Việt Nam sau ba mươi năm đổi mới, tình hình kinh tế - xã hội đã thay đổi
đáng kể: Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh, quá trình công nghiệp hoá - hiện
đại hoá đất nước được đẩy mạnh. Tuy nhiên, để quá trình này diễn ra nhanh hơn,
phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại
nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nền kinh tế trở nên cấp thiết, đời sống của người
dân ngày phải được nâng lên.
Học tập kinh nghiệm của các nước công nghiệp phát triển đi trước, Việt
Nam đã xây dựng mô hình “ khu công nghiệp” nhằm thu hút vốn các dòng vốn
đầu tư để thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội đã đặt ra của đất nước như: Phát
triển kinh tế của địa phương nơi có khu công nghiệp được xây dựng và đi vào
hoạt động, kích thích sự phát triển của các ngành dịch vụ, công nghiệp phụ trợ
của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung, tạo việc làm, nâng cao thu
nhập cho người dân địa phương và những vùng lân cận . Khu công nghiệp
được xây dựng là nơi tập trung những điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu
tư trong và ngoài nước, từ đó góp phần làm tăng tính hấp dẫn và khả năng cạnh
tranh cho môi trường đầu tư nước ta. Tính đến hết năm 2015, Việt Nam đã xây
dựng được 304 khu công nghiệp trong tổng số 463 khu công nghiệp được quy
hoạch, tổng diện tích đất tự nhiên của các khu công nghiệp này xấp xỉ 85,2
ngàn ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 56 ngàn ha (
chiếm khoảng 66% tổng diện tích đất tự nhiên), các khu công nghiệp trong cả
nước đã thu hút được khoảng 6160 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với
tổng số vốn đăng ký khoảng 95 tỷ USD, tổng số vốn đã đầu tư thực hiện đạt
khoảng 58,5 tỷ USD, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện so với vốn đầu tư đăng ký
khoảng hơn 60%, và khoảng 5750 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu
tư đăng ký khoảng 570 ngàn tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 310 ngàn tỷ
đồng ( đạt khoảng 54% tổng vốn đầu tư đăng ký) (Quốc Bảo, 2015)
Cùng với xu hướng đó của cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã chủ trương xây
dựng đồng bộ các khu công nghiệp nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội của cả nước, tính đến hết năm 2015, tỉnh Thái Nguyên có sáu
khu công nghiệp tập trung: Sông Công 1, Sông Công 2, Nam Phổ Yên, Tây
Phổ Yên, Quyết Thắng, Điềm Thuỵ. Các khu công nghiệp này hình thành và
phát triển đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho
hàng ngàn người lao động, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch
vụ của tỉnh. Ngoài những thuận lợi về mặt điều kiện tự nhiên, tài nguyên
khoáng sản phong phú, tỉnh Thái Nguyên còn là cửa ngõ của thủ đô, trung tâm
đào tạo của cả nước, hệ thống các trường đại học trực thuộc Đại học Thái
Nguyên- các trường cao đẳng - trung cấp nghề - góp phần cung cấp nguồn
nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn
tỉnh. Lượng vốn đầu tư đăng ký vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên đạt khoảng 9906,506 tỷ đồng và khoảng 6860,476 triệu USD,
giải quyết việc làm cho khoảng 81368 lao động sau khi tổng kết hết năm 2015 (
Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên, 2015)
Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được đó, vốn đầu tư được thu hút vào
các khu công nghiệp của cả nước nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng
vẫn còn khá khiêm tốn. Tính đến năm 2015, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp
của tỉnh Thái Nguyên chỉ đạt con số khoảng hơn 30%, với các khu công nghiệp
đã đi vào hoạt động con số này đạt khoảng 60% (Ban quản lý các khu công
nghiệp tỉnh Thái Nguyên, 2015) trong khi so sánh tỷ lệ này với tỷ lệ trung bình
của cả nước đạt khoảng 48% đặc biệt với các khu công nghiệp đã đi vào hoạt
