Tóm tắt Luận án Dạy học từ xưng hô tiếng việt cho học sinh Tiểu học dân tộc Hmông

Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước, giáo dục là lĩnh vực hoạt động có hiệu quả nhất trong việc rút ngắn khoảng cách văn hoá, kinh tế giữa các vùng miền và dân tộc. Trong đó, nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh (HS) dân tộc thiểu số (DTTS) cấp tiểu học là nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng DTTS. 1.2. Trong văn hoá giao tiếp tiếng Việt, việc sử dụng từ xưng hô góp phần quan trọng quyết định thành công của cuộc giao tiếp. Từ xưng hô tiếng Việt là lớp từ khúc xạ đặc điểm văn hoá giao tiếp của người Việt một cách tinh tế, truyền tải tình cảm, thái độ, mức độ khinh - trọng, thân - sơ, quan hệ vai và thứ bậc giữa các nhân vật tham gia giao tiếp. Với HS tiểu học người DTTS học tiếng Việt như ngôn ngữ 2 (NN2), từ xưng hô có thể coi là một trong những thách thức, rào cản trong trong việc sử dụng ngôn ngữ. 1.3. Trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn hiện hành cũng như chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGD&ĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), nội dung dạy học của cả hai chương trình đều rất quan tâm đến việc dạy từ xưng hô, cách xưng hô để phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, năng lực giao tiếp cho HS tiểu học. 1.4. Thực trạng tổ chức dạy học tiếng Việt nói chung và từ xưng hô tiếng Việt nói riêng cho HS tiểu học dân tộc Hmông còn hạn chế. Thực tế cho thấy HS tiểu học dân tộc Hmông sử dụng tiếng Việt, đặc biệt là từ xưng hô tiếng Việt còn mắc nhiều lỗi. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề nghiên cứu “Dạy học từ xưng hô tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc Hmông”.

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Dạy học từ xưng hô tiếng việt cho học sinh Tiểu học dân tộc Hmông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN THU PHƯƠNG DẠY HỌC TỪ XƯNG HÔ TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC DÂN TỘC HMÔNG Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn văn và tiếng Việt Mã số: 9140111 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Hà Nội - 2019 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI AM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Quang Ninh Phản biện 1: GS.TS Đỗ Việt Hùng Phản biện 2: PGS.TS Lê Thị Phượng Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Vân Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án, họp tại: Vào hồi ...... giờ, ngày .tháng năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước, giáo dục là lĩnh vực hoạt động có hiệu quả nhất trong việc rút ngắn khoảng cách văn hoá, kinh tế giữa các vùng miền và dân tộc. Trong đó, nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh (HS) dân tộc thiểu số (DTTS) cấp tiểu học là nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng DTTS. 1.2. Trong văn hoá giao tiếp tiếng Việt, việc sử dụng từ xưng hô góp phần quan trọng quyết định thành công của cuộc giao tiếp. Từ xưng hô tiếng Việt là lớp từ khúc xạ đặc điểm văn hoá giao tiếp của người Việt một