Vùng biển vịnh Vân Phong (VVP) là nơi có nhiều nguồn lợi thủy sản đa dạng và
phong phú với nhiều hệ sinh thái, rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn. Đây là nơi sinh
sản, nuôi dưỡng ấu trùng, cá con để cung cấp nguồn lợi cho vùng biển ven bờ, vùng
lộng, vùng khơi [22,27].
Nguồn lợi cá ở VVP đa dạng về chủng loại: có 351 loài cá thuộc 19 bộ, 100 họ
và 215 giống; nhóm cá đáy ven bờ và cá rạn san hô có 283 loài, nhóm cá nổi có 68
loài. Trong đó, loài có giá trị kinh tế là 68 loài như cá thu, cá ngừ, cá mú, cá cơm, cá
trích, cá đối, cá phèn, cá nhồng [19]. Các rạn san hô trong VVP không còn duy trì ở
tình trạng tốt: độ phủ san hô sống chỉ xếp ở mức trung bình (26,1 ± 3,6%), san hô cứng
chiếm ưu thế (19,7 ± 3,3%) và san hô mềm chiếm không đáng kể (6,4 ± 2,3%) [26].
Cỏ biển ở VVP khá đa dạng với 9 loài cỏ biển, phổ biến và chiếm ưu thế là loài
cỏ lá dừa, cỏ vích. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hoà và nhóm
nghiên cứu thì diện tích và cấu trúc của các thảm cỏ biển tại Bến Rong (Tuần Lễ, xã
Vạn Thọ) và Xuân Hà (xã Vạn Hưng) tiếp tục suy giảm giai đoạn 2007-2013 [18].
Diện tích rừng ngập mặn suy giảm nghiêm trọng, hiện chỉ còn các dải rừng nhỏ hẹp
phân bố rất rải rác dọc theo đường bờ biển, sông, lạch và trong vùng ao, đìa nuôi thủy
sản ở các xã Vạn Thọ, Vạn Khánh, Vạn Hưng, Ninh Thọ với tổng diện tích khoảng
17,7 ha). Diện tích rừng ngập mặn Tuần Lễ (năm 2001) có khoảng 15 ha, đến năm
2009 chỉ còn lại 8,83 ha và tiếp tục thu hẹp diện tích tính đến tháng 6/2013 do người
dân phá rừng để làm nhà, nuôi trồng thuỷ sản [18].
58 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản tại Vịnh Vân Phong tỉnh Khánh Hoà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
-------------------------------------
VŨ KẾ NGHIỆP
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ
VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THUỶ SẢN
TẠI VỊNH VÂN PHONG TỈNH KHÁNH HOÀ
Ngành đào tạo: Kỹ thuật Khai thác thuỷ sản
Mã số: 62620304
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
KHÁNH HOÀ - 2017
Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Nha Trang
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Phan Trọng Huyến
2. TS. Trần Đức Phú
Phản biện 1: TS. Hoàng Hoa Hồng
Phản biện 2: TS. Nguyễn Long
Phản biện 3: TS. Thái Văn Ngạn
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp trường họp tại Trường
Đại học Nha Trang vào hồi ngày tháng năm 2017.
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Trường Đại học Nha
Trang
1
TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đề tài luận án: Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản tại
Vịnh Vân Phong tỉnh Khánh Hoà
Ngành: Kỹ thuật khai thác thủy sản
Mã số: 62620304
Nghiên cứu sinh: Vũ Kế Nghiệp
Khoá: 2010
Người hướng dẫn: 1. TS. Phan Trọng Huyến
2. TS. Trần Đức Phú
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nha Trang
Nội dung:
1. Luận án đã xây dựng bộ dữ liệu toàn diện về khai thác thuỷ sản tại vịnh Vân Phong
bao gồm thực trạng số lượng tàu thuyền các nghề, cơ cấu các nghề. Đặc biệt, những nghề gây
hại đến nguồn lợi như là: khai thác bằng chất nổ, khai thác sử dụng chất độc, nghề lưới kéo và
các tàu có công suất ≥ 20CV mặc dù đã bị cấm (theo Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày
31/3/2010 của Chính phủ và quyết định số 05/2014/QĐ-UBND ngày 10/02/2014 của UBND
tỉnh Khánh Hoà) nhưng vẫn hoạt động khai thác thuỷ sản trong vịnh Vân Phong.
