Tính cấp thiết: Đại hội XI của Đảng xác định "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.”. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Quán triệt tinh thần trên, Trường Đại học Thể dục thể thao (TDTT) Bắc Ninh đã và đang từng bước xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật TDTT phát triển hài hoà về thể chất về tinh thần, đáp ứng yêu cầu chuyên môn và có khả năng tiếp cận với thực tế lao động của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhận thức được thực tiễn đó, tập thể cán bộ giáo viên (GV) và sinh viên (SV) bộ môn Thể dục luôn phấn đấu đi đầu trong công tác giảng dạy tại Trường đại học TDTT Bắc Ninh. Bộ môn luôn căn cứ vào mục tiêu đào tạo nhằm trang bị cho SV các khoá học, ngành học và môn học thuộc chương trình học các môn Thể dục.
Môn Âm nhạc - Vũ đạo (ÂNVĐ) đã được đưa vào giảng dạy lần đầu tiên cho SV Trường đại học TDTT Bắc Ninh năm 2008, từ đó môn học này bắt đầu trang bị các kiến thức đầu tiên cho khóa đại học 40. Sau 4 năm thử nghiệm chương trình môn học (CTMH) ÂNVĐ đã bộ lộ nhiều bất cập ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đào tạo chung của bộ môn và Nhà trường. Vấn đề nghiên cứu các nội dung, chương trình cho SV trong các Trường đại học và Cao đẳng đã được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như: Lê Văn Long (2008), Hà Mai Hương năm (2004), Trần Minh Trí (2004-2006), Nguyễn Cẩm Ninh (2011). Các dạng đề tài nghiên cứu trên phần lớn là của các trường văn hóa nghệ thuật và các khoa chuyên ngành âm nhạc hoặc có chăng khi nghiên cứu cho SV chuyên ngành TDTT thì cũng chỉ dừng lại về xây dựng các chương trình cụ thể cho từng ngành học như Quản lý TDTT, GDTC. Còn với môn học cụ thể như môn ÂNVĐ tại Trường đại học TDTT Bắc Ninh và một số trường thuộc ngành TDTT trong cả nước hiện nay cũng chưa có tác giả nào đề cập đến.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, cùng với tính mới lạ của vấn đề nghiên cứu, với mong muốn đóng góp một phần vào sự phát triển của Nhà trường, nâng cao chất lượng trong giảng dạy môn học ÂNVĐ cho SV Trường đại học TDTT Bắc Ninh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu luận án: “Đổi mới chương trình môn Âm nhạc - Vũ đạo cho sinh viên Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh”.
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đổi mới chương trình môn Âm nhạc - Vũ đạo cho sinh viên Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết: Đại hội XI của Đảng xác định "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu...”. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Quán triệt tinh thần trên, Trường Đại học Thể dục thể thao (TDTT) Bắc Ninh đã và đang từng bước xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật TDTT phát triển hài hoà về thể chất về tinh thần, đáp ứng yêu cầu chuyên môn và có khả năng tiếp cận với thực tế lao động của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhận thức được thực tiễn đó, tập thể cán bộ giáo viên (GV) và sinh viên (SV) bộ môn Thể dục luôn phấn đấu đi đầu trong công tác giảng dạy tại Trường đại học TDTT Bắc Ninh. Bộ môn luôn căn cứ vào mục tiêu đào tạo nhằm trang bị cho SV các khoá học, ngành học và môn học thuộc chương trình học các môn Thể dục.
