Tóm tắt Luận án Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics tại các tỉnh Bắc Trung Bộ

Quá trình đổi mới và cải cách đã đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế vẫn dựa vào ngành gia công, lắp ráp, có giá trị gia tăng thấp, chi phí sản xuất kinh doanh cao mà một nguyên nhân là do sự kém phát triển của dịch vụ logistics trong nước, làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Logistics được xem là ngành công nghiệp phụ trợ đối với các ngành công nghiệp chế tạo, phát triển dịch vụ logistics được coi là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của mỗi quốc gia. Khu vực Bắc Trung Bộ (BTB), gồm 6 tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, có vị trí thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá với các vùng trong nước và quốc tế. Trong thời gian qua, kinh tế các tỉnh Bắc Trung Bộ đã có nhiều phát triển tích cực, thu hút được một số dự án công nghiệp lớn đóng góp cho phát triển KT-XH của vùng. Nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics ngày càng nhiều. Hệ thống doanh nghiệp (DN) logistics trong vùng đã có sự phát triển về số lượng, quy mô nhưng còn nhiều tồn tại trong hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế về năng lực và khả năng cung ứng dịch vụ logistics chất lượng, hoạt động còn manh mún, tự phát, thiếu tính chuyên nghiệp, phần lớn chỉ cung cấp dịch vụ đơn lẻ, giá trị gia tăng thấp. Do đó, hiệu quả kinh doanh còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Trong điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ logistics, ngày càng nhiều cơ hội kinh doanh được mở ra nhưng các DN logistics cũng đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nguy cơ rủi ro càng nhiều làm ảnh hưởng đến mục tiêu kinh doanh của các DN nói chung và HQKD của các doanh nghiệp nói riêng. Trong điều kiện đó, cùng với việc thúc đẩy sự ra đời các DN logistics thì việc nghiên cứu một cách khoa học, toàn diện về HQKD và đề xuất những giải pháp để nâng cao HQKD của các DN logistics là đặc biệt có ý nghĩa. Vì vậy, việc thực hiện đề tài “Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ” là có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận, thực tiễn và có tính thời sự cấp thiết. Đề tài hướng đến việc luận giải luận cứ khoa học qua tổng quan cơ sở lý luận về HQKD của DN logistics, kết hợp với phân tích, đánh giá thực trạng HQKD của DN logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở các tỉnh BTB trong điều kiện và bối cảnh phát triển của đất nước

pdf12 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics tại các tỉnh Bắc Trung Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình đổi mới và cải cách đã đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế vẫn dựa vào ngành gia công, lắp ráp, có giá trị gia tăng thấp, chi phí sản xuất kinh doanh cao mà một nguyên nhân là do sự kém phát triển của dịch vụ logistics trong nước, làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Logistics được xem là ngành công nghiệp phụ trợ đối với các ngành công nghiệp chế tạo, phát triển dịch vụ logistics được coi là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của mỗi quốc gia. Khu vực Bắc Trung Bộ (BTB), gồm 6 tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, có vị trí thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá với các vùng trong nước và quốc tế. Trong thời gian qua, kinh tế các tỉnh Bắc Trung Bộ đã có nhiều phát triển tích cực, thu hút được một số dự án công nghiệp lớn đóng góp cho phát triển KT-XH của vùng. Nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics ngày càng nhiều. Hệ thống doanh nghiệp (DN) logistics trong vùng đã có sự phát triển về số lượng, quy mô nhưng còn nhiều tồn tại trong hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế về năng lực và khả năng cung ứng dịch vụ logistics chất lượng, hoạt động còn manh mún, tự phát, thiếu tính chuyên nghiệp, phần lớn chỉ cung cấp dịch vụ đơn lẻ, giá trị gia tăng thấp. Do đó, hiệu quả kinh doanh còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Trong điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ logistics, ngày càng nhiều cơ hội kinh doanh được mở ra nhưng các DN logistics cũng đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nguy cơ rủi ro càng nhiều làm ảnh hưởng đến mục tiêu kinh doanh của các DN nói chung và HQKD của các doanh