2. Luận án đã sử dụng phương pháp hiện đại để tính toán cường lực, sản lượng khai thác
bền vững tối đa cho vùng biển vịnh Vân Phong. Đã xác định tương đối chính xác cường lực,
sản lượng khai thác tại vịnh Vân Phong hiện nay vượt quá ngưỡng cường lực và sản lượng
khai thác bền vững tối đa.
3. Luận án đã phân tích, đánh giá toàn diện các nguyên nhân làm cho nguồn lợi thuỷ sản
ở vịnh Vân Phong ngày càng cạn kiệt. Từ đó, đã đề ra năm nhóm giải pháp nhằm hạn chế
những nguy cơ trên.
- Giải pháp 1: Điều chỉnh hoạt động khai thác thuỷ sản thông qua ngăn ngừa hoạt động
của tàu lưới kéo, tàu có công suất ≥20CV trong vùng biển vịnh Vân Phong bằng cách điều
chỉnh tổng cường lực nhỏ hơn mức cường lực khai thác hợp lý và biện pháp tuyên truyền giáo
dục, chủ tàu đăng ký vùng hoạt động cho tàu của mình, chủ tàu cam kết thực hiện đúng bản
đăng ký và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
- Giải pháp 2: Điều chỉnh lại cơ cấu các nghề khai thác bằng cách cắt giảm 220 tàu lưới
kéo có công suất dưới 20CV và phân bổ số tàu này cho các nghề nghề lưới vây, nghề lưới rê,
nghề câu và nghề khác. Đồng thời đề tài cũng đã đề xuất 2 bước để thực hiện việc cắt giảm
các tàu thuyền làm nghề lưới kéo hoạt động trong vịnh Vân Phong (là nghề đã bị cấm hoạt
động trong vịnh Vân Phong theo quyết định số 05/2014/QĐ-UBND ngày 10/02/2014 của
UBND tỉnh Khánh Hoà).
- Giải pháp 3: Xử lý đối với số tàu thuyền dôi dư sau khi cơ cấu lại các nghề khai thác
bằng cách chuyển đổi số tàu thuyền nêu trên sang nghề khác ít gây hại đối với nguồn lợi thuỷ
sản ở vùng biển vịnh Vân Phong hoặc cải hoán, nâng cấp vỏ tàu, máy tàu để khai thác tại
vùng lộng và vùng khơi.
- Giải pháp 4: Phục hồi, tái tạo một số nơi cư trú điển hình của các loài hải sản bằng
cách: trồng mới, trồng bổ sung để phục hồi các khu vực rạn san hô, cỏ biển và rừng ngập mặn
đã bị tàn phá ở vịnh Vân Phong; giáo dục tuyên truyền để người dân xung quanh vịnh Vân
Phong thấy rõ tầm quan trọng của rừng ngập mặn, thảm cỏ biển và rạn san hô đối với môi
trường và nguồn lợi thuỷ sản.
- Giải pháp 5: Đã xây dựng được phân vùng khai thác thuỷ sản với tổng diện tích mặt
nước là 151,8 km2. Trong đó vùng khai thác của nghề lưới vây - 68,05 km2; nghề lưới rê -
57,52 km2 và nghề câu - 26,23km2.
Người hướng dẫn
TS. Phan Trọng Huyến TS. Trần Đức Phú
Nghiên cứu sinh
Vũ Kế Nghiệp
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Vùng biển vịnh Vân Phong (VVP) là nơi có nhiều nguồn lợi thủy sản đa dạng và
phong phú với nhiều hệ sinh thái, rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn. Đây là nơi sinh
sản, nuôi dưỡng ấu trùng, cá con để cung cấp nguồn lợi cho vùng biển ven bờ, vùng
lộng, vùng khơi [22,27].
Nguồn lợi cá ở VVP đa dạng về chủng loại: có 351 loài cá thuộc 19 bộ, 100 họ
và 215 giống; nhóm cá đáy ven bờ và cá rạn san hô có 283 loài, nhóm cá nổi có 68
loài. Trong đó, loài có giá trị kinh tế là 68 loài như cá thu, cá ngừ, cá mú, cá cơm, cá
trích, cá đối, cá phèn, cá nhồng[19]. Các rạn san hô trong VVP không còn duy trì ở
tình trạng tốt: độ phủ san hô sống chỉ xếp ở mức trung bình (26,1 ± 3,6%), san hô cứng
chiếm ưu thế (19,7 ± 3,3%) và san hô mềm chiếm không đáng kể (6,4 ± 2,3%) [26].
