Tóm tắt Luận án Định hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu sản phẩm ngành công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2020

Trong những năm qua, ngành CNTT&TT Việt Nam đã đóng góp khoảng 7-8% vào GDP chung của cả nước và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch hàng hóa XK của Việt Nam. Thời kỳ 2001-2013, xuất khẩu sản phẩm (XKSP) ngành CNTT&TT tăng trưởng bình quân 33,3%/năm, kim ngạch tăng từ 1.088 triệu USD năm 2000 lên gần 39 tỷ USD năm 2013 và trở thành chủng loại hàng XK có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam. Thời kỳ chiến lược 2011-2020, ngành CNTT&TT được xác định là ngành chủ lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đóng vai trò động lực thúc đẩy tăng trưởng XK.

docx22 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Định hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu sản phẩm ngành công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI .. NGUYỄN THỊ VIỆT HÀ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành: Thương mại Mã số:62.34.10.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội 2015 Công trình được hoàn thành tại Viện nghiên cứu Thương mại – Bộ Công Thương Tập thể hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: PGS. TS Trần Công Sách Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Hồng Phong Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp tại Viện Nghiên cứu Thương mại -Bộ Công Thương, 46 Ngô Quyền- Hà nội vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện quốc gia Hà nội Thư viện Viện Nghiên cứu Thương mại DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Nguyễn Thị Việt Hà (2014), “Kinh nghiệm của một số nước về phát triển XK hàng công nghiệp công nghệ thông tin và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu thương mại, số10 tháng 8 năm 2014, tr 8-13. Nguyễn Thị Việt Hà (2013), “Thực trạng và giải pháp phát triển XK hàng công nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2020”, Tạp chí nghiên cứu thương mại, số 6 tháng 12 năm 2013, tr 44-50. Nguyễn Thị Việt Hà (2013), “Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành CNTT&TT Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Thực trạng và triển vọng nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam sau sáu năm gia nhập WTO, tr 162-171, NXB Hồng Đức. Nguyễn Thị Việt Hà (2012), “Định hướng tái cấu trúc các DN nhà nước ngành CNTT&TT Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Những vấn đề đặt ra trong quá trình tái cơ cấu DN nhà nước ở Việt Nam, tr 416-420, NXB Thông Tấn. Nguyễn Thị Việt Hà (2011), “ Một số giải pháp đẩy mạnh XKSP ngành CNTT&TT Việt Nam đến năm 2020”, Tạp chí Thương mại, số 22 tháng 8/2011, tr 3-6. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong những năm qua, ngành CNTT&TT Việt Nam đã đóng góp khoảng 7-8% vào GDP chung của cả nước và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch hàng hóa XK của Việt Nam. Thời kỳ 2001-2013, xuất khẩu sản phẩm (XKSP) ngành CNTT&TT tăng trưởng bình quân 33,3%/năm, kim ngạch tăng từ 1.088 triệu USD năm 2000 lên gần 39 tỷ USD năm 2013 và trở thành chủng loại hàng XK có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam. Thời kỳ chiến lược 2011-2020, ngành CNTT&TT được xác định là ngành chủ lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đóng vai trò động lực thúc đẩy tăng trưởng XK. Ngành CNTT&TT trên thế giới đang có xu hướng tăng trưởng nhanh nên nhu cầu về mặt hàng này sẽ gia tăng, tạo cơ hội cho Việt Nam mở rộng XK. Ngành