Việt Nam đang trong tiến trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá và hội nhập kinh tế sâu rộng. Việt Nam muốn trở thành một nước công
nghiệp thì phát triển KCN là một bước đi quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của
KCN, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã tập trung đầu tư xây dựng và phát triển các
KCN nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước để phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, qua
hơn 20 năm hình thành và phát triển, hoạt động đầu tư phát triển các KCN đã nảy sinh
nhiều vấn đề như: cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý, chính sách ưu đãi đầu tư chưa hấp dẫn,
đầu tư kết cấu hạ tầng KCN chưa đồng bộ, tỷ lệ lấp đầy KCN thấp .Với mong muốn
góp phần giải quyết các vấn đề đang tồn tại hiện nay, tác giả đã lựa chọn đề tài luận án:
“Đầu tư phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ”
13 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Đầu tư phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện đề tài
Việt Nam đang trong tiến trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá và hội nhập kinh tế sâu rộng. Việt Nam muốn trở thành một nước công
nghiệp thì phát triển KCN là một bước đi quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của
KCN, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã tập trung đầu tư xây dựng và phát triển các
KCN nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước để phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, qua
hơn 20 năm hình thành và phát triển, hoạt động đầu tư phát triển các KCN đã nảy sinh
nhiều vấn đề như: cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý, chính sách ưu đãi đầu tư chưa hấp dẫn,
đầu tư kết cấu hạ tầng KCN chưa đồng bộ, tỷ lệ lấp đầy KCN thấp.Với mong muốn
góp phần giải quyết các vấn đề đang tồn tại hiện nay, tác giả đã lựa chọn đề tài luận án:
“Đầu tư phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ”
2. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Luận án nghiên cứu hoạt động đầu tư phát triển các KCN
3. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian:
Luận án nghiên cứu các KCN trên địa bàn vùng KTTĐ Bắc Bộ
Về thời gian:
Dữ liệu nghiên cứu về hoạt động đầu tư phát triển các KCN vùng KTTĐ
Bắc Bộ được lấy chủ yếu trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2016.
Các kiến nghị và giải pháp được đề xuất đến năm 2025 và tầm nhìn 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chung:
Nghiên cứu kết hợp cả hai phương pháp định tính và định lượng (sử dụng mô
hình kinh tế lượng để đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố đến hoạt động đầu tư
phát triển các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ)
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Thứ nhất, nguồn số liệu thứ cấp: nghiên cứu thu thập số liệu từ các nguồn có
sẵn như: Niên giám thống kê các năm từ 2006-2016, Số liệu thống kê của Vụ quản lý
các Khu Kinh Tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trên các sách báo tạp chí chuyên ngành, trên
các trang web điện tử của bộ kế hoạch và đầu tư, của bộ Công thương, của các Ban quản
lý dự án KCN, của các sở kế hoạch và đầu tư các tỉnh và các báo cáo hội thảo tổng kết
hoạt động phát triển các khu công nghiệp của Bộ Kế hoạch và của các tỉnh.
+ Thứ hai, nguồn số liệu sơ cấp: nghiên cứu thu thập thông qua điều tra các
doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN, một số doanh nghiệp hoạt động trong các
KCN của các tỉnh vùng KTTĐ Bắc Bộ.
- Phương pháp phân tích dữ liệu:
+ Đối với phần phân tích định tính, nghiên cứu áp dụng phương pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử, giúp nghiên cứu sinh có một cái nhìn toàn diện, một
quan điểm đánh giá khách quan, một tư duy nghiên cứu khoa học xuyên suốt từ cách
đặt vấn đề đến việc tập hợp số liệu phân tích đánh giá vấn đề và cuối cùng là việc đưa
2
ra giải pháp
+ Đối với phần phân tích định lượng, nghiên cứu áp dụng phương pháp xử lý số
liệu thu thập được bằng phần mềm Stata, SPSS theo các bước sau:
Bước 1: Làm sạch sơ bộ. Kiểm tra phiếu khảo sát. Những phiếu thiếu nhiều
thông tin sẽ bị loại bỏ, những phiếu thiếu ít hoặc thông tin chưa rõ được hỏi lại người
trả lời thông tin qua điện thoại.
