Tóm tắt Luận án Hệ thống thông tin kế toán quỹ BHYT tại cơ quan BHXH Việt Nam

BHYT là một loại bảo hiểm trong hệ thống BHXHVN. BHYT là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước, là một trong những loại hình BHXH mang ý nghĩa nhân đạo, có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân. Đối với BHXHVN, quỹ BHYT cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn về tài chính. Khó khăn trước mắt hiện nay của các nhà quản lý quỹ BHYT là làm sao cân đối được thu, chi quỹ và đảm bảo quyền lợi KCB cho đối tượng thụ hưởng. Về phía cơ sở KCB, nhiều sai phạm đã xảy ra trong thực hiện hợp đồng, một số bệnh viện không có đủ chữ ký trên chứng từ, không lưu toa thuốc, không tính tiền trên phiếu phát thuốc. nhưng vẫn được thanh quyết toán với BHXH dẫn đến thâm hụt quỹ BHYT. Việc thanh quyết toán giữa các cơ sở KCB các cấp với BHXHVN còn nhiều bất cập. Theo cách quyết toán BHYT, chi phí KCB của người dân chuyển lên tuyến trên đều được tính vào quỹ BHYT tuyến huyện, tuyến tỉnh. Vì thế, tiền BHYT luôn trong tình trạng bội chi. Đối với đối tượng nộp và thụ hưởng BHYT, việc KCB BHYT không còn mặn mà. Một số đối tượng nộp BHYT nhưng không hưởng do nhiều lý do khác nhau như: chất lượng dịch vụ BHYT không đảm bảo, thời gian chờ KCB quá lâu, thái độ y bác sỹ không nhiệt tình. Quyền lợi của đối tượng thụ hưởng BHYT chưa được đáp ứng đầy đủ. Tóm lại, BHYT còn bất cập dưới nhiều góc độ: Tính ASXH của nhà nước chưa đảm bảo, sự an toàn của quỹ BHYT còn bấp bênh, cơ sở KCB còn nhiều hiện tượng chi BHYT sai quy định, lợi dụng để trục lợi quỹ BHYT, người hưởng BHYT không thiết tha với BHYT vì không được hưởng quyền lợi BHYT trọn vẹn. Để quản lý chặt chẽ quỹ BHYT đòi hỏi sự giám sát của các bên: BHXHVN - đơn vị chủ quản quỹ; các cơ sở KCB - đơn vị chi tiêu quỹ và đối tượng nộp, hưởng BHYT. Trong đó, BHXHVN là đơn vị kiểm soát trực tiếp quá trình thu, chi quỹ BHYT. Hiện nay, HTTTKT quỹ BHYT cung cấp còn rời rạc, chưa có sự gắn kết giữa các bên. Thậm chí thông tin cung cấp cho đối tượng BHYT còn nghèo nàn. Do đó, BHXHVN còn thụ động trong quản lý quỹ, việc thanh toán lệ thuộc nhiều vào các cơ sở KCB. Để khắc phục tình trạng này, BHXHVN phải có một HTTT, đặc biệt là HTTTKT, phải có sự gắn kết với các HTTT khác trong cùng ngành và trong tương lai phải có mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị bên ngoài có liên quan đến quỹ BHYT như cơ sở KCB, đơn vị sử dụng lao động, địa phương nơi cư trú của người đóng, thụ hưởng BHYT. Qua nghiên cứu lý luận, tìm hiểu những hạn chế về HTTTKT quỹ BHYT tại các đơn vị BHXH, đơn vị chủ quản quỹ BHYT, thấy rõ tầm 2 quan trọng của HTTTKT trong việc quản lý quỹ BHYT, tác giả chọn đề tài: “Hệ thống thông tin kế toán quỹ BHYT tại cơ quan BHXH Việt Nam”

pdf12 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Hệ thống thông tin kế toán quỹ BHYT tại cơ quan BHXH Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài BHYT là một loại bảo hiểm trong hệ thống BHXHVN. BHYT là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước, là một trong những loại hình BHXH mang ý nghĩa nhân đạo, có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân. Đối với BHXHVN, quỹ BHYT cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn về tài chính. Khó