nghiệp nói riêng. Trong điều kiện đó, cùng với việc thúc đẩy sự ra đời các DN logistics thì việc nghiên cứu một cách khoa học, toàn diện về HQKD và đề xuất những giải pháp để nâng cao HQKD của các DN logistics là đặc biệt có ý nghĩa. Vì vậy, việc thực hiện đề tài “Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ” là có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận, thực tiễn và có tính thời sự cấp thiết. Đề tài hướng đến việc luận giải luận cứ khoa học qua tổng quan cơ sở lý luận về HQKD của DN logistics, kết hợp với phân tích, đánh giá thực trạng HQKD của DN logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở các tỉnh BTB trong điều kiện và bối cảnh phát triển của đất nước. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics, phân 2 tích, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên trên, luận án có những nhiệm vụ cụ thể sau đây: (i) Nghiên cứu lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics (một trong những loại hình doanh nghiệp đặc thù) và làm rõ tính đặc thù hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics so với các loại hình doanh nghiệp khác. (ii) Nhận diện, phân tích những yếu tố đặc thù ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ- nơi có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển dịch vụ logistics. (iii) Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp logistics ở địa bàn Bắc Trung Bộ và những vấn đề đặt ra hiện nay. (iv) Đề xuất phương hướng và giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đến năm 2025. Những giải pháp đề xuất phải phù hợp với chủ trương, chính sách mới của Nhà nước về nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics và thực trạng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi nội dung: Nghiên cứu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics (loại hình doanh nghiệp 2PL và 3PL, 4PL, 5PL) có trụ sở tại các tỉnh Bắc Trung Bộ, bao gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. 3.2.2.Phạm vi thời gian: Nghiên cứu quá trình phát triển, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2010 đến năm 2015. Đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh đến năm 2025. 4. Những đóng góp mới của luận án 4.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận Thứ nhất, luận án góp phần phát triển lý luận về hiệu quả kinh doanh (HQKD) logistics, đưa ra khái niệm, phạm vi HQKD logistics, làm cơ sở quan trọng cho việc hình thành khung lý thuyết khi tiến hành phân tích, đánh giá HQKD của doanh 3 nghiệp (DN) logistics. Thứ hai, để giải quyết được vấn đề nghiên cứu, luận án làm rõ tính đặc HQKD của DN logistics so với các loại hình DN khác. Từ đó, đề xuất mô hình đánh giá HQKD của DN logistics. Việc đánh giá không chỉ xem xét trong phạm vi DN mà còn tính đến hiệu quả của các đối tác trong chuỗi cung ứng cũng như tác động lan tỏa đến HQKD của DN sử dụng dịch vụ logistics và phát triển kinh tế - xã hội. Thứ ba, luận án nhận diện những yếu tố đặc thù ảnh hưởng đến HQKD của DN logistics ở các tỉnh Bắc Trung Bộ (BTB). Vì vùng BTB có điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, xã hội khác các vùng miền khác trong cả nước nên các DN hoạt động ở địa phương chịu tác động của các nhân tố đặc thù như: Điều kiện tự nhiên; Cơ sở hạ tầng logistics; Nhân lực; Thị trường Đây là cơ sở để đánh giá toàn diện, khách quan và tìm ra giải pháp nhằm nâng cao HQKD của DN logistics ở các tỉnh BTB. 4.2. Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu Dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp thông qua điều tra khảo sát, luận án đánh giá thực trạng HQKD của các DN logistics, từ đó rút ra những mặt tích cực, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế. Trong đó, các hạn chế chủ yếu là: (1) HQKD còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của các tỉnh trong hội nhập và phát triển; (2) Hạn chế về năng lực và khả năng cung cấp dịch vụ logistics chất lượng, phần lớn chỉ cung cấp dịch vụ đơn lẻ, giá trị gia tăng thấp; (3) Các DN gặp nhiều thách thức trong nâng cao HQKD. Từ đó, luận án đề xuất 05 nhóm giải pháp nhằm nâng cao HQKD của DN logistics ở các tỉnh BTB, bao gồm: (1) Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực doanh nghiệp logistics và chất lượng dịch vụ; (2) Nhóm giải pháp về đào tạo, nâng cao nhận thức và chất lượng nhân lực; (3) Nhóm giải pháp về phát triển