Bước 2: Nhập dữ liệu. Để có thông tin trong phân tích, luận án thiết kế chương
trình nhập dữ liệu trên phần mềm CSpro (phần mềm giúp thiết kế mẫu nhập tin miễn phí).
Bước 3: Nhập tin, làm sạch và mã hóa dữ liệu. Dữ liệu được nhập vào máy tính
dựa trên phần mềm Cspro, sau đó số liệu được xuất sang định dạng excel và định dạng
của phần mềm Stata để kiểm tra logic các thông tin sau đó số liệu được mã hóa trước
khi đưa vào sử dụng.
+ Ngoài ra nghiên cứu còn áp dụng nhiều phương pháp phân tích khác như tổng
hợp, so sánh đối chiếu giữa kết quả thực tế với lý thuyết.
5. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án bao
gồm 4 chương
Chương 1 : Tổng quan nghiên cứu về đầu tư phát triển khu công nghiệp
Chương 2 : Cơ sở lý luận về đầu tư phát triển khu công nghiệp
Chương 3 : Thực trạng đầu tư phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ
Chương 4 : Phương hướng và giải pháp tăng cường đầu tư phát triển các khu
công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030
6. Những đóng góp mới của luận án
Về mặt lý luận
- Luận án xây dựng được khung phân tích và làm rõ nội dung của đầu tư
phát triển các KCN, các tiêu chí đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển
các KCN
- Luận án xây dựng được mô hình và phương pháp nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển các KCN
- Luận án đã đúc rút được bài học kinh nghiệm cho hoạt động đầu tư phát
triển KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ
Về mặt thực tiễn
- Từ kết quả phân tích định tính và định lượng mô hình đánh giá các nhân
tố, tác giả rút ra có 7 nhân tố chính ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát tư
phát triển KCN vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là: qui hoạch phát triển KCN,
chính sách ưu đãi đầu tư phát triển KCN, kết cấu hạ tầng KCN, hoạt động xúc
tiến đầu tư vào KCN, hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực, hoạt động đầu
tư vảo vệ môi trường và tổ chức quản lý nhà nước đối với KCN
- Luận án đã đề xuất 7 nhóm giải pháp nhằm tăng cường kết quả và hiệu
quả đầu tư phát triển các khu công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
KHU CÔNG NGHIỆP
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Trong hơn hai mươi năm qua có rất nhiều các công trình nghiên cứu nổi tiếng
của nước ngoài về KCN trên các giác độ khác nhau được tác giả tổng hợp như:
Örjan Sölvell (2008) đã nghiên cứu về việc hình thành và xây dựng các
cụm công nghiệp và KCN và đã chỉ ra sáu nhân tố ảnh hưởng đến sự hình
thành và thúc đẩy đầu tư phát triển cụm công nghiệp nói riêng và KCN nói
chung. Tapan Munroe (2009) đã nghiên cứu các thời kỳ phát triển của Thung
Lũng Silicon và đã giải thích được hiện tượng Thung lung Silicon vẫn phát triển
mạnh mẽ bất chấp nền kinh tế Mỹ và thế giới rơi vào tình trạng khủng hoảng.