khăn trước mắt hiện nay của các nhà quản lý quỹ BHYT là làm sao cân đối được thu, chi quỹ và đảm bảo quyền lợi KCB cho đối tượng thụ hưởng. Về phía cơ sở KCB, nhiều sai phạm đã xảy ra trong thực hiện hợp đồng, một số bệnh viện không có đủ chữ ký trên chứng từ, không lưu toa thuốc, không tính tiền trên phiếu phát thuốc... nhưng vẫn được thanh quyết toán với BHXH dẫn đến thâm hụt quỹ BHYT. Việc thanh quyết toán giữa các cơ sở KCB các cấp với BHXHVN còn nhiều bất cập. Theo cách quyết toán BHYT, chi phí KCB của người dân chuyển lên tuyến trên đều được tính vào quỹ BHYT tuyến huyện, tuyến tỉnh. Vì thế, tiền BHYT luôn trong tình trạng bội chi. Đối với đối tượng nộp và thụ hưởng BHYT, việc KCB BHYT không còn mặn mà. Một số đối tượng nộp BHYT nhưng không hưởng do nhiều lý do khác nhau như: chất lượng dịch vụ BHYT không đảm bảo, thời gian chờ KCB quá lâu, thái độ y bác sỹ không nhiệt tình. Quyền lợi của đối tượng thụ hưởng BHYT chưa được đáp ứng đầy đủ. Tóm lại, BHYT còn bất cập dưới nhiều góc độ: Tính ASXH của nhà nước chưa đảm bảo, sự an toàn của quỹ BHYT còn bấp bênh, cơ sở KCB còn nhiều hiện tượng chi BHYT sai quy định, lợi dụng để trục lợi quỹ BHYT, người hưởng BHYT không thiết tha với BHYT vì không được hưởng quyền lợi BHYT trọn vẹn. Để quản lý chặt chẽ quỹ BHYT đòi hỏi sự giám sát của các bên: BHXHVN - đơn vị chủ quản quỹ; các cơ sở KCB - đơn vị chi tiêu quỹ và đối tượng nộp, hưởng BHYT. Trong đó, BHXHVN là đơn vị kiểm soát trực tiếp quá trình thu, chi quỹ BHYT. Hiện nay, HTTTKT quỹ BHYT cung cấp còn rời rạc, chưa có sự gắn kết giữa các bên. Thậm chí thông tin cung cấp cho đối tượng BHYT còn nghèo nàn. Do đó, BHXHVN còn thụ động trong quản lý quỹ, việc thanh toán lệ thuộc nhiều vào các cơ sở KCB. Để khắc phục tình trạng này, BHXHVN phải có một HTTT, đặc biệt là HTTTKT, phải có sự gắn kết với các HTTT khác trong cùng ngành và trong tương lai phải có mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị bên ngoài có liên quan đến quỹ BHYT như cơ sở KCB, đơn vị sử dụng lao động, địa phương nơi cư trú của người đóng, thụ hưởng BHYT. Qua nghiên cứu lý luận, tìm hiểu những hạn chế về HTTTKT quỹ BHYT tại các đơn vị BHXH, đơn vị chủ quản quỹ BHYT, thấy rõ tầm 2 quan trọng của HTTTKT trong việc quản lý quỹ BHYT, tác giả chọn đề tài: “Hệ thống thông tin kế toán quỹ BHYT tại cơ quan BHXH Việt Nam” để nghiên cứu. 1.2. Tổng quan các nghiên cứu về đề tài 1.2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Trên thế giới có nhiều tác giả bàn về HTTTKT. Quan điểm của các tác giả tương đối đồng nhất về HTTT. Các tác giả đều cho rằng, HTTT là hệ thống tiếp nhận các nguồn dữ liệu như các yếu tố đầu vào và xử lý chúng thành các sản phẩm thông tin là các yếu tố đầu ra. HTTT có 4 chức năng chính là: đưa thông tin vào, xử lý thông tin, lưu trữ thông tin và đưa thông tin ra. Nói đến các yếu tố cấu thành của HTTT quản lý xét ở trạng thái tĩnh, các tác giả cho rằng bao gồm 5 yếu tố: Thiết bị tin học (máy tính, các thiết bị, các đường truyền,..