Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Phố núi, tỉnh Gia Lai trước đây là Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà
Đồng Bằng sông Cửu Long - chi nhánh Gia Lai (MHB Gia Lai), thực
hiện chủ trương của chính phủ về việc sáp nhập chính thức Ngân
hàng MHB vào BIDV vào ngày 23/5/2015, đây là một bước ngoặt
lớn đối với Chi nhánh Phố Núi. Với thương hiệu và uy tín có được từ
BIDV, Chi nhánh phố núi đã gặp được nhiều thuận lợi hơn so với
trước đây trong việc phát triển hoạt động kinh doanh, với định hướng
phát triển tín dụng bán lẻ là mảng chủ lực trong hoạt động cho vay,
tuy nhiên hiẹn tại chất lượng cho vay ngắn hạn khách hàng cá nhân
kinh doanh chưa cao, còn nhiều tồn tại và hạn chế vì vậy cần có
nhiều giải pháp để có thể phát triển hơn nữa và nâng cao khả năng
cạnh tranh, khẳng định vị thế của BIDV Phố Núi trên thị trường.
Xuất phát từ thực tế trên nên tôi đã nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện
hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân kinh doanh
tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Phố Núi, tỉnh Gia Lai”.
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP ĐT & PT Việt Nam - Chi nhánh phố Núi, tỉnh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LÊ THANH PHONG
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI
VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH
TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHỐ NÚI, TỈNH GIA LAI
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01
Đà Nẵng - 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. ĐẶNG TÙNG LÂM
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Hòa Nhân
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại
học Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 3 năm 2019
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Phố núi, tỉnh Gia Lai trước đây là Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà
Đồng Bằng sông Cửu Long - chi nhánh Gia Lai (MHB Gia Lai), thực
hiện chủ trương của chính phủ về việc sáp nhập chính thức Ngân
hàng MHB vào BIDV vào ngày 23/5/2015, đây là một bước ngoặt
lớn đối với Chi nhánh Phố Núi. Với thương hiệu và uy tín có được từ
BIDV, Chi nhánh phố núi đã gặp được nhiều thuận lợi hơn so với
trước đây trong việc phát triển hoạt động kinh doanh, với định hướng
phát triển tín dụng bán lẻ là mảng chủ lực trong hoạt động cho vay,
tuy nhiên hiẹn tại chất lượng cho vay ngắn hạn khách hàng cá nhân
kinh doanh chưa cao, còn nhiều tồn tại và hạn chế vì vậy cần có
nhiều giải pháp để có thể phát triển hơn nữa và nâng cao khả năng
cạnh tranh, khẳng định vị thế của BIDV Phố Núi trên thị trường.
Xuất phát từ thực tế trên nên tôi đã nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện
hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân kinh doanh
tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Phố Núi, tỉnh Gia Lai”.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
a. Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn khách hàng
cá nhân kinh doanh, từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn
thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân kinh
doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - Chi
Nhánh Phố Núi,tỉnh Gia Lai
b. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, các nhiệm vụ nghiên cứu cụ
2
thể bao gồm:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cá nhân kinh doanh, cho vay
ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân kinh doanh tại các ngân hàng
thương mại.
- Phân tích và đánh giá thực trạng cho vay ngắn hạn khách
hàng cá nhân kinh doanh tại BIDV Phố Núi.
- Đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay
ngắn hạn khách hàng cá nhân kinh doanh tại BIDV Phố Núi trong
thời gian tới.
c. Câu hỏi nghiên cứu:
Từ mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra để giải
quyết như sau:
- Đặc điểm của cho vay ngắn hạn cá nhân kinh doanh và nội
dung của hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân
kinh doanh là gì?
- Hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân
kinh doanh giai đoạn 2015-2017 đã đạt được những kết quả gì và còn
những hạn chế gì? Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động
cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân kinh doanh là gì?
