Hai thập kỷ qua đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể trong hoạt động của các tổ chức
TCVM, trước sự giảm sút của các nguồn tài trợ đòi hỏi các tổ chức TCVM cần phải tìm
cách để huy động các nguồn vốn từ bên ngoài thông qua con đường chính thức hóa. Do đó,
để bù đắp được các khoản chi phí, đặc biệt là chi phí huy động, nhằm đảm bảo cung cấp
dịch vụ phù hợp cho người nghèo một cách bền vững thì hiệu quả tài chính lại trở nên quan
trọng hơn so với mục tiêu, tôn chỉ ban đầu.
1.2. Yêu cầu nghiên cứu thực tiễn
Tính đến thời điểm hiện tại mới chỉ có 4 tổ chức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(NHNN) cấp phép là TYM, tổ chức TCVM TNHH M7 (M7MFI), tổ chức TCVM TNHH
Thanh Hóa (Thanh Hóa MFI) và tổ chức TCVM TNHH một thành viên cho người lao động
nghèo tự tạo việc làm (CEP). Để nâng cao hiệu quả tài chính nhằm duy trì độ tự vững và tiếp
cận cộng đồng, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, phân tích về thực trạng hiệu quả tài chính của
các tổ chức TCVM chính thức, đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của
các tổ chức TCVM chính thức trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng
cao hiệu quả tài chính của các tổ chức TCVM chính thức. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả
lựa chọn đề tài "Hiệu quả tài chính của các tổ chức tổ chức tài chính vi mô chính thức tại
Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu.
28 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Hiệu quả tài chính của các tổ chức tài chính vi mô chính thức tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
PHAN THỊ HỒNG THẢO
HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TỔ CHỨC
TÀI CHÍNH VI MÔ CHÍNH THỨC TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 9.34.02.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI – 2019
CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. ĐINH XUÂN HẠNG
2. PGS. TS. PHẠM THỊ HOÀNG ANH
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Học viện
tại Học viện Ngân hàng.
Vào hồi giờ ngày . tháng . năm 2019.
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Học viện Ngân hàng
- Thư viện Quốc gia
Hà Nội, 2019
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
1.1. Yêu cầu nghiên cứu lý luận
Hai thập kỷ qua đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể trong hoạt động của các tổ chức
TCVM, trước sự giảm sút của các nguồn tài trợ đòi hỏi các tổ chức TCVM cần phải tìm
cách để huy động các nguồn vốn từ bên ngoài thông qua con đường chính thức hóa. Do đó,
để bù đắp được các khoản chi phí, đặc biệt là chi phí huy động, nhằm đảm bảo cung cấp
dịch vụ phù hợp cho người nghèo một cách bền vững thì hiệu quả tài chính lại trở nên quan
trọng hơn so với mục tiêu, tôn chỉ ban đầu.
1.2. Yêu cầu nghiên cứu thực tiễn
Tính đến thời điểm hiện tại mới chỉ có 4 tổ chức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(NHNN) cấp phép là TYM, tổ chức TCVM TNHH M7 (M7MFI), tổ chức TCVM TNHH
Thanh Hóa (Thanh Hóa MFI) và tổ chức TCVM TNHH một thành viên cho người lao động
nghèo tự tạo việc làm (CEP). Để nâng cao hiệu quả tài chính nhằm duy trì độ tự vững và tiếp
cận cộng đồng, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, phân tích về thực trạng hiệu quả tài chính của
các tổ chức TCVM chính thức, đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của
các tổ chức TCVM chính thức trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng
cao hiệu quả tài chính của các tổ chức TCVM chính thức. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả
lựa chọn đề tài "Hiệu quả tài chính của các tổ chức tổ chức tài chính vi mô chính thức tại
Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu, khoảng trống trong lĩnh vực nghiên cứu và câu hỏi
nghiên cứu
2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1.1. Các quan điểm về tài chính vi mô
Được thể hiện trong các nghiên cứu: Ledgerwood (1998), ADB (2000), Trong Vi Ngo
(2012) El-Makhoud (2016) hoặc Cgap (2012). Các nghiên cứu trong nước gồm nghiên cứu
của Nguyễn Đức Hải (2012), Đặng Thu Thủy (2017), Nguyễn Quỳnh Phương (2017),
Nguyễn Kim Anh, Lê Thanh Tâm, Quách Tường Vi, Nguyễn Hồng Hạnh, Nguyễn Hải
Đường & Nguyễn Thị Tuyết Mai (2013), Phạm Bích Liên (2016), Nguyễn Thái Hà (2016).