Cỏ biển ở VVP khá đa dạng với 9 loài cỏ biển, phổ biến và chiếm ưu thế là loài
cỏ lá dừa, cỏ vích. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hoà và nhóm
nghiên cứu thì diện tích và cấu trúc của các thảm cỏ biển tại Bến Rong (Tuần Lễ, xã
Vạn Thọ) và Xuân Hà (xã Vạn Hưng) tiếp tục suy giảm giai đoạn 2007-2013 [18].
Diện tích rừng ngập mặn suy giảm nghiêm trọng, hiện chỉ còn các dải rừng nhỏ hẹp
phân bố rất rải rác dọc theo đường bờ biển, sông, lạch và trong vùng ao, đìa nuôi thủy
sản ở các xã Vạn Thọ, Vạn Khánh, Vạn Hưng, Ninh Thọ với tổng diện tích khoảng
17,7 ha). Diện tích rừng ngập mặn Tuần Lễ (năm 2001) có khoảng 15 ha, đến năm
2009 chỉ còn lại 8,83 ha và tiếp tục thu hẹp diện tích tính đến tháng 6/2013 do người
dân phá rừng để làm nhà, nuôi trồng thuỷ sản [18].
Qua khảo sát sơ bộ trong nhiều năm qua VVP là ngư trường thuận lợi cho các hộ
dân sống xung quanh VVP với tổng số tàu thuyền là 1068 tàu của các nghề lưới kéo,
lưới vây, lưới rê, nghề câu và các nghề khác. Điều này làm cho áp lực khai thác đã
vượt 3,23 lần so với quy hoạch tổng thể ngành thuỷ sản đến 2020 [13]. Đặc biệt, ở đây
có những nghề khai thác gây hại đối với nguồn lợi thuỷ sản, phá hoại rạn san hô như
nghề khai thác bằng chất nổ, khai thác sử dụng chất độc. Bên cạnh đó, mặc dù Nghị
định 33/2010/NĐ-CP [12], Thông tư 02/2006/TT-BTS [8] và quyết định 05/2014/QĐ-
UBND [35] đã quy định cấm các nghề lưới kéo, các tàu có công suất ≥20CV hoạt
động trong VVP nhưng các tàu này vẫn ngang nhiên hoạt động với số lượng lớn ở
VVP.
Với thực trạng đó nguồn lợi thuỷ sản ở VVP đang có dấu hiệu cạn kiệt, các nơi
trú ẩn (rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biện) đang bị phá huỷ và diện tích đang bị
thu hẹp dần.
Từ những lý do nêu trên việc nghiên cứu đề tài "Giải pháp nâng cao hiệu quả
bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản tại vịnh Vân Phong tỉnh Khánh Hoà" là
cần thiết. Luận án tập trung vào các nội dung chính sau: thực trạng khai thác thuỷ sản
tại vịnh Vân Phong; những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn lợi thuỷ sản tại vịnh Vân
Phong; giải pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong vịnh Vân Phong.
2. Mục tiêu của luận án
2.1. Mục tiêu chung: Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản tại vịnh Vân Phong.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Điều tra và đánh giá thực trạng hoạt động khai thác thuỷ sản ở vịnh Vân Phong.
- Điều tra và đánh giá thực trạng hoạt động bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở vịnh Vân
Phong.
3
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản tại
vịnh Vân Phong.
3. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động khai thác thủy sản, hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
tại vịnh Vân Phong.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian:
+ Các địa phương hoạt động khai thác thuỷ sản, cộng đồng ngư dân các xã sống
xung quanh vịnh Vân Phong (Vạn Giã, Vạn Phước, Vạn Long, Vạn Thọ, Vạn Lương,
Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Vạn Hưng của huyện Vạn Ninh; Ninh Hải và Ninh Thuỷ của
huyện Ninh Hoà).
+ Vùng biển vịnh Vân Phong
- Thời gian: 2010-2015
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Bổ sung nguồn dữ liệu về thực trạng cho lĩnh vực khoa học khai thác thuỷ sản
Việt Nam.