CNTT&TT Việt Nam có thể tận dụng lợi thế của nước đi sau để học tập kinh nghiệm và công nghệ hiện đại, theo kịp tốc độ phát triển của ngành trên thế giới. Tuy vậy, Ngành vẫn còn phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Vì vậy, để phát triển XKSP của ngành này đặt ra yêu cầu bức thiết phải xác định cấu trúc sản phẩm XK bền vững mang lại giá trị gia tăng cao; lựa chọn phương thức XK phù hợp, cơ cấu thị trường tối ưu cũng như tạo lập môi trường thể chế giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và tính tự chủ trong phát triển XK. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả chọn đề tài “Định hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu sản phẩm ngành CNTT&TT Việt Nam đến năm 2020” làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế nhằm cung cấp những luận cứ khoa học cho việc đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm phát triển XKSP ngành CNTT&TT Việt Nam trong thời kỳ tới, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Làm rõ cơ sở khoa học (cả lý luận và thực tiễn) cho việc đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm phát triển XKSP ngành CNTT&TT Việt Nam đến năm 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về phát triển xuất khẩu sản phẩm ngành CNTT&TT Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài: Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu về phát triển XKSP phần cứng của sản phẩm ngành CNTT&TT. Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển XKSP phần cứng CNTT&TT của Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2013 và đề xuất những định hướng và giải pháp cho giai đoạn tới năm 2020. Về không gian: Nghiên cứu về phát triển XKSP ngành CNTT&TT của Việt Nam 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để có được những luận cứ khoa học và thực tiễn xác đáng làm căn cứ đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm phát triển XKSP ngành CNTT&TT của Việt Nam. Cụ thể, luận án đã sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; Phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích và tổng hợp Phương pháp toán, Phương pháp điều tra, khảo sát và Phương pháp nghiên cứu tình huống. 5. Kết cấu của luận án Nội dung chính của luận án được trình bày theo 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển XKSP ngành CNTT&TT Chương 2: Thực trạng phát triển XKSP ngành CNTT&TT Việt Nam từ năm 2000 đến nay Chương 3: Một số đề xuất định hướng và giải pháp phát triển XKSP ngành CNTT&TT Việt Nam thời kỳ đến năm 2020 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án Đã có nhiều công trình khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về XK hàng hóa, đẩy mạnh phát triển XK hàng hóa nói chung và sự phát triển XKSP của ngành CNTT&TT nói riêng dưới các góc độ khác nhau như vai trò và đặc điểm của ngành CNTT&TT, thực trạng phát triển của ngành CNTT&TT, XK và nhập khẩu sản phẩm của ngành CNTT&TT .v.v.. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu của nước ngoài chưa phân tích một cách có hệ thống về phát triển XKSP và phát triển XKSP ngành CNTT&TT. Cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu trực tiếp về phát triển XKSP ngành CNTT&TT của Việt Nam. 2.Những vấn đề còn tồn tại trong các nghiên cứu có liên quan và hướng nghiên cứu của luận án Những nghiên cứu đã phần nào chứng minh được XKSP ngành CNTT&TT đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển XK của quốc gia. Tuy vậy, với những công trình nghiên cứu đã có tập trung nhiều vào nghiên cứu những nội dung về phát triển