐT&PT CNKT trong DN?
- ĐT&PT CNKT trong các DN DM HN có đáp ứng yêu cầu SXKD
của DN không? Tại sao?
- Những giải pháp nào để hoàn thiện ĐT&PT CNKT trong các DN
DM HN?
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp dệt may Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
NGUYỄN VÂN THÙY ANH
ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NHÂN KỸ THUẬT
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
(KINH TẾ LAO ĐỘNG)
Mã số : 62340404
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội, 2014
2
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Trần Thị Thu
2. PGS.TS. Cao Văn Sâm
Phản biện 1:
GS.TS. Phan Văn Kha
Phản biện 2:
TS. Nguyễn Hữu Dũng
Phản biện 3:
TS. Nguyễn Văn Thành
Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấpTrường
Họp tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Vào hồi 17 giờ 00 ngày 20 tháng 03 năm 2014
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia
Thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân
3
MỞ ĐẦU
Sự cần thiết của nghiên cứu
Hiện nay, các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội (DN DM HN) sử
dụng khoảng 111.600 lao động và đóng góp khoảng 17,3% tổng sản
phẩm nội địa của thành phố hàng năm. Hội nhập kinh tế quốc tế đem
lại cho các DN DM HN nhiều cơ hội kinh doanh thuận lợi hơn
nhưng cũng đặt các DN đối mặt với nhiều thách thức mới từ cạnh
tranh, từ đổi mới công nghệ và từ những đòi hỏi ngày càng khắt khe
hơn của khách hàng mới. Để tồn tại và phát triển trong cạnh tranh,
các DN DM HN thực sự cần phải đầu tư vào đào tạo và phát triển
(ĐT&PT) nhằm có được lực lượng công nhân kỹ thuật (CNKT) đáp
ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của công việc về kiến thức,
kỹ năng, thái độ làm việc và khả năng phát triển nghề nghiệp.
Cơ sở lý luận ĐT&PT CNKT trong DN kế thừa và được phát triển
từ các nghiên cứu về ĐT&PT nguồn nhân lực (NNL) trong các tổ
chức. Trên thế giới, hoạt động nghiên cứu về ĐT&PT NNL có thể
được phân chia thành bốn hướng chính gồm: (i) lý thuyết về thiết kế
hệ thống đào tạo, (ii) lý thuyết giải thích cơ chế học tập của con
người, (iii) các nghiên cứu dựa trên cơ sở của các học thuyết về tạo
động lực và (iv) các lý thuyết về đánh giá kết quả đào tạo.
Các nghiên cứu về ĐT&PT CNKT ở Việt Nam có thể chia theo
hai hướng chính: một là các nghiên cứu về dạy nghề, ĐT&PT nguồn
nhân lực CNKT của các địa phương, vùng hay của các ngành, hai là
các nghiên cứu về ĐT&PT CNKT trong DN, do các DN tự thực hiện
nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ SXKD của mình. Nhìn
chung, hầu hết các nghiên cứu về ĐT&PT CNKT đều tập trung vào
hướng nghiên cứu thứ nhất – nghiên cứu về dạy nghề, đào tạo CNKT
ở tầm vĩ mô. Hướng nghiên cứu thứ hai về ĐT&PT CNKT trong DN,
do các DN tự thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho hoạt
động SXKD của DN chưa được quan tâm nhiều. Các nghiên cứu đã
thực hiện lại chưa quan tâm đến việc đánh giá kết quả của ĐT&PT
CNKT của DN một cách tổng thể và rõ ràng, chưa xem xét đủ mức
4
cần thiết các yếu tố khách quan và chủ quan có tác động, ảnh hưởng
đến kết quả ĐT&PT CNKT của DN. Bên cạnh đó, thực tiễn ĐT&PT
CNKT của các DN DM hiện còn chưa đáp ứng được những đòi hỏi
cấp bách của sự phát triển SXKD.
Vì tất cả các lý do nêu trên, đề tài luận án về “Đào tạo và phát triển
công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội” thực sự
là một nội dung nghiên cứu mang tính cấp thiết cao. Những câu hỏi đặt ra
cho nghiên cứu bao gồm:
- Cơ sở lý luận có thể áp dụng cho ĐT&PT CNKT trong DN?
- ĐT&PT CNKT trong các DN DM HN có đáp ứng yêu cầu SXKD
của DN không? Tại sao?
