Tóm tắt Luận án Điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới

Từ khi gia nhập WTO đến nay, Việt Nam đã nỗ lực điều chỉnh từng bước CSNT một cách toàn diện theo lộ trình cam kết với WTO. Kết quả là trong lĩnh vực ngoại thương đã đạt được những thành tựu đáng kể như kim ngạch xuất khẩu tăng lên, thị trường xuất khẩu được mở rộng, chính sách thuế quan và phi thuế quan bước đầu tạo được những thuận lợi nhất định cho các doanh nghiệp XNK hàng hóa Bên cạnh những thành tựu kể trên trong quá trình thực hiện cam kết với WTO, việc điều chỉnh CSNT cũng đã bộc lộ những bất cập, hạn chế cần phải khắc phục như: điều chỉnh CSNT chưa đảm bảo kết hợp được hài hòa giữa tuân thủ các cam kết WTO với việc đảm bảo tăng trưởng phát triển bền vững của hoạt động XNK. Hàng hóa xuất khẩu vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể nào, những mặt hàng xuất khẩu chính đa số vẫn là các sản phẩm thô sử dụng nhiều lao động và khai thác tài nguyên. Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan chưa bảo đảm được hỗ trợ phòng vệ thương mại cho các doanh nghiệp XNK, những lợi ích thu được từ hoạt động xuất khẩu chủ yếu thuộc về các doanh nghiệp FDI Do đó sự đóng góp vào tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của hoạt động ngoại thương còn bị hạn chế, kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của nền kinh tế Đến nay còn nhiều quốc gia đặc biệt là những quốc gia có vai trò quyết định trong WTO vẫn chưa thừa nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đầy đủ. Vì vậy sau khi gia nhập WTO, Việt Nam vẫn phải tiếp tục điều chỉnh chính sách ngoại thương để thực hiện các cam kết được bảo lưu và được công nhận là nền kinh tế thị trường đầy đủ với thời hạn là năm 2018.

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vμ ®μo t¹o Trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  Lý HOμNG MAI §IÒU CHØNH CHÝNH S¸CH NGO¹I TH¦¥NG VIÖT NAM TRONG QU¸ TR×NH THùC HIÖN CAM KÕT VíI Tæ CHøC TH¦¥NG M¹I THÕ GIíI Chuyªn ngμnh: kinh tÕ chÝnh trÞ M· sè: 62 31 01 02 Hμ néi, n¨m 2015 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS TÔ ĐỨC HẠNH 2. PGS. TS CÙ CHÍ LỢI Phản biện 1: PGS.TS. Tạ Văn Lợi Phản biện 2: TS. Trương Duy Hòa Phản biện 3: PGS. TS Hà Văn Hội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Trường họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Vào hồi..h..ngày tháng năm. Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Quốc gia Việt Nam. - Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH Đà CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Lý Hoàng Mai (2014), “Điều chỉnh chính sách Ngoại thương của Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, Tháng 6/2014. 2. Lý Hoàng Mai (2014), “Ngoại thương Việt Nam sau 7 năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Tháng 4/2014. 3. Lý Hoàng Mai (2013), “Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo Thanh niên hội nhập kinh tế khu vực trên thế giới và ở Châu Phi – Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam, Tháng 3/2013. 4. Lý Hoàng Mai (2005) “Renovation of Foreign Trade Mechanism”, VietNam Economic Review, Tháng 4/2005. 5. Lý Hoàng Mai (2004), “Cơ chế ngoại thương trước và sau thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Tháng 12/2004. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của nghiên cứu Từ khi gia nhập WTO đến nay, Việt Nam đã nỗ lực điều chỉnh từng bước CSNT một cách toàn diện theo lộ trình cam kết với WTO. Kết quả là trong lĩnh vực ngoại thương đã đạt được những thành tựu đáng kể như kim ngạch xuất khẩu tăng lên, thị trường xuất khẩu được mở rộng, chính sách thuế quan và phi thuế quan bước đầu tạo được những thuận lợi nhất định cho các doanh nghiệp XNK hàng hóaBên cạnh những thành tựu kể trên trong quá trình thực hiện cam kết với WTO, việc điều chỉnh CSNT cũng đã bộc lộ những bất cập, hạn chế cần phải khắc phục như: điều chỉnh CSNT chưa đảm bảo kết hợp được hài hòa giữa tuân thủ các cam kết WTO với việc đảm bảo tăng trưởng phát triển bền vững của hoạt động XNK. Hàng hóa xuất khẩu vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể nào, những mặt hàng xuất khẩu chính đa số vẫn là các sản phẩm thô sử dụng nhiều lao động và khai thác tài nguyên. Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan chưa bảo đảm được hỗ trợ phòng vệ thương mại cho các doanh nghiệp XNK, những lợi ích thu được từ hoạt động xuất khẩu chủ yếu thuộc về các doanh nghiệp FDI Do đó sự đóng góp vào tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của hoạt động ngoại thương còn bị hạn chế, kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của nền kinh tế Đến nay còn nhiều quốc gia đặc biệt là những quốc gia có vai trò quyết định trong WTO vẫn chưa thừa nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đầy đủ. Vì vậy sau khi gia nhập WTO, Việt Nam vẫn phải tiếp tục điều chỉnh chính sách ngoại thương để thực hiện các cam kết được bảo lưu và được công nhận là nền kinh tế thị trường đầy đủ với thời hạn là năm 2018. Để đảm bảo tuân thủ được cam kết bảo lưu với WTO đúng thời hạn và đảm bảo tăng trưởng, phát triển ngoại thương Việt Nam ổn định, bền vững thì trong quá trình hoạch định chiến lược và ban hành các CSNT cần phải dựa trên việc nghiên cứu về quá trình điều chỉnh CSNT của Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hậu gia nhập WTO. Phân tích những thành công của CSNT và những rào cản chính sách khi áp dụng vào thực tiễn nhằm đưa ra những gợi ý để nhà quản lý vĩ mô có những hướng hoạch định CSNT phù hợp trong bối cảnh mới và chiến 2 lược phát triển kinh tế và thương mại của đất nước hướng tới năm 2020 và những năm tiếp theo. Xuất phát từ những yêu cầu trên, NCS lựa chọn đề tài: Điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu của luận án Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về điều chỉnh CSNT, phân tích, đánh giá thực trạng điều chỉnh CSNT Việt Nam và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục điều chỉnh CSNT Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với WTO. Để thực hiện mục đích nghiên cứu của đề tài, luận án phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về điều chỉnh CSNT khi gia nhập WTO. - Phân tích, đánh giá thực trạng điều chỉnh CSNT của Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với WTO. Phân tích những thành công và hạn chế, tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế đó. - Phân tích cơ hội và thách thức của ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh quốc tế, tình hình trong nước và chiến lược phát triển thương mại của Việt Nam đến năm 2020. Từ đó đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm tiếp tục điều chỉnh CSNT Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với WTO. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là CSNT Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với Tổ chức thương mại thế giới bao gồm những vấn đề lý luận và thực tiễn về CSNT nói chung và CSNT Việt Nam nói riêng. 2.3. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu sự điều chỉnh CSNT Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết với WTO. Giới hạn trong khuôn khổ nghiên cứu trong luận án là hoạt động thương mại hàng hóa, không nghiên cứu thương mại dịch vụ. 3 - Về không gian: Luận án tập trung vào nghiên cứu việc điều chỉnh CSNT của Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với WTO. - Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu thời gian sau khi Việt Nam gia nhập WTO cho đến năm 2013. 3. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên cơ sở phương pháp luận của CNDV biện chứng và CNDV lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của KTCT như phương pháp trừu tượng hóa khoa học, kết hợp logic với lịch sử. Bên cạnh đó luận án kết hợp sử dụng phương pháp phân tích so sánh, tổng hợp, phương pháp phân tích định tính SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức), phương pháp chuyên gia và sử dụng chỉ số RCA (Revealed Comparative Advantage) để phân tích lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam. 4. Những đóng góp mới của luận án Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận: - Luận án đưa ra khái niệm về điều chỉnh chính sách ngoại thương và chỉ ra 4 nội dung chính của chính sách ngoại thương cần phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện cam kết với WTO gồm: Chính sách mặt hàng, chính sách thị trường, chính sách hỗ trợ phát triển xuất khẩu, chính sách thuế quan và phi thuế quan. - Luận án đã xác định và chứng minh có năm nhân tố ảnh hưởng đến điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với WTO đó là: + Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển ngoại thương. + Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. + Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ xây dựng và thực thi chính sách ngoại thương ngoại thương. + Bối cảnh phát triển của thương mại quốc tế. + Chiến lược cơ cấu kinh tế của quốc gia. 4 - Phân tích, đánh giá thực trạng điều chỉnh CSNT của Việt Nam giai đoạn từ 2007 cho đến năm 2013. Đánh giá những thành công, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình điều chỉnh CSNT Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với WTO. Những kết luận, đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án: Luận án đề xuất năm nhóm giải pháp nhằm tiếp tục điều chỉnh CSNTVN trong quá trình thực hiện cam kết với WTO: 1. Nhóm giải pháp về điều chỉnh chính sách mặt hàng. 2. Nhóm giải pháp về điều chỉnh chính sách thị trường. 3. Nhóm giải pháp về chính sách hỗ trợ phát triển xuất khẩu. 4. Nhóm giải pháp về chính sách thuế quan và phi thuế quan. 5. Nhóm các giải pháp khác. 5. Những hạn chế của nghiên cứu Luận án chưa tiếp cận được đến các đối tượng chịu ảnh hưởng tác động của việc điều chỉnh chính sách và chưa sử dụng được các phương pháp nghiên cứu chuyên sâu như phương pháp dự báo tác động điều chỉnh chính sách - RIA (Regulation impact assessment). 6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án kết cấu gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu về chính sách ngoại thương trong quá trình hội nhập WTO. Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về điều chỉnh chính sách ngoại thương trong quá trình thực hiện cam kết với WTO. Chương 3: Thực trạng điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với WTO . Chương 4: Quan điểm và giải pháp nhằm tiếp tục điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với WTO. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP WTO 1.1. Các công trình nghiên cứu về ngoại thương và chính sách ngoại thương 1.1.1. Những nghiên cứu về hoạt động ngoại thương - Các công trình ngoài nước - Các công trình trong nước 1.1.2. Các nghiên cứu về chính sách ngoại thương trong hội nhập WTO - Các công trình ngoài nước - Các công trình trong nước 1.2. Những kết quả nghiên cứu đạt được và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 1.2.1. Những kết quả nghiên cứu đã đạt được Tổng quan tài liệu các công trình quốc tế có thể thấy rằng các học giả nước ngoài có ít công trình nghiên cứu về CSNT Việt Nam. Đa số các công trình chú trọng nghiên cứu theo hai hướng: Một là, đưa ra những lý thuyết về thương mại nói chung, hoặc tìm hiểu những cam kết và hoạt động của WTO. Hai là, tập trung nghiên cứu về chính sách thương mại và hoạt động thương mại của những nước phát triển như Mỹ và Nhật Bản. Những nước đang phát triển như Trung Quốc và Thái Lan được các học giả tập trung nghiên cứu về chính sách thương mại nông nghiệp và ảnh hưởng của việc cải cách chính sách thương mại tới môi trường. Do vậy nghiên cứu về CSNT Việt Nam vẫn là chủ đề nghiên cứu còn nhiều khoảng trống đối với các học giả nước ngoài. Qua việc tổng quan các công trình trong nước có thể rút ra kết luận các học giả Việt Nam dành nhiều sự quan tâm cho việc nghiên cứu CSNT 6 Việt Nam hơn các học giả nước ngoài. Những công trình nghiên cứu về chính sách ngoại thương giai đoạn trước khi gia nhập WTO đã được các tác giả nghiên cứu ở rất nhiều góc độ khác nhau. Từ việc tóm lược quá trình đổi mới, hoàn thiện chính sách thương mại Việt Nam trong những năm đổi mới cho đến việc nghiên cứu thực trạng hoạt động thương mại từ 1986 – 2000. Bên cạnh đó lại có tác giả tập trung nghiên cứu chính sách thương mại miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc hoặc có tác giả lại nghiên cứu mức độ tác động của FDI lên hoạt động xuất nhập khẩu. Những công trình nghiên cứu về chính sách ngoại thương sau khi Việt Nam gia nhập WTO nổi bật lên các vấn đề sau: + Đánh giá về những đổi mới của chính sách thương mại nông nghiệp Việt Nam trong quá trình gia nhập WTO. + Phân tích quá trình điều chỉnh chính sách thương mại trong mối quan hệ với công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế của Việt Nam. + Đánh giá tác động tổng thể khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO đến thay đổi xuất nhập khẩu và thể chế. + Chính sách thương mại của Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN. + Đánh giá tác động của chính sách xuất nhập khẩu đến môi trường. + Đánh giá tác động của chính sách thương mại đến tăng trưởng kinh tế. Có thể nói tất cả những công trình nghiên cứu này đã đưa đến cho người đọc một bức tranh khá toàn diện về CSNT và hoạt động ngoại thương đặt trong mối quan hệ với công nghiệp, nông nghiệp, nông thôn và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên tất cả những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc đi sâu vào một khía cạnh của nền kinh tế hoặc nghiên cứu tổng thể về các hoạt động xuất nhập khẩu và các chiến lược kinh tế đối ngoại trong giai đoạn từ 2005- 2011. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu chuyên sâu về điều chỉnh CSNT Việt Nam cũng như các hoạt động xuất nhập khẩu đặt trong chuỗi thời gian từ khi Việt Nam gia nhập WTO cho tới năm 2013. 7 1.2.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu Kết quả của các công trình nghiên cứu đã tổng quan ở trên đây còn có những “khoảng trống” đặt ra cần được tiếp tục đi sâu nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn đó là: Chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay là coi trọng xuất khẩu, coi xuất khẩu là động lực của tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên xuất khẩu mặt hàng nào để mang lại lợi thế so sánh cho nền kinh tế và đạt được mục tiêu phát triển bền vững, đang đặt ra yêu cầu cấp bách của việc điều chỉnh chính sách kinh tế nói chung và CSNT nói riêng. Do vậy, cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu về CSNT nhằm xây dựng khung khổ lý thuyết, chỉ rõ thực trạng điều chỉnh CSNT trong quá trình thực hiện cam kết với WTO từ năm 2007 đến nay; trong đó, cần phân tích, đánh giá những mặt thành công và hạn chế của việc điều chỉnh chính sách, tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế đó; đồng thời, chỉ rõ cơ hội và thách thức của ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh mới và chiến lược phát triển kinh tế và thương mại của đất nước hướng tới năm 2020 và những năm tiếp theo. Từ đó đề xuất một số quan điểm và giải pháp đề điều chỉnh CSNT nhằm hạn chế thách thức và tận dụng thời cơ khi Việt Nam đã tham gia vào sân chơi thương mại rộng lớn toàn cầu (WTO). Như vậy chủ đề nghiên cứu của luận án “Điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với Tổ chức thương mại thế giới” dưới góc độ kinh tế chính trị không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố và đây là vấn đề cấp thiết. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để xây dựng chiến lược phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn sau khi gia nhập WTO. 1.2.3. Khung phân tích về chính sách ngoại thương Câu hỏi nghiên cứu: 1. Hiểu thế nào là điều chỉnh CSNT? Tại sao sau khi gia nhập WTO Việt Nam phải điều chỉnh CSNT? Quá trình điều chỉnh CSNT phụ thuộc vào những nhân tố nào, nội dung cơ bản của điều chỉnh CSNT là gì? 2. CSNT của Việt Nam trước khi gia nhập WTO có những thay đổi gì? Sau khi gia nhập WTO, CSNT của Việt Nam đã được điều chỉnh như thế nào để tuân thủ các cam kết với WTO? 8 3. Việc điều chỉnh CSNTVN đã đạt được những thành tựu gì? Còn những tồn tại, hạn chế nào? Nguyên nhân của những hạn chế là gì? 4. Việt Nam cần phải tiếp tục điều chỉnh CSNT như thế nào để tận dụng cơ hội, vượt qua các thách thức trong quá trình thực hiện cam kết với WTO đến năm 2020? Câu hỏi nghiên cứu và tổng quan tài liệu là cơ sở để xây dựng khung lý thuyết. Luận án sử dụng khung lý thuyết sau đây để trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Khung phân tích TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Chương một đi vào nghiên cứu tổng quan các công trình quốc tế và trong nước liên quan đến chủ đề của luận án và đi tìm đáp án cho câu hỏi: Liệu có còn những khoảng trống nghiên cứu để luận án có thể tiếp tục nghiên cứu và đề xuất những giải pháp tiếp tục điều chỉnh CSNT theo hướng mang lại những lợi ích thật sự cho nền kinh tế. Qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế có thể rút ra kết luận luận án có thể kế thừa các công trình đi trước và thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về chính sách ngoại thương Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với WTO. Giai đoạn trước khi gia nhập WTO: + Động lực điều chỉnh + Trọng tâm điều chỉnh Kết quả của sự điều chỉnh đến hoạt động XNK. Giai đoạn sau khi gia nhập WTO: + Các cam kết gia nhập + Thực hiện các cam kết Kết quả của sự điều chỉnh: + Thành công trong thực hiện cam kết + Hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong thực hiện cam kết Quan điểm và giải pháp tiếp tục điều chỉnh CSNT trong quá trình thực hiện cam kết với WTO Điều chỉnh CSNT Việt Nam 9 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CAM KẾT VỚI WTO 2.