- Bổ sung phương pháp khoa học hiện đại để xác định sản lượng, cường lực khai
thác bền vững tối đa trong lĩnh vực khai thác thuỷ sản, phương pháp xác định số lượng
tàu thực tế hoạt động trong vùng biển nghiên cứu.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Giúp địa phương có cơ sở khoa học để quy hoạch nghề khai thác thủy sản, sắp
xếp cơ cấu nghề nghiệp, tổ chức quản lý khai thác thủy sản hợp lý trong VVP.
- Tổ chức, quản lý có hệ thống các hoạt động nghề cá để đem lại hiệu quả và bền
vững.
- Khai thác hợp lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững cung cấp
nguồn thức ăn và sinh kế ổn định lâu dài, góp phần xóa đói giảm nghèo cho dân cư
sống tại khu vực vịnh Vân Phong.
4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Đặc điểm tự nhiên vịnh Vân Phong
1.1.1 Vị trí địa lý
Vịnh Vân Phong (VVP) là vịnh nửa kín nằm giới hạn trong phạm vi 12028'-
12050'N và 109010'-109030'E. Vịnh cách Nha Trang về phía Bắc hơn 30 km theo
đường chim bay, 60 km đường bộ và 40 hải lý theo đường biển. Phía Tây VVP là phần
kéo dài của dãy Trường Sơn, cửa vịnh nằm ở phía Đông Nam rộng 17 km thông ra
biển Đông. Phía Đông Bắc là bán đảo Hòn Gốm gồm các dãy núi nhỏ và cồn cát kéo
dài. Nằm giữa bán đảo Hòn Gốm, Hòn Lớn và đảo Cổ Cò là lạch Cổ Cò có chiều rộng
200 m có độ sâu trung bình 25 m [22,27]. Diện tích mặt nước vùng vịnh khoảng
80.000 ha, nằm trên địa giới hành chính của huyện Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa, tỉnh
Khánh Hòa. Khu vực này có hệ thống đảo, bán đảo, vịnh sâu và kín gió và là khu vực
có hệ sinh thái đa dạng như rừng ngập mặn, khu hệ sinh vật đáy ở biển nông ven bờ
[32].
Toàn bộ khu vực VVP được chia thành 7 khu vực chức năng chính theo các
quyết định số 92/2006/QĐ-TTg, 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ [11,15]:
- Khu vực 1: Trung tâm bán đảo Hòn Gốm và trên đảo Hòn Lớn
- Khu vực 2: Tuần Lễ - Hòn Ngang
- Khu vực 3: Từ Tu Bông đến phía Nam đèo Cổ Mã
- Khu vực 4: Thị trấn Vạn Giã và vùng phụ cận
- Khu vực 5: Đông Bắc Ninh Hòa và Lạc An
- Khu vực 6: Dốc Lết
- Khu vực 7: Khu vực phía Đông và Đông Bắc Hòn Hèo
1.1.2 Đặc điểm địa hình ven bờ và đáy biển
1.1.2.1 Đặc điểm địa hình ven bờ
Vùng ven bờ vịnh Vân Phong có đặc điểm địa hình khá đặc biệt: hầu như toàn bộ
dải bờ phía bắc, phía tây, phía nam của vịnh bị che chắn bởi các dãy núi có độ cao
trung bình 700m. Các sông bắt nguồn từ các dãy núi này đổ ra vịnh Vân Phong đều có
phương tây bắc - đông nam, ngắn, dốc và lưu lượng biến đổi mạnh theo mùa (lũ vào
mùa mưa và khô kiệt vào mùa khô) [22].
Do sự có mặt của bán đảo Hòn Gốm ở phía đông bắc, núi Tiên Du ở phía nam
cùng với bán đảo Hòn Khói, đảo Hòn Lớn, về mặt hình thái tổng thể vịnh Vân Phong
thực tế được cấu tạo bởi ba phần [27]:
- Phần vụng Bến Gỏi, độ sâu < 20m
- Phần vụng Lạch Cổ Cò và Cửa Bé, độ sâu < 20m
- Phần vịnh Vân Phong, độ sâu 20-30m
1.1.2.2 Đặc điểm địa hình đáy vịnh
Dựa vào hình thái, độ dốc và các mặt cắt địa hình, có thể phân đáy biển vịnh Vân
Phong ra ba phần tương ứng với đáy vụng Bến Gỏi, đáy vịnh Vân Phong và đáy lạch
5
Cổ Cò - Cửa Bé. Ranh giới phân định đáy vịnh Vân Phong và đáy vụng Bến Gỏi là
dãy đồi ngầm, bãi cạn và đảo kéo dài theo hướng vĩ tuyến.