động tỷ lệ lấp đầy diện tích đất khu công nghiệp đạt trên 67% (Quốc Bảo,
2015), tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện so với vốn đầu tư đăng ký của các khu công
nghiệptỉnh Thái Nguyên khoảng 43,56% và của cả nước là khoảng hơn 50% với
các dự án có vốn đầu tư trong nước và khoảng hơn 60% các dự án có vốn đầu
tư nước ngoài. Các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên chủ
yếu là các dự án nhỏ và vừa, với quy mô không lớn, thêm vào đó là việc một số
nhà đầu tư đầu tư tại các khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian
tương đối ngắn, việc đầu tư mang tính manh mún và không bền vững
12 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Giải pháp tăng cường đầu tư phát triển khu công nghiệp đảm bảo sinh kế cho người dân tại tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam sau ba mươi năm đổi mới, tình hình kinh tế - xã hội đã thay đổi
đáng kể: Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh, quá trình công nghiệp hoá - hiện
đại hoá đất nước được đẩy mạnh. Tuy nhiên, để quá trình này diễn ra nhanh hơn,
phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại
nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nền kinh tế trở nên cấp thiết, đời sống của người
dân ngày phải được nâng lên.
Học tập kinh nghiệm của các nước công nghiệp phát triển đi trước, Việt
Nam đã xây dựng mô hình “ khu công nghiệp” nhằm thu hút vốn các dòng vốn
đầu tư để thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội đã đặt ra của đất nước như: Phát
triển kinh tế của địa phương nơi có khu công nghiệp được xây dựng và đi vào
hoạt động, kích thích sự phát triển của các ngành dịch vụ, công nghiệp phụ trợ
của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung, tạo việc làm, nâng cao thu
nhập cho người dân địa phương và những vùng lân cận. Khu công nghiệp
được xây dựng là nơi tập trung những điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu
tư trong và ngoài nước, từ đó góp phần làm tăng tính hấp dẫn và khả năng cạnh
tranh cho môi trường đầu tư nước ta. Tính đến hết năm 2015, Việt Nam đã xây
dựng được 304 khu công nghiệp trong tổng số 463 khu công nghiệp được quy
hoạch, tổng diện tích đất tự nhiên của các khu công nghiệp này xấp xỉ 85,2
ngàn ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 56 ngàn ha (
chiếm khoảng 66% tổng diện tích đất tự nhiên), các khu công nghiệp trong cả
nước đã thu hút được khoảng 6160 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với
tổng số vốn đăng ký khoảng 95 tỷ USD, tổng số vốn đã đầu tư thực hiện đạt
khoảng 58,5 tỷ USD, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện so với vốn đầu tư đăng ký
khoảng hơn 60%, và khoảng 5750 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu
tư đăng ký khoảng 570 ngàn tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 310 ngàn tỷ
đồng ( đạt khoảng 54% tổng vốn đầu tư đăng ký) (Quốc Bảo, 2015)
Cùng với xu hướng đó của cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã chủ trương xây
dựng đồng bộ các khu công nghiệp nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội của cả nước, tính đến hết năm 2015, tỉnh Thái Nguyên có sáu
khu công nghiệp tập trung: Sông Công 1, Sông Công 2, Nam Phổ Yên, Tây
Phổ Yên, Quyết Thắng, Điềm Thuỵ. Các khu công nghiệp này hình thành và
2
phát triển đã góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho
hàng ngàn người lao động, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch
vụ của tỉnh. Ngoài những thuận lợi về mặt điều kiện tự nhiên, tài nguyên
khoáng sản phong phú, tỉnh Thái Nguyên còn là cửa ngõ của thủ đô, trung tâm
đào tạo của cả nước, hệ thống các trường đại học trực thuộc Đại học Thái
Nguyên- các trường cao đẳng - trung cấp nghề - góp phần cung cấp nguồn
nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn
tỉnh. Lượng vốn đầu tư đăng ký vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên đạt khoảng 9906,506 tỷ đồng và khoảng 6860,476 triệu USD,
giải quyết việc làm cho khoảng 81368 lao động sau khi tổng kết hết năm 2015 (
Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên, 2015)
Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được đó, vốn đầu tư được thu hút vào
các khu công nghiệp của cả nước nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng
vẫn còn khá khiêm tốn. Tính đến năm 2015, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp
của tỉnh Thái Nguyên chỉ đạt con số khoảng hơn 30%, với các khu công nghiệp
đã đi vào hoạt động con số này đạt khoảng 60% (Ban quản lý các khu công
nghiệp tỉnh Thái Nguyên, 2015) trong khi so sánh tỷ lệ này với tỷ lệ trung bình
của cả nước đạt khoảng 48% đặc biệt với các khu công nghiệp đã đi vào hoạt
động tỷ lệ lấp đầy diện tích đất khu công nghiệp đạt trên 67% (Quốc Bảo,
2015), tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện so với vốn đầu tư đăng ký của các khu công
nghiệptỉnh Thái Nguyên khoảng 43,56% và của cả nước là khoảng hơn 50% với
các dự án có vốn đầu tư trong nước và khoảng hơn 60% các dự án có vốn đầu
tư nước ngoài. Các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên chủ
yếu là các dự án nhỏ và vừa, với quy mô không lớn, thêm vào đó là việc một số
nhà đầu tư đầu tư tại các khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian
tương đối ngắn, việc đầu tư mang tính manh mún và không bền vững.
Hơn thế nữa, khi xây dựng các khu công nghiệp của cả nước nói chung và
của riêng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng, một lượng lớn diện tích đất
nông nghiệp, đất thổ cư của người dân bị thu hồi. Theo số liệu của Bộ Nông
Nghiệp và Phát triển nông thôn, mỗi năm bình quân có 73 nghìn ha đất nông
nghiệp được thu hồi, đã tác động đến đời sống khoảng 2,5 triệu người dân và cứ
trung bình 1 ha đất bị thu hồi có 10 người bị mất việc (Nguyễn Quốc Nghi và
cộng sự (2012)). Tỉnh Thái Nguyên cũng ở vào tình trạng như vậy, với 6 khu
công nghiệp tập trung được quy hoạch và xây dựng, tổng diện tích đất của
3
người dân bị thu hồi là khoảng 1420 ha, trong đó phần lớn là đất nông nghiệp
của người dân. Kết quả là, một lượng lớn lao động đang làm việc trong lĩnh vực
sẽ phải chuyển đổi công việc, các hộ gia đình phải chuyển đổi phương thức sinh
kế của mình ( Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên, 2015)
Trên thế giới, mô hình khu công nghiệp được hình thành như một kênh
hữu hiệu cho việc thu hút vốn đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước. Các vấn đề liên quan đến khu công nghiệp đã nhận được sự quan
tâm của các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới. Một số nghiên cứu đã được
thực hiện để đánh giá tác động của khu công nghiệp đến sự phát triển kinh tế -
xã hội của quốc gia như nghiên cứu của Damborsky et al (2013), Benacek, V
(1999), Blomstrom et al (1998), Kim et al (1997), những nghiên cứu này đã
chỉ ra cả tác động trực tiếp và tác động gián tiếp của các doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (Những doanh nghiệp này đang hoạt động tại các
khu công nghiệp) tới việc phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời, nghiên cứu
cũng đã đưa ra những gợi ý chính sách nhằm đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp nói riêng cũng như vào quốc gia
đó nói chung. Cùng với hướng nghiên cứu đó, một số nghiên cứu được thực
hiện hướng vào ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa tới sinh kế của
người dân bị mất đất, nghiên cứu này đã được tác giả thực hiện nhằm đánh giá
mức độ hài lòng của người dân về cơ sở hạ tầng khi các khu công nghiệp được
xây dựng, tác động của việc phát triển cơ sở hạ tầng đó đến đời sống của
người dân (Saumik Paul và cộng sự (2013)).