thị trường dịch vụ logistics; (4) Nhóm giải pháp về hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics; (5) Nhóm giải pháp về hoàn thiện chính sách pháp luật phát triển doanh nghiệp logistics và dịch vụ logistics. Những giải pháp này phù hợp với chủ trương, chính sách mới của Nhà nước về nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Kết quả nghiên cứu của luận án mở ra một cách tiếp cận mới, hướng nghiên cứu mới về HQKD của DN logistics, những giải pháp, kiến nghị dựa trên cơ sở khoa học có thể nghiên cứu và vận dụng tốt cho thực tiễn xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp logistics và gợi ý chính sách, cơ chế cho các tỉnh BTB nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao mức hưởng thụ và đời sống của nhân dân trong điều kiện mở cửa thị trường dịch vụ. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài a) Nghiên cứu chuyên sâu về hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics Từ những năm 1990, cùng với khởi đầu nghiên cứu về dịch vụ logistics 3PL, các nhà khoa học bắt đầu chú trọng nghiên cứu về HQKD dịch vụ logistics. Chow (1994) đã đưa ra khái niệm về HQKD dịch vụ logistics và các chỉ tiêu đo lường HQKD dịch vụ logistics. Theo tác giả, HQ dịch vụ logistics cần xem xét rộng hơn phạm vi DN và cần xem xét trên nhiều mục tiêu, bao gồm tăng trưởng doanh thu, đảm bảo việc làm và điều kiện làm việc, hài lòng khách hàng, sẵn có sản phẩm, HQ chi phí, khả năng sinh lợi, trách nhiệm xã hội, giao hàng đúng hạn, giữ cam kết, giảm thiểu hư hỏng và mất, giá thành hợp lý và sự linh hoạt. Mục tiêu của logistics và quản trị chuỗi cung ứng (SCM) là nâng cao hiệu suất và HQ hoạt động của chuỗi cung ứng, do đó nhiều nhà khoa học đã chú trọng đến đánh giá HQ hoạt động chuỗi cung ứng. Croom (2000) cho rằng nghiên cứu về HQKD dịch vụ logistics cần chú trọng đến đo lường HQ hoạt động của chuỗi cung ứng. Keebler và Plank (2009) nghiên cứu thực trạng HQ logistics của các DN ở Hoa Kỳ và đưa ra chuẩn mực đánh giá HQ dịch vụ logistics cũng như các đề xuất nhằm nâng cao HQ. Theo tác giả, HQ logistics được thể hiện ở năm nhóm chỉ tiêu đánh giá: Thứ nhất, HQ trong DN. Thứ hai, HQ đối với các thành viên giao dịch trong chuỗi cung ứng. Thứ ba, HQ về chi phí. Thứ tư, HQ về năng suất. Thứ năm, HQ tối ưu hóa. b) Nghiên cứu về đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics Nhiều nhà khoa học đã tập trung phân tích, đánh giá HQKD của DN cung cấp dịch vụ logistics theo các cách tiếp cận, phương pháp, mô hình khác nhau. Một trong những cách tiếp cận khá toàn diện, bao gồm cả các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính là sử dụng thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard - BSC). Chia (2009) sử dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng theo bốn góc độ, bao gồm 15 chỉ tiêu để đánh giá HQKD của các DN logistics trong lĩnh vực vận tải đường bộ, vận tải đường biển, kho bãi, phân phối hàng điện tử. Kết luận rút ra từ nghiên cứu của tác giả là các DN thường chú trọng đến các chỉ tiêu tài chính để đánh giá HQKD. Bên cạnh đó, các DN logistics còn quan tâm đến chỉ tiêu về sự hài lòng của khách hàng, giao hàng đúng hạn. Điểm hạn chế của công trình nghiên cứu này là chỉ mới chỉ ra mức độ quan trọng của một số chỉ tiêu sử dụng đo lường HQKD của DN trong chuỗi cung ứng theo phương pháp thẻ điểm cân bằng, tác giả chưa áp dụng các chỉ tiêu 5 này để đánh giá HQKD của các DN. Theo quan điểm HQ của chính DN logistics, Yuen (2006) cho rằng HQKD của DN logistics thể hiện ở năm tiêu chí: (i) HQ tài chính và thị phần; (ii) Năng suất; (iii) Thời gian vòng quay; (iv) Dịch vụ khách hàng; (v) Uy tín và danh tiếng. Hiệu quả kinh doanh của DN logistics cần được đánh giá ở nhiều công đoạn và khía cạnh khác nhau. Lin (2008) cho rằng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, DN logistics phải nâng cao hiệu suất và HQ dịch vụ logistics bằng cách đổi mới công nghệ. Tác giả chứng minh rằng ứng dụng công nghệ giúp DN logistics nâng cao năng lực và HQKD dịch vụ. Vì vậy, việc đổi mới công nghệ là cần thiết đối với DN logistics nhằm mục đích đa dạng hóa dịch vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.Tuy nhiên, công trình này chỉ nghiên cứu về tầm quan trọng của đổi mới công nghệ trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ logistics và phát triển ngành công nghiệp