- Cần đề ra những khuyến nghị nào để hoàn thiện hoạt động
cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân kinh doanh tại BIDV
Phố Núi ?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
a. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng phân tích: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động
cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân kinh doanh.
- Đối tượng khảo sát: thực hiện khai thác số liệu tại phòng
quan hệ khách hàng cá nhân, và 3 Phòng giao dịch trực thuộc chi
3
nhánh trực tiếp cho vay ngắn hạn khách hàng cá nhân kinh doanh và
các bộ phận tác nghiệp liên quan bao gồm Phòng Quản Trị Tín
Dụng, Phòng Quản Lý Rủi Ro và Phòng Giao dịch Khách hàng tại
BIDV Phố Núi.
b. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh giá phân tích
hoạt động cho vay ngắn hạn Khách hàng cá nhân kinh doanh tại
BIDV Phố Núi, từ đó đề xuất các khuyến nghị hoàn thiện hoạt động
cho vay ngắn hạn Khách hàng cá nhân kinh doanh tại BIDV Phố Núi
- Về không gian: hoạt động cho vay ngắn hạn khách hàng cá
nhân kinh doanh tại BIDV Phố Núi.
- Về thời gian: đề tài khai thác các số liệu về thực trạng hoạt
động cho vay ngắn hạn đối với Khách hàng cá nhân kinh doanh tại
BIDV Phố Núi và trên địa bàn Gia Lai trong giai đoạn 2015 đến
2017
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
- Phương pháp hệ thống hóa các lý thuyết đã thu thập được để
đưa ra cơ sở lý luận về hoạt động cho vay ngắn hạn KHCNKD một
cách khoa học, chặt chẽ và logic.
- Phương pháp thu thập dữ liệu
+ Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
+ Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp so sánh – đối chiếu
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài.
- Về mặt học thuật : Đề tài đã góp phần hệ thống hóa và phân
tích làm rõ các vấn đề lý luận về hoạt động cho vay ngắn hạn cá nhân
kinh doanh. Với cách tiếp cận này, đề tài cũng đã có những bổ sung
cần thiết về cơ sở lý luận. Các phân tích thực trạng về cho vay ngắn
hạn cá nhân kinh doanh cũng như các đề xuất khuyến nghị áp dụng
tại chi nhánh.
- Về thực tiễn: Đề tài sẽ có những phân tích thực trạng cũng
như đề xuất các khuyến nghị có cơ sở khoa học và thực tiễn phù hợp
với bối cảnh cụ thể của Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển
Việt Nam – Chi nhánh Phố Núi. Các khuyến nghị này nếu được áp
dụng sẽ góp phần hoàn thiện hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh
của Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh
Phố Núi.
6. Bố cục dự kiến của luận văn :
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, tài
liệu tham khảo, kết cấu của luận văn được trình bày trong trong 3
chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay ngắn hạn
khách hàng cá nhân kinh doanh của Ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn khách hàng
cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - Chi nhánh Phố Núi
Chương 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay
ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phố Núi.
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NHTM
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm khách hàng cá nhân kinh
doanh
a. Khái niệm
Khách hàng cá nhân kinh doanh là những khách hàng cá nhân
sử dụng dịch vụ ngân hàng cho mục đích kinh doanh.
b. Đặc điểm khách hàng cá nhân kinh doanh
Khách hàng cá nhân kinh doanh có những đặc điểm sau:
- Không có con dấu riêng, ngoại trừ các doanh nghiệp tư nhân.
- Về quan hệ dân sự, kinh tế: Trong các mối quan hệ kinh tế,
quan hệ dân sự thì các cá nhân kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô
hạn bằng tài sản của cá nhân hoặc tài sản chung của cả hộ gia đình,
tổ chức mà cá nhân đó làm đại diện. Các cá nhân kinh doanh không
được áp dụng các quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.