Việt Nam cũng có những nghiên cứu liên quan đến khu công nghiệp,
những nghiên cứu này được thực hiện theo hướng thu hút vốn đầu tư vào phát
triển cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp: Vũ Đại Thắng (2012), Trần Văn Hậu
(2011),... Những nghiên cứu này phân tích thực trạng và đề ra một số giải pháp
nhằm phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế. Phương pháp
nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong các nghiên cứu này là thống kê mô tả
và vận dụng ma trận SWOT nhằm xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức với việc thu hút vốn đầu tư phát triển các khu công nghiệp.
Một số nghiên cứu được thực hiện theo hướng xây dựng chiến lược sinh
kế cho người dân bị mất đất trong quá trình đô thị hóa, quá trình xây dựng các
khu công nghiệp như: Tran Quang Tuyen (2013), Nguyễn Quốc Nghi (2012),
Lê Du Phong (2007), Nghiên cứu này đã xác định tình trạng thu nhập của hộ
4
gia đình sau khi mất đất, tình trạng việc làm của người dân, phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến sinh kế của người dân bị mất đất. Những nhân tố được lựa
chọn để phân tích có điểm tương đồng khá lớn giữa các nghiên cứu này như:
trình độ học vấn, số lượng lao động, giới tính chủ hộ, diện tích đất nông nghiệp,
tham gia vào các tổ chức xã hội của các thành viên trong hộ gia đình, khả năng
tiếp cận nguồn tín dụng...
Tuy nhiên, nghiên cứu ảnh hưởng của đầu tư phát triển các khu công
nghiệp đến sinh kế người dân không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu ảnh hưởng
của đầu tư phát triển các khu công nghiệp này đến sinh kế của người dân bị mất
đất; không chỉ dừng lại ở việc xác định sự chuyển dịch cơ cấu thu nhập, việc
làm của người dân bị mất đất- đối tượng ảnh hưởng trực tiếp của quá trình xây
dựng khu công nghiệp. Thực tế cho thấy, đầu tư phát triển khu công nghiệp tác
động đến cả sinh kế của người dân sống xung quanh khu công nghiệp- những
người không trực tiếp mất đất do xây dựng khu công nghiệp. Cùng với đó, tác
động của đầu tư phát triển khu công nghiệp bao gồm cả những tác động tích cực
và tác động tiêu cực thông qua các nhân tố ảnh hưởng khác nhau bên cạnh
những yếu tố mang tính “ truyền thống” như trình độ học vấn, số lao động trong
mỗi hộ gia đình, khả năng tiếp cận tín dụng
Trước thực trạng đó, nghiên cứu tác động của đầu tư phát triển khu công
nghiệp đến sinh kế người dân tại tỉnh Thái Nguyên là việc làm cần thiết. Nghiên
cứu này sẽ xác định các yếu tố bao gồm cả yếu tố “ truyền thống” và yếu tố
thuộc về đầu tư phát triển khu công nghiệp ảnh hưởng đến sinh kế của người
dân, cùng với đó, nghiên cứu cũng sẽ đánh giá tác động của các yếu tố đó đến
sinh kế người dân.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu tác động của đầu tư phát
triển khu công nghiệp đến sinh kế người dân. Qua đó, kết quả thu được có
thể đưa ra một số gợi ý nhằm phát huy những tác động tích cực của đầu tư
phát triển khu công nghiệp, hạn chế những tác động tiêu cực của đầu tư phát
triển khu công nghiệp tới sinh kế của người dân. Bởi vậy, nghiên cứu đi trả
lời cho các câu hỏi sau:
Thực trạng đầu tư phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên như thế nào?
5
Những yếu tố của đầu tư phát triển khu công nghiệp có tác động như thế
nào đến sinh kế người dân?
