Tóm tắt luận án Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV và hiệu quả can thiệp dự phòng trên nhóm nghiện chích ma túy tại Quảng Nam

Đại dịch HIV/AIDS được phát hiện năm 1981 tại Mỹ, đến nay đã thực sự trở thành hiểm họa toàn cầu. Theo Tổ chức Liên hiệp quốc về Phòng chống AIDS (UNAIDS), đến cuối năm 2012 trên thế giới có 35,3 triệu người nhiễm HIV còn sống và hàng năm có khoảng 2 triệu người tử vong do AIDS. HIV/AIDS tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển và ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế, chính trị, xã hội của nhiều Quốc gia. Ở nước ta, tính đến cuối năm 2013, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 216.254 người, trong đó có 66.533 bệnh nhân AIDS và 68.977 người đã tử vong do AIDS. Hiện nay, do chưa có thuốc điều trị và vắc xin phòng bệnh đặc hiệu nên các nước trên thế giới đang tập trung triển khai các hoạt động dự phòng lây nhiễm mang tính chiến lược nhằm hạn chế sự lây lan HIV ra cộng đồng. Một trong những nguyên nhân lan truyền HIV/AIDS chủ yếu tại Quảng Nam là nhóm NCMT (chiếm trên 65% các trường hợp nhiễm được phát hiện hàng năm); họ có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV nhưng thiếu hiểu biết về các biện pháp dự phòng HIV. Tác động đến nhóm đối tượng này sẽ có vai trò quan trọng nhằm ngăn chặn tốc độ lan truyền của HIV/AIDS. Tuy nhiên, ở Quảng Nam đến nay chưa có nghiên cứu nào đề cập chi tiết đến hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trên nhóm NCMT và xây dựng các giải pháp can thiệp hiệu quả dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm người này. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với các mục tiêu cụ thể như sau: 1. Xác định tỷ lệ hiện nhiễm HIV và mô tả hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV của người NCMT tại tỉnh Quảng Nam năm 2011; 2. Đánh giá hiệu quả can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV ở nhóm người NCMT tại Quảng Nam (2012-2013).

pdf28 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2060 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV và hiệu quả can thiệp dự phòng trên nhóm nghiện chích ma túy tại Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG ----------------------------- TRẦN VĂN KIỆM HÀNH VI NGUY CƠ LÂY NHIỄM HIV VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP DỰ PHÒNG TRÊN NHÓM NGHIỆN CHÍCH MA TÚY TẠI QUẢNG NAM Chuyên ngành: Dịch tễ học Mã số: 62.72.01.17 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC HÀ NỘI - 2014 2 CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS. Nguyễn Thanh Long 2. PGS. TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh Phản biện 1. PGS. TS. Đoàn Huy Hậu, Học viện Quân Y Phản biện 2. GS. TS. Đào Văn Dũng, Ban Tuyên giáo Trung ương Phản biện 3. PGS. TS. Nguyễn Minh Sơn, Trường Đại học Y Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp viện tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương vào hồi ..... giờ ....., ngày ...... tháng ..... năm ....... Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia 2. Thư viện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AIDS : Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (Acquired Immuno Deficiency Syndrome) ARV : Thuốc kháng Retrovirus (Anti Retrovirus) BCS : Bao cao su BKT : Bơm kim tiêm BTBC : Bạn tình bất chợt CSHQ : Chỉ số hiệu quả CTV : Cộng tác viên ĐĐV : Đồng đẳng viên HIV : Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (Human Immuno deficiency Virus) LTQĐTD : Lây truyền qua đường tình dục NCMT : Nghiện chích ma tuý PNMD : Phụ nữ mại dâm QHTD : Quan hệ tình dục OR :Tỷ suất chênh (Odds Ratio) SL : Số lượng STIs : Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục (Sexually Transmitted Infections) TCMT : Tiêm chích ma túy TP : Thành phố TTYT : Trung tâm y tế TVXNTN : Tư vấn xét nghiệm tự nguyện UNAIDS : Chương trình phối hợp Liên hiệp quốc về HIV/AIDS (Joint United Nations Programme on HIV/AIDS) WHO : Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization) 4 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 1. Trần Văn Kiệm, Trần Văn Vũ, Cao Minh Thông, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Thùy Dương, Phan Trọng Lân, Nguyễn Hoàng Long, Nguyễn Thanh Long (2014), “Kiến thức, hành vi về phòng, chống HIV/AIDS của người nghiện chích ma túy tại tỉnh Quảng Nam năm 2011”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XXIV, số 4(153), tr. 99-105. 2. Trần Văn Kiệm, Trần Văn Vũ, Cao Minh Thông, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Thùy Dương, Phan Trọng Lân, Nguyễn Hoàng Long, Nguyễn Thanh Long (2014), “Hiệu quả can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy tại tỉnh Quảng Nam”, Tạp chí Y học dự phòng, tập XXIV, số 4(153), tr. 106- 111. 5 ĐẶT VẤN ĐỀ Đại dịch HIV/AIDS được phát hiện năm 1981 tại Mỹ, đến nay đã thực sự trở thành hiểm họa toàn cầu. Theo Tổ chức Liên hiệp quốc về Phòng chống AIDS (UNAIDS), đến cuối năm 2012 trên thế giới có 35,3 triệu người nhiễm HIV còn sống và hàng năm có khoảng 2 triệu người tử vong do AIDS. HIV/AIDS tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển và ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế, chính trị, xã hội của nhiều Quốc gia. Ở nước ta, tính đến cuối năm 2013, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 216.254 người, trong đó có 66.533 bệnh nhân AIDS và 68.977 người đã tử vong do AIDS. Hiện nay, do chưa có thuốc điều trị và vắc xin phòng bệnh đặc hiệu nên các nước trên thế giới đang tập trung triển khai các hoạt động dự phòng lây nhiễm mang tính chiến lược nhằm hạn chế sự lây lan HIV ra cộng đồng. Một trong những nguyên nhân lan truyền HIV/AIDS chủ yếu tại Quảng Nam là nhóm NCMT (chiếm trên 65% các trường hợp nhiễm được phát hiện hàng năm); họ có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV nhưng thiếu hiểu biết về các biện pháp dự phòng HIV. Tác động đến nhóm đối tượng này sẽ có vai trò quan trọng nhằm ngăn chặn tốc độ lan truyền của HIV/AIDS. Tuy nhiên, ở Quảng Nam đến nay chưa có nghiên cứu nào đề cập chi tiết đến hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trên nhóm NCMT và xây dựng các giải pháp can thiệp hiệu quả dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm người này. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với các mục tiêu cụ thể như sau: 1. Xác định tỷ lệ hiện nhiễm HIV và mô tả hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV của người NCMT tại tỉnh Quảng Nam năm 2011; 2. Đánh giá hiệu quả can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV ở nhóm người NCMT tại Quảng Nam (2012-2013). * Những đóng góp mới của luận án: Đánh giá được thực trạng tỷ lệ nhiễm HIV và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV của người nghiện chích ma túy tại tỉnh Quảng Nam năm 6 2011. Đánh giá hiệu quả chương trình can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy tại Quảng Nam giai đoạn 2012-2013. Bước đầu tiến hành các biện pháp can thiệp trên quần thể nhóm nghiện chích ma túy thu được hiệu quả dự phòng lây nhiễm HIV tại Quảng Nam. * Bố cục luận án: Luận án gồm 135 trang bao gồm: Đặt vấn đề: 3 trang; Chương 1. Tổng quan: 36 trang; Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 22 trang; Chương 3. Kết quả nghiên cứu: 38 trang; Chương 4. Bàn luận: 33 trang; Kết luận: 2 trang và kiến nghị: 1 trang. Luận án gồm: 28 bảng, 30 biểu đồ và 1 sơ đồ. Tài liệu tham khảo: 124 tài liệu. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS Ở Việt Nam người nhiễm HIV/AIDS đầu tiên được phát hiện vào tháng 12/1990 tại TP Hồ Chí Minh. Tính đến cuối năm 2013, số các trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống ở nước ta là 216.254 người, trong đó có 66.533 người chuyển sang giai đoạn AIDS và 68.977 người đã tử vong do AIDS. Kết quả giám sát trọng điểm năm 2013 cho thấy, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT là 10,3%, cao hơn nhiều các đối tượng nguy cơ khác như phụ nữ mại dâm (PNMD) 2,6%. Hình thái lây nhiễm HIV ở Việt Nam vẫn chủ yếu lây truyền qua đường TCMT. Trong số các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện tại Quảng Nam đa số là người NCMT (chiếm gần 70%), trong đó số thanh thiếu niên thiếu việc làm dẫn đến các tệ nạn xã hội như NCMT ngày càng nhiều, tình trạng số người NCMT nhiễm HIV/AIDS gia tăng khó kiểm soát và đang có nguy cơ bùng nổ dịch HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 1.2. Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV ở ngƣời nghiện chích ma túy Hành vi dùng chung bơm tiêm trong khi TCMT đang là phương thức lây nhiễm HIV chủ yếu tại nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT trên toàn cầu là 5 7 - 10%. Tuy nhiên tại một số khu vực ở các nước Châu Âu và Châu Á, tỷ lệ này trên 50%. Hình thái, qui mô TCMT tại Việt Nam rất khác nhau từ thành thị đến nông thôn. Trong vòng 15 năm trở lại đây, hành vi dùng chung BKT khi tiêm chích là hành vi phổ biến ở nhóm quần thể NCMT, tỷ lệ dùng chung BKT trong 6 tháng qua ở người NCMT là 14 - 50%. Các nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, trong số những người NCMT có 87% đối tượng dùng chung BKT, trong đó thường xuyên dùng chung BKT là 40%. Việc làm sạch BKT khi chích chung rất tùy tiện và không đảm bảo tiệt khuẩn cũng là yếu tố nguy cơ làm lây nhiễm HIV trong nhóm TCMT. Mặc khác, những người NCMT cũng thường xuyên đi kèm theo với các hành vi nguy cơ khác làm tăng khả năng phơi nhiễm của những người NCMT và bạn tình của họ với việc lan truyền HIV qua QHTD. Việc kết hợp giữa TCMT và QHTD với PNMD làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV. Hành vi người NCMT không dùng bao cao su (BCS) thường xuyên khi QHTD với PNMD hay bạn tình bất chợt (BTBC) cũng là đường lây nhiễm HIV quan trọng. 