Chia- Li Lin và cộng sự (2009) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn địa điểm bỏ vốn đầu tư vào các KCN. Tetsushi Sonobe & Keijiro
Otsuka (2011), trong nghiên cứu về sự phát triển của ngành công nghiệp dựa
vào các cụm công nghiệp đã chỉ ra các cụm công nghiệp hay KCN là động lực
để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp. Bên cạnh đó, Andre’s
Rodriguez – Pose và cộng sự (2014) chỉ ra sự tiến bộ của khoa học công nghệ là
một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các KCN. Robert
Hollander và các cộng sự (2014) và Xiaobo Zhang (2016) đã chỉ ra để đầu tư
phát triển các KCN, cụm công nghiệp có hiệu quả phải chú trọng đến công tác
qui hoạch KCN, vị trí xây dựng KCN và đầu tư hạ tầng KCN đồng bộ.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Các công trình nghiên cứu về phát triển KCN
Bên cạnh các nghiên cứu nước ngoài, trong nước có rất nhiều các đề tài, luận án,
bài báo nghiên cứu về sự hình thành và phát triển các KCN như: Các báo cáo
tổng kết, các bài tham luận trong các cuộc hội thảo về tổng kết tình hình hoạt
động của các KCN,KCX của Bộ KH &ĐT năm 2000, 2004, 2006. Hay một loạt
các nghiên cứu về phát triển các KCN theo hướng bền vững được các tác giả
Phạm Văn Sơn Khanh (2006), Huỳnh Thanh Nhã (2008), Nguyễn Thành Hưởng
(2010), Phan Mạnh Cường (2015) tập trung phân tích và chỉ ra muốn phát triển
bền vững KCN phải quan tâm cả 3 khía cạnh là kinh tế, xã hội và môi trường.
Các công trình nghiên cứu về đầu tư phát triển KCN
- Có một số các công trình nghiên cứu về đầu tư phát triển KCN nhưng
trên các khía cạnh và địa bàn khác nhau như: Nguyễn Thị Thu Hương (2004) đã
nghiên cứu một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp
Việt Nam đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài; Bùi Huy Nhượng (2006) đi sâu nghiên cứu
các biện pháp nhằm đẩy nhanh quá trình triển khai thực hiện các dự án FDI trong và
ngoài KCN trên phạm vi cả nước; Phan Quốc Tấn (2012) đã nghiên cứu làm thế nào để
4
hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong KCN tại thành phố Hồ Chí Minh phát triển
và thu hút hơn nữa các doanh nghiệp bên ngoài tham gia vào KCN; Phạm Thị Vân Anh
(2015) đã nghiên cứu các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao cho các KCN tại tỉnh Bắc Ninh; Nguyễn Hữu Khiếu (2016) đã chỉ ra để đầu tư phát
triển bền vững Khu Kinh Tế nói chung và Khu Kinh Tế Vũng Áng nói riêng phải xem
xét trên 3 khía cạnh là: Kinh tế, Xã hội và Môi trường. Bên cạnh đó, tác giả cũng nghiên
cứu 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển
KCN như: Nhóm nhân tố thuộc môi trường quốc tế, Nhóm nhân tố thuộc môi trường
quốc gia, Nhóm nhân tố thuộc môi trường địa phương, nhóm nhân tố thuộc môi trường
nội tại khu kinh tế và đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động
đầu tư phát triển khu kinh tế Vũng Áng; Hoàng Ngọc Minh (2017) đã nghiên cứu: muốn
thu hút vốn đầu tư vào KCN ngoài việc xây dựng một hạ tầng cơ sở KCN tốt, đồng bộ
cần phải đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư như xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư
chi tiết vào các KCN, xây dựng được hình ảnh của KCN, xây dựng được mối quan hệ
tốt và hiệu quả đối với các đối tác, sử dụng các công cụ xúc tiến hiệu quả, và cải thiện
dịch vụ, hỗ trợ nhà đầu tư. Đây là những vấn đề mà địa phương có KCN và ban quản lý
các KCN cần phải quan tâm.
