Tóm tắt Luận án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông

Ngành công nghiệp công nghệ thông tin nói chung và các doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam. Sự phát triển ngành công nghiệp CNTT và doanh nghiệp CNTT góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển nhanh các lĩnh vực, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia và hiệu quả của nền kinh tế, góp phần rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để đáp ứng nhu cầu đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp các doanh nghiệp CNTT chỉ dựa vào khả năng chuyên môn, nguồn lực nội bộ doanh nghiệp chưa đủ, mà cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài thông qua các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (DVHTDN) như hỗ trợ tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại, tư vấn pháp luật, đào tạo nhân lực, hỗ trợ cung cấp và chuyển giao công nghệ. Các DVHTDN phát huy hiệu quả cao nhất khi được phát triển cả về số lượng, quy mô cung ứng dịch vụ và chất lượng, cơ cấu dịch vụ. Vậy làm thế nào để phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam? Trả lời được câu hỏi này giúp gợi ý những giải pháp, chính sách thúc đẩy phát triển ngành DVHTDN đồng thời góp phần phát triển nhanh chóng các doanh nghiệp CNTT ở Việt Nam

pdf12 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của nghiên cứu Ngành công nghiệp công nghệ thông tin nói chung và các doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam. Sự phát triển ngành công nghiệp CNTT và doanh nghiệp CNTT góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển nhanh các lĩnh vực, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia và hiệu quả của nền kinh tế, góp phần rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để đáp ứng nhu cầu đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp các doanh nghiệp CNTT chỉ dựa vào khả năng chuyên môn, nguồn lực nội bộ doanh nghiệp chưa đủ, mà cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài thông qua các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (DVHTDN) như hỗ trợ tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại, tư vấn pháp luật, đào tạo nhân lực, hỗ trợ cung cấp và chuyển giao công nghệ. Các DVHTDN phát huy hiệu quả cao nhất khi được phát triển cả về số lượng, quy mô cung ứng dịch vụ và chất lượng, cơ cấu dịch vụ. Vậy làm thế nào để phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam? Trả lời được câu hỏi này giúp gợi ý những giải pháp, chính sách thúc đẩy phát triển ngành DVHTDN đồng thời góp phần phát triển nhanh chóng các doanh nghiệp CNTT ở Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu tổng quát là đề xuất phương hướng, giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ở Việt Nam, góp phần giúp DNCNTT thực sự trở thành các doanh nghiệp mũi nhọn trong phát triển kinh tế Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: Thứ nhất, hệ thống hóa các lý luận phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ thông tin. Thứ hai, phân tích thực trạng phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam. Thứ ba, đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam. 2.2 Câu hỏi nghiên cứu Để trả lời cho câu hỏi quản lý, quá trình nghiên cứu sẽ tập trung vào việc tìm câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu: (1) Cơ sở lý luận phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của các doanh nghiệp CNTT ở Việt Nam là gì? (2) Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của các doanh nghiệp CNTT ở Việt Nam? (3) Thực trạng phát triển của dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của các doanh nghiệp CNTT ở Việt nam thời gian qua như thế nào? (4) Nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của các doanh nghiệp CNTT hiện tại và tương lai ra sao? (5) Định hướng phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp cho các doanh nghiệp CNTT thế nào và cần giải pháp gì để phát triển? 