Môn Âm nhạc - Vũ đạo (ÂNVĐ) đã được đưa vào giảng dạy lần đầu tiên cho SV Trường đại học TDTT Bắc Ninh năm 2008, từ đó môn học này bắt đầu trang bị các kiến thức đầu tiên cho khóa đại học 40. Sau 4 năm thử nghiệm chương trình môn học (CTMH) ÂNVĐ đã bộ lộ nhiều bất cập ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đào tạo chung của bộ môn và Nhà trường. Vấn đề nghiên cứu các nội dung, chương trình cho SV trong các Trường đại học và Cao đẳng đã được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như: Lê Văn Long (2008), Hà Mai Hương năm (2004), Trần Minh Trí (2004-2006), Nguyễn Cẩm Ninh (2011). Các dạng đề tài nghiên cứu trên phần lớn là của các trường văn hóa nghệ thuật và các khoa chuyên ngành âm nhạc hoặc có chăng khi nghiên cứu cho SV chuyên ngành TDTT thì cũng chỉ dừng lại về xây dựng các chương trình cụ thể cho từng ngành học như Quản lý TDTT, GDTC... Còn với môn học cụ thể như môn ÂNVĐ tại Trường đại học TDTT Bắc Ninh và một số trường thuộc ngành TDTT trong cả nước hiện nay cũng chưa có tác giả nào đề cập đến.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, cùng với tính mới lạ của vấn đề nghiên cứu, với mong muốn đóng góp một phần vào sự phát triển của Nhà trường, nâng cao chất lượng trong giảng dạy môn học ÂNVĐ cho SV Trường đại học TDTT Bắc Ninh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu luận án: “Đổi mới chương trình môn Âm nhạc - Vũ đạo cho sinh viên Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh”.
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích, tổng hợp lý luận và thực tiễn, luận án tiến hành xác định tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá CTM ÂNVĐ, trên cơ sở đó tiến hành đổi mới và ứng dụng chúng vào thực tiễn giảng dạy CTM ÂNVĐ đã đổi mới cho SV Trường đại học TDTT Bắc Ninh theo hướng tích cực hóa và đáp ứng nhu cầu xã hội, học tập của sinh viên góp phần nâng cao hiệu quả của 04 ngành đào tạo GDTC, HLTT, Y học TDTT và Quản lý TDTT để cùng hòa chung cào xu thế cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án xác định giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng chương trình môn Âm nhạc vũ đạo cho sinh viên Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh.
Nhiệm vụ 2: Đổi mới chương trình môn Âm nhạc vũ đạo cho sinh viên Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh định hướng tiếp cận CDIO(2+).
Nhiệm vụ 3: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả chương trình môn Âm nhạc vũ đạo đổi mới cho sinh viên Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh.
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Quá trình nghiên cứu luận án đã hệ thống hóa các văn bản của nhà nước về định hướng đổi mới chương trình, các quan điểm đánh giá CTMH đại học, các xu thế, các mô hình đánh giá, từ đó lựa chọn được hệ thống tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá CTM ÂNVĐ theo hướng tiếp cận mô hình Conceive - Design - Implement - Operate (CDIO); phân loại CTMH phù hợp với đối tượng mục tiêu ngành đào tạo, huy động được GV, SV, nhà Quản lý TDTT người sử dụng lao động tham gia đánh giá và xây dựng CTM ÂNVĐ đổi mới mang tính khách quan khoa học và hiện đại. Việc đổi mới CTMH ÂNVĐ được luận án phát triển theo mô hình CDIO(2+) mà nền tảng là mô hình CDIO, điều này đã đảm bảo các điều kiện nghiên cứu mang tính đặc thù, khách quan của đối tượng nghiên cứu là SV chuyên ngành TDTT.
Luận án đã đánh giá được toàn diện thực trạng bất cập của CTMH ÂNVĐ hiện nay, từ đó đã phân loại CTMH theo 2 nhóm đào tạo (nhóm 1: chương trình dành cho ngành GDTC bao gồm: Âm nhạc, Múa và KVTT và nhóm 2: chương trình dành cho ngành: HLTT, Y học TDTT, Quản lý TDTT, với 2 nội dung Âm nhạc và KVTT. Đồng thời chú ý đổi mới mục tiêu đảm bảo CĐR, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, điều kiện giảng dạy và đổi mới tiêu chí đánh giá. Bên cạnh đó, luận án đã lựa chọn và xây dựng được 3 tiêu chuẩn (gồm; chất lượng chuẩn đầu ra, nội dung CTMH, tính đặc thù môn học ÂNVĐ), được phản ánh qua 29 tiêu chí cấp II và 117 tiêu chí minh chứng (chí bảo), luận án đã tiến hành đánh giá CTMH ÂNVĐ hiện hành thuộc loại Trung bình ở CĐR (5.5đ), Trung bình khá ở chuẩn nội dung chương trình (6.99đ) và khá ở chuẩn Tính đặc thù của môn học (7.1đ).
CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận văn gồm 153 trang A4: Gồm các phần: Mở đầu (06 trang); Chương 1 - Tổng quan vấn đề nghiên cứu (41 trang); Chương 2 - Phương pháp tổ chức nghiên cứu (09 trang); Chương 3 – Kết quả nghiên cứu và bàn luận (94 trang); Kết luận và kiến nghị (02 trang). Luận án sử dụng 132 tài liệu, trong đó có 106 tài liệu bằng tiếng Việt, 03 tài liệu bằng tiếng Đức, 01 tài liệu bằng tiếng Nga, 03 tài liệu bằng tiếng Trung, và tham khảo 12 trang tin điện tử (Website), 29 bảng số liệu, 10 biểu đồ.
B. NỘI DUNG LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Luận án đề cập đến 07 vấn đề sau:
1.1. Một số quan điểm đổi mới Giáo dục đại học theo hướng hội nhập quốc tế tại Việt Nam và trên Thế giới
1.2. Quan điểm đổi mới chương trình môn học hệ Đại học “theo nhu cầu xã hội”
1.3. Đổi mới chương trình môn học hệ Đại học tiếp cận CDIO
1.4. Khái quát môn học Âm nhạc vũ đạo tại Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
Được trình bầy từ cụ thể từ trang 07 đến trang 46 trong luận án
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng 07 phương pháp nghiên cứu thường quy bao gồm: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp chuyên gia Delphi; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp thực nghiệm sư phạm; Phương pháp toán học thống kê.
2.2. Tổ chức nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: CTMH ÂNVĐ cho SV Trường đại học TDTT Bắc Ninh.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án:
Đánh giá thực trạng CTMH ÂNVĐ cho SV Trường đại học TDTT Bắc Ninh.
Đánh giá hiệu quả CTMH ÂNVĐ đổi mới cho SV Trường đại học TDTT Bắc Ninh.
Khách thể nghiên cứu của luận án gồm:56 chuyên gia, HLV và cán bộ các cơ sở; 24 cán bộ quản lý và các giảng viên; 25 nhà sử dụng lao động là các doanh nghiệp có sử dụng SV nhà trường; 110 SV khóa đại học 45, 120 SV Đại học 46 là cựu SV Trường đại học TDTT Bắc Ninh đã ra trường công tác, 120 SV chuyên ngành Thể dục các khóa đại học 42,43, 44, 45 để khảo sát thực trạng, 45 SV chuyên ngành Thể dục các khóa đại học 48,49,50 bước đầu đánh giá hiệu quả CTM ÂNVĐ đổi mới; 120 SV ngành GDTC, 62 SV Ngành HLTT, Y học TDTT và Quản lý TDTT đang học tập tại trường để thực nghiệm CTM ÂNVĐ đổi mới;
Địa bàn điều tra khảo sát của luận án gồm:
Các Trường đại học TDTT, các trường đào tạo có liên quan đến Văn hóa, nghệ thuật và Nhà hát trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong cả nước; Trường đại học TDTT Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học TDTT Đà Nẵng, Trường đại học TDTT Bắc Ninh; đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, đại học sư phạm II Xuân Hòa, đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội, Cao đẳng Múa Việt Nam, Nhà hát ca kịch Thăng Long và Bộ môn Thể dục Tổng cục TDTT.