cách tinh tế, truyền tải tình cảm, thái độ, mức độ khinh - trọng, thân - sơ, quan hệ vai và thứ bậc giữa các nhân vật tham gia giao tiếp. Với HS tiểu học người DTTS học tiếng Việt như ngôn ngữ 2 (NN2), từ xưng hô có thể coi là một trong những thách thức, rào cản trong trong việc sử dụng ngôn ngữ. 1.3. Trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn hiện hành cũng như chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGD&ĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), nội dung dạy học của cả hai chương trình đều rất quan tâm đến việc dạy từ xưng hô, cách xưng hô để phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, năng lực giao tiếp cho HS tiểu học. 1.4. Thực trạng tổ chức dạy học tiếng Việt nói chung và từ xưng hô tiếng Việt nói riêng cho HS tiểu học dân tộc Hmông còn hạn chế. Thực tế cho thấy HS tiểu học dân tộc Hmông sử dụng tiếng Việt, đặc biệt là từ xưng hô tiếng Việt còn mắc nhiều lỗi. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề nghiên cứu “Dạy học từ xưng hô tiếng Việt cho học sinh tiểu học dân tộc Hmông”. 2 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là việc dạy học từ xưng hô tiếng Việt cho HS tiểu học dân tộc Hmông. 2.2. Phạm vi nghiên cứu: Trong luận án này, chúng tôi chỉ khảo sát HS dân tộc Hmông ở một số trường phổ thông dân tộc bán trú tại tỉnh Điện Biên. Chúng tôi nghiên cứu trường hợp để khảo sát sâu và thực nghiệm (TN) dạy học ở ba trường tiểu học dân tộc bán trú ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên: trường tiểu học Trần Văn Thọ, Nậm Pố và Nậm Kè số 2. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích nghiên cứu: Luận án được thực hiện với mục đích đề xuất và vận dụng các biện pháp dạy học nhằm nâng cao khả năng sử dụng từ xưng hô tiếng Việt trong giao tiếp cho HS tiểu học dân tộc Hmông, góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học với tư cách là NN2. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (1) Hệ thống hóa lí luận về dạy học NN2 và thụ đắc NN2, từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Hmông; (2) Khảo sát thực trạng dạy học từ xưng hô (3) Đề xuất một số yêu cầu trong dạy học từ xưng hô tiếng Việt; sử dụng một số phương pháp (PP) dạy học phù hợp với đối tượng HS và nội dung dạy học; xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập (BT) nhằm nâng cao việc việc dùng từ xưng hô tiếng Việt cho HS tiểu học dân tộc Hmông; (4) Tiến hành thực nghiệm sư phạm. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các PP nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong quá trình triển khai luận án là: PP điều tra, khảo sát thực tiễn; PP phỏng vấn sâu; PP phân tích, tổng hợp tài liệu; PP thực nghiệm sư phạm; PP thống kê, xử lí số liệu. 3 5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Hiện nay, HS tiểu học dân tộc Hmông sử dụng từ xưng hô tiếng Việt còn nhiều bất cập do sự chuyển di tiêu cực (giao thoa ngôn ngữ) từ tiếng mẹ đẻ. Vì vậy, nếu GV sử dụng những PP dạy học tích cực, có được một hệ thống BT rèn luyện khoa học thì HS tiểu học dân tộc Hmông học tiếng Việt sẽ sử dụng từ xưng hô tiếng Việt trong giao tiếp hiệu quả hơn; từ đó nâng cao năng lực giao tiếp tiếng Việt, giúp các em tham gia trong các hoạt động xã hội tự tin, thuận lợi hơn. 6. DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 6.1. Về mặt lý luận: Luận án tổng hợp, phân tích những nghiên cứu về dạy học tiếng Việt dựa trên lí thuyết thụ đắc NN2, lí thuyết phân tích lỗi; đặc điểm từ xưng hô, cách xưng hô trong tiếng Việt đối chiếu với tiếng Hmông. 