1.2. Khoảng trống nghiên cứu và khung nghiên cứu của luận án
1.2.1. Khoảng trống nghiên cứu của luận án
Nhìn chung các nghiên cứu trong và ngoài nước đã đề cập khá chi tiết về quá
trình hình thành, phát triển của các KCN, các hoạt động đầu tư phát triển KCN cũng
như vai trò của KCN đối với phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư phát triển
KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ chưa được nghiên cứu nào đề cập đến. Vì vậy luận án sẽ tập
trung vào nghiên cứu hoạt động đầu tư phát triển các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ với
các nội dung chính sau:
- Phân tích thực trạng đầu tư phát triển các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ trên các
khía cạnh: Qui mô vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn đầu tư, nội dung đầu tư
- Sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động đầu tư phát triển các KCN của vùng KTTĐ Bắc Bộ
- Phân tích các hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động đầu tư phát triển các
KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ
- Đề xuất một số giải pháp đầu tư phát triển các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ đến
năm 2030
1.2.2. Khung nghiên cứu của luận án
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, tác giả đưa ra khung phân tích cho luận án
như Hình 1.1 với các Bước như sau:
5
Hình 1.1: Qui trình nghiên cứu của luận án
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÁC KCN VÙNG KINH TẾ
TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KCN VÀ
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KCN
Các chỉ tiêu đánh giá kết
quả và hiệu quả đầu tư
phát triển KCN
Kinh nghiệm của một số
nước trong đầu tư phát
triển KCN và bài học
cho vùng KTTĐBB
Các nhân tố ảnh hưởng
đến đầu tư phát triển KCN
Khái niệm và nội dung
đầu tư phát triển KCN
Thực trạng đầu tư
phát triển các KCN
Vùng Kinh Tế Trọng
Điểm Bắc Bộ
Xây dựng mô hình
nghiên cứu ảnh
hưởng của các nhân
tố đến đầu tư phát
triển KCN
Dữ liệu thứ cấp
Báo cáo của Vụ quản
lý các KKT của Bộ
KH&ĐT, báo cáo
của ban quan lý các
KCN của tỉnh, Tổng
cục thống kê, báo,
tạp chí, internet
Dữ liệu sơ cấp
Được thu thập
thông qua bảng hỏi
khảo sát các DN đầu
tư hạ tầng KCN, các
DN trong KCN
Đánh giá hoạt động đầu
tư phát triển các KCN
Vùng Kinh Tế Trọng
Điểm Bắc Bộ
Kết quả phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến
hoạt động đầu tư phát
triển KCN vùng
KTTĐBB
Hạn chế tồn tại Kết quả đạt được
Tổng quan nghiên cứu
Khoảng trống nghiên cứu
6
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP
2.1. Khu Công Nghiệp và Đầu Tư Phát Triển Khu Công Nghiệp
2.1.1. Khu Công Nghiệp và vai trò của Khu Công Nghiệp đối với phát triển
kinh tế xã hội
Với các cách tiếp cận khác nhau về quá trình hình thành KCN, tác giả
tổng hợp một số khái niệm về KCN như sau:
“KCN là khu vực lãnh thổ hữu hạn, ở đó tập trung các doanh nghiệp công
nghiệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống. Mô hình này
được xây dựng ở một số nước như: Malaysia, Indonesia, Thailan, Đài Loan ..vv.”
Theo nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định về khu công nghiệp, khu
chế xuất và Khu Kinh tế. “Khu Công Nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công
nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý
xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục qui định tại nghị
định này”.
Theo luật đầu tư năm 2014: “Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới
địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản
xuất công nghiệp”
Từ các khái niệm trên về Khu Công Nghiệp tác giả có thể rút ra một số
kết luận sau:
- KCN là một khu vực có ranh giới địa lý xác định được phân cách bằng
đường bao hữu hình hoặc vô hình.
- KCN được phân bố tập trung với hạt nhân là các doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp và hệ thống các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp
dịch vụ phục vụ cho sản xuất công nghiệp.
KCN có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế như: Thu hút vốn đầu
tư cho phát triển kinh tế; Hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng; Đẩy nhanh quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH –HĐH; Nâng cao trình độ công
nghệ, hiện đại hoá cách thức quản lý sản xuất; Tạo việc làm cho người lao động và
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Tăng cường mối liên kết kinh tế giữa các
doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất; Thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế.