- phần cứng), các chương trình (phần mềm), dữ liệu, thủ tục - quy trình và con người. Ngoài ra, HTTTKT còn được nhiều nhà khoa học nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau trên các tạp chí như Flynn, Salehi, Mahdi, Vahab, Mogadam, Abdolkarim; Morteza và các cộng sự Mỗi tác giả nghiên cứu dưới một yếu tố cấu thành HTTTKT: CNTT (Phần cứng và phần mềm), dữ liệu, quy trình, kiểm soát. Nói đến hiệu quả của HTTTKT, chúng ta phải nói đến tính hiệu quả, tính hữu dụng cuả nó. Mỗi nhà nghiên cứu khoa học nói đến tính hiệu quả ở mỗi khía cạnh khác nhau nhưng đều hướng tới cái đích cần đạt được: sự quản lý hiệu quả, gia tăng thêm lợi ích, sự hữu dụng, đáp ứng được mục tiêu đã thiết lập. Các tác giả đã nghiên cứu các khía cạnh: mối quan hệ giữa kế toán quản trị và CNTT hiện đại trên các giao diện. Nói đến chất lượng dữ liệu là dữ liệu được quan tâm dưới các góc độ: tính chính xác, kịp thời, kiên định, và khả năng tiếp cận. Một số tác giả cho rằng nói đến chất lượng dữ liệu là nói đến độ tin cậy của nó, có 2 yếu tố quan trọng của độ tin cậy dữ liệu là tính đầy đủ và tính chính xác. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, có ý kiến cho thấy chất lượng của dữ liệu được coi là sự hài lòng của khách hàng. Để nghiên cứu rõ về HTTTKT, các tác giả: Michael Alles, Mieke Jans, Miklos Vasarhelyi đã đưa ra một phương pháp nghiên cứu mới. Đó là “khai thác quy trình”. Khai thác quy trình là phân tích HTTT chứa đựng trong việc ghi chép sự kiện, đó là một bộ dữ liệu được xây dựng từ thông tin được ghi nhận trong HTTT hiện đại. Về kiểm soát trong HTTTKT, Theo Dolejsovas, Miroslava (2008), việc kiểm soát thường được kết nối với các HTTT và kế toán. Các kế toán viên cần quan tâm đến việc xác minh số liệu kế toán và bảo mật thông tin. Tầm quan trọng của sự bảo mật thông tin trong kế toán, việc áp dụng kiểm soát trong 3 HTTTKT và cung cấp các khuyến nghị đối với việc sử dụng dữ liệu kế toán hàng ngày. Cũng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, các tác giả Bernstein, Mariel L, MeCreless, Tamuchin (Winter 2007) [43]đã đưa ra 5 thông số cho việc chấp nhận CNTT. Liệu CNTT được sử dụng cho việc tự động hóa văn phòng hoặc cho việc giảm các lỗi KCB, có 5 thông số ảnh hưởng thường xuyên đến sự hội nhập thành công của CNTT trong việc KCB. Các thông số này được sử dụng riêng và duy trì ngân sách CNTT, có vai trò hỗ trợ cho các lãnh đạo, sử dụng quản lý các dự án, quá trình thực hiện và có ý nghĩa với các bên liên quan đến người sử dụng. Các thông số này cũng là một thách thức đối với các tổ chức chăm sóc sức khỏe nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực và tài chính khi chấp nhận CNTT mới. 1.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, tuy HTTTKT là một nội dung mới nhưng thấy rõ tầm quan trọng của nó trong quản lý, một số tác giả cũng có những nghiên cứu về lĩnh vực này. Các tác giả cũng đã nghiên cứu hệ thống thông tin trong đó có HTTTKT và đồng nhất khái niệm cho rằng: "HTTTKT là hệ thống thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kế toán trong doanh nghiệp". Các tác giả cho rằng HTTTKT đều thuộc hệ thống mở, có sử dụng chu trình IPO (Input – Processing – Output). Xuất phát từ quá trình vận hành HTTT, HTTTKT bao gồm ít nhất 3 thành phần: con người, thủ tục và dữ liệu. Con người thực hiện theo các thủ tục kế toán để biến đổi dữ liệu kế toán nhằm tạo ra thông tin cung cấp cho người sử dụng. Tuy nhiên, khi áp dụng CNTT, HTTTKT bao gồm 5 thành phần: con người, dữ liệu, thủ tục, phần cứng