Tóm tắt Luận án Giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên các trường đại học ở các tỉnh Trung Trung Bộ trong giai đoạn hiện nay

Với tính cách là một hình thái YTXH ra đời và tồn tại cùng với xã hội có giai cấp, YTPL ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. YTPL phản ánh các quan hệ kinh tế của xã hội, trước hết là các QHSX được thể hiện trong hệ thống pháp luật. Mức độ và hiệu quả sự tác động của YTPL đối với đời sống xã hội một phần phụ thuộc vào sự truyền bá và xâm nhập của YTPL cả về bề rộng và bề sâu vào mọi người trong xã hội nói chung và sinh viên nói riêng.

pdf24 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 4702 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên các trường đại học ở các tỉnh Trung Trung Bộ trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với tính cách là một hình thái YTXH ra đời và tồn tại cùng với xã hội có giai cấp, YTPL ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. YTPL phản ánh các quan hệ kinh tế của xã hội, trước hết là các QHSX được thể hiện trong hệ thống pháp luật. Mức độ và hiệu quả sự tác động của YTPL đối với đời sống xã hội một phần phụ thuộc vào sự truyền bá và xâm nhập của YTPL cả về bề rộng và bề sâu vào mọi người trong xã hội nói chung và sinh viên nói riêng. Muốn xây dựng thành công NNPQ thì việc ban hành pháp luật là điều quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là giải thích, hướng dẫn, tuyên truyền, giáo dục và thực thi Hiến pháp và pháp luật. Cần phải xác định rõ: “Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục và ở tầm cao hơn nhằm làm cho cán bộ, nhân dân hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” 1. Trong xã hội có giai cấp thì các cơ sở giáo dục đại học đều phải tiến hành giáo dục YTPL: “Giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống quốc dân được lồng ghép trong chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo; là một nội dung trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học” 2. Giáo dục YTPL trong các trường đại học không chuyên luật là 1 Ban Bí thư Trung ương, Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 9/12/2003 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, 2003, tr.1. 2 Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, tr.8. 2 một trong các hình thức, con đường giáo dục YTPL nói chung và đời sống pháp luật nói riêng. Nó có nhiệm vụ góp phần đào tạo sinh viên có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt; có kiến thức chuyên môn toàn diện; có kỹ năng thực hành cơ bản; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo; biết sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Các tỉnh TTB đang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển KT- XH nhưng vẫn là khu vực còn nhiều hạn chế, bất cập và yếu kém trong các lĩnh vực. Hơn lúc nào hết, vấn đề giáo dục YTPL cho sinh viên trong các trường đại học ở khu vực này cần phải được chú trọng đúng mức để tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển KT-XH, đóng góp vào sự nghiệp CNH, HĐH của đất nước nói chung và các tỉnh TTB nói riêng. Vì lẽ đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Giáo dục YTPL cho sinh viên các trường đại học ở các tỉnh Trung Trung Bộ trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận án tiến sỹ triết học với hi vọng nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề YTPL và có thể cung cấp những giải pháp để góp phần nâng cao công tác giáo dục YTPL cho sinh viên các trường đại học ở các tỉnh TTB trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích: Làm rõ YTPL và mối quan hệ của nó với các hình thái YTXH khác; làm rõ giáo dục YTPL và tầm quan trọng của nó đối với sinh viên; làm rõ thực trạng, những vấn đề đặt ra, phương hướng, giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng giáo dục YTPL cho sinh viên các trường đại học ở các tỉnh TTB hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ - Phân tích làm rõ khái niệm, nội dung, cấu trúc, chức năng và vai trò của YTPL; mối quan hệ của YTPL với các hình thái