2.1.2. Các nghiên cứu về tổ chức tài chính vi mô chính thức
Được thể hiện trong các nghiên cứu: Ledgerwood (1998); Had, Skully & Pathan
(2009); Vanrosee và D'Espallier (2009); Kimando, Kihoro & Njogu (2012); Trong Vi Ngo
(2012); Masawe (2013); El-Maksoud (2016) và Muriithi (2017); Nguyễn Đức Hải (2012),
Nguyễn Quỳnh Phương (2017); ADB (2000), Mulunga (2010), Njuguna (2013); Nguyễn Kim
Anh và cộng sự (2013), Nguyễn Kim Anh và cộng sự (2014).
2.1.3. Các nghiên cứu về hiệu quả tài chính của các trung gian tài chính và tổ chức tài
chính vi mô
2
Các nghiên cứu về hiệu quả tài chính của các trung gian tài chính:
Rose & Hudgins (2008), Nguyễn Việt Hùng (2008), Trương Thị Hoài Linh (2012), Tạ
Thị Kim Dung (2016), Đặng Thị Minh Nguyệt (2017).
Các nghiên cứu về hiệu quả tài chính của tổ chức TCVM:
Vanrosee & cộng sự (2009), Masawe (2013), El-Maksoud (2016), Njuguna (2013),
Afude (2017), Nguyễn Kim Anh, Phí trọng Hiển, Quách Tường Vy, Đoàn Thái Sơn &
Nguyễn Thị Tuyết Mai (2016), Nguyễn Đức Hải (2012), Phạm Bích Liên, Nguyễn Quỳnh
Phương (2017), Nguyễn Kim Anh và cộng sự (2013) , Nguyễn Kim Anh, Lê Thanh Tâm,
Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Văn Thuyết & Nguyễn Thị Tuyết Mai (2014).
2.1.4. Các nghiên cứu về mô hình nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của trung gian
tài chính và tổ chức tài chính vi mô
Mô hình hồi qui OLS gồm Đặng Thị Minh Nguyệt (2017), Njuguna (2013), Nguyễn
Quỳnh Phương (2017).
Mô hình hồi qui dữ liệu bảng gồm Vanroose & cộng sự (2009), El-Maksoud (2016).
2.2. Khoảng trống nghiên cứu và những giá trị khoa học, thực tiễn được vận dụng, kế
thừa cho việc nghiên cứu luận án hợp lý nhất
Thứ nhất, Khung lý thuyết về tổ chức tài chính vi mô chính thức
Thứ hai, Khung lý thuyết về hiệu quả tài chính của tổ chức tài chính vi mô chính thức
Thứ ba, Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả tài chính của các tổ chức TCVM chính thức
Thứ tư, Sử dụng mô hình định lượng đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu tâp trung tìm giải pháp để nâng cao hiệu quả tài
chính của các tổ chức TCVM chính thức tại Việt Nam.
- Mục tiêu cụ thể:
(i) Hoàn thiện khung lý thuyết về tổ chức TCVM chính thức;
(ii) Xây dựng khung lý thuyết về hiệu quả tài chính của tổ chức TCVM chính thức;
(iii) Phân tích và đánh giá chính xác thực trạng hiệu quả tài chính của các tổ chức
TCVM chính thức tại Việt Nam;
(iv) Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các tổ chức TCVM
chính thức tại Việt Nam;
(v) Đề xuất hệ thống giải pháp và khuyến nghị.
4. Câu hỏi nghiên cứu
o Tổ chức TCVM chính thức là gì? Sự khác biệt giữa tổ chức TCVM chính thức với tổ chức
TCVM bán chính thức và phi chính thức? Hoạt động của các tổ chức TCVM chính thức?
o Hiệu quả tài chính của tổ chức TCVM chính thức được đo lường bởi các tiêu chí nào?
o Nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các tổ chức TCVM chính thức?
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả tài chính và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các tổ chức tài
chính vi mô chính thức.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: hiệu quả tài chính của các tổ chức TCVM chính thức theo giấy phép của
Ngân hàng trung ương.