1.3. Chƣơng trình can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV 1.3.1. Chương trình truyền thông thay đổi hành vi Truyền thông thay đổi hành vi là biện pháp tiếp cận ở nhiều cấp độ nhằm khuyến khích và duy trì việc thay đổi hành vi làm giảm nguy cơ lây nhiễm cho mỗi cá nhân và cộng đồng bằng cách phổ biến các thông điệp về sức khỏe qua nhiều kênh truyền thông khác nhau. 1.3.2. Chương trình khuyến khích sử dụng bao cao su Những luận cứ của chương trình này là các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV hiệu quả với chi phí thấp. Người ta tính rằng, nếu 1.000 BCS được bán và sử dụng trên thị trường, thì đã dự phòng cho 3 trường hợp lây nhiễm HIV/AIDS. Chương trình khuyến khích sử dụng BCS được nhiều nước áp dụng và người ta đã chứng minh là có kết quả tốt. 1.3.3. Chương trình trao đổi bơm kim tiêm sạch 8 Chương trình trao đổi BKT sạch hoặc phát BKT được triển khai tại Châu Âu năm 1982, đến nay chương trình được nhân rộng tại các quốc gia trên thế giới là một trọng tâm của hoạt động can thiệp giảm thiểu tác hại dự phòng lây nhiễm HIV cho người NCMT. 1.3.4. Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone Đây là chương trình được đánh giá có hiệu quả cao trong dự phòng lây nhiễm HIV hiện nay. Do Methadone sử dụng bằng đường uống nên những người tham gia chương trình này sẽ giảm hoặc không còn TCMT, giảm nguy cơ lây nhiễm HIV. 1.3.5. Chương trình tư vấn, xét nghiệm tự nguyện Chương trình tư vấn, xét nghiệm tự nguyện (TVXNTN) là điểm khởi đầu quan trọng cho các dịch vụ chăm sóc và dự phòng HIV/AIDS. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, chương trình này là một bộ phận quan trọng trong chương trình phòng chống HIV/AIDS đóng vai trò vừa dự phòng, vừa chăm sóc cho người nhiễm HIV/AIDS. CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng điều tra cắt ngang: Nam giới từ 18 tuổi trở lên, có tiêm chích ma tuý trong vòng một tháng qua tính từ thời điểm điều tra, đang sống tại cộng đồng và đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu can thiệp: Người nghiện chích ma túy từ 18 tuổi trở lên đang sống tại gia đình hoặc tại cộng đồng; tự nguyện tham gia nghiên cứu. - Không chọn những đối tượng sau vào nghiên cứu: Những người dưới 18 tuổi hoặc nữ giới; đang ở các trại giam, trại tạm giam, Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội; những người không đủ minh mẫn. 9 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu: Năm huyện/thành phố được chọn làm địa bàn nghiên cứu: Tam Kỳ, Phú Ninh, Thăng Bình, Quế Sơn và Phước Sơn. 2.1.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2011 đến tháng 3/2014 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích kết hợp hồi cứu số liệu và nghiên cứu can thiệp cộng đồng so sánh trước và sau can thiệp không có nhóm chứng. - Thiết kế mô tả cắt ngang: Phỏng vấn trực tiếp người NCMT bằng bộ câu hỏi đã thiết kế sẵn đồng thời lấy mẫu máu xét nghiệm HIV. *Cỡ mẫu: Áp dụng theo công thức tính cỡ mẫu dịch tễ học mô tả: p (1 – p) n = Z 2 (1-α/2) d 2 Trong đó, n: cỡ mẫu tối thiểu; α = 5% thì Z(1-α) = 