- Những giải pháp nào để hoàn thiện ĐT&PT CNKT trong các DN
DM HN?
Trên cơ sở tiếp cận từ quan điểm quản lý nguồn nhân lực và tiếp
cận theo năng lực, doanh nghiệp cần tự tiến hành các hoạt động đào
tạo và phát triển nhằm xây dựng nguồn nhân lực công nhân kỹ thuật
có năng lực đáp ứng những yêu cầu công việc hiện tại và những định
hướng phát triển trong tương lai. Luận án hướng tới những mục đích
nghiên cứu cụ thể:
- Hệ thống hoá và phát triển cơ sở lý luận về ĐT&PT NNL, và cụ
thể, phát triển cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển công nhân kỹ
thuật trong DN.
- Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng ĐT&PT CNKT trong
các DN DM HN: nội dung, phương pháp, kết quả, các yếu tố chủ
quan và khách quan tác động, ảnh hưởng đến kết quả ĐT&PT CNKT
trong các DN DM HN.
- Xây dựng và đề xuất một số giải pháp và kiến nghị về hoàn thiện
ĐT&PT CNKT trong các DN DM HN với định hướng đến 2025.
Nhằm đạt được các mục tiêu như trên, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu của luận án được giới hạn vào đào tạo và phát triển công
nhân ký thuật trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội trong khoảng
thời gian từ 2009 đến 2012.
5
Những đóng góp chính của luận án bao gồm:
Trên cơ sở nghiên cứu các mô hình đánh giá kết quả đào tạo trong
các nghiên cứu về ĐT&PT NNL, luận án đề xuất đánh giá kết quả
ĐT&PT CNKT của DN thông qua đánh giá mức độ đáp ứng các yêu
cầu công việc của CNKT sau khi được đào tạo về kiến thức, kỹ năng,
thái độ làm việc và khả năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Đưa
tiêu chí ‘khả năng phát triển nghề nghiệp của người học sau đào tạo’ vào
đánh giá kết quả ĐT&PT CNKT trong DN là đóng góp mới của luận án
so với các nghiên cứu lý thuyết về đánh giá kết quả đào tạo trước đây.
Kết quả nghiên cứu sâu các tấm gương CNKT điển hình về phát
triển nghề nghiệp trong các DN DM HN cho thấy: (i) nền tảng đào
tạo ban đầu và các hoạt động ĐT&PT trong DN có tác động tích cực
đến sự phát triển nghề nghiệp về sau của CNKT, (ii) bản thân sự
trưởng thành trong công việc và các cơ hội thăng tiến nghề nghiệp có
ý thúc đẩy động lực lao động của CNKT rất lớn. Do vậy, ĐT&PT
cần được nhìn nhận như là một công cụ tạo động lực lao động phi tài
chính quan trọng đối với CNKT.
Từ nghiên cứu các yếu tố tác động đến kết quả ĐT&PT CNKT
trong các DN DM HN, luận án đã chỉ ra rằng CNKT sau quá trình
ĐT&PT thường đạt yêu cầu về kỹ năng và thái độ lao động nhưng còn
nhiều hạn chế về kiến thức và khả năng phát triển nghề nghiệp, do một
số nguyên nhân chủ yếu: (i) kiến thức chuyên môn và năng lực sư
phạm của các giáo viên dạy nghề (GVDN) còn yếu, (ii) các chính sách
đào tạo và đãi ngộ còn ít tác dụng khuyến khích về vật chất và tinh
thần với người lao động (NLĐ), làm giảm động lực học tập của người
học, (iii) các phương pháp đào tạo đang được áp dụng chủ yếu là đào
tạo trong công việc, thiếu tính bài bản và hệ thống, (iv) DN không
muốn đầu tư vào ĐT&PT CNKT do e ngại công nhân thành thạo tay
nghề có thể bỏ việc và không thu hồi được chi phí đào tạo.
Luận án đề xuất các DN DM HN cần nhìn nhận đào tạo và phát triển
công nhân kỹ thuật vừa là giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm
bảo phát triển bền vững cho DN vừa là một công cụ tạo động lực đối
với NLĐ đồng thời cần đổi mới quan điểm và phương pháp ĐT&PT
6
CNKT theo phương pháp tiếp cận theo năng lực. Các đóng góp mới về
giải pháp gồm: hoàn thiện các phương pháp đào tạo nhằm đáp các
chuẩn đầu ra về năng lực nghề nghiệp, sử dụng bản thân hoạt động phát
triển nghề nghiệp cho công nhân kỹ thuật như là công cụ kích thích tinh
thần và giữ chân lao động giỏi của DN và hoàn thiện hệ thống đánh giá
kết quả ĐT&PT CNKT. Luận án cũng đề xuất một số kiến nghị Chính
phủ và các cơ quan hữu quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho
ĐT&PT CNKT trong các DN DM HN.