- Về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu các tổ chức TCVM chính thức tại Việt Nam,
- Về thời gian:
o Nghiên cứu thực trạng cho giai đoạn 2013 - 2017
o Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng cho giai đoạn 2008 - 2017
o Đề xuất định hướng, giải pháp và khuyến nghị đến năm 2030
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Thiết kế nghiên cứu
Qui trình nghiên cứu hiệu quả tài chính của các tổ chức TCVM chính thức tại Việt
Nam thực hiện qua các bước: nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu thực tiễn và hoàn thiện
nghiên cứu.
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp định tính:
o Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết
o Phương pháp so sánh, phân tích chỉ số
- Phương pháp định lượng: Phương pháp hồi qui kinh tế lượng theo mô hình dữ liệu
bảng REM và FEM.
7. Những đóng góp mới của luận án
7.1. Về mặt lý luận
- Khái niệm hiệu quả tài chính của tổ chức TCVM: luận án đưa ra khái niệm về hiệu
quả tài chính của tổ chức TCVM chính thức.
- Tiêu chí đo lường hiệu quả tài chính của tổ chức TCVM chính thức: luận án xây dựng
bộ tiêu chí đo lường hiệu quả tài chính của các tổ chức TCVM chính thức, trong đó tập trung
vào các khía cạnh về độ tự vững, khả năng sinh lời và mức độ an toàn.
7.2. Về thực tiễn
- Phương pháp đánh giá thực trạng hiệu quả tài chính của các tổ chức TCVM chính
thức tại Việt Nam: luận án đã phân tích đầy đủ, chuẩn xác và khoa học các tiêu chí đo lường
hiệu quả tài chính của các tổ chức TCVM chính thức tại Việt Nam.
- Mô hình nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các tổ chức TCVM chính thức
tại Việt Nam: Luận án sử dụng mô hình hồi qui dữ liệu bảng để đánh giá tác động của các
nhân tố đến hiệu quả tài chính của các tổ chức TCVM chính thức tại Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp mới: Luận án đề xuất 7 giải pháp và 3 khuyến nghị với Chính
4
phủ và các cơ quan quản lý nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của các tổ chức
TCVM chính thức tại Việt Nam đến năm 2030.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được
kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về hiệu quả tài chính của tổ chức tài chính vi mô chính thức
Chương 2: Thực trạng hiệu quả tài chính của các tổ chức tài chính vi mô chính thức tại
Việt Nam
Chương 3: Đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các tổ chức tài
chính vi mô chính thức tại Việt Nam thông qua mô hình kinh tế lượng
Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính của các tổ chức tài chính vi mô chính
thức tại Việt Nam
5
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH
VI MÔ CHÍNH THỨC
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển tài chính vi mô
Tài chính vi mô (TCVM) không phải là một khái niệm hoàn toàn mới, bằng chứng của nó
đã được tìm thấy trong thời trung cổ ở Châu Âu, đặc biệt ở Ailen và Đức. Ở Bangladesh, giáo
sư Muhammad Yunus đã tiến hành dự án cho vay thí điểm đối với một nhóm phụ nữ nông thôn
ở Jobra vào năm 1976. Dự án này được triển khai rất thành công và sau đó phát triển thành
Ngân hàng Grameen vào năm 1983. Đặc biệt vào năm 2006 khi tác giả của mô hình Grameen
nhận được giải Nobel về Hòa Bình thì hoạt động TCVM thực sự nở rộ. Mô hình Grameen đã
trở thành mô hình mẫu cho hoạt động TCVM tại nhiều quốc gia trên thế giới.
1.1.2. Khái niệm và đặc trƣng của tài chính vi mô
TCVM là một trong những phương pháp phát triển kinh tế thông qua việc cung cấp
các dịch vụ tài chính và phi tài chính cho các đối tượng có thu nhập thấp trong xã hội,
những người không có khả năng tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức, để phục
vụ nhu cầu chi tiêu và đầu tư của họ.
Với quan niệm về TCVM như trên, hoạt động TCVM có một số đặc trưng cơ bản khác
với các hoạt động cung ứng dịch vụ tài chính khác, cụ thể như sau:
- TCVM là một phương pháp phát triển kinh tế
- Hoạt động TCVM bao gồm các hoạt động tài chính gắn liền với hoạt động phi tài chính.