Địa hình vụng Bến Gỏi nhìn chung không phức tạp lắm, chỉ những nơi san hô
phát triển, đáy vụng mới có sự gồ ghề, lồi lõm. Độ sâu lớn nhất trong vụng đạt 18m.
Đặc điểm nổi bật và khác biệt với các thành phần đáy khác là sự phân bố các đường
đẳng sâu theo một khoảng cách tương đối đồng đều, gần như song song với đường bờ.
Do sự có mặt của các đảo Hòn Bịp, Hòn Mạo, Hòn Được, đáy vụng có thể phân ra 2
phần dưới dạng hai rãnh máng. Một từ bờ tây ra đến dãy đảo và rãnh kia từ đáy đảo
đến bờ phía đông vụng. Đáy của các rãnh này bằng phẳng, hai bên bờ có độ dốc lớn.
Nhìn toàn cục, đáy vụng Bến Gỏi có độ sâu tăng dần từ bờ ra giữa và đỉnh ra cửa .
Địa hình đáy vịnh Vân Phong hoàn toàn khác với địa hình đáy vụng Bến Gỏi.
Hình thái đáy vịnh tương đối bằng phẳng tạo thành một máng lớn, lòng máng thoải, độ
dốc nghiêng dần về phía cửa vịnh. Nét đặc trưng của bờ mặt đáy vịnh được thể hiện rõ
ràng trong sự phân bố các đường đẳng sâu và độ dốc đáy. Các đường đẳng sâu có dạng
ngoằn nghèo, uốn lượn, phân khoảng không đều. Ở phía tây, chúng dày xít và gần
song song với đường bờ, ở phía đông các đường đẳng sâu giãn ra, mức độ ngoằn
nghèo, uốn lượn cũng tăng lên rõ rệt. Độ sâu tăng dần từ đỉnh ra cửa. Do đặc điểm này
cùng với hiện trạng bề mặt địa hình và độ dốc cho thấy có sự giao lưu của khối nước
thuộc vụng Bến Gỏi chủ yếu qua lạch Cổ Cò - Cửa Bé .
Địa hình đáy lạch Cổ Cò, Cửa Bé được tạo ra do sự có mặt của đảo Hòn Lớn và
bán đảo Hòn Gốm. Địa hình đáy ở đây rất đơn giản: độ sâu tăng từ hai bờ lạch ra giữa
dòng. Trắc diện ngang hình chữ V với độ sâu lớn nhất đạt hơn > 20m. Do kích thước
hẹp, tốc độ lưu thông nước trong lạch lớn nên đáy lạch ít có khả năng tích tụ vật liệu
mới.
1.2 Nguồn lợi thủy sản ở vịnh Vân Phong
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Hải dương học Nha Trang thì tại Vịnh có các
loại hình sinh thái phong phú, khác nhau ở dưới biển, ven bờ, cửa sông và các đảo,
điển hình là loại hình sinh thái đáy cứng phủ bọc bởi san hô và các vùng đáy mềm bùn
cát có năng suất sinh học cao. Một trong các hệ sinh thái đặc trưng của vịnh Vân
Phong là rừng ngập mặn và thảm cỏ biển. Các hệ sinh thái này góp phần quan trọng
làm nên tính đa dạng sinh học trong vịnh. Nhờ lớp phủ thực vật của đất ngập nước, sự
cân bằng giữa O2 và CO2 trong khí quyển khiến vi khí hậu địa phương được ổn định
đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa; làm giảm sức gió của bão và bào mòn đất của dòng
chảy mặt và được coi như “bể lọc” tự nhiên, nó có tác dụng giữ lại những chất lắng
đọng và chất độc. Ngoài ra khu vực này là nơi trú ngụ, kiếm ăn của các loài thủy sản
có giá trị kinh tế, đồng thời là nơi cung cấp nguồn giống quan trọng phục vụ cho nghề
nuôi trồng thủy sản [27].