XKSP nói chung hoặc có đề cập đến phát triển XKSP ngành CNTT&TT như một nhánh khảo cứu nên chưa đi sâu phân tích một cách cụ thể và cập nhật về phát triển XKSP ngành CNTT&TT của Việt Nam. Hệ thống giải pháp còn mang tính định hướng, chung cho các sản phẩm của Việt Nam. Một số nghiên cứu tìm hiểu về phát triển XKSP ngành CNTT&TT Việt Nam nhưng chưa đầy đủ, toàn diện và nhất là chưa phản ánh và cập nhật được tình hình phát triển và biến động nhanh chóng của ngành CNTT&TT. Vậy nên luận án sẽ đi sâu nghiên cứu vấn đề này và tập trung vào những nội dung chủ yếu sau: + Hệ thống hóa và làm rõ thêm lý luận về phát triển XKSP ngành CNTT&TT. Phân tích, đánh giá thực trạng XKSP và phát triển XKSP ngành CNTT&TT Việt Nam và các định hướng, giải pháp chiến lược đã được triển khai thời gian qua của các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức hiệp hội và các doanh nghiệp trong ngành nhằm xác định những kết quả đạt được, tìm ra được những hạn chế và nguyên nhân. Từ đó, đề xuất có căn cứ khoa học các định hướng và giải pháp nhằm phát triển XKSP ngành CNTT&TT của Việt Nam trong thời gian tới hướng tới phát triển XK bền vững và nâng cao giá trị gia tăng của SP ngành CNTT&TT xuất khẩu. PHẦN NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG 1.1 Sản phẩm ngành CNTT&TT 1.1.1 Khái niệm sản phẩm ngành CNTT&TT Có nhiều định nghĩa khác nhau về sản phẩm ngành CNTT&TT và khó có định ngĩa nào theo kịp với tốc độ phát triển của ngành. Tác giả luận án cho rằng: Sản phẩm ngành CNTT&TT là sản phẩm vật chất và dịch vụ (đầu ra) trong hoạt động sản xuất công nghiệp CNTT, bao gồm phần cứng, phần mềm và nội dung số được qui định tại Hiệp định Công nghệ Thông tin của WTO (ITA1). Các sản phẩm này được sản xuất có thể là nhằm để bán hay trao đổi trên thị trường (trong, ngoài nước), có thể là để tự sử dụng, hoặc có thể không nhằm để bán trên thị trường mà chỉ để cung cấp không lấy tiền cho dân cư và xã hội. 1.1.2 Đặc điểm sản phẩm ngành CNTT&TT Sản phẩm ngành CNTT&TT có một số đặc điểm nổi bật sau: Sản phẩm ngành CNTT&TT được lắp ráp từ các linh kiện rời tiêu chuẩn hóa, đa dạng về chủng loại, đòi hỏi tính sáng tạo cao. Chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng rút ngắn lại dưới sự tác động của sự phát triển rất nhanh của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là CNTT. Công nghệ sản xuất sản phẩm thuộc ngành công nghệ cao. Qui trình sản xuất sản phẩm phân tán trên toàn cầu. Mối liên kết trong sản xuất sản phẩm ngày càng chặt chẽ và tăng tính phụ thuộc. Sản phẩm có giá trị tỷ lệ nghịch với cân nặng, các thiết bị cảng nhỏ và nhẹ sẽ có giá trị càng cao. 1.1.3 Phân loại sản phẩm ngành CNTT&TT Sản phẩm ngành CNTT&TT cũng được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu quản lý thông tin của các tổ chức. Đề tài sử dụng phân loại sản phẩm theo hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam, dựa trên các số liệu Hải Quan về giá trị XK của các mặt hàng có mã HS được qui định trong hiệp định ITA mà Việt Nam đã tham gia. Do vậy, sản phẩm ngành CNTT&TT được phân loại bao gồm 8 nhóm chính bao gồm: Sản phẩm linh kiện điện tử; Máy tính và thiết bị ngoại vi máy tính; Thiết bị truyền thông; Sản phẩm điện tử dân dụng; Thiết bị đo lường và điều khiển đồng hồ; Thiết bị bức xạ, thiết bị điện tử trong y học, điện liệu pháp; Thiết bị và dụng cụ quang học; Thiết bị quang học và Băng đĩa, từ tính, quang học. 1.2 Phát triển xuất khẩu sản phẩm ngành CNTT&TT 1.2.1 Khái niệm phát triển XKSP ngành CNTT&TT XKSP ngành CNTT&TT là hoạt động bán sản