- Đối tượng khách hàng của TCVM chủ yếu là người nghèo, người có thu thập thấp,
- Có nhiều chủ thể liên quan đến TCVM
1.1.3. Vai trò của tài chính vi mô
- Đối với phát triển kinh tế
Về mặt lý thuyết, tiếp cận với các dịch vụ tài chính sẽ giúp người nghèo có vốn để tiến
hành hoạt động sản xuất kinh doanh qua đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
- Đối với phát triển xã hội
TCVM tạo cơ hội cho khách hàng, đặc biệt là người nghèo ở khu vực nông thôn, được
tiếp cận với các dịch vụ tài chính đa dạng, qua đó, tăng cường sự tham gia của họ vào cuộc
sống cộng đồng nói chung và tăng cường năng lực xã hội của họ.
1.2. TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ CHÍNH THỨC
1.2.1. Các loại hình tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính vi mô
Theo cách tiếp cận truyền thống, tổ chức cung ứng dịch vụ TCVM thuộc 3 khu vực:
khu vực chính thức, khu vực bán chính thức và khu vực phi chính thức.
Bên cạnh cách tiếp cận truyền thống, Ledgerwood & cộng sự (2012) căn cứ vào mức
độ chính thức hóa để phân loại nhà cung cấp dịch vụ TCVM, bao gồm: nhà cung cấp dựa
6
vào cộng đồng (hoạt động ở khu vực không chính thức và không có tư cách pháp nhân) và
nhà cung cấp có tổ chức (gồm tổ chức được đăng ký và tổ chức hoạt động theo qui định).
Ngoài ra, còn có thể sử dụng một số tiêu thức khác để phân loại tổ chức cung ứng dịch
vụ TCVM: (i) Căn cứ vào mức độ ưu tiên, (ii) Căn cứ vào nguồn tài trợ, (iii) hoặc trên cơ sở
phân loại khách hàng (Trong Vi Ngo, 2012).
1.2.2. Tổ chức tài chính vi mô chính thức
"Tổ chức TCVM chính thức là những tổ chức cung ứng dịch vụ TCVM ở khu vực
chính thức, hoạt động theo giấy phép của NHTW, chủ yếu thực hiện một số hoạt động
ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của người nghèo, người có thu nhập thấp và doanh
nghiệp siêu nhỏ".
Với quan niệm về tổ chức TCVM chính thức như trên, nhìn chung tổ chức TCVM chính
thức có những đặc trưng cơ bản khác với các tổ chức TCVM ở khu vực bán chính thức và phi
chính thức như sau:
- Về hình thức pháp lý
- Về cơ cấu tổ chức
- Về khách hàng và thị trường hoạt động
- Về mục tiêu hoạt động
- Về các dịch vụ được cung cấp
- Về nguồn vốn hoạt động
Hoạt động của tổ chức tài chính vi mô chính thức:
o Huy động tiền gửi:Tiết kiệm bắt buộc, Tiết kiệm tự nguyện, Tài khoản vãng lai, Tiền
gửi có kỳ hạn
o Hoạt động tín dụng: Tín dụng cá nhân, Tín dụng theo nhóm
o Hoạt động bảo hiểm
o Chuyển tiền và thanh toán
1.3. HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ CHÍNH THỨC
1.3.1. Khái niệm hiệu quả tài chính của tổ chức tài chính vi mô chính thức
Hiệu quả tài chính của tổ chức TCVM chính thức là một phạm trù phản ánh trình
độ sử dụng các nguồn lực đầu vào để đạt được các mục tiêu về tài chính của tổ chức; là
những giá trị, lợi ích kinh tế mà tổ chức TCVM chính thức đạt được sau một quá trình
hoạt động.
1.3.2. Tiêu chí đo lƣờng hiệu quả tài chính của tổ chức tài chính vi mô chính thức
- Nhóm tiêu chí cơ bản về kết quả kinh doanh
Lợi nhuận sau thuế (Return - RET)
Mức độ bền vững (Sustainability): Tự vững hoạt động (Operational Self-Sufficiency –
OSS)& Tự vững tài chính (Financial Self-Sufficiency – FSS)
Tỷ lệ chi phí hoạt động (Operating Expense Ratio – OER)
7
- Tiêu chí về hiệu quả tài sản
Tăng trưởng tài sản (Rate of Asset Growth – RAG)
Tăng trưởng tín dụng (Rate of Loan Growth Rate – RLG)
Dư nợ cho vay trên tài sản (Loan to Assets - LTA)
Tỷ suất lợi tức trên tài sản (Return on Assets - ROA)
Tỷ lệ dư nợ rủi ro (Portfolio at Risk - PAR)
- Tiêu chí về hiệu quả vốn
Tăng trưởng vốn chủ sở hữu (Rate of Equity Growth – REG)
Tỷ suất lợi tức trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity - ROE)
1.3.3. Nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tài chính của tổ chức tài chính vi mô chính thức
- Nhân tố về phía tổ chức tài chính vi mô chính thức: Thời gian hoạt động của tổ chức
TCVM chính thức (Age), Quy mô tổ chức (Size), Mức độ tiếp cận (Outreach), Quy mô và
cấu trúc vốn (Capital), Sản phẩm, dịch vụ và cách tiếp cận , Nguồn nhân lực (Human), Công
tác quản trị điều hành, quản lý rủi ro.