Kết cấu của luận án gồm 4 chương. Chương 1 trình bày cơ sở lý
luận về ĐT&PT CNKT trong DN. Chương 2 mô tả các phương pháp
nghiên cứu và các nguồn thông tin phục vụ cho nghiên cứu. Chương
3 phân tích thực trạng ĐT&PT CNKT trong các DN DM HN. Đây là
những căn cứ để đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn
thiện ĐT&PT CNKT trong các DN DM HN ở chương 4.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NHÂN KỸ THUẬT TRONG DOANH NGHIỆP
1. 1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm công nhân kỹ thuật
Công nhân kỹ thuật là những công nhân đã hoàn thành ít nhất một
chương trình đào tạo của một nghề tại một cơ sở đào tạo nghề (bao
gồm cả các cơ sở SXKD) và được cấp văn bằng chứng chỉ nghề hoặc
được thừa nhận theo các quy định hiện hành để có năng lực thực
hành – thực hiện các công việc phức tạp do sản xuất yêu cầu. Như
vậy, CNKT được hiểu là những công nhân được đào tạo nghề ở các
trình độ khác nhau trong các trường dạy nghề hay ngay trong các DN,
các cơ sở SXKD, nhằm đảm bảo họ có đủ năng lực thực hành-thực
hiện các công việc phức tạp do sản xuất yêu cầu, trực tiếp tham gia
vào quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ của DN.
1.1.2. Khái niệm đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong
doanh nghiệp
Đào tạo CNKT trong DN được hiểu là tổng thể các hoạt động có
tính hệ thống và được hoạch định do DN thiết kế để cung cấp cho
7
người lao động (NLĐ) những năng lực thực hành-thực công việc
phức tạp do sản xuất yêu cầu. Đào tạo CNKT trong DN DM gồm
các hoạt động đào tạo kỹ năng và dạy nghề, cụ thể: dạy nghề; đào tạo
lại công nhân tay nghề yếu; đào tạo chuyển nghề, đào tạo bổ sung kỹ
năng, đào tạo định hướng.
Phát triển CNKT trong DN được hiểu là tổng thể các hoạt động có
tính hệ thống và được hoạch định do DN thiết kế để phát triển những
năng lực nghề nghiệp cho NLĐ và đáp ứng các yêu cầu phát triển tổ
chức. Phát triển CNKT trong DN gồm phát triển nghề nghiệp và phát
triển quản lý, cụ thể: đào tạo nâng bậc và thi nâng bậc; đào tạo nghề
thứ 2 cho công nhân đã thành thạo một nghề; luân chuyển, thuyên
chuyển công việc; thi tay nghề, thi thợ giỏi các cấp; phát triển CNKT
thành GVDN, cán bộ kỹ thuật - chuyên môn nghiệp vụ, thành cán bộ
quản lý (CBQL) cấp cơ sở, cấp trung hoặc cấp cao.
Lý thuyết các giai đoạn phát triển nghề nghiệp của Ivancevich
giải thích mối quan hệ giữa ĐT&PT và sự thay đổi nhu cầu của cá
nhân NLĐ ở 4 giai đoạn phát triển nghề nghiệp mà họ có thể sẽ trải
qua trong suốt quãng đời làm việc. Giai đoạn 1- Học nghề: quan sát,
học hỏi và làm theo những hướng dẫn của người lao động lành nghề
hơn. Giai đoạn 2 - Trưởng thành: NLĐ đã tích lũy đủ kiến thức, kinh
nghiệm, trưởng thành về công việc, có thể làm việc một cách độc
lập. Giai đoạn 3 - Duy trì: NLĐ có thể trở thành người hướng dẫn
cho những nhân viên mới, đào tạo và giao tiếp với những người
khác. Những người không thể vượt qua những thách thức của giai
đoạn 3 sẽ quay về giai đoạn 2. Giai đoạn 4 - Tư duy chiến lược: chỉ
rất ít người có khả năng tư duy chiến lược, đưa ra định hướng phát
triển của tổ chức có thể chuyển từ giai đoạn 3 lên giai đoạn 4. Hầu
hết các chuyên gia sẽ duy trì ở giai đoạn 3 cho đến khi nghỉ hưu.