Những kết quả đạt được và những hạn chế về tác động của đầu tư phát triển
các khu công nghiệp đến sinh kế người dân ? Giải pháp tăng cường đầu tư phát triển
khu công nghiệp đảm bảo sinh kế cho người dân tại tỉnh Thái Nguyên?
3. Đối tượng nghiên cứu
Tác động của đầu tư phát triển khu công nghiệp đến sinh kế người dân.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Phạm vi thời gian: Số liệu phục vụ cho nghiên cứu trong giai đoạn 2011-2015
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận
Khi các khu công nghiệp được xây dựng, các hộ gia đình chịu sự tác động
mạnh mẽ của lực hút (thu nhập cao, việc làm trong các khu công nghiệp, môi
trường sống là các khu đô thị mới...) và lực đẩy ( thiếu việc làm, thu nhập thấp,
gánh nặng gia đình...) ( Le Du Phong (2007), Tran Quang Tuyen (2013)); hay
nói cách khác bối cảnh dễ bị tổn thương đã buộc người dân phải có chiến lược
sinh kế mới.
Sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững để đánh giá tổn thương, từ đó
tính toán năng lực thích ứng của những hộ dân chịu ảnh hưởng của các khu
công nghiệp, khi các khu công nghiệp được hình thành, những hộ gia đình này
có năm nguồn lực đầu tư (con người, tự nhiên, vật chất, xã hội và tài chính).
Dựa trên các nguồn lực này và ảnh hưởng của bối cảnh dễ bị tổn thương cũng
như những tác động của chính sách, cơ cấu và tiến trình, hộ gia đình hình thành
nên chiến lược sinh kế mới .
Đồng thời, tác giả cũng kế thừa nghiên cứu của Tran Quang Tuyen
(2013), Nguyễn Quốc Nghi ( 2012), Saumik Paul et al (2013),, xem xét tác
động của các yếu tố đến sinh kế người dân.
5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
5.2.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Dựa vào bảng câu hỏi của Tổng cục thống kê năm 2006 (GSO, 2006), tác
giả đã thiết kế bảng câu hỏi hộ gia đình để thu thập dữ liệu định lượng phục vụ
6
cho nghiên cứu. Dữ liệu trong bảng câu hỏi bao gồm: đặc điểm hộ gia đình,
nguồn lực , tài sản sinh kế của hộ gia đình, thu nhập của hộ gia đình. Tác giả
phát đi 400 phiếu điều tra kết quả thu về 230 phiếu điều tra tương ứng với 230
hộ gia đình được lựa chọn phỏng vấn, trong đó có 123 hộ gia đình là những hộ
bị mất đất phục vụ cho xây dựng các khu công nghiệp, những hộ này có hộ bị
mất hết diện tích đất nông nghiệp, có hộ bị mất một phần, một số hộ chỉ mất
một phần rất nhỏ trong tổng diện tích đất của hộ gia đình và 107 hộ gia đình
không mất đất.
Chi tiết bảng hỏi: Phụ lục 1
Xác định cỡ mẫu, trong quá trình nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội,
việc chọn mẫu đại diện và đủ lớn là rất quan trọng. Những nhân tố cần được
xem xét để xác định được cỡ mẫu chính xác cho một cuộc nghiên cứu như: Độ
chính xác, chất lượng của số liệu, chi phí và thời gian cho việc thu thập số
liệu. Có nhiều quan điểm khác nhau về việc lựa chọn cỡ mẫu nghiên cứu, theo
Nguyễn Văn Thắng (2014): Quy mô mẫu thông thường để có thể phân tích hồi
quy, tương quan hay kiểm định nhóm từ 100 quan sát trở nên. Vì vậy việc tác
giả dự định lựa chọn quy mô mẫu là 230 đảm bảo yêu cầu tối thiểu của quy
mô mẫu thực hiện các phép toán và thống kê.