6.2. Về mặt thực tiễn: Luận án đã đề xuất những PP dạy học phù hợp với đối tượng HS tiểu học dân tộc Hmông, xây dựng và sử dụng hệ thống BT dạy học từ xưng hô, cách xưng hô tiếng Việt để nâng cao năng lực giao tiếp cho HS tiểu học Hmông. Các biện pháp này có thể là những gợi ý giúp GV vùng DTTS tham khảo trong dạy học tiếng Việt với tư cách NN2 . 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận án gồm bốn chương. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. NGHIÊN CỨU VỀ TỪ XƯNG HÔ TIẾNG VIỆT Từ xưng hô là một phân lớp quan trọng trong mỗi ngôn ngữ, lớp từ này đã thu hút sự nghiên cứu của rất nhiều nhà ngôn ngữ học. Từ xưng hô tiếng Việt cũng được một số nhà nghiên cứu nước 4 ngoài khá quan tâm. Ở Việt Nam, có thể nói, lịch sử nghiên cứu từ xưng hô tiếng Việt đã trải qua hơn 350 năm kể từ những trang viết của Alexandre de Rhodes. Việc nghiên cứu từ xưng hô tiếng Việt có thể được chia thành hai giai đoạn gắn với các giai đoạn của lí thuyết ngôn ngữ: từ chủ nghĩa cấu trúc đến lí thuyết giao tiếp. Giai đoạn đầu tiên, các nhà Việt ngữ học như Trần Trọng Kim, Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Chiến, Lê Biên...gọi các từ dùng để xưng hô là “đại từ nhân xưng”. Giai đoạn nghiên cứu thứ hai gắn liền với thuật ngữ “từ xưng hô”. Khái niệm từ xưng hô có ngoại diên rộng hơn đại từ nhân xưng, được nghiên cứu từ lí thuyết giao tiếp, từ góc nhìn của ngôn ngữ học xã hội... Trong hướng nghiên cứu này phải kể các tác giả: Nguyễn Văn Chiến, Nguyễn Văn Khang, Trương Thị Diễm 1.2. NGHIÊN CỨU VỀ PP DẠY HỌC NGÔN NGỮ THỨ HAI PP dạy học ngôn ngữ chịu ảnh hưởng của lí thuyết ngôn ngữ và lí thuyết học tập. Hai lí thuyết này có thể độc lập hoặc kết hợp với nhau để cho ra đời những PP dạy học khác nhau. Trên thế giới, bàn về PP dạy học ngôn ngữ, đã có nhiều cuốn sách chuyên khảo nghiên cứu sâu. Có thể kể đến các cuốn sách: “Approaches and Methods in Language Teaching” của Jack C. Richards, Theodore S. Rodgers, “Fundamental Concepts of Language teaching” của H. H. Stern, “Teaching Language in Context” của Alice Omaggio Hadley. Các tài liệu nghiên cứu đã tổng kết các mô hình dạy học NN2 từ nhiều lí thuyết, phân tích bối cảnh xã hội và vai trò của các thành tố trong việc dạt học NN2. Bên cạnh đó, cũng phải kể đến các bài bài báo viết về dạy học NN2 của các tác giả: Jill Kerper Mora, Francis Mangubhai, James J. Asher 1.3. NGHIÊN CỨU VỀ DẠY HỌC TIẾNG VIỆT NHƯ NGÔN NGỮ THỨ HAI Trong nghiên cứu về dạy học tiếng Việt như NN2, trước hết phải kể đến Nguyễn Thiện Giáp với cuốn “Những lĩnh vực ứng dụng của 5 Việt ngữ học”, Nguyễn Thị Phương Thảo với “Dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông” (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội). Hai cuốn sách đã đưa ra quan niệm về tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ quốc gia, NN2, ngoại ngữ; sự khác biệt giữa học ngôn ngữ thứ nhất và NN2. 