và phần mềm. Một số tác giả có nghiên cứu về HTTTKT trong các tạp chí. Tuy nhiên, mỗi tác giả mới chỉ nêu được từng yếu tố trong HTTTKT chưa nghiên cứu tổng thể các yếu tố cấu thành HTTTKT. Ở Việt nam, vấn đề về HTTTKT trong lĩnh vực y tế còn bỏ ngỏ chưa được quan tâm. Các nhà nghiên cứu HTTTKT trong lĩnh vực này chưa nhiều. Trong lĩnh vực y tế, hai tác giả Lê Kim Ngọc và Lê Thị Thanh Hương mới nghiên cứu tổ chức công tác kế toán tại các bệnh viện và cơ sở KCB – cơ quan tham gia thanh toán BHYT, chưa nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ sở KCB với các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến quản lý quỹ BHYT, chưa nghiên cứu dưới góc nhìn của cơ quan chủ quản quỹ BHYT - cơ quan BHXH. Đây là cơ quan chủ quản, chịu trách nhiệm quản lý quỹ BHYT. Ngoài ra, có một số nghiên cứu khác liên quan đến HTTTKT và quỹ BHYT 1.2.3. Khoảng trống nghiên cứu 4 Trên thế giới, khi nghiên cứu về HTTTKT mỗi tác giả mới chỉ nghiên cứu một khía cạnh cụ thể: tính hiệu quả, sự hữu dụng của HTTTKT; CNTT trong HTTTKT; chất lượng dữ liệu; quy trình; kiểm soát trong HTTTKT. Tác giả chưa thấy nhà nghiên cứu nào tìm hiểu về tất cả các nhân tố trên tại một đơn vị. Đây là một khoảng trống mà tác giả muốn nghiên cứu. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, các tác giả chủ yếu nghiên cứu HTTTKT tại các cơ sở KCB, chưa nghiên cứu HTTTKT tại đơn vị chủ quản quỹ. Chưa có nghiên cứu nào bàn về sự kết nối HTTTKT giữa các bên liên quan đến quỹ BHYT. Ở Việt Nam chưa có tác giả nào nghiên cứu HTTTKT trong lĩnh vực BHYT, nhất là tại cơ quan chủ quản quỹ - BHXHVN. Qua nghiên cứu thực tế, tác giả thấy rằng HTTTKT quỹ BHYT tại BHXHVN còn nhiều bất cập như: CNTT chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý quỹ; quy trình thực hiện chưa được tự động hóa; dữ liệu chưa đồng bộ; HTTTKT cung cấp rời rạc, chưa phản ánh được quá trình thu chi quỹ; BHXHVN khó có thể kiểm soát chặt chẽ được quỹ BHYT; chưa đáp ứng được nhu cầu cần thông tin tại cả cơ quan quản lý quỹ cũng như cơ sở KCB, đối tượng nộp và hưởng BHYT. Vì chưa có tác giả nào nghiên cứu các yếu tố của HTTTKT tại đơn vị SNCL đặc thù quỹ và chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về các bất cập trong HTTTKT quỹ BHYT nên tác giả muốn làm rõ HTTTKT quỹ BHYT tại cơ quan chủ quản quỹ và lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Hệ thống thông tin kế toán quỹ BHYT tại BHXHVN". 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu tổng quát của luận án này là nghiên cứu cơ sở lý luận về HTTTKT tại đơn vị SNCL, nghiên cứu thực trạng và hoàn thiện HTTTKT quỹ BHYT tại BHXHVN. Mục tiêu cụ thể: + Bổ sung cơ sở lý luận về HTTTKT đơn vị SNCL nói chung và đặc thù quỹ nói riêng. + Đánh giá thực trạng HTTTKT dưới góc độ các yếu tố cấu thành tại cơ quan quản lý quỹ BHYT – BHXHVN trong mối quan hệ với các cơ sở khám chữa bệnh và đối tượng hưởng BHYT. + Đề xuất các giải pháp hoàn thiện HTTTKT quỹ BHYT tại BHXHVN. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu HTTTKT quỹ BHYT tại BHXHVN trong mối quan hệ với cơ sở KCB và đối tượng hưởng BHYT nhằm quản lý hiệu quả quỹ BHYT. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: 5 + Luận án nghiên cứu dưới góc độ của cơ quan chủ quản quỹ BHYT (BHXHVN). + Luận án nghiên cứu HTTTKT dưới góc độ các yếu tố cấu thành. + Luận án nghiên cứu HTTKT quỹ BHYT nhưng chỉ ở nội dung: Thu quỹ BHYT từ các đối tượng nộp BHYT, từ NSNN (Trừ các đơn vị thuộc bộ quốc phòng), không nghiên cứu thu từ đầu tư tài chính và thu khác. Phần chi tác giả chỉ nghiên cứu sử dụng chi cho chi phí KCB tại cơ sở KCB, không nghiên cứu quỹ BHYT chi dự phòng và quỹ BHYT chi cho quản lý bộ máy hoạt động. + Tác giả điều tra, khảo sát tại đơn vị dự toán cấp 1, 2, 3. + Tác giả khảo sát mối quan hệ về HTTTKT quỹ BHYT tại một số bệnh viện thuộc tuyến trung ương và một số đối tượng hưởng BHYT tại các bệnh viện này để làm rõ mối quan hệ về HTTTKT quỹ BHYT giữa ba bên trong việc đánh giá tính hữu ích của HTTTKT. + Luận án nghiên cứu hoàn thiện HTTTKT quỹ BHYT tại BHXHVN. Về thời gian nghiên cứu: - Số liệu thứ cấp: được thu thập cho giai đoạn 2012 đến 2015 - Số liệu sơ cấp: được thu thập vào 2015 1.5. Câu hỏi nghiên cứu Luận án nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: - HTTTKT là gì? HTTTKT tại đơn vị SNCL như thế nào? - HTTTKT có bao nhiêu yếu tố cấu thành? Nội dung của các yếu tố cấu thành này là gì? - Những tồn tại của HTTTKT quỹ BHYT tại BHXHVN hiện nay là gì? - Thực trạng sự kết nối HTTTKT quỹ BHYT giữa BHXHVN với cơ sở KCB, đơn vị sử dụng lao động và đối tượng nộp, hưởng BHYT như thế nào? - Hoàn thiện gì về HTTTKT quỹ BHYT tại BHXHVN. 1.6. Phương pháp nghiên cứu và mẫu khảo sát 1.6.1. Mẫu điều tra - Tại BHXHVN: Tác giả tiến hành lấy mẫu điều tra tại hai bộ phận: Phòng kế toán và phòng CNTT. - Tại cơ sở KCB: Tại các cơ sở KCB, tác giả lựa chọn khảo sát các bệnh viện thuộc tuyến trung ương vì đây là các bệnh viện có số lượng người KCB BHYT nhiều nhất. - Đối tượng hưởng BHYT: Tác giả chọn ngẫu nhiên mỗi bệnh viện 10 người KCB BHYT. Tổng số phiếu phát ra là 280 phiếu. 6 1.6.2. Phương pháp điều tra Đối với phỏng vấn sâu, tác giả thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn với các đối tượng khác nhau. Một số cuộc phỏng vấn được diễn ra độc lập tại nơi làm việc hoặc ở nhà của người tham gia phỏng vấn với thời gian phỏng vấn cho mỗi đối tượng khoảng 45 phút đến 60 phút. Kỹ thuật thực hiện là quan sát và thảo luận tay đôi. Một số đối tượng ở xa được phỏng vấn thông qua điện thoại và email. Thời gian gọi điện khoảng từ 30 phút đến 45 phút. Nội dung nào chưa rõ tác giả đề nghị người được phỏng vấn làm rõ qua email. Đối với điều tra, tại mỗi địa điểm khảo sát khác nhau, tác giả sử dụng các phương pháp thu thập khác nhau. 1.6.3. Bảng hỏi Mỗi loại phiếu hỏi có những nội dung khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu của tác giả. Tuy nhiên, nội dung từng bảng hỏi bao gồm 3 phần chính: Phần giới thiệu; Phần thông tin thống kê; Phần thông tin chính. Đối với phiếu hỏi ở phòng CNTT, ở cơ sở KCB và đối tượng hưởng BHYT, tác giả chỉ xây dựng bảng hỏi bao gồm 2 phần chính là: Phần giới thiệu và phần thông tin chính, không có phần thông tin thống kê. 1.6.4. Kết quả điều tra - Tại BHXHVN: Thời gian hoàn thành việc thu thập phiếu theo yêu cầu là hơn 3 tháng (Từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2014). Ở phòng kế toán: Số phiếu gửi đi phát trực tiếp là 125 phiếu. Số phiếu thu về 120 phiếu. Số phiếu điều tra phát qua online nhóm kế toán VSA là 643 phiếu. Số phiếu thu về là 338 phiếu. (chiếm 52.6%) Ở phòng CNTT: Số phiếu gọi điện phỏng vấn là 8. Số phiếu phát ra gửi qua email là 55 phiếu. Số phiếu thu về là 51 phiếu. (Bao gồm 8 phiếu phỏng vấn và 43 phiếu gửi lại bằng email). Ở các cơ sở KCB: Tổng số phiếu phát ra là 28 phiếu. Tổng số phiếu thu về đủ 28 phiếu.