Các đơn vị, tổ chức có SV nhà trường tham gia thực tập và công tác gồm: Trung tâm HLTT Hưng Yên, Trung tâm HLTT Bắc Ninh, Trung tâm đào tạo VĐV cấp cao Hà Nội, Trung tâm HLTT Bắc Giang cùng, 04 CLB Fitness&Yoga Elite tại Hà Nội, CLB Thể hình Bằng Linh, Công ty TNHH Tuấn Vũ, cùng với các cán bộ Quản lý TDTT, người sử dụng lao động, cán bộ GV, giảng viên, HLV, những SV và cựu SV 04 ngành GDTC, HLTT, Y học TDTT, Quản lý TDTT của Trường đại học TDTT Bắc Ninh.
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu
Trường đại học TDTT Bắc Ninh (Trang Hạ - Từ Sơn - Bắc Ninh).
2.2.4. Cơ quan phối hợp nghiên cứu
Trường đại học TDTT Đà Nẵng, Trường đại học TDTT Thành Phố Hồ Chí Minh.
Các Trung tâm TDTT, các CLB thể thao, các Trung tâm đào tạo VĐV của các Sở VHTT&DL các tỉnh thành miền Bắc.
2.2.5. Kế hoạch và thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 12/2013 đến tháng 12/2017 và được chia làm 03 giai đoạn.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đánh giá thực trạng chương trình môn Âm nhạc vũ đạo cho sinh viên Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh.
3.1.1. Thực trạng phân phối thời lượng chương trình môn Âm nhạc vũ đạo cho sinh viên Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh giai đoạn 2006 - 2014.
Việc phân phối CTM ÂNVĐ có chiều hướng giảm dần về tổng số tiết cũng như nội dung giảng dạy cụ thể như: các chu kỳ trong quá trình đổi mới CTM ÂNVĐ cho SV có diễn biến không thống nhất về thời gian từ 45 tiết xuống còn 30 tiết với 02 nội dung học chính là Múa, KVTT. Trong giai đoạn của quá trình đổi mới toàn diện về CTĐT của nhà trường, hướng tới đào tạo tín chỉ năm 2015, tổng số giờ tự học là 21 giờ, cao hơn tổng số giờ giai đoạn trước đó là 8 giờ. Chính vì những bất cập về thực trạng trong quá trình đổi mới CTM ÂNVĐ cho SV Trường đại học TDTT Bắc Ninh suốt thời gian qua, đòi hỏi cần có quá trình nghiên cứu, đánh giá một cách tổng thể để khắc phục toàn diện các vấn đề đang còn tồn tại hoặc sẽ nảy sinh từ môn học mà tới nay vẫn chưa có hướng giải quyết phù hợp (Bảng 3.1 của luận văn).
3.1.2. Đánh giá các điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình môn Âm nhạc vũ đạo cho sinh viên trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
3.1.2.1. Thực trạng động cơ và nhận thức của sinh viên Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh khi tham gia học tập môn học Âm nhạc vũ đạo, giai đoạn 2006 - 2014.
Động cơ tham gia học tập CTM ÂNVĐ của SV Trường đại học TDTT Bắc Ninh là đúng đắn, trong sáng gắn với nhận thức học môn ÂNVĐ để phát triển kỹ năng. Tuy nhiên, với nội dung “Môn học ÂNVĐ sẽ phục vụ công việc sau này”, thì nhận thức của các em cũng có phần khác nhau được chúng tôi trình bày cụ thể ở bảng 3.2 của luận văn.
Nhận thức nghề nghiệp của SV các ngành học có sự khác nhau đáng kể của SV ngành GDTC tham gia học tập môn học ÂNVĐ là phân tán theo từng nhận thức nghề nghiệp cá nhân, nhưng cũng có một số SV có xu hướng đồng thuận rằng; việc học môn ÂNVĐ sẽ giúp các em tích luỹ được nhiều giá trị kiến thức, đồng thời nâng cao năng lực sư phạm cho bản thân. Nhận thức này của sinh viên khoa GDTC so với từng nhận thức còn lại hầu như chiếm ưu thế. Đây là điều hoàn toàn chính đáng, phù hợp với ngành học và chiến lược đào tạo những thầy cô giáo thể dục tương lai.