1.4. NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC DẠY HỌC TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Về PP dạy học tiếng Việt cho HS người DTTS, các công trình nghiên cứu về vấn đề này còn khá ít ỏi. Có thể kể đến bài báo của các tác giả Nguyễn Hữu Hoành, Ngô Thị Thanh Quý, Nguyễn Thị Thu Thủy... Về dạy học tiếng Việt cho HS dân tộc Hmông, đã có một số bài nghiên cứu của Nguyễn Diệu Thương và Phạm Hùng Linh; Nguyễn Kiến Thọ, Đào Thiện Xuân Ngoài ra, phải kể đến một vài chương trình, dự án nghiên cứu và thí điểm triển khai dạy học tiếng Việt như một NN2 trong môi trường song ngữ, đa ngữ của các vùng DTTS. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC DẠY HỌC TỪ XƯNG HÔ TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC DÂN TỘC HMÔNG 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC TỪ XƯNG HÔ TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC DÂN TỘC HMÔNG 2.1.1. Tiếng Việt với học sinh tiểu học dân tộc Hmông 2.1.1.1. Vai trò của tiếng Việt với học sinh tiểu học dân tộc Hmông Trong hiến pháp, tiếng Việt được quy định là ngôn ngữ quốc gia. Giáo dục tiếng Việt và giáo dục bằng tiếng Việt được đặc biệt quan tâm, trong đó có giáo dục tiếng Việt cho HS người DTTS. Sử dụng tiếng Việt thành thạo có thể coi là một chìa khoá quan trọng giúp HS người DTTS tiến gần hơn với những cơ hội phát triển cuộc sống một cách bền vững. 6 2.1.1.2. Tiếng Việt - ngôn ngữ thứ hai của học sinh tiểu học dân tộc Hmông Từ những quan niệm của các chuyên gia dạy học ngôn ngữ, có thể thấy, với HS tiểu học dân tộc Hmông, tiếng Việt có thể là tiếng mẹ đẻ nếu các em có người thân (bố hoặc mẹ) là người Kinh. Tiếng Việt cũng có thể là ngôn ngữ bản địa nếu HS người Hmông được sinh ra trong cộng đồng nói tiếng Việt. Tiếng Việt cũng có thể là NN2 với HS tiểu học Hmông (thuần Hmông) sinh sống trong môi trường nói tiếng Hmông. HS tiểu học Hmông tại những điểm trường chúng tôi khảo sát đa số là HS thuần Hmông, sống trong môi trường ít có điều kiện giao tiếp bằng tiếp Việt. Vì thế, tiếng Việt với các em là NN2. 2.1.2. Dạy học từ xưng hô tiếng Việt dựa trên lí thuyết thụ đắc ngôn ngữ thứ hai 2.1.2.1. Quan niệm về thụ đắc ngôn ngữ thứ hai Một số nhà nghiên cứu cho rằng cần phân biệt thụ đắc tự nhiên (naturalistic acquisition) và thụ đắc qua chỉ dẫn (instructed acquisition). Trong luận án này, chúng tôi quan niệm thụ đắc NN2 để chỉ quá trình học tập, tiếp thu tiếng Việt của HS tiểu học dân tộc Hmông cả ở trong và ngoài nhà trường, một cách vô thức hay có ý thức. 2.1.2.2. Các giai đoạn thụ đắc ngôn ngữ thứ hai Mỗi giai đoạn phát triển của con người gắn liền với những đặc trưng nổi bật về cả mặt thể chất và tâm lí, ý thức. Từng giai đoạn khi được tận dụng hợp lí vào những mục đích cụ thể, ví dụ như trong việc phát triển khả năng thụ đắc NN2, sẽ đem lại những hiệu quả vượt bậc. Lenneberg (1967) cho rằng trẻ em chỉ có thể thụ đắc ngôn ngữ tốt nhất trước tuổi dạy thì. Krashen (1981) đưa ra năm giai đoạn chính trong 7 quá trình thụ đắc NN2. Do đó, GV cần tận dụng thời kì vàng trong lứa tuổi tiểu học để nâng cao khả năng thụ đắc ngôn ngữ cho HS. 2.1.2.3. Một số yếu tố tác động đến quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai Thụ đắc ngôn ngữ nói chung và thụ đắc NN2 nói riêng là quá trình bị chi phối, tác động bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như môi trường thụ đắc tự nhiên, động cơ, thái độ học tập của HS... Những yếu tố này cần được GV quan tâm trong việc tổ chức dạy học từ xưng hô tiếng Việt cho HS tiểu học dân tộc Hmông. 2.1.2.4. Vai trò của phân tích lỗi đối với việc dạy học từ xưng hô tiếng Việt Các nhà nghiên cứu thụ đắc NN2 cho rằng trong dạy học NN2, người học thường mắc hai loại lỗi cơ bản là lỗi giao thoa ngôn ngữ (interlingual errors) và lỗi chuyển tiếp (intralingual errors). Giao thoa là lỗi do kết quả của chuyển di tiêu cực (negative transfer), gây ra bởi tác động của tiếng mẹ đẻ lên việc học ngôn ngữ đích. Lỗi chuyển tiếp (intralingual errors) là kết quả của việc “học ngôn ngữ đích chưa thuần thục hoặc học bị sai, hoàn toàn không phải do giao thoa ngôn ngữ”. Trong dạy học từ xưng hô tiếng Việt cho HS tiểu học Hmông, cần chú ý cả đến lỗi giao thoa và chuyển tiếp. 2.1.3. Từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Hmông 2.1.3.1. Khái niệm về xưng hô và từ xưng hô Dựa trên những nhận định của các nhà nghiên cứu về xưng hô, luận án quan niệm: từ xưng hô là những từ thuộc vốn từ của một ngôn ngữ được chủ thể giao tiếp dùng để tự quy chiếu (tự xưng), hoặc dùng để quy chiếu vào khách thể giao tiếp (hô, gọi). Trong thực tế nói năng, chủ thể giao tiếp cũng có thể sử dụng những kết hợp từ hoặc cách diễn đạt tương đương để tự xưng và gọi. 8 2.1.3.2. So sánh từ xưng hô tiếng Việt và từ xưng hô tiếng Hmông ở bình diện hệ thống - cấu trúc a) Từ xưng hô tiếng Việt Từ xưng hô tiếng Việt theo các nhà nghiên cứu bao gồm đại từ nhân xưng, các từ chỉ quan hệ thân tộc và tên riêng, từ chỉ chức danh, nghề nghiệp trong tiếng Việt. b) Từ xưng hô tiếng Hmông - Đại từ nhân xưng tiếng Hmông được tác giả Lý Sheo Chúng1 trình bày như sau: Số đơn Số đôi Số nhiều Ngôi thứ nhất Cur Ưz Pêz Ngôi thứ hai Caox Mêx Mêx Ngôi thứ ba Nưl puôz Puôz, lươr - Danh từ chỉ họ hàng thân tộc trong tiếng Hmông: Theo Lý Sheo Chúng, danh từ chỉ quan hệ thân tộc là các từ chỉ quan hệ trong gia đình, dòng họ, ví dụ: “nav” (mẹ), “txir” (bố), “tuz” (con trai), “nxeik” (con gái), - Tiếng Hmông gốc không có các danh từ chỉ nghề nghiệp, chức danh. Những năm gần đây, từ thực tiễn của xã hội và nhu cầu giao tiếp, người ta đã vay mượn các từ chỉ nghề nghiệp, chức danh bằng cách phiên âm từ tiếng Việt. c) Những điểm tương đồng và khác biệt giữa từ xưng hô tiếng Việt và tiếng Hmông - Điểm tương đồng: Hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Hmông cùng bao gồm hai nhóm cơ bản: Đại từ nhân xưng; Danh từ chỉ quan hệ thân tộc. 1 Lý Sheo Chúng - chủ biên (2007), Tài liệu dạy học tiếng H'Mông, NXB Giáo dục, Hà Nội. 9 - Điểm