(đạt 100%). Đối với đối tượng hưởng BHYT, số lượng bệnh nhân trả lời khảo sát là 280 phiếu. Số phiếu thu về đủ 280 phiếu. 1.6.5. Xử lý kết quả điều tra Đối với BHXHVN: - Ở phòng kế toán: Số phiếu thu về 120 phiếu. Khi kiểm tra, tác giả thấy có 7 phiếu không trả lời đầy đủ các nội dung và trả lời có sự mâu thuẫn nên tác giả loại bỏ. Tổng số phiếu khảo sát sử dụng được là 417 phiếu. - Ở phòng CNTT: Số phiếu phát ra là 55 phiếu, thu về 51 phiếu. 7 - Tại các cơ sở KCB, số phiếu thu về 28 phiếu. Tất cả các phiểu hỏi đều trả lời đầy đủ thông tin của tác giả yêu cầu. - Đối với đối tượng hưởng BHYT, số phiếu khảo sát sử dụng được là 274 phiếu.(chiếm 97,9%). 1.7. Ý nghĩa của nghiên cứu 1.7.1. Ý nghĩa về mặt lý luận Luận án làm rõ lý thuyết về HTTTKT áp dụng trong đơn vị SNCL nói chung và quỹ BHYT tại BHXHVN nói riêng. HTTTKT trong các đơn vị có nhiều cấp dự toán và cung cấp thông tin cho nhiều đối tượng cùng một lúc cần phải có sự “liên thông” ở cả 3 cấp dự toán và các đơn vị có liên quan. 1.7.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn - Luận án giúp cho BHXHVN có cái nhìn toàn diện về HTTTKT nhằm quản lý quỹ BHYT hiệu quả hơn. - Luận án giúp BHXHVN hiểu rõ hơn các yếu tố cấu thành HTTTKT tại đơn vị chủ quản quỹ BHYT trong mối quan hệ với cơ sở KCB và đối tượng hưởng BHYT. 1.8. Các kết quả nghiên cứu - Về lý luận: Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận HTTTKT trong đơn vị SNCL - Về thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng mối quan hệ về HTTTKT trong các mối quan hệ giữa đơn vị thu nộp quỹ, cấp phát kinh phí, chi tiêu và quyết toán quỹ BHYT nhằm góp phần quản lý hiệu quả quỹ BHYT nói riêng và quỹ công nói chung; Nghiên cứu thực tiễn và đánh giá hạn chế trong HTTTKT quỹ BHYT tại BHXHVN hiện nay; Hoàn thiện HTTTKT quỹ BHYT tại BHXHVN để góp phần quản lý có hiệu quả quỹ BHYT tại BHXHVN. 1.9. Kết cấu luận án Luận án được xây dựng theo kết cấu 4 chương. Cụ thể như sau: Chương I: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương II: Lý luận chung về HTTTKT đơn vị SNCL Chương III: Khảo sát thực trạng HTTTKT quỹ BHYT tại BHXHVN. Chương IV: Thảo luận kết quả nghiên cứu, các giải pháp đề xuất và kết luận. 8 CHƯƠNG II: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 2.1. Khái niệm HTTTKT 2.1.1. Khái niệm về hệ thống và HTTT Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hệ thống, song mỗi định nghĩa thường chỉ đề cập đến một mô hình nhất định về hệ thống và thường phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu cụ thể. Hệ thống có thể tồn tại theo nhiều cấp độ khác nhau. Hệ thống có nhiều dạng khác nhau nhưng nhìn chung chúng được chia thành 4 kiểu hệ thống: Hệ thống đóng; Hệ thống liên kết đóng; Hệ thống liên kết đóng phản hồi; Hệ thống mở. Việc sử dụng hệ thống trong nhiều lĩnh vực khác nhau tạo ra các hệ thống khác nhau như: hệ thống vận hành, hệ thống điều hành, HTTT... Có một số cách tiếp cận