2.1.2. Khái niệm và đặc điểm đầu tư phát triển Khu Công Nghiệp
“ Đầu tư phát triển KCN là tổng thể các hoạt động về huy động và sử
dụng các nguồn lực nhằm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp trong
phạm vi không gian lãnh thổ và trong một thời kỳ nhất định gắn với sự tác động
tổng hợp của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng”
Đầu tư phát triển KCN có một số đặc điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, hoạt động đầu tư phát triển KCN đòi hỏi phải sử dụng qui mô
vốn lớn Thứ hai, vốn đầu tư phát triển KCN được huy động từ nhiều nguồn
khác nhau như: Vốn nhà nước, vốn của các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng
KCN, vốn của các doanh nghiệp hoạt động trong KCN. Thứ ba, hoạt động đầu
7
tư phát triển KCN mang tính dài hạn. Thứ tư, hoạt động đầu tư phát triển KCN
có độ rủi ro cao. Thứ năm, thành quả của hoạt động đầu tư phát triển KCN có
giá trị sử dụng lâu dài.
2.2. Nguồn vốn đầu tư phát triển Khu Công Nghiệp
Nguồn vốn đầu tư phát triển KCN trong nền kinh tế mở được hình thành
từ 2 nguồn lớn đó là: Nguồn vốn trong nước và nguồn vốn ngoài nước.
Tuy nhiên, trong phần khung lý thuyết để tránh trùng lắp tác giả tiếp cận
nguồn vốn đầu tư phát triển KCN theo 3 nguồn lớn là:
- Nguồn vốn nhà nước; Nguồn vốn của các doanh nghiệp kinh doanh hạ
tầng KCN (trong và ngoài nước); Nguồn vốn của các doanh nghiệp trong KCN (
trong và ngoài nước)
Trong phần phân tích thực tế về tình hình đầu tư phát triển KCN, do khó
khăn trong bóc tách số liệu, tác giả tiếp cận nguồn vốn đầu tư phát triển KCN
theo 2 nguồn lớn là: Nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước
ngoài.
2.3. Nội dung đầu tư phát triển Khu Công Nghiệp
Đầu tư phát triển KCN bao gồm các nội dung sau: (1) Đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng KCN; (2) Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong KCN; (3) Đầu
tư phát triển nguồn nhân lực phục vụ KCN; (4) Đầu tư phát triển các dịch vụ hỗ
trợ kinh doanh cho các doanh nghiệp trong KCN; (5) Đầu tư bảo vệ môi trường.
2.4. Các tiêu chí đánh giá đầu tư phát triển KCN
Căn cứ vào các nội dung đầu tư phát triển KCN được đề cập ở mục 2.3,
hoạt động đầu tư phát triển KCN được tác giả đánh giá theo 4 nhóm tiêu chí sau:
- Các tiêu chí chung
- Các tiêu chí đánh giá đầu tư kết cấu hạ tầng KCN
- Các tiêu chí đánh giá hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp trong KCN
- Các tiêu chí đánh giá hoạt động đầu tư phát khác
2.5. Các nhân tố và mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư
phát triển KCN
2.5.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển KCN
Có rất nhiều các nghiên cứu tiếp cận các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư
phát triển KCN theo các cách khác nhau. Qua tổng hợp các nghiên cứu trong và
ngoài nước, tác giả nghiên cứu tập trung vào các nhân tố sau: (1) Qui hoạch phát
triển KCN; (2) Vị trí KCN; (3) Kết cấu hạ tầng KCN; (4) Chính sách ưu đãi đầu
tư KCN; (5) Nguồn nhân lực phục vụ KCN; (6) Hoạt động xúc tiến đầu tư vào
KCN; (7) Suất vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN; (8) Qui mô KCN.
2.5.2. Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển KCN
Thông qua tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả xây dựng
2 mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển như sau:
8
Hình 2.1: Khung phân tích yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư kết cấu hạ tầng
KCN
Luận án ước lượng bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để thu
thập các hệ số ước lượng. Như vậy, mô hình ảnh hưởng của một số nhân tố đến
đầu tư kết cấu hạ tầng KCN của các nhà đầu tư như sau:
LnKCHTi = 0 + 1LnSi + 2VTi + 3QHi 4UDi + 5SDTi+ ei (1)
Trong đó:
- : là các tham số cần ước lượng
- Ln KCHT: Logarit cơ số e của giá trị đầu tư vào kết cấu hạ tầng KCN
của nhà đầu tư nước ngoài hoặc của nhà đầu tư trong nước, biến lần lượt là Ln
KCHT_NN và LnKCHT_trongnuoc.
- LnS: Logarit cơ số e của qui mô KCN.
- VT: Biến vị trí của KCN, được mã hóa thành biến giả, nhận giá trị bằng
1 nếu được đánh giá là thuận lợi; bằng 0 trường hợp khác.
- QH: Biến qui hoạch, xác định KCN có được quy hoạch đồng bộ hay
không và được mã hóa thành biến giả, nhận giá trị bằng 1 nếu được đánh giá là
quy hoạch đồng bộ và doanh nghiệp có thông tin cụ thể về quy hoạch; bằng 0
trường hợp khác.
- UD: Biến xác định KCN có chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn hay
không, nhận giá trị bằng 1 nếu có chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn, bằng 0
trường hợp còn lại
- SDT: Suất đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN, được mã hóa thành biến
giả, nhận giá trị bằng 1 nếu được đánh giá là suất đầu tư thấp và; bằng 0 trường
hợp bị đánh giá là suất đầu tư cao.
Đầu tư KCHT
ngoài nước
Đầu tư KCHT
trong nước
Vị trí KCN
Quy hoạch phát triển
Ưu đãi đầu tư
Suất đầu tư KCHT
Qui mô KCN
9
Hình 2.2: Khung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư
vào KCN
Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào phát triển sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN nghiên cứu ước lượng mô hình
có dạng sau
LnKpti = β0 + β1LnKCHTi + β2VTi + β3Li + β4XTĐTi +ei (2)
Trong đó:
- β : Là các tham số cần ước lượng
- LnKpt : là logarit cơ số e của vốn đầu tư thực hiện được thu hút vào KCN
- LnKCHT : là logarit cơ số e của vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng KCN
- VT : là biến vị trí của KCN, được mã hóa thành biến giả, nhận giá trị
bằng 1 nếu được đánh giá là thuận lợi; bằng 0 trường hợp khác
- L : là biến nguồn nhân lực phục vụ KCN, được mã hoá thành biến giả, nhận
giá trị bằng 1 nếu được đánh giá là đáp ứng yêu cầu; bằng 0 trường hợp khác.
- XTĐT : là biến xúc tiến đầu tư vào KCN, được mã hoá thành biến giả
nhận giá trị bằng 1 nếu được đánh giá là tốt ; bằng o trường hợp khác
e : là sai số ngẫu nhiên
Các biến vốn đầu tư phát triển KCHT KCN và vốn đầu tư sản xuất kinh
doanh, diện tích đất tự nhiên được thu thập từ nguồn số liệu của vụ quản lý các
KKT Bộ KH& ĐT, dữ liệu của các biến còn lại được thu thập thông qua khảo sát,
70 doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN và 110 doanh nghiệp hoạt động trong
KCN. Số liệu sau khi thu thập ở định dạng Excel được xử lý về tên biến và gộp lại
cho các năm ở định dạng của phần mềm phân tích thống kê, kinh tế lượng Stata.
2.6. Kinh nghiệm của một số nước, vùng lãnh thổ về đầu tư phát triển các
KCN và bài học cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Thông qua tổng hợp kinh nghiệm đầu tư phát triển các KCN của