- Nhân tố về phía môi trường hoạt động: Khung pháp lý về tài chính vi mô, Chính
sách thuế, Môi trường kinh tế, Sự phát triển của khu vực ngân hàng, Môi trường văn hóa -
xã hội, Môi trường công nghệ, Môi trường tự nhiên, Nhân tố về phía khách hàng.
8
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ
CHÍNH THỨC TẠI VIỆT NAM
2.1. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ CHÍNH THỨC TẠI VIỆT NAM
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển hoạt động tài chính vi mô Việt Nam
Trải qua hơn 30 năm, hoạt động TCVM Việt Nam đã trải qua 03 giai đoạn:
(i) Giai đoạn khởi đầu (trước năm 1990)
(ii) Giai đoạn mở rộng (từ năm 1991 đến 2005)
(iii) Giai đoạn phát triển theo chiều sâu (từ 2005 đến nay)
2.1.2. Các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính vi mô Việt Nam
Hình 2.1. Các tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM tại Việt Nam
Nguồn: Nhóm công tác TCVM Việt Nam (VMFWFG), 2016
2.1.3. Khái quát hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô chính thức tại Việt Nam
- Mô hình tổ chức
- Về sản phẩm, dịch vụ: Tiết kiệm, tín dụng
- Về thực trạng hoạt động:
o Thực trạng hoạt động tín dụng
NHTM
VBSP
Coop Bank & hệ
thống QTDND
04 Tổ chức TCVM
chính thức: TYM,
M7MFI, Thanh Hóa
MFI, CEP
6 tổ chức/50%
khách hàng TCVM
44 tổ chức
TCVM/Qui mô hạn
chế
Các CT TCVM tại
HPN tỉnh/huyện
ROSCA
(hụi, họ)
Người thân và bạn
bè
Người cho vay cá
nhân
Cửa hàng cầm
đồ
Hộ buôn bán
nhỏ
Người bán
hàng
Đại lý
9
Biểu đồ 2.1. Dƣ nợ tín dụng của các tổ chức TCVM chính thức
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Nguồn: VMFWG
o Thực trạng hoạt động tiết kiệm
Biểu đồ 2.2. Qui mô tiết kiệm của các tổ chức TCVM chính thức
Đơn vị:Tỷ VNĐ
Nguồn: VMFWG
2.1.4. Khung pháp lý cho hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô chính thức tại Việt Nam
Khung pháp lý về lĩnh vực TCVM nói chung và tổ chức TCVM chính thức nói riêng
ngày càng được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức TCVM
chính thức. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được đó, một trong những hạn chế về khuôn khổ
pháp lý là chậm hoàn thiện. Ngoài ra còn một số tồn tại khác về qui định pháp lý như qui định
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500
2013
2014
2015
2016
2017
Thanh Hoa MFI
M7MFI
CEP
TYM
0 500 1000 1500 2000
2013
2014
2015
2016
2017
Thanh Hoa MFI
M7MFI
CEP
TYM
10
về nội dung hoạt động, qui định về chính sách thuế, qui định về kiểm toán độc lập cần phải
được rà soát, chỉnh sửa nhằm tạo khuôn khổ pháp lý hoàn thiện, phù hợp với đặc thù của các
tổ chức TCVM chính thức.