về HTTT. Với cách tiếp cận về các yếu tố cấu thành, HTTT là một hệ thống bao gồm các yếu tố có quan hệ với nhau cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối dữ liệu và thông tin, cung cấp một cơ chế phản hồi để đạt được mục tiêu định trước. HTTT có 4 chức năng chính là: đưa thông tin vào, xử lý thông tin, lưu trữ thông tin và đưa thông tin ra. Ngoài ra, nó còn giúp cho người lãnh đạo và quản lý thực hiện công việc kiểm soát và quản lý toàn bộ hệ thống. Xét ở trạng thái tĩnh, HTTT quản lý bao gồm năm yếu tố cấu thành: Thiết bị tin học (máy tính, các thiết bị, các đường truyền,..- phần cứng), các chương trình (phần mềm), dữ liệu, thủ tục- quy trình và con người. (Nguồn: Theo nghiên cứu của tác giả) Phần cứng Phần mềm Dữ liệu thủ tục Con người nhân tố sẵn có nhân tố thiết lập công cụ nguồn lực cầu nối Sơ đồ 2.2 . Các yếu tố cấu thành của HTTT xét ở trạng thái tĩnh 9 Mỗi tác giả với mục đích khác nhau đã xây dựng một HTTT khác nhau. Tuy nhiên, trong quy trình HTTT, tác giả nào cũng xây dựng các thông tin đầu vào, xử lý thông tin, các thông tin đầu ra. 2.1.2. Khái niệm về HTTTKT Nhìn chung, tác giả cho rằng, HTTTKT là một hệ thống thu thập các yếu tố đầu vào, xử lý, cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng. Tác giả đồng nhất với quan điểm của các nhà nghiên cứu, nhưng tổng hòa quan điểm của Romney cùng các cộng sự (1997) và tác giả Vũ Hữu Đức (2009). Tác giả cho rằng HTTTKT là một HTTT được thiết kế để có thể thực hiện chức năng của kế toán. HTTTKT là lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến thu thập dữ liệu đầu vào, xử lý nhằm mục tiêu cung cấp thông tin cho các đối tượng bên trong và bên ngoài đơn vị, giúp cho các đối tượng cần thông tin đưa ra được quyết định. Hiện nay, HTTTKT không chỉ là thiết kế, vận hành, giám sát HTTT mà còn gồm những chuẩn mực về thông tin và công tác kiểm tra, kiểm soát đối với các thông tin được cung cấp bởi hệ thống. Có nhiều tiêu thức phân loại HTTTKT. Tuy nhiên, việc phân chia không nằm ngoài những nguyên tắc cơ bản của phân loại HTTT.[38, 26]. Đó là: Nguyên tắc phân cấp; Nguyên tắc vét cạn; Nguyên tắc lựa chọn tiêu thức hợp lý. HTTTKT được phân loại dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau. Phân theo các yếu tố cấu thành hệ thống, HTTTKT chia thành năm thành phần sau: Con người, CNTT ( Bao gồm phần cứng, phần mềm), dữ liệu kế toán, thủ tục – quy trình kế toán. Các thành phần của một HTTTKT có mối quan hệ khăng khít với nhau mà trong đó dữ liệu là cầu nối giữa con người và máy tính .[38, 14-15] Theo tác giả, phân chia HTTTKT theo các yếu tố cấu thành thể hiện được sự ảnh hưởng của các yếu tố này đến HTTTKT của một tổ chức. Trong một đơn vị, vận dụng HTTTKT hiệu quả tùy thuộc vào quy mô hoạt động, đặc điểm, mô hình quản lý, quy trình kế toán của đơn vị đó. Do vậy, khi nghiên cứu, chúng ta đi nghiên cứu các thành phần của HTTTKT để làm rõ các yếu tố tác động đến HTTTKT. Tuy nhiên, theo tác giả, cần gắn một yếu tố nữa có tác động đến hiệu quả của HTTTKT. Đó là yếu tố kiểm soát. Yếu tố kiểm soát nên gắn với việc vận dụng từng thành phần của HTTTKT trong thiết kế HTTTKT trong đơn vị. HTTTKT hữu hiệu cần gắn với một HTTT quản lý toàn diện, được xây dựng trong môi trường ERP. Hệ
Luận văn liên quan