YTXH khác; nội dung, phương pháp, hình thức, yêu cầu của việc tăng cường 3 giáo dục YTPL cho sinh viên đại học hiện nay. - Phân tích, đánh giá những yếu tố tác động, những kết quả đạt được, những bất cập, những nguyên nhân hạn chế trong thời gian qua; nêu lên những yêu cầu cần thiết trong công tác giáo dục YTPL cho sinh viên ở các tỉnh TTB trong thời gian tới. - Đề xuất phương hướng, giải pháp và khuyến nghị đến các bên liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục YTPL cho sinh viên các trường đại học ở các tỉnh TTB hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu: YTPL với tư cách là hình thái YTXH trong xã hội có giai cấp; YTPL là một thuộc tính cơ bản trong năng lực và phẩm chất của sinh viên; giáo dục YTPL cho sinh viên trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH ở các tỉnh TTB hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - YTPL dưới giác độ của chủ nghĩa DVLS và giáo dục YTPL cho sinh viên chính quy trong các trường đại học ở TTB hiện nay. - Giáo dục YTPL cho sinh viên có liên quan đến nhiều yếu tố như KT-XH, nguồn lực; nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức, chủ thể giáo dục.v.v...Trong đó đi sâu phân tích các yếu tố đóng vai trò quyết định như: đội ngũ giảng viên luật; nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy và học tập môn luật. - Trên cơ sở khảo sát kết quả giáo dục YTPL của sinh viên, rút ra nhận xét tổng quát, là cơ sở cho đề xuất phương hướng, giải pháp. - Số liệu nghiên cứu lấy từ 13 trường đại học. Số liệu chủ yếu được cập nhật đến năm 2013, giai đoạn nghiên cứu từ 2010 đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm 4 của Đảng và Nhà nước ta về YTPL và công tác giáo dục YTPL. 3.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến là: phương pháp lôgíc và lịch sử; so sánh, đối chiếu; phân tích và tổng hợp; điều tra xã hội học; phương pháp đánh giá và phân tích tài liệu. 5. Đóng góp khoa học của luận án - Góp phần làm rõ lý luận của YTPL, mối quan hệ giữa YTPL với YTPQ; công tác giáo dục YTPL cho sinh viên và tính cấp thiết tăng cường công tác này trước yêu cầu hiện nay ở nước ta. - Góp phần làm rõ những yếu tố tác động, thực trạng giáo dục YTPL cho sinh viên ở các tỉnh TTB thời gian qua và những vấn đề đặt ra trong giáo dục YTPL cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay. - Đề xuất phương hướng, giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng giáo dục YTPL cho sinh viên trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa của luận án 6.1. Ý nghĩa khoa học của luận án - Góp phần làm sâu sắc thêm lý luận về các hình thái YTXH của triết học Mác-Lênin; khái niệm, nội dung, kết cấu và vai trò của YTPL; mối quan hệ giữa YTPL với các hình thái YTXH khác. - Góp phần làm sâu sắc thêm quan điểm lý luận của ĐCSVN về tăng cường giáo dục YTPL trước yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án - Cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn, phương hướng, giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục YTPL cho sinh viên. - Luận án được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu và giảng dạy triết học, luật học, các môn KHXH&NV; tài 5 liệu tham khảo cho cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên các trường đại học, những người làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài các nội dung theo quy định, luận án gồm 3 phần chính là mở đầu, nội dung và kết luận được luận giải trong 4 chương 11 tiết. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình liên quan đến YTPL và giáo dục YTPL cho SV trước yêu cầu hiện nay ở nước ta “Sự hình thành ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa của cá nhân” của K.I.Belxki (1982), “Cơ sở khoa học cho việc xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật” (Chương trình KX.07.17, Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, 1995), “Pháp luật, chính trị, đạo đức và ý thức pháp luật xã hội” của I.V. Diuriagin (1996), “Tinh thần pháp luật” của Môngtéxkiơ (1996), “Bàn về khế ước xã hội” của Rútxô (2004), “Những đặc điểm của quá trình hình thành YTPL ở Việt Nam hiện nay” của Đào Duy Tấn (2000), “Một số đặc điểm của ý thức pháp luật Việt Nam” của Nguyễn Thúy Vân (2001), “Sự hình thành và phát triển YTPL của nhân dân đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam hiện nay” của Hồ Việt Tiệp (2002), “Mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật” của Hoàng Chí Bảo và Tống Đức Thảo (2011) “Giáo dục pháp luật hay giáo dục YTPL” của Ngọ Văn Nhân (2012).v.v...Luận án tiếp tục làm rõ những vấn đề: - Khái niệm, cấu trúc, chức năng và vai trò của YTPL; mối quan hệ giữa YTPL với YTPQ và các hình thái YTXH khác. - Khái niệm giáo dục YTPL và giáo dục YTPL cho sinh viên; chủ thể, đối tượng, đặc điểm, mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục YTPL cho sinh viên đại học ở VN hiện nay. 6 - Vai trò của giáo dục YTPL cho sinh viên trước yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN và đổi mới giáo dục đại học ở nước ta hiện nay. 1.2. Các công trình liên quan đến thực trạng và những vấn đề đặt ra trong giáo dục YTPL cho sinh viên ở các tỉnh TTB “Pháp luật và sự quản lý nhà nước” của Minogue Martin (1993), “Xây dựng lối sống theo pháp luật nhìn từ góc độ lịch sử truyền thống, xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật” của Vũ Minh Giang chủ biên (1995), “Nâng cao YTPL của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính” của Lê Đình Khiên (2002), “Chế độ dân chủ: nhà nước và xã hội” của N.M Voskresenskaia và N.B Davletshina (2009), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới” (Đề tài cấp Bộ, Bộ Tư pháp, 2009), “YTPL với việc thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay” của Lê Xuân Huy (2010), “Quyền con người, quyền công dân trong NNPQ xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Trần Ngọc Đường (2011), “Chính sách pháp luật và YTPL Việt Nam” của Nguyễn Như Phát, “Đổi mới căn bản, toàn diện về đào tạo ở các trường đại học đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Đặng Văn Mỹ (2011),“Giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng NNPQ xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Nguyễn Quốc Sửu.v.v.. Luận án tiếp tục làm rõ các vấn đề: những điều kiện của các tỉnh TTB tác động đến công tác giáo dục YTPL cho sinh viên các trường đại học ở các tỉnh TTB; thực trạng công tác giáo dục YTPL trong các trường đại học ở các tỉnh TTB thời gian qua; những vấn đề đặt ra trong công tác giáo dục YTPL cho sinh viên các trường đại học ở các tỉnh TTB trong giai đoạn hiện nay. 1.3. Các công trình liên quan đến phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục YTPL cho sinh viên ở các tỉnh TTB 7 “Giáo dục YTPL trong các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (không chuyên luật) ở nước ta hiện nay” của Đinh Xuân Thảo (1996),“Tình hình và giải pháp ngăn ngừa tình trạng vi phạm pháp luật của học sinh, sinh viên” của Đặng Trần Thanh Ngọc, “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” của Hồ Tấn Sáng (2011), “Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của Bùi Quang Bình (2011), “Vai trò của pháp luật trong xây dựng đạo đức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chính trị ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thị Thu Hường (2012),“Đoàn Thanh niên trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (2012), “Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành nhân cách” của Nguyễn Đình Đăng Lục (2013).v.v Kết luận, tất cả các công trình trên đây là nguồn tài liệu quan trọng giúp cho tác giả luận án làm rõ những nội dung sau: - Làm rõ lý luận của YTPL, giáo dục YTPL và giáo dục YTPL cho sinh viên; tính tất yếu cần phải tăng cường công tác giáo dục YTPL cho sinh viên trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay. - Làm rõ những yếu tố tác động, thực trạng công tác giáo dục YTPL cho sinh viên đại học ở các tỉnh TTB thời gian qua; những vấn đề đặt ra đối với giáo dục YTPL cho sinh viên ở TTB hiện nay. - Phương hướng, giải pháp và khuyến nghị tới các bên liên quan để nâng cao chất lượng