- Về nhân lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh: Các cá
nhân kinh doanh chủ yếu sử dụng nguồn nhân lực hiện có trong gia
đình với số lượng nhân sự ít. Đối với một số cá nhân có hoạt động
kinh doanh sản xuất lớn, có thể thuê thêm lao động thời vụ hoặc
thường xuyên.
- Về quy mô sản xuất kinh doanh: Các cá nhân kinh doanh sản
phẩm, dịch vụ chủ yếu với quy mô nhỏ do hạn chế về nguồn vốn,
khả năng quản lý và sức cạnh tranh trên thị trường.
- Về ngành nghề, lĩnh vực hoạt động: Các cá nhân kinh doanh
6
thực hiện kinh doanh trên rất nhiều lĩnh vực, với nhiều ngành nghề
đa dạng và phong phú, bao gồm sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, các hoạt động vui chơi giải trí, giáo dục, y tế, ...
- Về năng lực quản lý: Năng lực quản lý của cá nhân kinh
doanh nhìn chung còn rất nhiều hạn chế, chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm được tích luỹ trong cuộc sống.
- Về nguồn vốn sản xuất kinh doanh: Nguồn vốn đối ứng thấp,
chủ yếu từ nguồn tích lũy được trong quá trình kinh doanh, lao động.
Vì vậy nhu cầu vay vốn của cá nhân kinh doanh là rất lớn.
- Về số lượng khách hàng: Số lượng khách hàng cá nhân kinh
doanh rất lớn, được phân bổ trải rộng về mặt địa lý với ngành nghề
kinh doanh đa dạng.
- Về mức độ hiểu biết pháp luật: Đa phần khách hàng cá nhân
kinh doanh có mức độ hiểu biết pháp luật không cao.
- Về thông tin tài chính: Chất lượng thông tin tài chính thấp.
Khách hàng có nhiều nguồn thu nhập đa dạng, khó kiểm soát.
1.1.2. Cho vay ngắn hạn khách hàng cá nhân kinh doanh
của Ngân hàng thương mại
a. Khái niệm
- Khái niệm cho vay: Cho vay là một hình thức cấp tín dụng
của NHTM, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho
khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong
một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả
gốc và lãi.
- Khái niệm cho vay ngắn hạn cá nhân kinh doanh của ngân
hàng thương mại: Cho vay ngắn hạn cá nhân kinh doanh của ngân
hàng thương mại là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng đối với cá
nhân kinh doanh, theo đó ngân hàng giao cho cá nhân kinh doanh
7
một khoản bằng tiền để sử dụng vào mục đích kinh doanh và thời
hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và
lãi. Thời hạn đó là ngắn hạn và từ 1 năm trở xuống.
b. Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh:
- Về đối tượng cấp tín dụng (mục đích vay vốn): Phục vụ hoạt
động kinh doanh của khách hàng cá nhân nhằm bổ sung vốn lưu
động cho hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư tài sản mở rộng quy mô
kinh doanh.
- Quy mô món vay nhỏ.
- Chi phí cho vay thường lớn hơn các khoản vay Doanh nghiệp
- Cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh đối diện với nhiều
yếu tố rủi ro hơn trong danh mục cho vay của ngân hàng.
- Cá nhân kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng nên việc cho
vay kinh doanh cá nhân cũng thuận lợi cho việc đa dạng hóa danh
mục cho vay nhờ đó giúp giảm rủi ro đặc thù.
- Lãi suất cho vay linh động tùy thuộc từng đối tượng khách
hàng và được điều chỉnh định kỳ theo qui định của ngân hàng
- Việc cập nhật các thông tin KHCNKD khó có thể đầy đủ và
chính xác, một mặt do việc cung cấp thông tin từ phía khách hàng,
một mặt do số lượng khách hàng lớn nên NHTM khó cập nhật đầy
đủ và kịp thời.