logistics ở Trung Quốc. Công trình chưa nghiên cứu các nhân tố khác cũng góp phần quan trọng vào nâng cao chất lượng dịch vụ logistics như CSHT, chất lượng nguồn nhân lực, sự liên kết giữa các DN logistics. Đối với các DN, chi phí đầu tư và HQKD là yếu tố quan trọng. Công trình chưa đánh giá HQ mang lại từ những khoản đầu tư vào đổi với công nghệ đối với kết quả kinh doanh của DN logistics. Dịch vụ 3PL và SCM góp phần nâng cao HQKD của DN. Dịch vụ 3PL tốt không chỉ mang lại dịch vụ HQ cho các đối tác trong chuỗi cung ứng mà còn nâng cao HQ hoạt động của chuỗi cung ứng. Do đó, việc đánh giá HQ dịch vụ 3PL sẽ cung cấp mối liên kết tốt hơn giữa nhà cung cấp dịch vụ 3PL và các đối tác trong chuỗi cung ứng. Parasuraman (1991) sử dụng mô hình SERVQUAL để đánh giá chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Theo đó, chất lượng dịch vụ 3PL thể hiện bởi các tiêu chí: (i) Tài sản hữu hình (Tangibles): Thể hiện bởi hình thức và chất lượng của các thiết bị, công cụ, nhân lực; (ii) Độ tin cậy (Reliability): Thể hiện khả năng đáp ứng đầy đủ và chính xác cam kết dịch vụ; (iii) Sự nhiệt tình (Responsiveness): Thể hiện sự sẵn lòng để giúp các thành viên của chuỗi cung ứng (nhà cung cấp và khách hàng) và cung cấp dịch vụ nhanh chóng; (iv) Sự đảm bảo (Assurance): có đủ năng lực về kiến thức và nhã nhặn (courtesy) để tạo niềm tin và sự tự tin; và (v) Sự đồng cảm (Empathy): Quan tâm và chăm sóc riêng biệt cho khách hàng. Chin (2007) nghiên cứu các DN logistics ở Trung Quốc và đưa ra những kiến nghị cho sự phát triển DN logistics. Qua nghiên cứu của tác giả, 3 nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics là: độ tin cậy khi nhận hàng và giao hàng; giá thành; khả năng cung cấp dịch vụ 3PL. Như vậy, ngoài yếu tố giá dịch vụ, các DN logistics cần chú trọng đến cung cấp dịch vụ chất lượng 6 cao, các dịch vụ gia tăng và uy tín với khách hàng. Trung Quốc chính thức mở cửa thị trường logistics từ cuối năm 2005. Công trình nghiên cứu này được thực hiện năm 2007, đã đánh giá thực trạng hoạt động của DN logistics và đề xuất một số gợi ý cho sự phát triển DN logistics ở Trung Quốc. Những phương pháp, kết quả đánh giá này có thể áp dụng để đánh giá các DN logistics ở Việt Nam, nơi mà thị trường logistics đang ở giai đoạn đầu phát triển và từ ngày từ ngày 1/1/2014, Việt Nam bắt đầu mở cửa hoàn toàn lĩnh vực này theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Chẳng hạn, 21 tiêu chí đánh giá khả năng cung cấp dịch vụ, 13 tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ có thể được dùng để đánh giá, gợi ý giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của DN logistics ở Việt Nam. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước a) Nghiên cứu chuyên sâu về hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics Phạm Thị Minh Thảo (2011) nghiên cứu hiệu quả của logistics trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN Việt Nam trên cơ sở điều tra, phỏng vấn lãnh đạo các DN cung cấp dịch vụ logistics, các DN sản xuất kinh doanh và các cơ quan quản lý để đánh giá vai trò của dịch vụ logistics đối với HQ sản xuất kinh doanh của DN. Tác giả kết luận rằng HQ của dịch vụ logistics là giúp tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện đến tạo ra sản phẩm cuối cùng cho khách hàng sử dụng; logistics góp phần định hướng thị trường và nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm cho các DN sản xuất kinh doanh; hỗ trợ DN sản xuất đảm bảo yếu tố đúng thời gian, đúng địa điểm, giúp quá trình sản xuất kinh doanh tiến hành nhịp nhàng, liên tục, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh; logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh của DN. Cùng chủ đề này, Nguyễn Xuân Hảo (2015) phân tích, đánh giá tác động của dịch vụ logistics đến HQ HĐKD của DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Sáu yếu tố của dịch vụ logistics tác động đến HQ hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn Quảng Bình là chất lượng của các nhà cung cấp vật tư nguyên liệu, chất lượng dịch vụ của các nhà phân phối, chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ logistics khác, mức độ tin dùng dịch vụ logistics thuê ngoài, mức độ sử dụng dịch vụ cơ bản và mức độ sử dụng dịch vụ gia tăng. Tác giả cũng đề xuất phương hướng, bốn nhóm giải pháp tăng cường HQ dịch vụ logistics, tác động lan tỏa đến