Với các ngành đào tạo còn lại gồm: HLTT, Y học TDTT, Quản lý TDTT kết quả phỏng vấn cho thấy các em có thiên hướng rõ ràng hơn so với các thiên hướng khác, SV tham gia học tập môn học ÂNVĐ để hỗ trợ và phục vụ cho cá nhân ngành học của mình, qua đó sẽ giúp các em tăng cường kỹ năng làm việc tập thể, điều hành nhóm và phát huy sự sáng tạo tuyệt đối của cá nhân trong giải quyết các công việc được giao, nâng cao năng lực cá nhân, tự tin trong giao tiếp và học để phục vụ đúng mục đích công việc sau ra trường.
3.1.2.2. Đánh giá điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy, học tập chương trình môn Âm nhạc vũ đạo cho sinh viên Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh.
Về cơ bản cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ việc dạy và học môn ÂNVĐ cho SV là hoàn toàn đáp ứng tốt được chất lượng đào tạo đặt ra, tuy nhiên biên cạnh đó cũng cần khắc phục, bổ sung thêm đạo cụ và thiết bị âm nhạc như Đàn, trống và them mặt sàn gỗ để đảm bảo chuyên môn trong giảng dạy.
3.1.2.3. Thực trạng số đợt tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ giáo viên tham gia giảng chương trình môn Âm nhạc vũ đạo tại Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh, giai đoạn 2006 - 2014.
Sau khi triển khai CTM ÂNVĐ vào giảng dạy giai đoạn năm học 2006-2007, cán bộ giáo viên đã được tập huấn với 18 giáo án (buổi), sau đó tự tập với 69 buổi nhằm thảo luận và hoàn thiện kỹ năng giảng dạy môn học. Sau đó trong suốt giai đoạn năm 2008-2014, bộ môn không có thêm đợt tập huấn chuyên môn nào mà thay vào đó là những buổi tự sinh hoạt chuyên môn được 137 buổi với tỉ lệ tập 1 tuần/1 buổi, có thể nói đây là cố gắng với tinh thần quyết tâm này là giá trị hăng say trong hoạt động nghề nghiệp của tập thể cán bộ giáo viên trực tiếp giảng dạy môn ÂNVĐ.
3.1.2.4. Nhu cầu sử dụng nội dung chương trình môn Âm nhạc vũ đạo cho sinh viên các ngành học tại trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh.
Căn cứ kết quả nghiên cứu tại mục 3.1.2, bảng 3.3 và biểu đồ 3.2, luận án tiến hành phỏng vấn 24 chuyên gia, các nhà quản lý của 04 khoa và 231 SV khóa đại học 48 thuộc 04 ngành học GDTC, HLTT, Y học TDTT, Quản lý TDTT tại Trường đại học TDTT Bắc Ninh. Để đáp ứng nhu cầu xã hội do CTM ÂNVĐ mang lại cho SV tại Trường đại học TDTT Bắc Ninh, luận án tiến hành phân CTM ÂNVĐ thành 02 nhóm (Nhóm 1, chương trình học dành cho ngành học GDTC với 3 nội dung Âm nhạc, Múa và KVTT và Nhóm 2, cho các ngành học HLTT, Quản lý TDTT, Y học TDTT với 2 nội dung học tập Âm nhạc và KVTT), đảm bảo mục tiêu cũng như tính đặc thù của từng ngành học là hoàn toàn phù hợp, đáp ứng được mong mỏi của SV.
3.1.3. Đánh giá thực trạng chương trình môn Âm nhạc vũ đạo cho sinh viên trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh.
3.1.3.1. Xác định căn cứ đánh giá chương trình môn Âm nhạc vũ đạo cho đối tượng nghiên cứu.
Trên cơ sở tổng hợp các văn bản đã được ban hành, từ thực tế lý luận nghiên cứu, luận án tiến hành xác định được 8 căn cứ làm cơ sở đánh giá CTM ÂNVĐ cho SV Trường đại học TDTT Bắc Ninh gồm: Thông tư số 57/2012/TT- GD&ĐT, ngày 27/12/2012; Nghị quyết số 29 NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Kế hoạch hành động ban hành kèm theo Quyết định số 2653 /QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2014; Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT, ngày 14/3/2016; Kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến CTĐT trong nước và quốc tế; Thực trạng đào tạo, cũng như thực tiễn nhu cầu sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá CTM ÂNVĐ cho SV Trường đại học TDTT Bắc Ninh; Bản chất quy trình đánh giá CTM ÂNVĐ theo hướng tiếp cận CDIO(2+) của tác giả luận án.