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ở Việt Nam. Giới hạn nội dung nghiên cứu: Bộ Thông tin truyền thông phân chia doanh nghiệp CNTT thành ba loại là doanh nghiệp phần cứng, doanh nghiệp phần mềm và doanh nghiệp nội dung số. Tuy nhiên, doanh nghiệp phần cứng có tính chất giống như một doanh nghiệp công nghiệp và đặc điểm, tính chất hoạt động có nhiều khác biệt đối với hai loại doanh nghiệp CNTT còn lại là doanh nghiệp phần mềm và doanh nghiệp nội dung số. Ngoài ra, doanh nghiệp phần mềm và doanh nghiệp nội dung số là những doanh nghiệp có tính đặc thù của ngành công nghệ thông tin trong đó nhiều doanh nghiệp phần mềm hoạt động cả lĩnh vực nội dung số và ngược lại. Do đó, luận án chỉ tập trung vào nghiên cứu DVHT các doanh nghiệp phần mềm và doanh nghiệp nội dung số. Về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: Nhiều nhà nghiên cứu về DVHT trong đó có Wren, C. và Storey, D.J. (2002), Hội đồng các nhà tài trợ Cộng đồng chung Châu Âu (European Commission, 2002) cho rằng các DVHT nên là những dịch vụ phi tài chính và theo hướng nâng cao các kỹ năng và kiến thức thị trường. Đồng tình với quan điểm trên, luận án giới hạn các DVHT nghiên cứu trong luận án là các DVHT phi tài chính. Các DVHT phi tài chính được nghiên cứu trong luận án gồm hệ thống DVHT cơ bản, DVHT chung và một số DVHT chuyên sâu mà hiện DNCNTT đang được tiếp cận và sử dụng ở Việt Nam. Các DVHT được nghiên cứu trong luận án đã loại trừ các DVHT tài chính như hỗ trợ vốn, ưu đãi thuế. Giới hạn không gian nghiên cứu: Trong luận án nghiên cứu bên sử dụng DVHT là các doanh nghiệp CNTT ở Việt Nam, trong đó số liệu điều tra điển hình tập trung chủ yếu tại 3 thành phố lớn là TP Hồ Chí Minh, TP Hà nội và TP Đà Nẵng do trên thực tế có khoảng trên 50% doanh nghiệp CNTT hoạt động tại TP Hồ Chí Minh, 40% doanh nghiệp CNTT hoạt động tại Hà Nội, còn lại khoảng chưa đến 10% hoạt động tại các tỉnh, thành phố khác. Bên cung cấp DVHTDN là tất cả các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ở Việt Nam, trong đó tập trung vào các nhà cung cấp DVHT tại 03 thành phố lớn là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng do mật độ doanh nghiệp CNTT hoạt động tại 03 thành phố này cao nên các nhà cung cấp DVHT cũng hoạt động chủ yếu tại 03 thành phố này. Giới hạn thời gian nghiên cứu: Năm 2011, Bộ TTTT đã thực hiện đề tài xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”. Luận án nghiên cứu việc phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp CNTT từ năm 2012 sau khi có những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và Bộ ban ngành đối với ngành CNTT nói chung và doanh nghiệp CNTT nói riêng. Do đó, bối cảnh nghiên cứu của luận án trung đánh giá sự phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến 2016 và đề xuất định hướng phát triển đến năm 2025. 3 4. Quy trình nghiên cứu luận án Sau khi xác định phương pháp nghiên cứu, tác giả đã tiến hành nghiên cứu dựa trên các bước như sau: Bước 1: Nghiên cứu tổng quan về các công trình liên quan đến đề tài Đối tượng nghiên cứu chính: Luận án nghiên cứu tổng quan các lý thuyết về phát triển và các nghiên cứu về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Nội dung thực hiện: (1) Tập hợp các tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan đến “phát triển” và “dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp”; (2) Tổng hợp các tài liệu để tìm ra các lý luận và phương pháp có thể kế thừa trong nghiên cứu; (3) Phân tích các nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu để tìm ra khoảng trống nghiên cứu; (4) Đọc thêm các tài liệu phục vụ nghiên cứu luận án. Mục tiêu và kết quả cần đạt được: Tổng quan những kết quả nghiên cứu đã có trong và ngoài nước tìm ra khoảng trống nghiên cứu cho luận án. Bước 2: Xác định cơ sở lý luận phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT Đối tượng nghiên cứu chính: Từ nghiên cứu tổng quan, luận án chỉ ra quan điểm về phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT, các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT, các tiêu chí đo lường phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT. Nội dung thực hiện: (1) Dựa trên tài liệu nghiên cứu tổng quan, luận án luận giải quan điểm về phát triển và phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ở Việt Nam; (2) Tổng hợp các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ở Việt Nam; (3) Đọc các tài liệu để tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT tại Ấn Độ, Trung Quốc. Mục tiêu, kết quả cần đạt được: Xây dựng được khung nghiên cứu phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ở Việt Nam. Hình 1: Quy trình nghiên cứu phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ở Việt Nam Nguồn: Tác giả xây dựng từ tổng quan nghiên