- Thủ tục, hồ sơ cho vay KHCNKD thường đơn giản hơn so
với các đối tượng khác do thông tin về khách hàng ít, phương án vay
vốn của khách hàng đơn giản.
c. Các phương thức cho vay ngắn hạn khách hàng cá nhân
kinh doanh của NHTM
Nhìn chung phương thức cho vay ngắn hạn khách hàng cá
nhân kinh doanh được các NHTM thực hiện cho vay khách hàng
8
theo các phương thức phổ biến sau:
- Cho vay từng lần
- Cho vay theo hạn mức.
- Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán
1.2.3. Vai trò cho vay ngắn hạn khách hàng cá nhân kinh
doanh của NHTM
- Đối với ngân hàng:
+ Tăng cường mối quan hệ với các khách hàng
+ Tạo điều kiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh
+ Mảng cho vay cá nhân kinh doanh là mảng kinh doanh đầy
tiềm năng đối với ngân hàng.
- Đối với khách hàng cá nhân kinh doanh :
Tín dụng ngân hàng nói chung và cho vay ngắn hạn khách
hàng cá nhân kinh doanh nói riêng đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn
để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho khách hàng, tăng
năng suất lao động, tăng nguồn thu nhập cho chính cá nhân đó và
cho xã hội, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, ổn định
chính trị, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
- Đối với nền kinh tế:
+ Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh giúp các
cá nhân kinh doanh, các tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có
vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nhờ đó làm tăng thu
nhập cho các cá nhân kinh doanh, tạo thêm việc làm, giảm thấp tệ
nạn xã hội, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
+ Thông qua các NHTM, chính phủ có thể điều tiết kinh tế xã hội
của Nhà nước qua các kênh đầu tư vốn cho vay vào những ngành nghề,
khu vực kinh tế trọng điểm sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành
nghề, khu vực kinh tế đó, hình thành nên cơ cấu kinh tế hiệu quả.
9
1.2. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN
ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA
NHTM
1.2.1. Mục tiêu của hoạt động cho vay ngắn hạn đối với
khách hàng cá nhân kinh doanh của NHTM
- Tăng trưởng quy mô
- Phân tán rủi ro
- Tăng thu nhập.
- Kiểm soát rủi ro.
- Khai thác tối ưu mạng lưới chi nhánh rộng khắp trên cả nước
1.2.2. Các biện pháp mà NHTM sử dụng để triển khai hoạt
động cho vay ngắn hạn khách hàng cá nhân kinh doanh
a. Nguồn lực triển khai hoạt động
- Nguồn nhân lực
- Cơ sở vật chất
- Nguồn vốn
- Hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động cho vay cá
nhân kinh doanh
b. Hoạch định và thực thi các chính sách phù hợp
- Chính sách sản phẩm dịch vụ
- Chính sách về giá
- Chính sách Marketing, nghiên cứu thị trường
- Quy trình dịch vụ
c. Hoạt động nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay
ngắn hạn khách hàng cá nhân kinh doanh của NHTM
- Né tránh rủi ro.
- Ngăn ngừa rủi ro
- Giảm thiểu tổn thất
10
- Chuyển giao rủi ro
- Đa dạng hóa danh mục cho vay
d. Hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ trong cho
vay ngắn hạn khách hàng cá nhân kinh doanh
- Đánh giá bên trong
- Đánh giá bên ngoài
1.2.3 Các tiêu chí phản ánh kết quả hoạt động cho vay
ngắn hạn khách hàng cá nhân kinh doanh của NHTM
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO
VAY NGẮN HẠN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH
CỦA NHTM
1.3.1. Nhóm nhân tố nội tại ngân hàng
a. Chính sách và quy trình của ngân hàng trong cho vay ngắn
hạn cá nhân kinh doanh
b. Đặc điểm nội tại của ngân hàng về các nguồn lực
c. Năng lực của ngân hàng trong tiếp cận thị trường cho vay cá
nhân kinh doanh
d. Khả năng quản trị hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh
của ngân hàng
e. Uy tín, hình ảnh của ngân hàng trên thị trường tín dụng
1.3.2 Nhân tố thuộc về khách hàng
- Nhu cầu vay vốn, thói quen, tập quán tài chính của khách
hàng.