phẩm ngành CNTT&TT trên thị trường ngoài nước, diễn ra khi có sự thay đổi quyền sở hữu giữa đơn vị thường trú trong nước với đơn vị không thường trú mà không nhất thiết phải chuyển qua biên giới, nhưng làm giảm nguồn của cải vật chất trong nước trong một thời kỳ nhất định. Căn cứ vào quan điểm phát triển kinh tế bền vững áp dụng với XKSP ngành CNTT&TT, tác giả đề xuất khái niệm về phát triển XKSP ngành CNTT&TT như sau: Phát triển XKSP ngành CNTT&TT là sự tăng lên về qui mô, số lượng sản phẩm ngành CNTT&TT XK một cách ổn định gắn với việc cải thiện chất lượng và chuyển dịch cơ cấu hợp lý, đảm bảo không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất và đáp ứng hài hòa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. 1.2.2 Đặc điểm của phát triển XKSP ngành CNTT&TT Phát triển XKSP ngành CNTT&TT là sự gia tăng qui mô XKSP ngành CNTT&TT; thay đổi chất lượng của sản phẩm ngành CNTT&TT XK; nâng cao hiệu quả XKSP ngành CNTT&TT; nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Mục đích của hoạt động phát triển XKSP ngành CNTT&TT là tìm kiếm cơ hội hiện có và khuyến khích sản xuất các sản phẩm mới hoặc linh hoạt các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu mới được phát hiện trên thị trường thế giới. XK tập trung vào một số sản phẩm có khả năng thích nghi với nhu cầu của thị trường. Sử dụng nguồn lực sản xuất của sản phẩm hiện tại để sản xuất sản phẩm mới khi đã tìm được thị trường tốt hơn cho các sản phẩm mới này. 1.2.3 Nội dung phát triển XKSP ngành CNTT&TT Phát triển XKSP ngành CNTT&TT được xác định dựa trên 4 trụ cột chính sau đây: Phát triển các sản phẩm ngành CNTT&TT phục vụ XK: Phát triển XKSP ngành CNTT&TT cả về mặt chất và lượng, cần hỗ trợ phát triển sản xuất theo hướng đa dạng hóa, nâng cao chất lượng và chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng giá trị gia tăng và hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Thực hiện phát triển sản phẩm phục vụ XK theo hướng: tăng cường năng lực sản xuất hàng XK thông qua phát triển hoạt động sản xuất sản phẩm phục vụ XK; phát triển các sản phẩm mới, tăng cường chất lượng sản phẩm; đa dạng hóa và lựa chọn cơ cấu sản phẩm nhằm tạo lập cấu trúc sản phẩm XK hợp lý, phù hợp với trình độ phát triển của ngành CNTT&TT trong từng giai đoạn, trên cơ sở khai thác và phát huy lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh XK. Phát triển các chủ thể tham gia XKSP ngành CNTT&TT: Tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích các chủ thể tham gia XKSP ngành CNTT&TT. Xây dựng và hoàn thiện thể chế XKSP ngành CNTT&TT phù hợp với các cam kết hội nhập quốc tế, xác lập chủ thể phù hợp với các cam kết quốc tế, lựa chọn cơ cấu chủ thể tham gia XK phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Tạo điều kiện thuận lợi và thu hút các nhóm chủ thể tham gia hoạt động XKSP ngành CNTT&TT. Phát triển thị trường XK và sử dụng các công cụ điều chỉnh chiến lược thị trường XKSP ngành CNTT&TT Phát triển thị trường XKSP ngành CNTT&TT hướng tới mở rộng thị trường XK theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Phát triển thị trường XKSP ngành CNTT&TT phản ánh: tiềm lực và xu hướng chuyển dịch cơ cấu các mặt sản phẩm ngành CNTT&TT phục vụ XK, vai trò của nhà nước trong điều tiết, thúc đẩy XK và hiệu quả XKSP ngành CNTT&TT. Phát triển thị trường theo hướng: mở chiều rộng, hướng đến những thị trường mới; lựa chọn cơ cấu thị trường hợp lý; xác định thị trường tiềm năng và sử dụng có hiệu quả các công cụ điều chỉnh thị trường chiến lược nhằm vượt