cứu Thực trạng phát triển DVHT doanh nghiệp CNTT - Phát triển số lượng DVHT - Phát triển chất lượng DVHT Thông tin dữ liệu thứ cấp, sơ cấp Cơ sở lý luận từ tổng quan nghiên cứu Khả năng cung ứng DVHTDN Định hướng phát triển DVHT DN CNTT Kinh nghiệm các nước về phát triển DVHT DNCNTT Nhu cầu DNCNTT về DVHT Giải pháp, Kiến nghị Phát triển DVHT DNCNTT 4 Bước 3: Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT Đối tượng nghiên cứu chính: Luận án đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT từ năm 2012 đến nay thông qua bốn nhóm tiêu chí: tiêu chí phản ánh về mặt số lượng, tiêu chí phản ánh về mặt chất lượng, hiệu quả và cơ cấu dịch vụ hỗ trợ DNCNTT; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT qua ba nhóm nhân tố: nhân tố tác động từ phía cầu, nhân tố tác động từ phía cung và các nhân tố khác. Nghiên cứu nhân tố tác động đến lựa chọn sử dụng hay không sử dụng từng nhóm DVHT của các DNCNTT ở Việt Nam. Nội dung thực hiện: (1) Tiến hành khảo sát để đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT tại 03 thành phố gồm TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng; (2) Thu thập dữ liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp liên quan đến DNCNTT và nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ DNCNTT từ Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê, VCCI, Vinasa, HCA...; (3) Tập hợp dữ liệu phân tích định tính và tính toán các chỉ tiêu phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ở Việt Nam; (4) Phân tích định tính các nhân tố ảnh hưởng từ phía cung, phía cầu và các nhân tố khác đến phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ở Việt Nam; (5) Sử dụng mô hình Logit để phân tích định lượng các nhân tố tác động đến lựa chọn sử dụng hay không sử dụng từng nhóm dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ở Việt Nam. Mục tiêu, kết quả cần đạt được: Thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT theo hướng tích cực hay tiêu cực, thấy rõ trạng thái phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ở Việt Nam hiện nay cũng như các nhân tố tác động đến việc lựa chọn sử dụng hay không sử dụng từng nhóm DVHT cụ thể của DNCNTT. Bước 4: Phương hướng, giải pháp, kiến nghị Đối tượng nghiên cứu chính: Đánh giá tiềm năng, dự báo nhu cầu từng nhóm DVHT của doanh nghiệp CNTT ở Việt Nam và quan điểm định hướng của các Bộ, ban ngành từ đó nêu lên quan điểm của luận án về phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ở Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: (1) Đọc tài liệu để tìm hiểu xu hướng phát triển ngành CNTT và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trên thế giới; (2) Sử dụng kết quả nghiên cứu định lượng trong mô hình Logit ở chương 3 để dự báo nhu cầu sử dụng từng nhóm DVHT cụ thể của DNCNTT ở Việt Nam; (3) Gợi ý giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ở Việt Nam. Mục tiêu, kết quả cần đạt được: Xây dựng được nhóm các giải pháp, kiến nghị cho từng đối tượng cụ thể trong việc phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ở Việt Nam trong giai đoạn tới. 5 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để đánh giá, đo lường phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT và các nhân tố tác động đến lựa chọn sử dụng hay không sử dụng DVHT của các DNCNTT ở Việt Nam. Tuy nhiên, phương pháp nghiên cứu định tính đóng vai trò chủ đạo, kết quả từ nghiên cứu định lượng được sử dụng để hỗ trợ, minh họa cho nghiên cứu định tính. 6. Đóng góp mới của luận án 6.1 Đóng góp về mặt lý luận Luận án nghiên cứu phát triển DVHTDN theo cách tiếp cận dưới góc độ ngành/lĩnh vực và đề xuất chính sách tạo môi trường thuận lợi để phát triển dịch vụ chứ không nghiên cứu riêng rẽ từng doanh nghiệp hay sản phẩm dịch vụ. Với định hướng đó, luận án đã có những đóng góp mới sau đây: (1) Thứ nhất, luận án đã xây dựng được khái niệm và nội hàm của phát triển dịch vụ hỗ trợ (DVHT) doanh nghiệp công nghệ thông tin (DNCNTT) trên cơ sở vận dụng khái niệm và nội hàm của DVHT doanh nghiệp nói chung vào trường hợp cụ thể cho các DNCNTT. (2) Thứ hai, xây dựng bộ tiêu chí phản ánh sự phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ở Việt Nam thông qua bốn nhóm tiêu chí gồm: Số lượng và quy mô dịch vụ; Cơ cấu dịch vụ; Hiệu quả dịch vụ; Chất lượng dịch vụ. (3) Thứ ba, ngoài các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT được tổng hợp từ tổng quan các công trình nghiên cứu, luận án đã bổ sung thêm các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài, bao gồm: Hội nhập quốc tế; Môi trường thể chế; Tiến bộ của khoa học - công nghệ.. 