3.1.3.2. Xác định nguyên tắc đánh giá chương trình môn Âm nhạc vũ đạo cho sinh viên Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
Trên cơ sở tổng hợp và phân tích các nguồn tài liệu có liên quan, luận án đã tổng hợp được 07 nguyên tắc cơ bản để đưa vào lấy ý kiến của các chuyên gia. Việc lấy ý kiến phỏng vấn được luận án tiến hành với 56 chuyên gia trên toàn quốc. Kết quả phỏng vấn lựa chọn tính phù hợp của các nguyên tắc trong đánh giá CTM ÂNVĐ cho SV Trường đại học TDTT Bắc Ninh: Cả 07 nguyên tắc mà đề tài lựa chọn đưa vào phỏng vấn thì có 07/07 nguyên tắc đều được các chuyên gia lựa chọn với đồng ý. Từ kết quả nghiên cứu trên cho phép luận án xác định các nội dung cụ thể của từng nguyên tắc nhằm đảm bảo quá trình đánh giá CTM ÂNVĐ cho SV Trường đại học TDTT Bắc Ninh.
3.1.4. Lựa chọn nội dung bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình môn Âm nhạc vũ đạo cho sinh viên Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh.
3.1.4.1. Bản chất đánh giá chương trình môn Âm nhạc vũ đạo cho sinh viên Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh theo quan điểm tiếp cận CDIO(2+) của tác giả luận án.
Bản chất đánh giá CTM ÂNVĐ cho SV Trường đại học TDTT Bắc Ninh theo quan điểm tiếp cận mô hình CDIO(2+) của tác giả luận án tại sơ đồ 3.2 cơ bản đã thể hiện các mặt quan điểm đánh giá về CTĐT nói chung và CTM ÂNVĐ nói riêng. Với đặc điểm môn học ÂNVĐ có nhiều yếu tố mang tính hiện đại của các loại hình nghệ thuật nên việc lựa chọn mô hình CDIO là trung tâm, sau đó được phát triển qua các yếu tố cộng hưởng; Thứ nhất, từ các giá trị lý luận nghiên cứu trong nước và quốc tế (1+) liên quan đến các lĩnh vực đánh giá chất lượng CTĐT; Thứ hai, cùng với quan điểm xây dựng tiêu chí đặc thù đánh giá CTM ÂNVĐ của tác giả luận án (1+), đảm bảo có sự gắn kết chặt chẽ của đặc điểm môn học ÂNVĐ với đặc thù của các giá trị văn hóa, nghệ thuật và Thể thao. Mục đích của việc thiết kế, đổi mới hay phát triển CTM ÂNVĐ này đều phụ thuộc vào tâm tư, nguyện vọng đối tượng người học (nguyên tắc lấy người học là trung tâm của quá trình đào tạo), cũng như qua đó khắc phục những hạn chế của môn học hiện hành, hướng tới đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội.
3.1.4.2. Lựa chọn các tiêu chuẩn đánh giá cấp I CTM ÂNVĐ cho sinh viên Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh định hướng tiếp cận CDIO(2+)
Để tiến hành lựa chọn các tiêu chuẩn đánh giá cấp I CTM ÂNVĐ, luận án tiến hành tổng hợp và tham khảo từ 20 nguồn tài liệu chuyên môn, qua đó đã xác định được 03 nội dung. Phiếu hỏi được gửi tới 56 chuyên gia, yêu cầu trả lời dưới 05 mức độ. Kết quả phỏng vấn cho thấy các chuyên gia đều tán thành cao, với mức trung bình của các nội dung đánh giá từ 214 điểm đến 224 điểm về nội dung Bộ tieu chuẩn đánh giá chương trình môn ÂNVĐ gồm: Đánh giá chất lượng CĐR, Tiêu chuẩn đánh giá CTM học và đánh giá tính đặc thù môn học ÂNVĐ. Chúng tôi gọi quan điểm tiếp cận này là quản điểm tiếp cận CDIO(2+) (Sơ đồ 3.2). Đây là cơ sở để luận án tiến hành nghiên cứu các bước tiếp theo.