1.2. Nội dung đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật
trong doanh nghiệp
1.2.1. Xác định nhu cầu và kế hoạch đào tạo và phát triển gồm:
Một là xác định nhu cầu ĐT&PT CNKT về chủng loại và số lượng
cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kỳ kế hoạch. Hai là xác
8
định yêu cầu về trình độ lành nghề và kiến thức, kỹ năng cần thiết
dựa trên các quy định cụ thể trong văn bản Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ
thuật hoặc Tiêu chuẩn kỹ năng nghề. Ba là đánh giá năng lực thực tế
của CNKT. So sánh yêu cầu cụ thể về trình độ lành nghề và kiến
thức, kỹ năng cần thiết với năng lực thực tế của cá nhân từng CNKT
giúp CBQL xác định những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng, thái độ
lao động hoặc các giải pháp phát triển nghề nghiệp cho cá nhân
từng CNKT. Bốn là xác định các mục tiêu đào tạo của toàn DN,
chính là những yêu cầu cụ thể về: (i) chủng loại và số lượng CNKT
cần thiết, và (ii) kiến thức, kỹ năng, thái độ lao động và khả năng
phát triển. Từ đó, xây dựng kế hoạch ĐT&PT CNKT nhằm phục vụ
yêu cầu SXKD trong hiện tại và định hướng phát triển của DN.
1.2.2. Thiết kế các hoạt động ĐT&PT CNKT: DN sẽ lựa chọn
phương pháp đào tạo phù hợp với hoạt động ĐT&PT cần thiết và
chuẩn bị cơ sở vật chất gồm các phương tiện, máy móc thiết bị
(MMTB), nguyên vật liệu (NVL) phục vụ cho đào tạo. Các phương
pháp ĐT&PT CNKT trong DN gồm hai nhóm: một là đào tạo trong
công việc, gồm các phương pháp đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công
việc, đào tạo theo kiểu học nghề, luân chuyển, thuyên chuyển công
việc; hai là đào tạo ngoài công việc, gồm phương pháp tổ chức lớp
cạnh DN, gửi đi đào tạo ở các trường chính quy.
1.2.3. Triển khai ĐT&PT CNKT gồm: thứ nhất, lựa chọn GVDN từ
lực lượng lao động hiện có của DN hoặc mời các giáo viên từ bên
ngoài. GVDN cần đáp ứng các yêu cầu về kiến thức chuyên môn, kỹ
năng nghề, năng lực sư phạm dạy nghề và nhiệt tình với công việc.
Thứ hai, sử dụng các chính sách và các công cụ kích thích tài chính
và phi tài chính cho NLĐ trước, trong và sau quá trình đào tạo nhằm
tạo động lực học tập cho họ. Thứ ba, bộ phận chuyên trách về NNL
và ĐT&PT cần tổ chức và quản lý tốt các chương trình đào tạo.
1.2.4. Đánh giá kết quả ĐT&PT CNKT trong DN được hiểu là đánh
giá mức độ đáp ứng các yêu cầu của công việc về: (i) chủng loại và
số lượng CNKT cần thiết, và (ii) năng lực nghề nghiệp của CNKT
sau đào tạo.Trong đó, DN cần đánh giá tường minh mức độ đáp ứng
9
yêu cầu công việc của CNKT sau đào tạo về kiến thức, hiểu biết cần
thiết cho thực hiện công việc; về kỹ năng: mức độ thành thạo các
thao tác, các hoạt động tác nghiệp, các kỹ năng lao động; về hành vi,
thái độ lao động nghiêm túc, tác phong công nghiệp, ý thức chấp
hành kỷ luật lao động và về khả năng phát triển nghề nghiệp trở
thành công nhân lành nghề ở các bậc cao hơn, trở thành GVDN hoặc
thăng tiến ở các vị trí quản lý
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến ĐT&PT CNKT trong DN có
thể chia thành 3 nhóm lớn: (i) các yếu tố thuộc về thiết kế-triển khai
ĐT&PT CNKT trong DN, (ii) các yếu tố thuộc về cá nhân người
CNKT và (iii) các tác động từ môi trường bên ngoài (sơ đồ 1.1).