giáo dục YTPL cho sinh viên thời gian tới. Kết luận chương 1 Những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã đạt được những kết quả nhất định về làm rõ YTPL và giáo dục YTPL. Tuy nhiên, YTPL và công tác giáo dục YTPL cho sinh viên trong các 8 trường đại học ở các tỉnh TTB được thực hiện dưới dạng luận án tiến sĩ triết học chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu. Luận án sẽ tập trung đi vào phân tích và làm sáng tỏ những nội dung này. Luận án góp phần làm rõ những yếu tố tác động, những vấn đề đặt ra trong công tác giáo dục YTPL cho sinh viên; đề xuất phương hướng, giải pháp, khuyến nghị để nâng cao chất lượng giáo dục YTPL cho sinh viên ở các tỉnh TTB trong giai đoạn hiện nay. Chương 2 Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ GIÁO DỤC Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN TRƯỚC YÊU CẦU HIỆN NAY Ở NƯỚC TA 2.1. Ý thức pháp luật 2.1.1. Cơ sở lý luận để nghiên cứu vấn đề YTPL Luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin để phân tích các cơ sở lý luận để nghiên cứu vấn đề YTPL như: 2.1.1.1. Nguồn gốc và bản chất của ý thức; 2.1.1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT; 2.1.1.3. Mối quan hệ giữa TTXH và YTXH. Việc phân tích các quan điểm xuất phát trên góp phần làm rõ những nội dung chủ yếu trong khái niệm YTPL. 2.1.2. Khái niệm, nội dung, kết cấu, chức năng, vai trò của YTPL 2.1.2.1. Khái niệm YTPL Luận án phân tích 7 quan điểm khác nhau hiện nay về khái niệm YTPL; đồng thời chỉ ra ưu điểm, hạn chế của các quan điểm đó; luận án cũng phân tích làm sự khác nhau giữa YTPL và YTPQ.v.v... Trên cơ sở phân tích các quan điểm về YTPL, luận án nêu quan điểm cá nhân về YTPL: YTPL là hình thái YTXH, là tổng thể những quan điểm, tư tưởng, tâm lý pháp luật; là thể hiện sự hiểu biết, thái độ và tình cảm của con người đối với pháp luật, trật tự pháp luật; là sự đánh giá về tính công bằng hay không công bằng, đúng đắn hay 9 không đúng đắn của pháp luật hiện hành, hành vi hợp pháp hay không hợp pháp của công dân, nhà nước và các tổ chức trong xã hội. 2.1.2.2. Nội dung của YTPL Luận án phân tích các nội dung của khái niệm YTPL: - YTPL là một hình thái cụ thể của YTXH trong xã hội có giai cấp và nhà nước, YTPL mang bản chất giai cấp, có nguồn gốc từ TTXH và phản ánh TTXH. - YTPL là tổng thể những quan điểm, tư tưởng, tâm lý pháp luật; YTPL là một hệ thống cấu trúc chặt chẽ gồm nhiều yếu tố hợp thành, mỗi yếu tố trong hệ thống có vai trò và vị trí khác nhau. Bao gồm hai yếu tố quan trọng nhất là tâm lý pháp luật và hệ tư tưởng pháp luật. - YTPL là thể hiện sự hiểu biết, thái độ và tình cảm của con người đối với pháp luật, trật tự pháp luật; là sự đánh giá về tính công bằng hay không công bằng, đúng đắn hay không đúng đắn của pháp luật hiện hành, hành vi hợp pháp hay không hợp pháp của công dân, nhà nước và các tổ chức trong xã hội. 2.1.2.3. Kết cấu của YTPL Luận án phân tích làm rõ kết cấu của YTPL dựa trên các căn cứ phân chia khác nhau, bao gồm: 1. Căn cứ dựa vào đặc điểm, tính chất và phương thức phản ánh, YTPL bao gồm tâm lý pháp luật và hệ tư tưởng pháp luật; 2. Căn cứ vào mức độ phản ánh, mức độ nhận thức của chủ thể về đời sống pháp luật của xã hội, YTPL bao gồm YTPL thông thường và YTPL khoa học; 3. Căn cứ vào chủ thể, YTPL bao gồm YTPL cá nhân, YTPL nhóm xã hội và YTPL xã hội. 2.1.2.4. Chức năng và vai trò của YTPL 2.1.2.4.1. Chức năng của YTPL: Luận án phân tích làm rõ 3 chức năng bao gồm: nhận thức, mô hình hóa và điều chỉnh hành vi. 2.1.2.4.2. Vai trò của YTPL: Luận án phân tích làm rõ vai trò của 10 YTPL như: vai trò của YTPL trong sự nghiệp xây dựng NNPQ XHCN; YTPL góp phần xây dựng pháp luật và phát triển khoa học pháp lý, góp phần thực thi pháp luật và thúc đẩy sự phát triển KT- XH; YTPL góp phần giữ gìn an ninh quốc gia, bảo vệ tổ quốc. 2.2. Giáo dục YTPL và giáo dục YTPL cho sinh viên 2.2.1. Quan niệm chung về giáo dục YTPL 2.2.1.1. Khái niệm giáo dục YTPL Trên cơ sở phân tích những các quan điểm hiện nay về khái niệm giáo dục YTPL, luận án nêu quan điểm của cá nhân