khác biệt: Số lượng đại từ nhân xưng trong tiếng Việt phong phú hơn so với số lượng đại từ nhân xưng trong tiếng Hmông. Bên cạnh đó, các đại từ nhân xưng tiếng Việt rất giàu sắc thái biểu cảm. Ngược lại, xưng hô trong giao tiếp bằng tiếng Hmông trung tính. Người tham gia giao tiếp khi lựa chọn đại từ nhân xưng chỉ cần chú ý đến hai yếu tố là ngôi và số. 2.1.3.3. So sánh từ xưng hô tiếng Việt và tiếng Hmông trong hoạt động giao tiếp a) Từ xưng hô tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp - Văn hoá xưng hô trong giao tiếp tiếng Việt: Xưng hô luôn được đặt trong hoàn cảnh giao tiếp gắn liền với các không gian văn hóa khác nhau. Xưng hô trong giao tiếp tiếng Việt có một số quy tắc văn hoá như xưng khiêm, hô tôn, trọng tuổi tác, thứ bậc, xưng hô gia đình hoá - Các cách thức xưng hô thường gặp: Trong thực tiễn giao tiếp, các từ xưng hô được vận dụng rất linh hoạt như: xưng hô bằng họ và tên; xưng hô bằng đại từ nhân xưng, từ thân tộc; xưng hô bằng chức danh; gọi bằng từ thân tộc + tên; khuyết vắng từ xưng hô... b) Từ xưng hô tiếng Hmông trong hoạt động giao tiếp - Văn hóa xưng hô trong giao tiếp tiếng Hmông: Người Hmông có thể không dùng từ xưng hô, hoặc dùng từ xưng hô không phân biệt thứ bậc, quan hệ, thái độ tình cảm. - Các cách thức xưng hô của người Hmông: Hiện nay, trong văn hoá giao tiếp của người Hmông, tồn tại ba cách sử dụng từ xưng hô khác nhau: (1) Sử dụng đại từ nhân xưng trong mọi trường hợp; (2) Sử dụng kết hợp danh từ chỉ họ hàng thân tộc/danh từ chỉ nghề nghiệp, chức danh kết hợp với đại từ nhân xưng; (3) Dùng từ chỉ quan hệ thân tộc, từ chỉ chức danh, nghề nghiệp thay cho từ xưng hô 10 nhằm biểu thị quan hệ, thái độ, tình cảm giữa người nói và người đối thoại. Đây là cách xưng hô tương đối mới, xuất hiện như một nét chuyển giao văn hoá nhờ sự ảnh hưởng của hội nhập và phát triển kinh tế. c) Điểm tương đồng và khác biệt trong cách sử dụng từ xưng hô tiếng Việt và tiếng Hmông - Điểm tương đồng: Cách dùng từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Hmông đều sử dụng danh từ thân tộc trong xưng hô cũng như các danh từ chỉ chức danh nghề nghiệp dù chưa phổ biến. - Điểm khác biệt: Các quy tắc sử dụng từ xưng hô trong giao tiếp bằng tiếng Việt phức tạp hơn trong tiếng Hmông, xuất phát từ đặc điểm văn hoá khác nhau. Việc sử dụng từ xưng hô tiếng Việt có thể coi là yêu cầu bắt buộc khi tham gia giao tiếp, trong khi người Hmông khi giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ của mình có xu hướng giản tiện hoá, không dùng từ xưng hô. 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC TỪ XƯNG HÔ TIẾNG VIỆT 2.2.1. Đặc điểm tâm lí, nhận thức của học sinh tiểu học Hmông Người Hmông thường tin vào trực cảm, họ cũng rất thực chứng, thực dụng, nghĩa là chỉ tin khi mắt thấy tai nghe, chỉ có nhu cầu khi thấy thiết thực. Ngoài ra, đa số người dân tộc Hmông có suy nghĩ hồn nhiên, đơn giản. Tâm lí, nhận thức của HS tiểu học Hmông mang đặc điểm chung của tâm lí, khả năng nhận thức ở lứa tuổi thiếu nhi từ 6 đến 11 tuổi. Mặt khác, HS tiểu học Hmông có khả năng bắt chước cao, dễ tiếp nhận và cũng dễ tổn thương, xuất phát từ gốc văn hóa không quá bảo thủ, được tiếp biến từ nhiều nguồn. 