qua rào cản gia nhập an toàn. Phát triển phương thức XKSP ngành CNTT&TT: Phát triển phương thức XK nhằm đa dạng hóa phương thức phát triển XK và hoạt động XK nhằm nâng cao hiệu quả XKSP ngành CNTT&TT. Cần chọn phương thức XK phù hợp nhất với trình độ phát triển hiện tại mang lại giá trị gia tăng lớn nhất. Phương thức XK bao gồm: XK trực tiếp, XK gián tiếp, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, áp dụng phương thức thương mại điện tử, tổ chức các dòng vận động hàng hóa trên toàn cầu hoặc tham gia các liên kết quốc tế, thông qua nâng cao năng lực cạnh tranh cấp quốc gia, cấp DN và cấp sản phẩm; đồng thời, nâng cao hệ số cạnh tranh quốc tế của ngành sản phẩm CNCTT&TT. 1.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phát triển XKSP ngành CNTT&TT Hệ thống các tiêu chí đánh giá sự phát triển XKSP ngành CNTT&TT gồm ba nhóm: đánh giá tăng trưởng XKSP ngành CNTT&TT; đánh giá cơ cấu XKSP ngành CNTT&TT theo bốn trụ cột (sản phẩm, thị trường, chủ thể và phương thức XK); và đánh giá sự phát triển xã hội. 1.2.5 Các yếu tố tác động đến phát triển xuất khẩu sản phẩm ngành CNTT&TT Tác động đến phát triển XKSP ngành CNTT&TT gồm các yếu tố khách quan như: Hội nhập kinh tế quốc tế, tình hình kinh tế - xã hội thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, xu hướng phát triển của ngành CNTT&TT, nhu cầu về sản phẩm ngành CNTT&TT, các quốc gia khác cùng cung cấp sản phẩm này. Các yếu tố chủ quan gồm: chính sáchm mở cửa hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, quan điểm của nhà nước, tư duy nhận thức của nhà nước và doanh nghiệp về phát triển XKSP ngành CNTT&TT, mức độ liên kết nội ngành, mức độ hiện diện của công ty đa quốc gia và năng lực cạnh tranh. Ngoài ra còn có những yếu tố quyết định thành công và điều kiện đảm bảo thành công cũng có tác động. 1.3 Một số vấn đề về định hướng và giải pháp phát triển XKSP ngành CNTT&TT Định hướng phát triển xuất khẩu sản phẩm ngành CNTT&TT là những phương thức huy động và sử dụng các nguồn lực có giới hạn của quốc gia vào ngành CNTT&TT nhằm phát triển hoạt động xuất khẩu ngành. Giải pháp là phương thức triển khai các định hướng chiến lược thành những hành động cụ thể trên các phương diện chính. 1.4 Kinh nghiệm của một số nước về phát triển XKSP ngành CNTT&TT và bài học cho Việt Nam Luận án đã khảo cứu Kinh nghiệm của Ireland, Trung Quốc, và Ấn Độ về phát triển XKSP ngành CNTT&TT nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam . Bài học thành công có thể vận dụng. Bài học về phát triển sản phẩm ngành CNTT&TT phục vụ XK: (i) Xác định cấu trúc sản phẩm ngành CNTT&TT XK; (ii) Xác định mặt sản phẩm ngành CNTT&TT chiến lược phục vụ XK; (iii) Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển. Bài học về xác lập thể chế và phát triển chủ thể tham gia hoạt động XKSP ngành CNTT&TT: (i) Phát huy vai trò của các thành phần kinh tế; (ii) Thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vào CNTT; (iii) Tạo lập nguồn nhân lực CNTT. Bài học về phát triển thị trường XK và các công cụ điều chỉnh chiến lược thị trường XKSP ngành CNTT&TT: (i) Phát triển thị trường XKSP ngành CNTT&TT; (ii) Khai thác hiệu quả các công cụ điều chỉnh thị trường chiến lược; (iii) Đa dạng các thị trường, sử dụng thị trường nội địa làm đòn bẩy. Bài học về phát triển phương thức XK: (i) Đẩy mạnh phương thức XK trực tiếp; (ii) Tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành hàng CNTT&TT; (iii) Mở rộng các liên kết kinh tế quốc tế. Bài học về hoàn thiện thể chế trong phát triển sản xuất sản phẩm ngành CNTT&TT:(i) Hoàn thiện chính sách đầu tư; (ii) Hoàn thiện chính sách thuế; (iii) Hoàn thiện chính sách khoa học công nghệ; (iv) Hoàn thiện chính sách phát triển hạ tầng; (v) Hoàn thiện chính sách nhân lực. Bài học không nên vận dụng. Không phát triển mọi sản phẩm có hại đến môi trường, công nghệ lạc hậu; Không thu hút FDI bằng mọi giá với sự đánh đổi nhiều ưu đãi dể tránh rơi vào bẫy thu nhập thấp. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY 2.1 Khái quát tiềm năng phát triển XKSP ngành CNTT&TT của Việt Nam Việt nam có tiềm năng phát triển sản phẩm ngành CNTT&TT phục vụ XK. Phát triển các sản phẩm mới. Tạo ra các sản phẩm thông minh có khả năng tương tác với người sử dụng dựa trên sự tích hợp các tính năng sản phẩm của ngành khác; Sản phẩm thân thiện với môi trường; áp dụng những công nghệ mới trong quản lý dữ liệu lớn. Chú trọng phát triển các dịch vụ đi kèm. phát triển các hoạt động sáng tạo. Thực hiện chuyển giao công nghệ theo xu hướng gia công thuê ngoài (Outsourcing) hoặc tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu (GVC). Thu hút FDI, thành điểm đến của các tập đoàn quốc tế. Sản xuất các linh phụ kiện, làm DN vệ tinh cho các DN lớn. Tự sáng tạo và phát triển các sản phẩm mang tính sáng tạo dựa trên mã nguồn mở, tự động hóa hướng đến phát triển trí tuệ nhân tạo. Việt nam có tiềm năng phát triển thị trường XKSP ngành CNTT&TT vì nhu cầu quốc tế đối với sản phẩm ngành CNTT&TT là rất lớn., năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam liên tiếp thăng hạng, và có nhiều tiềm năng khai thác một số thị trường chính của SP ngành CNTT&TT Việt Nam. Việt Nam có tiềm năng phát triển các chủ thể XKSP ngành CNTT&TT qua thu hút FDI và nguồn nhân lực phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm ngành CNTT&TT. Việt Nam có tiềm năng phát triển các phương thức XKSP ngành CNTT&TT thông qua tham gia các hiệp định thương mại song phương và đa phương và thương mại điện tử. 2.2 Phân tích thực trạng các định hướng và giải pháp phát triển XKSP ngành CNTT&TT Việt Nam thời gian qua 2.2.1 Thực trạng các định hướng phát triển XKSP ngành CNTT&TT Việt Nam Hệ thống luật điều chỉnh hoạt động của ngành bao gồm luật công nghệ thông tin, luật công nghệ cao và luật viễn thông. Ngành được cụ thể hóa hoạt động bằng hệ thống chiến lược gồm: “Chiến lược Cất cánh; Chiến lược phát triển CNTT&TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Thực hiện qua đề án “Đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT&TT” và Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 cùng với Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2020. Hệ thống các qui hoạch phát triển CNTT&TT theo vùng kinh tế trọng điểm và “ Chương trình quốc gia về phát triển công nghệ cao đến năm 2020” ; “Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam đến năm 2010”; “Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010” đã xác định Mục tiêu: Đến năm 2010, công nghiệp CNTT&TT trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn có tốc độ tăng trưởng 20 - 25%/năm, đạt tổng doanh thu khoảng 6 - 7 tỷ USD vào năm 2010. 2.2.2 Thực trạng các giải pháp phát triển XKSP ngành CNTT&TT Việt Nam Để đạt được những mục tiêu và định hướng chiến lược đã xác định cho thời kỳ chiến lược của ngành CNTT&TT, các giải pháp cũng đã được đề nghị triển khai trong hệ thống các văn bản pháp lý thời gian qua như sau: hoàn thiện môi trường pháp lý.; điều chỉnh cơ chế, chính sách, huy động và nâng cao các nguồn lực, hội nhập quốc tế và phối hợp
Luận văn liên quan