1,96; d = 5%; p: tỷ lệ người NCMT dùng chung BKT trong vòng 6 tháng qua, p= 37% (theo kết quả điều tra IBBS 2009 Đà Nẵng là 37%). Tính toán n=359; thực tế điều tra 430 phiếu. *Chọn mẫu: Lập bản đồ tụ điểm TCMT tại 5 huyện/thành phố (gọi là huyện) tham gia nghiên cứu để có ước tính số người NCMT mỗi huyện. Phân bổ cỡ mẫu cho các huyện theo tỷ lệ thuận số người NCMT đã được ước lượng qua lập bản đồ tụ điểm. Tại mỗi huyện, liệt kê các xã/phường/thị trấn (gọi là xã) có người NCMT và ước tính số người NCMT trung bình tại mỗi xã. Tính số xã cần thực hiện điều tra bằng cách chia số cỡ mẫu phân bổ của huyện cho trung bình số người NCMT tại mỗi xã. Sau đó chọn ngẫu nhiên (bốc thăm) các xã để tiến hành nghiên cứu. - Thiết kế nghiên cứu can thiệp * Trình tự can thiệp cộng đồng: Trước tiên xây dựng kế hoạch can thiệp dự phòng lây nhiễm; sau đó lựa chọn địa điểm và tiến hành can thiệp cộng đồng. Cuối cùng giám sát và đánh giá lại sau can thiệp. 10 *Cỡ mẫu: Áp dụng công thức so sánh tỷ lệ % hai nhóm can thiệp: Trong đó: n cỡ mẫu tối thiểu; α = 5% thì Z(1-α) = 1,96; (1 – β) là lực mẫu, (1 – β) = 90%, Z(1-β) = 1,28; P1 là tỷ lệ người NCMT sử dụng chung BKT trong vòng 6 tháng qua, tỷ lệ này trước can thiệp là P1 = 33,5%; P2 tỷ lệ người NCMT dùng chung BKT mà nghiên cứu mong muốn đạt được sau 2 năm can thiệp (giảm 10%), P2=23,5%; P = (P1 + P2)/2 = 28,5%. Tính toán n = 416 người. Thực tế, điều tra được 430 mẫu (bằng số mẫu điều tra trước can thiệp). 2.2.4. Nội dung nghiên cứu Tổ chức hội nghị vận động về can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV với chính quyền, các ban ngành, đoàn thể tại địa phương. Xây dựng, củng cố mạng lưới CTV, đồng đẳng viên để triển khai các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi, phân phát BCS, trao đổi BKT sạch. Tổ chức các buổi sóng trên đài phát thanh truyền hình ở tỉnh, trên loa phát thanh của huyện, xã. Phân phát tài liệu tuyên truyền. Tổ chức truyền thông thay đổi hành vi tại các tụ điểm công cộng. Xây dựng các cơ sở cung cấp BCS, trao đổi BKT tại các tụ điểm TCMT cộng đồng, nhà thuốc, trạm y tế xã/phường. Tổ chức các hoạt động TVXNTN cố định và lưu động tại các địa phương để tư vấn và xét nghiệm cho đối tượng nghiên cứu. Điều tra trước và sau can thiệp bao gồm điều tra lập bản đồ tụ điểm và điều tra thu thập mẫu tại cộng đồng. 2.2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu: Sử dụng bộ phiếu phỏng vấn định lượng chung cho cả 2 lần điều tra trước và sau can thiệp. 2.2.6. Các chỉ số nghiên cứu Trên cơ sở các mục tiêu nghiên cứu, bộ chỉ số được chia thành 2 nhóm với 16 chỉ số chính, bao gồm: Tỷ lệ (%) hiện nhiễm HIV; tỷ lệ (%) sử dụng chung BKT; tỷ lệ (%) dùng chung thuốc/dụng cụ pha; tần suất tiêm chích; tỷ lệ (%) hành vi sử dụng 11 BCS khi QHTD; tỷ lệ (%) thường xuyên sử dụng BCS khi QHTD với các loại bạn tình; tỷ lệ (%) người được tư vấn xét nghiệm HIV; tỷ lệ (%) người được tuyên truyền về tiêm chích an toàn; tỷ lệ (%) người được tuyên truyền về tình dục an toàn; tỷ lệ (%) được nhận BKT sạch; tỷ lệ (%) được nhận BCS. 2.2.7. Các vật liệu nghiên cứu Xét nghiệm HIV được thực hiện tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Quảng Nam và Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, theo phương cách III với các sinh phẩm được Bộ Y tế cho phép lưu hành tại Việt Nam Determine, Genscreen HIV -1/2 version2, Vironostika Uniform II. 2.3. Xử lý số liệu: Các số liệu được nhập, phân tích và xử lý bằng phần mềm Epi Data, STATA và Excel. 