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn, đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu (1) Đánh giá được thực trạng cung ứng và phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT và nhu cầu về DVHTDN của các doanh nghiệp CNTT ở Việt Nam hiện nay. (2) Xác định được những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT trong bối cảnh nghiên cứu cụ thể ở Việt Nam và các nhân tố chính ảnh hưởng đến lựa chọn sử dụng DVHT của DNCNTT trong từng nhóm dịch vụ cụ thể gồm: DV tư vấn, DV xúc tiến, DV đào tạo, DV công nghệ, DV kết nối và DV chuyên sâu. (3) Gợi ý các giải pháp và kiến nghị góp phần phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ở Việt Nam từ nay đến năm 2025. 7. Kết cấu luận án Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, các phụ lục, danh mục bảng biểu, nội dung chính của luận án kết cấu trong bốn chương. 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VÀ DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1.1 Các nghiên cứu về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 1.1.1 Nghiên cứu về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trên thế giới 1.1.1.1 Các nghiên cứu về phát triển thị trường dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Nghiên cứu điển hình theo hướng này là nghiên cứu “Developing Commercial Markets for Business Development Services” (2003) của Miehlbradt và McVay hay của European Commission (2002) trong nghiên cứu “A study of business support services and market failure” cho thị trường DVHT trong toàn bộ nền kinh tế, hay nghiên cứu cho thị trường DVHT cho một ngành như “A guide to Strengthening Business development services in Rural areas” của Best, R. (2015). Các nghiên cứu theo hướng này thường tập trung phân tích về cung cầu thị trường DVHTDN, xem xét mức độ mạnh yếu của cung cầu từ đó định vị thị trường và gợi ý các giải pháp phát triển, mở rộng thị trường DVHTDN. Đây là cách tiếp cận phổ biến nhất trong các nghiên cứu liên quan đến DVHTDN. 1.1.1.2. Các nghiên cứu về phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Nghiên cứu theo hướng này về phát triển DVHTDN dựa trên nghiên cứu về nội hàm phát triển của DVHT. Nghiên cứu “Scaling Business Development Services in the United States” của Edgcomb, E. L., Thetford, T. ( 2010), nghiên cứu “Can Business Development Services practitioners learn from theories on innovation and services marketing” của Caniëls, M.C.J. và Romijn H.A. (2003), “Giải pháp pháp triển DV hỗ trợ cho doanh nghiệp nông nghiệp ở thành phố Cần Thơ” của Mai Văn Đài (2012). Cách tiếp cận thứ hai này thường đứng trên quan điểm của nhà cung cấp DVHT và có thể là một tập hợp các nhà cung cấp DVHT cung ứng dịch vụ cho những doanh nghiệp hoạt động trong một ngành, lĩnh vực cụ thể nhằm tìm hiểu xem DVHT được cung cấp có số lượng và chất lượng, cơ cấu DVHT hay khả năng cung ứng có đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp sử dụng DVHT không, từ đó gợi ý ra các biện pháp để phát triển DVHTDN trong tương lai. 1.1.1.3. Các nghiên cứu về hiệu quả của dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Các nghiên cứu theo hướng này thường đánh giá hiệu quả DVHTDN đối với một loại hình doanh nghiệp hoặc đánh giá hiệu quả của một chương trình thực hiện cung cấp DVHTDN. Nghiên cứu “Assessing Markets for Business Development Services: What have we learned so far?” của Miehlbradt, A.O. (2002), của Viện Nghiên cứu doanh nghiệp nhỏ tại Áo dưới sự bảo trợ của Công đồng chung Châu Âu trong nghiên cứu “Support services for micro, small and 7 sole proprietor’s businesses” (2002), của Mole, K. (2008) với nghiên cứu “Assesing the effectiveness of business support services in England: Evidence from a theory based evaluation”. Cách tiếp cận thứ ba này thường đứng trên góc độ phân tích của một nhà cung cấp dịch vụ nhất định, tài trợ cho một chương trình hoặc điều tiết một mạng lưới cung ứng DVHTDN cho nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau và các doanh nghiệp tiếp nhận và sử dụng dịch vụ cũng hoạt động trong nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau. Đánh giá hiệu quả, hiệu