Sơ đồ 1.1: Khung lý thuyết nghiên cứu đào tạo và phát triển
công nhân kỹ thuật trong doanh nghiệp
Các phương
pháp đào tạo
Chất lượng
GVDN
Chính sách
và sự quan
tâm của DN
Mức độ đáp
ứng yêu cầu
công việc về:
Kiến thức
Kỹ năng
Hành vi
Khả năng
phát triển nghề
nghiệp
Tổ chức và
qlý ch.trình
ĐT&PT
Xác định
nhu cầu
ĐT&PT
CNKT
Đánh giá
vấn đề
Thiết kế Triển khai
Đánh giá kết quả
ĐT&PT
Các yếu tố
thuộc về cá
nhân CNKT
Tuổi
Giới tính
Thâm niên
Trình độ lành
nghề
Các yếu tố
thuộc về cá
nhân CNKT
Tuổi
Giới tính
Thâm niên
Trình độ
lành nghề
10
Trong đó, nhóm yếu tố thiết kế-triển khai do DN chủ động kiểm
soát và có thể hoàn thiện để đem lại kết quả đào tạo tốt, nên luận án
tập trung nghiên cứu sâu hơn. Nhóm yếu tố thiết kế-triển khai gồm:
(1)Xác định nhu cầu ĐT&PT CNKT, (2)Lựa chọn phương pháp đào
tạo phù hợp, (3)Chất lượng GVDN, (4) Chính sách và sự quan tâm
của DN, và (5)Tổ chức và quản lý các chương trình đào tạo. Sơ đồ
1.1 trình bày khung lý thuyết cho nghiên cứu.
Các yếu tố thuộc về cá nhân người CNKT có ảnh hưởng nhất
định đến kết quả ĐT&PT gồm: độ tuổi, giới tính, thâm niên làm việc
và trình độ lành nghề.
Xem xét các tác động từ môi trường bên ngoài, luận án chỉ tập
trung nghiên cứu ĐT&PT CNKT trong các DN DM HN trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của một số yếu tố khác
như: (i) quan hệ cung-cầu trên thị trường lao động Hà Nội, (ii) cơ hội
có việc làm và thu nhập sau khi được đào tạo; (iii) cơ chế, chính sách
của Nhà nước về dạy nghề và (iv) nền tảng giáo dục phổ thông.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN THÔNG TIN
2.1. Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu sâu thực trạng ĐT&PT CNKT tại 7 DN DM HN
điển hình nhằm: (i) đánh giá thực trạng và nghiên cứu sâu những nội
dung như: xác định nhu cầu ĐT&PT CNKT, thiết kế các chương
trình đào tạo, lựa chọn phương pháp đào tạo, đánh giá chất lượng đội
ngũ GVDN, đánh giá kết quả ĐT&PT CNKT trong từng DN cụ thể,
(ii) so sánh, khái quát hóa những đặc điểm, thuận lợi, khó khăn
tương đồng, đồng thời xem xét được những vấn đề nảy sinh và cách
thức giải quyết khác biệt trong mỗi DN.
Phỏng vấn sâu các tấm gương CNKT điển hình về phát triển
nghề nghiệp nhằm mô tả con đường thăng tiến nghề nghiệp của các
CNKT, từ đó, phân tích mối quan hệ giữa dạy nghề (đào tạo ban đầu
cho CNKT) – những hoạt động ĐT&PT do DN thực hiện – sự phát triển
và thăng tiến nghề nghiệp và phân tích sự thay đổi về nhu cầu của cá
nhân người CNKT ở các giai đoạn phát triển nghề nghiệp khác nhau.
11
Phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý và các chuyên gia nhằm có ý
kiến đánh giá về hoạt động ĐT&PT CNKT trong các DN DM HN từ
những góc nhìn khác nhau: từ những người hoạch định chính sách, từ
các chuyên gia nghiên cứu lý thuyết, từ CBQL các cấp của DN, từ
các GVDN.
2.2. Nghiên cứu định lượng
Luận án tập trung nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
thuộc về thiết kế và triển khai đến kết quả ĐT&PT CNKT thông qua
các khảo sát tại 60 DN DM HN, trong đó có 33 DN SX các sản phẩm
may mặc (chiếm 55,1%) và 27 DN tổ hợp sợi-dệt-may hoặc dệt-
may/thương mại (chiếm 44,9%).