về khái niệm giáo dục YTPL: Giáo dục ý thức pháp luật là hoạt động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch, theo nội dung đã được xác định và thông qua những phương pháp, hình thức nhất định từ phía chủ thể giáo dục ý thức pháp luật, tác động đến đối tượng tiếp nhận giáo dục ý thức pháp luật nhằm hình thành và phát triển ở họ hệ thống tri thức về quan điểm, tư tưởng, tâm lý pháp luật; thái độ và tình cảm đối với pháp luật, trật tự pháp luật; sự đánh giá về tính công bằng, đúng đắn của pháp luật hiện hành, hành vi hợp pháp của công dân, nhà nước và các tổ chức trong xã hội. 2.2.1.2. Nội dung của giáo dục YTPL Luận án phân tích nội dung của giáo dục YTPL bao gồm: giáo dục YTPL trong chương trình chính khóa; giáo dục YTPL trong chương trình ngoại khóa; các hoạt động bồi dưỡng PL, kết hợp giữa giáo dục chính khóa, ngoại khóa với hoạt động phong trào, đoàn thể. 2.2.2. Giáo dục YTPL cho sinh viên 2.2.2.1. Khái niệm giáo dục YTPL cho sinh viên Trên cơ sở phân tích những các quan điểm hiện nay về khái niệm giáo dục YTPL cho sinh viên, luận án nêu quan điểm của cá nhân về khái niệm giáo dục YTPL cho sinh viên: Giáo dục ý thức pháp luật 11 cho sinh viên là hoạt động có định hướng, có tổ chức, thông qua các phương pháp đặc thù và bằng các hình thức chủ yếu là đào tạo chính khóa, ngoại khóa, lồng ghép với hoạt động phong trào, đoàn thể; nhằm hình thành và phát triển ở sinh viên hệ thống tri thức về quan điểm, tư tưởng, tâm lý pháp luật; thái độ và tình cảm của sinh viên đối với pháp luật, trật tự pháp luật; giúp sinh viên đánh giá về tính công bằng, đúng đắn của pháp luật hiện hành, hành vi hợp pháp của công dân, nhà nước, các tổ chức trong xã hội và phù hợp với đặc thù của lĩnh vực đào tạo gắn với chuyên môn của sinh viên. 2.2.2.2. Chủ thể và đối tượng giáo dục YTPL cho sinh viên 2.2.2.2.1. Chủ thể: được nhìn nhận từ hai phương diện: các cơ sở giáo dục đại học và đội ngũ giảng viên luật, báo cáo viên pháp luật. 2.2.2.2.2. Đối tượng: trong phạm vi nghiên cứu, đối tượng được xác định là sinh viên đại học hệ chính quy các trường đại học ở TTB. 2.2.2.3. Đặc điểm giáo dục YTPL cho sinh viên Luận án phân tích 4 đặc điểm cơ bản của công tác giáo dục YTPL cho đối tượng là sinh viên: đối tượng đang trưởng thành về nhận thức; cần có nội dung, phương pháp và hình thức phù hợp; cần tiến hành thường xuyên, liên tục và đa dạng hóa; nội dung giáo dục YTPL phải phù hợp với từng đối tượng sinh viên. 2.2.2.4. Mục tiêu của giáo dục YTPL cho sinh viên Ngoài mục tiêu chung, giáo dục YTPL cho sinh viên phải hướng đến các mục tiêu cụ thể là: về nhận thức: góp phần hình thành, củng cố và làm sâu sắc hệ thống kiến thức, hiểu biết pháp luật cho sinh viên; về thái độ, tình cảm: làm hình thành tình cảm, xúc cảm pháp luật và niềm tin đối với pháp luật cho sinh viên; về động cơ, hành vi: hướng đến hình thành, củng cố thói quen, hành vi tích cực theo các chuẩn mực pháp luật. 12 2.2.2.5. Hình thức của giáo dục YTPL cho sinh viên Luận án phân tích các hình thức giáo dục YTPL cho sinh viên đối với: hoạt động dạy và học chính khóa; hoạt động ngoại khóa, lồng ghép với hoạt động phong trào; hoạt động tuyên truyền, phổ biến YTPL trên các phương tiện thông tin đại chúng. 2.2.2.6. Phương pháp của giáo dục YTPL cho sinh viên Luận án phân tích các phương pháp giáo dục YTPL cho sinh viên trong chương trình chính khóa; phương pháp đối với giáo dục YTPL ngoại khóa; phương pháp đối với các hoạt động tuyên truyền, lồng ghép với các hoạt động phong trào, đoàn thể. 2.2.2.7. Mối quan hệ giữa giáo dục YTPL với giáo dục ý thức chính trị, đạo đức, thẩm mỹ cho sinh viên: Luận án dựa trên quan điểm của triết học Mác - Lênin về mối quan hệ giữa các hình thái YTXH để phân tích về mối quan hệ giữa giáo dục YTPL với giáo dục chính trị, đạo đức, thẩm mỹ cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay. 2.3. Tăng cường giáo dục YTPL cho SV trước yêu cầu hiện nay 2.3.1. Giáo dục YTPL cho sinh viên trước yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN Luận án phân tích
Luận văn liên quan