- Năng lực tài chính của khách hàng..
- Đạo đức của khách hàng.
1.3.3 Nhóm nhân tố bên ngoài ngân hàng
a. Môi trường kinh tế vĩ mô
11
b. Môi trường chính trị - xã hội và khuôn khổ pháp lý
c. Môi trường cạnh tranh trong hoạt động cho vay cá nhân
kinh doanh của các NHTM
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
12
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG
TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
PHỐ NÚI
2.1. GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHỐ NÚI, TỈNH GIA LAI
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy của Ngân hàng TMCP
Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phố Núi
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Phố Núi
giai đoạn 2015-2017
a. Đánh giá chung
- Về chỉ tiêu quy mô:
+ Tổng dư nợ năm 2017 đạt 2.800 tỷ đồng, bằng 208% so với
năm 2015 (tương đương tăng 1453 tỷ đồng), tốc độ tăng trưởng bình
quân giai đoạn 2015-2017 là 46%. Đứng thứ 9/13 chi nhánh trong
cụm Tây Nguyên, xếp thứ 115/190 trong hệ thống. Trong đó: Dư nợ
bán lẻ (đã trừ CC GTCG) thực hiện năm 2017 là 2.275 tỷ, chiếm
81%/TDN, đạt 100% kế hoạch năm, bằng 191% so với năm 2015
(tương đương tăng 1085 tỷ đồng), tốc độ tăng trưởng bình quân giai
đoạn 2015-2017 là 40%, đứng thứ 9/13 chi nhánh trong cụm Tây
Nguyên, xếp thứ 12/190 trong hệ thống
+ Hoạt động huy động vốn: Tổng huy động vốn cuối 2017 đạt
1.150 tỷ, bằng 252% so với năm 2015 (tương đương tăng 694 tỷ
đồng), tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015-2017 là 62%.
Đứng thứ 10/13 chi nhánh trong cụm Tây Nguyên, xếp thứ 177/190
13
trong hệ thống. Trong đó: Huy động vốn dân cư luôn là nguồn vốn
ổn định và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu huy động vốn của chi
nhánh (trên 89%). Huy động vốn cuối 2017 đạt 1030 tỷ, bằng 247%
so với năm 2015 (tương đương tăng 613 tỷ đồng), tốc độ tăng trưởng
bình quân giai đoạn 2015-2017 là 59%, đứng thứ 8/13 chi nhánh
trong cụm Tây Nguyên, xếp thứ 157/190 trong hệ thống.
- Về cơ cấu, chất lƣợng:
+ Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu luôn nằm trong giới hạn cho phép.
Đến 31/12/2017 tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh chỉ chiếm 0,14%/TDN,
đứng thứ 12/13 chi nhánh trong cụm Tây Nguyên, xếp thứ 154/190
trong hệ thống; tỷ lệ nợ nhóm 2 không đáng kể, chiếm 0,19%/TDN,
đứng thứ 11/13 chi nhánh trong cụm Tây Nguyên, xếp thứ 134/190
trong hệ thống.
- Về chỉ tiêu hiệu quả hoạt động:
+ Lợi nhuận trước thuế năm 2017 đạt 58,6 tỷ đồng, bằng
219% so với năm 2015 (tương đương tăng 32 tỷ đồng), tốc độ tăng
trưởng bình quân giai đoạn 2015-2017 là 49%. Đứng thứ 9/13 chi
nhánh trong cụm và xếp thứ 99/190 trong hệ thống.