Số liệu sơ cấp được thu thập từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 10 năm 2015
bằng việc sử dụng bảng câu hỏi thông qua phỏng vấn trực tiếp người chủ hộ gia
đình cùng với sự có mặt của các thành viên khác trong gia đình.
Để nghiên cứu tác động của đầu tư phát triển các khu công nghiệp đến
sinh kế người dân, tác giả thực hiện việc phân tích mức độ tác động của các
nhân tố tới sinh kế người dân, so sánh trước và sau khi có hoạt động đầu tư phát
triển các khu công nghiệp, so sánh vùng có khu công nghiệp và vùng không có
khu công nghiệp. Địa bàn điều tra của tác giả như sau:
Cấp huyện/ thị xã: Tác giả lựa chọn 3 huyện điển hình của tỉnh Thái
Nguyên về đầu tư phát triển khu công nghiệp: Huyện Phú Bình, huyện Phổ Yên
và thị xã Sông Công- đây là những địa phương có cả khu công nghiệp đang thu
hút vốn đầu tư, khu công nghiệp đã đi vào hoạt động ổn định.
Cấp xã: Tác giả lựa chọn các xã nằm trong vùng có khu công nghiệp và
các xã không nằm trong vùng có khu công nghiệp, các xã được tác giả lựa chọn
như sau: xã Điềm Thụy (Huyện Phú Bình), xã Đồng Tiến, xã Hồng Tiến,
7
Phường Ba Hàng (Huyện Phổ Yên), và thị xã Sông Công- Đây là các xã mà
người dân bị thu hồi đất do xây dựng khu công nghiệp, các xã Tân Đức, Xuân
Phương, Thuận Thành, Trung Thành, Hợp Thành- là những địa phương không
có khu công nghiệp đóng trên địa bàn ( Người dân không bị mất đất do xây
dựng khu công nghiệp)
Mỗi xã tác giả lựa chọn 40 hộ dân để phỏng vấn, những hộ dân được lựa
chọn đảm bảo cân đối về số lượng hộ dân bị mất đất và những hộ dân không bị
mất đất do xây dựng khu công nghiệp.
Tác giả sử dụng phương pháp điều tra trực tiếp để thu thập thông tin về
các hộ gia đình và sử dụng phương pháp điều tra trực tiếp kết hợp với thu thập
dữ liệu liên quan đến thu nhập, việc làm của các hộ gia đình trên địa bàn các xã
điều tra, dữ liệu về các khu công nghiệp phục vụ cho nghiên cứu này.
*) Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu được tác giả thực hiện nhằm có dữ liệu phân
tích và có góc nhìn đa chiều hơn sau khi phân tích định lượng tác động của đầu
tư phát triển khu công nghiệp đến sinh kế người dân. Cụ thể, tác giả thực hiện
phỏng vấn sâu các 02 cán bộ quản lý nhà nước trong đó có: 01 cán bộ quản lý
thuộc ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên và 01 cán bộ quản lý
nhà nước thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên, hai cán bộ này trực
tiếp thực hiện các công tác liên quan đến đầu tư phát triển khu công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Đồng thời, tác giả cũng thực hiện phỏng vấn sâu 2 người dân sống xung
quanh các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, hai người dân này
bao gồm: 01 người dân là người dân bị mất đất do xây dựng khu công nghiệp
và 01 người dân không bị mất đất do xây dựng khu công nghiệp nhưng có bị
ảnh hưởng do đầu tư phát triển khu công nghiệp gây ra.
Phỏng vấn sâu được tác giả thực hiện từ ngày 9 đến ngày 15 tháng 1 năm
2017, tác giả xin lịch hẹn với các đối tượng được phỏng vấn và thực hiện phỏng
vấn tại văn phòng với các cán bộ quản lý nhà nước và tại gia đình với các cá
nhân là hộ dân được lựa chọn phỏng vấn sâu.