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về thương mại quốc tế 2.1.1. Khái niệm, nội dung và những nét mới về đặc điểm của thương mại quốc tế 2.1.2. Các nguyên tắc cơ bản của thương mại quốc tế và WTO 2.1.3. Các xu hướng vận động của chính sách thương mại quốc tế Thứ nhất, xu hướng tự do hóa thương mại Thứ hai, xu hướng bảo hộ thương mại Thứ ba, xu hướng kết hợp tự do hóa và bảo hộ trong thương mại quốc tế 2.1.4. Một số lý thuyết về thương mại quốc tế liên quan đến điều chỉnh chính sách ngoại thương + Thuyết về coi trọng vai trò của ngoại thương - chủ nghĩa trọng thương + Các lý thuyết về lợi thế trong thương mại quốc tế + Một số lý thuyết thương mại của chủ nghĩa thực tế cuối thế kỷ XX 2.2. Quan niệm, nội dung, nguyên tắc và công cụ điều chỉnh chính sách ngoại thương trong quá trình thực hiện cam kết với WTO 2.2.1. Quan niệm về ngoại thương, chính sách ngoại thương và điều chỉnh chính sách ngoại thương Ngoại thương là hoạt động mua, bán hàng hóa và dịch vụ qua biên giới của một quốc gia với các quốc gia khác nhằm mục tiêu lợi nhuận. CSNT là hệ thống các nguyên tắc, công cụ và biện pháp kinh tế mà Nhà nước tác động vào hoạt động ngoại thương nhằm thực hiện mục tiêu đề ra trong từng thời kỳ nhất định của quốc gia. Điều chỉnh CSNT trong quá trình thực hiện cam kết với WTO là quá trình rà soát, bổ sung, sửa đổi và ban hành các văn bản quy phạm pháp 10 luật mới của quốc gia về CSNT từng bước phù hợp với các quy định chung của WTO theo lộ trình cam kết với WTO nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của quốc gia trong những thời kỳ nhất định. 2.2.2. Nội dung về điều chỉnh CSNT trong quá trình thực hiện cam kết với WTO Nội dung điều chỉnh chính sách ngoại thương trong quá trình thực hiện cam kết với WTO bao gồm: Thứ nhất, Chính sách mặt hàng Thứ hai, Chính sách thị trường Thứ ba, Chính sách hỗ trợ phát triển xuất khẩu Thứ tư, Chính sách thuế quan và phi thuế quan 2.2.3. Nguyên tắc điều chỉnh CSNT Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với WTO Một là, phải đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật về ngoại thương trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Hai là, phải tuân thủ thẩm quyền, hình thức trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Nhà nước. Ba là, phải đảm bảo tính công khai và tính khả thi của những văn bản pháp luật được sửa đổi và ban hành. Bốn là, phải phù hợp với đường lối phát triển kinh tế xã hội của đất nước, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại và phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Năm là, phải đảm bảo nguyên tắc tương hỗ tức là khi Việt Nam có quan hệ ngoại thương với một nước nào đó thì sẽ dành cho nước kia những ưu đãi và nhân nhượng tương xứng với những gì mà nước đó đối xử với Việt Nam trong quan hệ buôn bán. Sáu là, phải đảm bảo nguyên tắc tối huệ quốc và nguyên tắc bình đẳng, đôi bên cùng có lợi trong quan hệ ngoại thương giữa một quốc gia này với các đối tác thương mại quốc tế. 11 2.2.4. Các công cụ điều chỉnh chính sách ngoại thương Một là, thuế quan (Tariff) Hai là, hạn ngạch (Quota) Ba là, hạn chế xuất khẩu tự nguyện (Voluntary export restraint- VER) Bốn là, những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật (Technical barriers) Năm là, trợ cấp xuất khẩu (Export subsidise) Sáu là, tín dụng xuất khẩu (Export Credits) Bẩy là, bán phá giá (Dumping) 2.3. Nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với WTO 2.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến điều chỉnh chính sách ngoại thương Việt Nam Thứ nhất, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển ngoại
Luận văn liên quan