+ Hoạt động dịch vụ: Nguồn thu về dịch vụ tăng trưởng tốt
hơn những năm trước, tuy nhiên thu dịch vụ ròng ước đạt 5,4 tỷ
đồng, bằng 257% so với thời điểm 2015, ước đạt 90% kế hoạch năm
2017. Đứng thứ 12/13 chi nhánh trong cụm, xếp thứ 165/190 trong
hệ thống Trong đó một số khoản thu chiếm tỷ trọng lớn như thu từ
dịch vụ thanh toán, hoạt động bảo lãnh...
b. Đánh giá cụ thể các mảng hoạt động
* Hoạt động tín dụng:
Bảng 2.2. Dư nợ tín dụng của BIDV Phố Núi qua 3 năm 2015-2017
14
- Tổng dư nợ năm 2017 đạt 2800 tỷ đồng, bằng 208% so với
năm 2015 (tương đương tăng 1453 tỷ đồng), tốc độ tăng trưởng bình
quân giai đoạn 2015-2017 là 46%. Dư nợ năm 2017 ước đạt 2555 tỷ
đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015-2017 là 60%.
- Về cơ cấu dư nợ: Dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng thấp,
khoảng trên 10%TDN (Năm 2015: 11,3%, năm 2016:9,4%). Dư nợ
bán lẻ chiếm trên 80% (Năm 2015: 88%%, năm 2016: 84%).
Dư nợ khách hàng tổ chức kinh tế trong đó khách hàng SMEs là chủ
yếu (chiếm trên 80% TDN tổ chức kinh tế).
- Dư nợ tín dụng vẫn giữ tốc dộ tăng trưởng qua các năm và đã
nâng cao thị phần của chi nhánh trên địa bàn, tuy nhiên vẫn còn rất
thấp, năm 2017 khoảng 3,6%.
* Hoạt động huy động vốn:
Bảng 2.3. Bảng phân tích khách hàng tiền gửi của BIDV Phố Núi
qua 3 năm 2015-2017
Tổng huy động vốn cuối 2017 đạt 1150 tỷ, bằng 252% so với
năm 2015 (tương đương tăng 694 tỷ đồng), tốc độ tăng trưởng bình
quân giai đoạn 2015-2017 là 62%. Huy động vốn bình quân cuối
2017 đạt 1001 tỷ, bằng 244% so với năm 2015 (tương đương tăng
591 tỷ đồng), tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015-2017 là
56%.
Thị phần HĐV của Chi nhánh trên địa bàn tuy có cải thiện qua
các năm, tuy nhiên chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp, khoảng 3,3%.
* Hoạt động dịch vụ:
Bảng 2.4. Bảng phân tích hoạt động dịch vụ của BIDV Phố Núi
giai đoạn 2015 – 2017
- Năm 2017 đạt 5,4 tỷ đồng, bằng 257% so với năm 2015, tốc
độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015-2017 là 60%. Đứng thứ
15
12/13 chi nhánh trong cụm Tây Nguyên và xếp thứ 165/190 trong hệ
thống
- Thu dịch vụ chủ yếu tập trung vào các dòng sản phẩm thanh
toán, các sản phẩm dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao vẫn còn
chiếm tỷ lệ thấp: Dịch vụ thanh toán chiếm tỷ lệ cao nhất: 34%, tiếp
theo dịch vụ bảo lãnh chiếm 13,65%, dịch vụ thẻ chiếm 11,5%, dịch
vụ Ngân hàng điện tử chiếm 8,9%,các dịch vụ khác chiếm tỷ lệ thấp,
đều dưới 5%.
* Lợi nhuận
Bảng 2.5. Bảng tổng hợp thu nhập ròng của BIDV Phố Núi giai
đoạn 2015 – 2017
Là chi nhánh mới sáp nhập từ MHB, tuy nhiên Phố Núi là một
trong những chi nhánh có hiệu quả kinh doanh khá tốt. Công tác
quản lý tín dụng và chi tiêu được quản lý chặt chẽ, không phát sinh
nợ xấu nợ quá hạn. Tuy nhiên nguồn thu nhập từ hoạt động dịch vụ
của chi nhánh đạt thấp so với các NH trên địa bàn và hệ thống BIDV.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