Đối tượng khảo sát: (1) Các CNKT chính, trực tiếp đứng máy các
nghề sợi, dệt, may; (2) Cán bộ nhân sự - đào tạo, GVDN, cán bộ
chuyên môn - kỹ thuật và (3) CBQL gồm: Giám đốc (GĐ) và Phó
Giám đốc (PGĐ) nhà máy, Quản đốc, Phó Quản đốc phân xưởng,
Trưởng ca/Đốc công, Tổ trưởng sản xuất/Trưởng chuyền, thao tác
viên. Tuy nhiên, do ĐT&PT CNKT trong DN DM HN chủ yếu là
kèm cặp ngay tại thực tiễn SX nên 100% CBQL cấp cơ sở và phần
lớn CBQL cấp trung đồng thời là GVDN kiêm nhiệm của DN. Luận
án gộp hai loại đối tượng khảo sát (2) và (3) vào thành một nhóm,
tạm gọi là nhóm CBQL/GVDN vì các ý kiến họ đồng thời phản ánh
hai phương diện: (i) đánh giá của người triển khai ĐT&PT CNKT và
(ii) đánh giá của người sử dụng các sản phẩm ấy.
Cơ sở lý luận: khung lý thuyết về ĐT&PT CNKT trong DN (sơ
đồ 1.1). Trong đó, các biến phụ thuộc là kết quả ĐT&PT CNKT của
DN được đánh giá qua mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của
CNKT sau khi được đào tạo về: kiến thức, kỹ năng, thái độ/hành vi
nghề nghiệp và khả năng phát triển nghề nghiệp. Các biến độc lập là:
A. Xác định nhu cầu đào tạo hợp lý, xây dựng kế hoạch đào tạo rõ
ràng, phù hợp và xác định đúng đối tượng được cử đi học; B.Tính bài
bản, hệ thống của phương pháp đào tạo: Chỉ dẫn công việc, Học
nghề, Tổ chức lớp cạnh doanh nghiệp và Gửi đi học tại các trường
chính quy; C.Chất lượng GVDN của DN: được đánh giá qua các tiêu
12
thức kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề, năng lực sư phạm dạy
nghề, sự nhiệt tình; D. Các yếu tố thuộc về công tác tổ chức và quản
lý các chương trình đào tạo: Số lượng và chất lượng MMTB phục vụ
học lý thuyết và thực hành, công tác tổ chức và phục vụ lớp học; và
E. Chính sách và sự quan tâm của DN: Các chính sách khuyến khích
đào tạo và sự quan tâm của lãnh đạo DN.
Các giả thuyết nghiên cứu:
1.Các nhu cầu ĐT&PT càng được xác định đúng đắn và hợp lý thì
kết quả ĐT&PT CNKT của DN càng cao
2. Các phương pháp đào tạo càng bài bản, hệ thống thì kết quả
ĐT&PT CNKT của DN càng cao.
3. Chất lượng GVDN càng tốt thì kết quả ĐT&PT CNKT của DN càng cao.
4. Công tác tổ chức và quản lý các chương trình đào tạo càng tốt thì
kết quả ĐT&PT CNKT của DN càng cao.
5. DN càng có chính sách khuyến khích tốt và càng quan tâm thì kết
quả ĐT&PT CNKT của DN càng cao.
Thu thập thông tin theo 2 cách: sử dụng cán bộ phỏng vấn trực tiếp
và gửi qua thư. Tại mỗi DN, tỷ lệ bảng hỏi CNKT/bảng hỏi CBQL
được phát là 2/1. Quy mô khảo sát như sau:
- Bảng hỏi dành cho CNKT các nghề sợi, dệt, may (BH-CN): phát ra
800 bảng hỏi, thu về 636 bảng hỏi hợp lệ.
- Bảng hỏi dành cho CBQL (BH-QL): phát ra 400 bảng hỏi, thu về
321 bảng hỏi hợp lệ.
Xử lý thông tin: làm sạch dữ liệu và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS.
A. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc nhóm thiết kế-
triển khai đến kết quả ĐT&PT CNKT của DN:
Kiểm định Chi-bình phương (χ2): tiến hành trên tất cả các biến độc
lập với từng biến phụ thuộc theo từng cặp. Sau đó, tính toán các giá
trị giới hạn P value, so sánh với mức ý nghĩa α=0,05:
- Nếu P value <0,05 thì khẳng định hai biến có mối liên hệ
- Nếu P value &g