HĐKD của DN trên địa bàn. b) Nghiên cứu về đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các công ty logistics Việt Nam đã có những bước chuẩn bị để cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Các DN logistics thành lập 7 ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu phân phối và lưu thông hàng hóa ngày càng tăng ở trong nước và khu vực. Tuy nhiên HQKD DN còn hạn chế, thể hiện ở HQ trong HĐKD của DN và HQ mang lại cho các DN sản xuất, các thành viên trong chuỗi cung ứng. Đặng Thu Hương (2011) cho rằng DN logistics Việt Nam đã có phát triển nhanh về số lượng nhưng chất lượng dịch vụ cung cấp còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà sử dụng dịch vụ trong vào ngoài nước, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO. Nguyên nhân của những hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của DN logistics Việt Nam là thủ tục hành chính phức tạp, rườm rà; tỷ lệ các DN ứng dụng CNTT còn hạn chế; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; hạ tầng GTVT kém phát triển; thiếu sự liên kết giữa các DN. Những nguyên nhân này là cơ sở để các công trình nghiên cứu tiếp theo xem xét đánh giá HQKD của các DN logistics và đưa ra các giải pháp khắc phục các tồn tại, hạn chế. Cùng chủ đề này, Nguyễn Thừa Lộc (2011) làm rõ vai trò, đặc điểm, thực trạng kinh doanh và biện pháp tăng cường hạch toán kinh doanh của DN logistics. Chất lượng nguồn nhân lực trong DN logistics cũng là vấn đề đáng quan tâm. Đặng Đình Đào (2006) nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực hiện nay và một số biện pháp về đào tạo nguồn nhân lực trong các ngành dịch vụ. Bài viết đề cập tới nguồn nhân lực trong lĩnh vực dịch vụ TM, vận tải, giao nhận thuộc lĩnh vực dịch vụ logistics của nền kinh tế quốc dân. Kết quả đánh giá thực trạng nguồn nhân lực của các DN logistics ở nghiên cứu này là cơ sở cần thiết để đánh giá năng lực các DN logistics. Một trong những điểm yếu của DN logistics Việt Nam được nhiều công trình nghiên cứu đề cập là năng lực cạnh tranh thấp. Nguyễn Hữu Duy (2012) cho rằng để có thể cạnh tranh tốt với các công ty nước ngoài, các công ty trong nước nên đồng thời phát triển hạ tầng “phần mềm” như dữ liệu khách hàng, phần mềm quản lý logistics để nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như tạo giá trị gia tăng. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này chỉ giới hạn ở việc so sánh năng lực của một số công ty logistics lớn của Việt Nam với công ty logistics nước ngoài đang hoạt động tại thị trường Việt Nam; chưa đánh giá chất lượng dịch vụ do các công ty logistics này cung cấp cho khách hàng. 1.1.3. Khoảng trống cần nghiên cứu Từ tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài và trong nước, có thể thấy rằng xuất phát từ mục tiêu hiệu quả kinh doanh của DN và vai trò của dịch vụ logistics trong kinh doanh, nghiên cứu về hoạt động kinh doanh của DN logistics đã được nhiều học giả nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Trong đó, một số công trình nghiên cứu nước ngoài đã nghiên cứu, đánh giá về chất lượng dịch vụ logistics và hiệu quả mang lại cho chính doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics cũng như các đối tác trong chuỗi cung ứng. Ở Việt Nam, một số công trình nghiên cứu đã 8 phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động của DN logistics và chỉ ra một số tồn tại, yếu kém về năng lực cạnh tranh, chất lượng nhân lực, chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Tuy nhiên, từ tổng quan nghiên cứu, tác giả nhận thấy chưa có công trình nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực Bắc Trung Bộ - nơi có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển dịch vụ logistics. Một số công trình chỉ đánh giá một số khía cạnh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp logistics và chỉ ra một số tồn tại, hạn chế. Do đó, việc phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics, chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh là khoảng trống cần nghiên cứu. Trong bối cảnh đó, bên cạnh việc kế thừa những kết quả của các công trình nghiên cứu về dịch vụ logistics và hoạt động của doanh nghiệp logistics, tác giả tập trung nghiên cứu để làm rõ tính đặc thù hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics và nhận diện những yếu tố đặc thù ảnh hưởng đến hiệu
Luận văn liên quan