Kết quả điều tra, nghiên cứu về tính đa dạng loài của nguồn lợi cá khai thác ở
VVP của Trần Thị Hồng Hoa và nhóm nghiên cứu [19] cho thấy: có 351 loài cá thuộc
19 bộ, 100 họ và 215 giống, chủ yếu là nhóm cá đáy ven bờ và nhóm cá rạn san hô
(283 loài, chiếm 80,63%), nhóm cá nổi có 68 loài (chiếm 19,37%). Bộ cá vược
(Perciformes) gồm 50 họ (chiếm 60,68%) với sự ưu thế là họ cá khế (Carangidae) có
19 loài. Trong số 351 loài cá khảo sát được, có 68 loài có giá trị kinh tế như cá thu, cá
ngừ, cá mú, cá cơm, cá trích, cá đối, cá phèn, cá nhồngTrong 5 nghề khai thác chính
ở VVP, nghề giã cào đánh bắt được 237 loài, nghề lặn: 140 loài, lưới rạn: 158 loài,
lưới giũ: 12 loài và lưới vây: 47 loài. Số lượng loài khai thác trong vụ cá Nam (342
loài, chiếm 97,4%) cao hơn so với vụ cá Bắc (269 loài, chiếm 76,6%) [19].
6
1.3 Một số hệ sinh thái đặc trưng trong vịnh Vân Phong
1.3.1 Hệ sinh thái rạn san hô
Tổng hợp kết quả điều tra, nghiên cứu về phân bố và diện tích rạn san hô vào các
năm 2005, 2006, 2013 và 2014 của Viện Hải Dương Học Nha Trang [26] cho thấy, rạn
san hô ở VVP phân bố khá rộng, không đồng nhất và chủ yếu tập trung ở các khu vực
dọc ven bờ ở phía Nam vịnh như Xuân Tự, Ninh Phước, Ninh Tịnh, xung quanh các
đảo Hòn Lớn (phía Nam và Đông Nam), Điệp Sơn, Hòn Ông, Hòn Đen, Hòn Mỹ
Giang và các đảo nhỏ trong vũng Bến Gỏi, và dọc bán đảo Hòn Gốm (Khải Lương,
Vũng Cổ Cò), hoặc một số rạn độc lập như Rạn Trào, Rạn Mạn.
Kết quả giải đoán từ nguồn ảnh vệ tinh và ảnh máy bay kết hợp với khảo sát
ngầm và đánh giá nhanh thực hiện vào năm 2006 ghi nhận tổng diện tích rạn san hô
phân bố trong VVP ước tính vào khoảng 1.618 ha, trong đó các khu vực có diện tích
lớn gồm Vũng Ké (113 ha), Hòn Bịp (107 ha) và Xuân Tự (240 ha) [30]. Tuy nhiên, ở
những khu vực có diện tích lớn này chủ yếu là các bãi san hô chết và có rải rác một số
tập đoàn san hô sống phân bố [26].
Các rạn san hô trong vịnh không còn duy trì trong tình trạng tốt với độ phủ san
hô sống chỉ xếp ở mức trung bình (26,1 ± 3,6%), trong đó san hô cứng chiếm ưu thế
(19,7 ± 3,3%) và san hô mềm chiếm không đáng kể (6,4 ± 2,3%). Các khu vực có độ
phủ san hô cứng cao gồm Hòn Đỏ, Tây Rạn Trào, Bắc Mỹ Giang và Lạch Cổ Cò,
trong khi đó độ phủ san hô mềm có giá trị cao tại Cùm Meo, Bắc Rạn Trào, Lạch Cổ
Cò (bảng 1.2). Một số khu vực có tình trạng rạn còn duy trì tương đối tốt là Rạn Trào,
Hòn Đen, Bãi Tre, Lạch Cổ Cò, Hòn Mỹ Giang và Hòn Đỏ. Việc khai thác quá mức,
khai thác hủy diệt, sự bùng nổ của sinh vật địch hại (sao biển gai, ốc gai), lắng đọng
trầm tích, ô nhiễm được xem là những tác động làm suy giảm chất lượng và gây suy
thoái các rạn san hô ở đây [26].