2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ
CHÍNH THỨC TẠI VIỆT NAM
2.2.1. Hiệu quả tài chính xét theo các tiêu chí về kết quả kinh doanh
Biểu đồ 2.3. Lợi nhuận sau thuế của các tổ chức TCVM chính thức
Nguồn: VMFWG và tính toán của tác giả
Biểu đồ 2.4. Chỉ số OSS của các tổ chức TCVM chính thức
Nguồn: VMFWG
-
20,000
40,000
60,000
80,000
100,000
120,000
140,000
160,000
180,000
2013 2014 2015 2016 2017
Tỷ
V
N
Đ
TYM CEP Thanh Hoa MFI M7MFI
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
2013 2014 2015 2016 2017
%
TYM CEP Thanh Hoa MFI M7MFI
11
Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ chi phí hoạt động của các tổ chức TCVM chính thức
Nguồn: VMFWG
2.2.2. Hiệu quả sử dụng tài sản
Biểu đồ 2.9. Tăng trƣởng tổng tài sản của các tổ chức chính thức
Nguồn: VMFWG và tính toán của tác giả
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
2013 2014 2015 2016 2017
TYM CEP Thanh Hoa MFI M7MFI
0.00
10.00
20.00
30.00
40.00
50.00
60.00
2013 2014 2015 2016 2017
%
TYM CEP Thanh Hoa MFI M7MFI
12
Biểu đồ 2.10. Tăng trƣởng dƣ nợ của các tổ chức chính thức
Nguồn: VMFWG và tính toán của tác giả
Biểu đồ 2.11. Dƣ nợ cho vay trên tài sản
Nguồn: VMFWG và tính toán của tác giả
-10
0
10
20
30
40
50
2013 2014 2015 2016 2017
%
TYM CEP Thanh Hoa MFI M7MFI
0%
20%
40%
60%
80%
100%
120%
2013 2014 2015 2016 2017
TYM CEP Thanh Hoa MFI M7 MFI
13
Biểu đồ 2.12. ROA của các tổ chức TCVM chính thức
Nguồn: VMFWG
Biểu đồ 2.14. Tỷ lệ Par 30 của các tổ chức TCVM chính thức
Nguồn: VMFWG
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
2013 2014 2015 2016 2017
%
TYM CEP Thanh Hóa MFI M7MFI
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
2013 2014 2015 2016 2017
TYM CEP Thanh Hoa MFI M7MFI
14
2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn
Biểu đồ 2.15. Tăng trƣởng VCSH của các tổ chức chính thức
Nguồn: VMFWG và tính toán của tác giả
Biểu đồ 2.16. ROE của các tổ chức TCVM chính thức
Nguồn: VMFWG
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI
CHÍNH VI MÔ CHÍNH THỨC TẠI VIỆT NAM
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc
Thứ nhất, Qui mô hoạt động của các tổ chức TCVM chính thức ngày càng mở rộng,
thể hiện ở tỷ lệ tăng trưởng về tài sản, tăng trưởng dư nợ, và tăng trưởng VCSH ở mức cao
Thứ hai, Khả năng sinh lời và tự vững hoạt động được duy trì ở mức cao.
Thứ ba, Các tổ chức TCVM chính thức đều được đánh giá là hiệu quả về chi phí, với
tỷ lệ chi phí hoạt động có xu hướng giảm.
Thứ tư, Hiệu quả về tài sản được đánh giá cao thể hiện ở chất lượng danh mục cho vay
-80
-60
-40
-20
0
20
40
60
2013 2014 2015 2016 2017%
TYM CEP Thanh Hoa MFI M7MFI
0
5
10
15
20
25
30
35
40
2013 2014 2015 2016 2017
%
TYM CEP Thanh Hoa MFI M7MFI
15
tốt, hiệu quả sử dụng tài sản (ROA) ở mức cao.
Thứ năm, Hiệu quả về vốn ở mức cao thể hiện ở tỷ lệ ROE của các tổ chức chính thức
được duy trì ở mức bình quân trên 15%/năm và dần đi vào ổn định.
2.3.2. Một số hạn chế
Thứ nhất, mặc dù qui mô hoạt động tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng khá biến động và
có xu hướng tăng trưởng chậm lại.
Thứ hai, Khả năng sinh lời chưa ổn định, có xu hướng giảm.
Thứ ba, Khả năng tự vững về hoạt động có xu hướng giảm, các tổ chức qui mô trung
bình chưa đảm bảo khả năng tự vững hoạt động trong dài hạn theo tiêu chuẩn của the Mix.
Thứ tư, các tổ chức chính thức chưa thật sự đảm bảo hiệu quả về chi phí.
2.3.3. Nguyê