11 2.2.2. Dạy học từ xưng hô trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2.2.2.1. Nội dung dạy học từ xưng hô trong chương trình, sách giáo khoa Tiếng Việt hiện hành Việc dạy HS về từ xưng hô và cách xưng hô để tham gia vào hoạt động giao tiếp đã xuyên suốt các lớp, đặc biệt ở trong dạy học kĩ năng nói cho HS. Trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 tập 1, có hai bài HS được học trực tiếp về từ xưng hô là bài “Đại từ” (tuần 9), “Đại từ xưng hô” (tuần 11). Ngoài ra, từ xưng hô và cách xưng hô được tích hợp trong các bài Tập đọc, Tập làm văn, Kể chuyện, Luyện từ và câu từ lớp 1 đến lớp 5. 2.2.2.2. Yêu cầu cần đạt và nội dung dạy học từ xưng hô trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (2018) Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn (2018) xác định một trong những mục tiêu môn học ở cấp tiểu học là phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Từ xưng hô được quan tâm dạy học thể hiện rõ nhất ở mạch nói - nghe. Chương trình cũng định hướng chung về PP giáo dục là dạy học tích hợp và phân hoá để phát huy tính chủ động, sáng tạo trong học tập của HS. 2.2.3. Thực trạng dạy học từ xưng hô tiếng Việt cho HS tiểu học Hmông 2.2.3.1. Mục tiêu và đối tượng khảo sát Chúng tôi đã khảo sát GV tại 03 trường tiểu học bán trú tại tỉnh Điện Biên là trường Trần Văn Thọ, Nậm Pố và Nậm Kè số 2 thông qua điều tra, dự giờ và phỏng vấn sâu. 2.2.3.2. Cách thức khảo sát Chúng tôi khảo sát GV bằng ba hình thức: phát phiếu điều tra trên diện rộng, dự giờ dạy học của GV và phỏng vấn sâu. 12 2.2.3.3. Kết quả khảo sát a) Từ phiếu điều tra: Chúng tôi thu được 127 phiếu khảo sát GV với kết quả: - Nhận thức của GV về NN2 và PP dạy học NN2 còn chưa rõ ràng. Mặc dù hầu hết GV (88,2%) cho rằng tiếng Việt là NN2 với HS tiểu học Hmông trong lớp mình đang dạy, nhưng chỉ rất ít GV (7,8%) nêu đúng tên các PP dạy học NN2. - Phần lớn GV (82,7%) cho rằng dạy học từ xưng hô, cách xưng hô cho HS tiểu học dân tộc Hmông là rất cần thiết. Tuy nhiên cũng khá nhiều GV (45,3%) cho rằng cho rằng việc dạy từ xưng hô, cách xưng hô cho HS tiểu học dân tộc Hmông là rất khó. - Chỉ có rất ít (5,7%) GV thường xuyên xây dựng thêm BT trong dạy học từ xưng hô và cách xưng hô để phù hợp với đối tượng HS. Chỉ có 14,8% GV thường xuyên tích hợp dạy học từ xưng hô trong các bài học Tiếng Việt. Chỉ có 10,4% GV chủ động so sánh, đối chiếu từ xưng hô tiếng Việt với tiếng Hmông. b) Từ hoạt động dự giờ: Chúng tôi đã dự giờ 12 tiết Tiếng Việt (06 tiết lớp 1, 06 tiết lớp 5). Qua dự giờ, chúng tôi nhận thấy, hầu hết GV vẫn chỉ sử dụng các PP dạy học truyền thống như PP thuyết trình, vấn đáp, GV cũng còn ít tích hợp dạy học từ xưng hô trong bài học Tiếng Việt cho HS. Việc đối chiếu từ xưng hô tiếng Việt với tiếng Hmông hầu như không được thực hiện hoặc được làm chưa hiệu quả. Việc chữa lỗi dùng từ xưng hô cho HS cũng còn nhiều bất cập. c) Từ phỏng vấn trực tiếp: Các GV đều khẳng định tính cần thiết của việc dạy học từ xưng hô cho HS tiểu
Luận văn liên quan