1.3.2 Rừng ngập mặn và thảm cỏ biển
Kết quả nghiên cứu hiện trạng, biến động của rừng ngập mặn và thảm cỏ biển ở
VVP của Nguyễn Xuân Hoà, Nguyễn Nhật Như Thuỷ năm 2013[18] cho thấy, thành
phần loài cây ngập mặn ở VVP khá nghèo với 24 loài được xác định, trong đó có 14
loài cây ngập mặn thật sự (true mangroves). Các loài đước (Rhizophora apiculata), giá
(Excoecaria agallocha), bần trắng (Sonneratia alba), mắm trắng (Avicennia alba),
mắm biển (Avicennia marina) rất phổ biến (bảng 1.3). Diện tích rừng ngập mặn đã bị
suy giảm nghiêm trọng, hiện chỉ còn các dải rừng nhỏ hẹp phân bố rất rải rác dọc theo
đường bờ biển, sông, lạch và trong vùng ao, đìa nuôi thủy sản ở các xã Vạn Thọ, Vạn
Khánh, Vạn Hưng, Ninh Thọ với tổng diện tích khoảng 17,7 ha (hình 1.4). Chỉ còn
một số khu vực phân bố rừng ngập mặn cần được quan tâm quản lý và phục hồi gồm:
Khu vực Tuần Lễ (xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh) và khu vực vùng cửa sông Xuân Tự
(xã Vạn Hưng) [18].
Cỏ biển ở VVP khá đa dạng với 9 loài cỏ biển được xác định. Trong đó các loài
cỏ lá dừa (Enhalus acoroides), cỏ vích (Thalassia hemprichii) rất phổ biến và thường
chiếm ưu thế trong các thảm cỏ biển.
Các thảm cỏ biển có diện tích lớn được thấy phân bố ở vùng biển ven bờ thôn
Xuân Tự - Xuân Hà (xã Vạn Hưng), Hòn Bịp, Tuần Lễ - Xóm Mới (xã Vạn Thọ),
vụng Hòn Khói (xã Ninh Thọ), Mỹ Giang (xã Ninh Phước) với tổng diện tích khoảng
600 ha.
7
Dựa trên kết quả phân tích ảnh viễn thám của Nguyễn Xuân Hoà về sự biến động
rừng ngập mặn ở các thời điểm khác nhau [17] cho thấy: năm 2001 diện tích rừng
ngập mặn Tuần Lễ có khoảng 15 ha, đến năm 2009 chỉ còn lại 8,83 ha, trong đó nhiều
cây bần cổ thụ bị chết do lấp đất làm nhà, xây dựng ao tôm cản trở lưu thông nước
biển. Trong đợt khảo sát vào tháng 6/2013 đã ghi nhận khu rừng ngập mặn ở Tuần Lễ
tiếp tục bị thu hẹp do sự lấn chiếm, san nền làm nhà cửa. Thảm cỏ biển ở khu vực
trước thôn Mỹ Giang và Tây Nam hòn Mỹ Giang đã bị biến mất, thảm cỏ biển còn lại
phía Đông hòn Mỹ Giang có mật độ và độ phủ rất thấp (diện tích thảm cỏ biển ở Mỹ
Giang chỉ còn khoảng 24 ha); có sự suy thoái đáng kể về diện tích và cấu trúc của các
thảm cỏ biển tại Bến Rong (Tuần Lễ, xã Vạn Thọ) và Xuân Hà (xã Vạn Hưng), VVP
theo thời gian giữa năm 2007 và 2013 [18].
1.4 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
1.4.1 Các công trình nghiên cứu ngoài nước
1.4.1.1 Nghiên cứu áp dụng các mô hình toán và khai thác theo hạn ngạch trong
quản lý khai thác thuỷ sản
Per Sparre và Siebren C. Venema [49] cũng đề cập đến việc đánh giá trữ lượng
dựa vào sản lượng và cường lực khai thác. Trong đó, mô hình Schaefer và mô hình
Fox là hai mô hình chính trong mô hình Holistic. Các mô hình cũng dựa trên các mô
hình phân tích và lý thuyết cơ bản của F.I Baranov. Đặc điểm của các mô hình toán
này là đơn giản, yêu cầu ít số liệu hơn nhằm dự báo sơ bộ đàn cá khai thác và cũng
phù hợp, áp dụng phổ biến với nghề cá nước ta có đặc điểm đa nghề, đa loài. Hai mô
hình này được áp dụng khi có các số liệu đánh giá về tổng sản lượng đàn cá, hiệu quả
khai thác (sản lượng/cường lực khai thác) và cường lực khai thác của nhiều năm. Kết
quả tính toán sẽ có độ tin cậy hơn khi số liệu thu thập của các năm