Phỏng vấn sâu được thực hiện tập trung vào khía cạnh xem xét đánh giá
của các đối tượng được phỏng vấn về ảnh hưởng của đầu tư phát triển khu công
nghiệp đến sinh kế người dân, những nhận định của họ về mức độ ảnh hưởng
8
của đầu tư phát triển khu công nghiệp đến môi trường, đến việc làm, đến thu
nhập, đến hệ thống điện, nước sạch... của người dân.
Kết quả phỏng vấn sẽ giúp tác giả trong việc phân tích và có góc nhìn đa
chiều hơn, bổ trợ hữu hiệu cho kết quả phân tích định lượng của tác giả về tác
động của đầu tư phát triển khu công nghiệp đến sinh kế người dân.
*) Phương pháp thảo luận nhóm tập trung
5.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu về tình hình đầu tư phát triển khu công nghiệp, đền bù giải phóng
mặt bằng khu công nghiệp được thu thập từ Ban quản lý các khu công nghiệp
tỉnh Thái Nguyên, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên.
5.3. Phương pháp phân tích số liệu
Các số liệu sau khi được thu thập sẽ được tác giả xử lý, làm sạch, nhập dữ
liệu và mã hóa dữ liệu vào file exel, sau đó tác giả sử dụng các mô hình và phép
tính toán định lượng để xử lý số liệu. Nghiên cứu được thực hiện dưới sự trợ
giúp của phần mềm SPSS 20.0. Phương pháp thống kê mô tả và phương pháp
phân tích theo dãy số thời gian, phương pháp bình phương nhỏ nhất và tính toán
chỉ số tổn thương sinh kế được tác giả sử dụng trong nghiên cứu để phân tích
tác động của đầu tư phát triển khu công nghiệp đến sinh kế người dân.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án bao gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của đầu tư phát triển khu công
nghiệp đến sinh kế người dân
Chương 3: Tác động của đầu tư phát triển khu công nghiệp đến sinh kế
người dân tại tỉnh Thái Nguyên
Chương 4: Giải pháp phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu
cực của đầu tư phát triển khu công nghiệp tới sinh kế người dân tại tỉnh Thái
Nguyên
9
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đầu tư phát triển,
khu công nghiệp, đầu tư phát triển khu công nghiệp
Khu công nghiệp, đầu tư phát triển, đầu tư phát triển các khu công nghiệp,
sinh kế, tác động của các nhân tố đến sinh kế người dân đã nhận được sự quan
tâm của không chỉ các nhà hoạch định chính sách mà còn cả các nhà nghiên cứu
trên toàn thế giới .
Một số nghiên cứu đã được thực hiện theo hướng làm thế nào để phát
triển khu công nghiệp theo hướng các khu công nghiệp xanh như nghiên cứu
của: Popescu et al (2008), Lambert et al (2002). Nghiên cứu này tập trung giải
thích tại sao nên phát triển các khu công nghiệp theo hướng khu công nghiệp
xanh, những thuận lợi và rủi ro của việc phát triển các khu công nghiệp với
cộng đồng sống quanh khu công nghiệp. Đồng thời, tác giả chỉ ra những điểm
mạnh của loại hình này tới quá trình phát triển bền vững của các quốc gia đang
phát triển có thể giảm ảnh hưởng môi trường do phát triển các khu công nghiệp
mang lại. Những nghiên cứu này mang hướng diễn giải những luận cứ cho vấn
đề nghiên cứu dựa trên lý thuyết về tác động môi trường, lý thuyết về khu công
nghiệp, khu công nghiệp xanh để đưa ra kết luận cho vấn đề nghiên cứu .
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến sinh kế người dân
và các nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế người dân
Sinh kế cũng là một khái niệm đã nhận được sự quan tâm rất lớn của
không những cộng đồng các nhà nghiên cứu mà với cả các nhà hoạt động thực
tiễn, theo DFID (1999), một sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (bao
gồm cả nguồn lực vật chất cũng như xã hội) và các hoạt động khác làm phương
tiện để sinh sống. Theo Chambers và Conway (1