2.5. Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu được sự đồng ý của Chính quyền địa phương. Đối tượng được thông báo trước và hoàn toàn tự nguyện tham gia. CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tỷ lệ nhiễm HIV và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV ở ngƣời nghiện chích ma tuý tại tỉnh Quảng Nam năm 2011 3.1.1. Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV Nghiên cứu tiến hành trên 430 người NCMT tại tỉnh Quảng Nam năm 2011. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu dân tộc kinh (96,3%); nhóm tuổi 20 - 29 chiếm đa số (52,8%); có học vấn trung học cơ sở trở xuống chiếm 59,1%; đa số không có việc làm ổn định (54,4%). Bảng 3.6. Thời gian tiêm chích ma túy (n = 430) Thời gian Số lƣợng Tỷ lệ (%) < 1 năm 51 11,9 1 - < 2 năm 62 14,4 2 - < 3 năm 74 17,2 ≥ 3 năm 243 56,5 12 Người NCMT có thời gian tiêm chích trên 3 năm chiếm cao nhất (56,5%), tiếp đến 2-3 năm (17,2%) và dưới 1 năm là 11,9%,. Bảng 3.7. Hành vi TCMT trong tháng qua (n = 430) Nội dung Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1. Mức độ tiêm chích ma túy (n = 430) ≥ 4 lần/ngày 7 1,6 2 - 3 lần/ngày 101 23,5 1 lần/ngày 142 33,0 Ít hơn 1 lần/ngày 168 39,1 Không nhớ 12 2,8 2. Loại ma túy đã tiêm chích (n = 430) Hêrôin 376 87,4 Thuốc phiện 42 9,8 Ma túy tổng hợp 51 11,9 Mức độ TCMT ít hơn 1 lần/ngày chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 39,1%), nhóm chích 1 lần/ngày: 33,0%, chích 2-3 lần/ngày: 23,5%, trên 4 lần/ngày: (1,6%). Loại ma túy chủ yếu là Hêrôin (87,4%); ma túy tổng hợp (11,9%). Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ dùng chung BKT trong 6 tháng qua (n = 430) Tỷ lệ người NCMT dùng chung BKT khi TCMT trong vòng 6 tháng qua là 33,5%. Dùng chung BKT: 33,5% Không dùng chung BKT: 66,5% 13 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ dùng chung BKT trong tháng qua (n = 430) Tỷ lệ dùng chung BKT khi TCMT trong tháng qua là 21,2%. Trong đó, tỷ lệ đưa người khác BKT mình vừa dùng xong là 19,5%, tỷ lệ nhận BKT từ người khác vừa dùng xong là 18,4%. Biểu đồ 3.7. Lý do dùng chung BKT trong 6 tháng qua (n=144) Lý do phổ biến là do không đủ BKT (41,7%), không đủ tiền để chích một mình (36,1%), thích dùng chung cùng bạn (13,9%). 0% 10% 20% 30% Dùng chung BKT Đưa BKT Nhận BKT 21,2% 19,5% 18,4% Tỷ lệ % 0% 20% 40% 60% Thích dùng chung Không đủ tiền Không đủ BKT Khác 13,9% 36,1% 41,7% 8,3% Tỷ lệ % 14 Biểu đồ 3.8. Các hình thức làm sạch BKT (n = 43) Nước lạnh được sử dụng nhiều nhất để làm sạch BKT (85,6%), kế đến là súc cồn (10,3%), súc nước nóng 7,2%. Bảng 3.10. Tần suất QHTD và hành vi dùng BCS với PNMD Nội dung Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1. Số lần QHTD trong tháng qua (n = 107) 1 - 4 lần 55 51,4 5- 9 lần 29 27,1 10 lần trở lên 23 21,5 2. Hành vi sử dụng BCS trong tháng qua (n = 107) Có 71 66,4 Không 36 33,6 3. Tần suất sử dụng BCS trong 12 tháng qua (n = 151) Tất cả các lần 39 25,8 Đa số các lần 60 39,7 Thỉnh thoảng 37 24,5 Không bao giờ 15 9,9 Tỷ lệ sử dụng BCS khi QHTD với PNMD trong tháng qua là 66,4%. Tần suất sử dụng BCS trong 12 tháng qua: chỉ có 25,8% ở tất cả các lần và 39,7% đa số các lần; có 24,5% thỉnh thoảng dùng BCS và 9,9% không bao giờ dùng BCS. 0% 20% 40% 60% 80% 100% Súc nước lạnh Súc nước nóng Súc cồn Khác 85,6% 7,2% 10,3% 4,5% Tỷ lệ % 15 Bảng 3.11. Tần suất QHTD và hành vi dùng BCS với BTBC Nội dung Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1. Số lần QHTD trong tháng qua (n = 46) 1 - 4 lần 39 84,8 5- 9 lần 3 6,5 10 lần trở lên 4 8,7 2. Hành vi sử dụng BCS trong tháng qua (n = 46) Có 27 58,7 Không 19 41,3 3. Tần suất sử dụng BCS trong 12 tháng qua (n = 89) Tất cả các lần 5 5,6 Đa số các lần 21 23,6 Thỉnh thoảng 51 57,3 Không bao giờ 12 13,5 Tỷ lệ dùng BCS khi QHTD với BTBC trong tháng qua là 58,7%. Tần suất sử dụng BCS khi QHTD với BTBC trong 12 tháng qua: có 5,6% sử dụng BCS ở tất cả các lần; 23,6% đa số các lần; 57,3% thỉnh thoảng dùng BCS và 13,5% không bao giờ dùng BCS. 3.1.2. Tỷ lệ nhiễm HIV ở ngƣời NCMT tại Quảng Nam Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ nhiễm HIV ở người NCMT 2011 (n=430) Kết quả xét nghiệm cho thấy, tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở người NCMT tại Quảng Nam năm 2011 là 6,3%. Nhiễm HIV: 6,3% Không nhiễm HIV: 93,7% 16 3.2. Hiệu quả dự phòng lây nhiễm HIV ở ngƣời nghiện chích ma tuý tại tỉnh Quảng Nam sau 2 năm can thiệp 3.2.1. Hiệu quả về tƣ vấn xét nghiệm HIV Biểu đồ 3.13. Hiệu quả về loại hình xét nghiệm HIV So với trước can thiệp, tỷ lệ người NCMT đi xét nghiệm HIV tự nguyện tăng từ 74,2% lên 88,2% với p < 0,01. Biểu đồ 3.14. Hiệu quả tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV Tỷ lệ được tư vấn trước xét nghiệm tăng từ 31,8% lên 63,3% với p<0,01 và chỉ số hiệu quả (CSHQ): 99,1%. Tỷ lệ tư vấn sau xét nghiệm cũng tăng từ 40,2% lên 75,1% với p<0,01 và CSHQ: 86,8%. 3.2.2. Hiệu quả về chăm sóc và hỗ trợ ngƣời nghiện chích ma túy Bảng 3.24. Hiệu quả truyền thông thay đổi hành vi (n = 430) Chỉ số Trƣớc can thiệp Sau can thiệp CSHQ (%) P SL (%) SL (%) Tiêm chích an toàn 64 14,9 252 58,6 293,8 0,0001 Tình dục an toàn 121 28,1 310 72,1 156,2 0,0001 0% 50% 100% Tự nguyện Được yêu cầu 74,2% 25,8% 88,2% 11,8% Tỷ lệ % Trước can thiệp Sau can thiệp 0% 20% 40% 60% 80% Tư vấn trước xét nghiệm Tư vấn sau xét nghiệm 31,8% 40,2% 63,3% 75,1%Tỷ lệ % Trước can thiệp Sau can thiệp 17 Sau 2 năm can thiệp, tỷ lệ được nghe, nói về tiêm chích an toàn trong vòng 6 tháng qua đã tăng từ 14,9% lên 58,6% với p<0,01 và CSHQ: 293,8%; tỷ lệ nghe, nói về tình dục an toàn cũng tăng từ 28,1% lên 72,1% với p<0,01 và CSHQ đạt 156,2%. Biểu đồ 3.15. Tỷ lệ người NCMT nhận được BCS miễn phí Sau can thiệp, tỷ lệ người NCMT có hoạt động tình dục trong vòng 6 tháng qua nhận được BCS miễn phí tăng từ 19,8% lên 58,2%, với p < 0,01 và CSHQ là 193,9%. Biểu đồ 3.17. Tỷ lệ người NCMT nhận được BKT sạch Tỷ lệ người NCMT nhận được BKT sạch trong vòng 6 tháng tăng từ 1,4% lên 32,3% với p<0,05 và CSHQ là 2.207,1%. 0% 20% 40% 60% Trước can thiệp Sau can thiệp 19,8% 58,2%Tỷ lệ % 0% 10% 20% 30
Luận văn liên quan