suất của chương trình hoặc mạng lưới đó dựa trên khảo sát sự hài lòng của doanh nghiệp tiếp nhận, sử dụng dịch vụ; về chất lượng dịch vụ, loại hình dịch vụ, cơ cấu giá cả... hoặc sự thay đổi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp sau khi tiếp nhận, sử dụng DVHT. Tìm ra những loại hình DVHT phù hợp nhu cầu của doanh nghiệp sử dụng, thay đổi cách thức cung ứng dịch vụ hoặc cải thiện chất lượng dịch vụ. 1.1.2. Các nghiên cứu về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ở Việt Nam Ngoài ra còn khá nhiều nghiên cứu của các tác giả trong nước đã nghiên cứu về phát triển DVHT doanh nghiệp như “Hoàn thiện hệ thống dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh của phòng thương mại và công nghiệp Việt nam”của Phan Hồng Giang (2006), nghiên cứu của Mai Văn Nam và Hoàng Phương Đài năm 2012 về “Giải pháp pháp triển DV hỗ trợ cho doanh nghiệp nông nghiệp ở thành phố Cần Thơ”, của Hà Sơn Tùng về “Phát triển DVHT kinh doanh (BSS) trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh” (2013) ... 1.2 Các nghiên cứu về phát triển dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp CNTT Có rất ít các công trình nghiên cứu về phát triển dịch vụ hỗ trợ dành riêng cho đối tượng DNCNTT, phần nhiều các nghiên cứu hoặc là có đề cập đến doanh nghiệp CNTT hoặc DVHTDN cho việc ứng dụng CNTT đối với các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa. 1.3. Kết luận rút ra từ tổng quan và hướng nghiên cứu luận án Tóm lại, khảo sát các tài liệu về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp có thể rút ra một số kết luận như sau: (i) Các nghiên cứu về DVHT đều thống nhất khẳng định đây là một loại hình dịch vụ quan trọng và cần thiết đối với mọi doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn, từ mới thành lập đến hoạt động lâu năm, cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong mọi ngành nghề; (ii) Các nghiên cứu đều hội tụ đến việc sử dụng DVHT phát huy tiềm năng của doanh nghiệp tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội chung của vùng, miền, quốc gia; (iii) Phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp được hiểu là sự mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, hiệu quả DVHTDN; (iv) Phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp giảm dần các hỗ trợ trực tiếp, tăng cường các hỗ trợ gián tiếp. Như vậy, hiện chưa có nghiên cứu toàn diện, hệ thống nào về phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp cho đối tượng doanh nghiệp công nghệ thông tin. 8 Nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản lý cho các bên cung ứng DVHTDN và các nhà nghiên cứu về ngành công nghệ thông tin. Xuất phát từ “khoảng trống nghiên cứu” đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án Tiến sĩ. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở VIỆT NAM 2.1. Khái quát chung về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 2.1.1. Khái niệm, phân loại dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Khái niệm dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: Tổng hợp lại các khái niệm về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp của các nhà nghiên cứu trước, có thể quan niệm “Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp là những dịch vụ hỗ trợ, cải thiện, thúc đẩy từ các cơ quan, tổ chức bên ngoài nhằm nâng cao năng lực, tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp góp phần giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển”. Phân loại dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: Cách phân loại phổ biến của ILO, phân DVHT doanh nghiệp được chia làm 07 loại: tiếp cận thị trường, cơ sở hạ tầng và CNTT, chính sách / dịch vụ tư vấn, cung ứng đầu vào, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật, phát triển công nghệ và sản phẩm, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, dịch vụ tư vấn, xúc tiến tài chính. Cách phân loại thứ hai chia làm 2 nhóm theo tính chất của dịch vụ: “Hỗ trợ tăng cường” là những dịch vụ hỗ trợ được thực hiện liên tục và thường xuyên cho một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định và “hỗ trợ không tăng cường” là những dịch vụ hỗ trợ thường diễn ra một lần. Cách phân loại thứ ba chia DVHT thành ba loại theo nhà cung ứng gồm loại một: dịch vụ nhà cung ứng duy nhất là những dịch vụ thường chỉ có một nhà cung ứng duy n
Luận văn liên quan