3.1.4.3. Lựa chọn các tiêu chí cấp II đánh giá CTM ÂNVĐ Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh định hướng tiếp cận CDIO(2+)
Luận án tiếp tục tiến hành phỏng vấn 2 lần các tiêu chí đã lựa chọn, bởi 56 chuyên gia, cán bộ GV, theo 5 mức trả lời tương ứng với điểm gồm; Rất cần thiết (4 điểm) - Cần thiết (3 điểm) - Bình thường (2 điểm) - Ít cần thiết - (1 điểm) - Không cần thiết (0 điểm). Kết quả phỏng vấn được luận án sử dụng phần mềm SPSS (Statistical Package for Social Sciences) để kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha nhằm loại bỏ các tiêu chí gây nhiễu, không đủ độ tin cậy. Việc kiểm nghiệm độ tin cậy Cronbach’s Alpha (được trình bày tại bảng 3.9) cho phép luận án loại bỏ các tiêu chí thể hiện mối tương quan với biến tổng 0,6 (từ 0,62-0,78), các tiêu chí lựa chọn có đủ độ tin cậy, giải thích được các tiêu chuẩn cần xác định. Mức độ tin cậy của các tiêu chí còn được thể hiện ở tính thống nhất trong 2 lần phỏng vấn của các GV, chuyên gia (với hệ số tin cậy thu được rÎ [0.8-0.93], như vậy luận án đã lựa chọn được 29/48 tiêu chí cấp II để tiếp tục nghiên cứu.
3.1.4.4. Xác định các tiêu chí minh chứng cấp III “chí bảo” đánh giá chương trình môn Âm nhạc vũ đạo cho sinh viên Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh định hướng tiếp cận CDIO(2+).
Trên cơ sở xử lý thống kê và các kết quả nghiên cứu có liên quan, cho phép luận án xác định các tiêu chí minh chứng đảm bảo đủ độ tin cậy cũng như các yêu cầu của bộ tiêu chí minh chứng nhằm đánh giá CTM ÂNVĐ cho SV Trường đại học TDTT Bắc Ninh
Từ kết quả trên cho thấy: để đánh giá CTM ÂNVĐ cho SV Trường đại học TDTT Bắc Ninh theo hướng tiếp cận CDIO(2+), luận án đã lựa chọn 03 bộ tiêu chuẩn (tiêu chí cấp I) với 29 tiêu chí cấp II và 117 tiêu chí minh chứng cấp III. Đây là cơ sở để luận án tiếp tục tiến hành các bước đánh giá tiếp theo nhằm đảm bảo giải quyết các nhiệm vụ mà luận án đã đề ra.
3.1.4.5. Xác định công cụ đánh giá chương trình Âm nhạc vũ đạo cho sinh viên Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh.
Việc xác định công cụ đánh giá CTM ÂNVĐ cho SV Trường đại học TDTT Bắc Ninh, bước đầu luận án tiến hành tổng hợp lý luận, thực tiễn qua việc xác định các cơ sở nghiên cứu từ các nhà khoa học đi trước như; Đỗ Thế Hưng (2012), Phạm Minh Hùng (2014), [40]... Để xác định công cụ đánh giá CTM ÂNVĐ cho SV Trường đại học TDTT Bắc Ninh, luận án đã sử dụng phương pháp đánh giá qua việc tiếp cận cách phân loại theo thang bậc tư duy của Bloom (Bloom’s cognitive taxonomy), tương ứng theo thang điểm 10. Kết quả vấn đề này được luận án trình bày tại bảng 3.10.
Bảng 3.10. Vận dụ