Tóm tắt Luận án Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các công ty cổ phần nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Luận án được xây dựng nhằm đáp ứng các mục tiêu sau đây: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng trong các doanh nghiệp. - Nghiên cứu và khảo sát thực trạng kế toán quản trị chi phí trong các công ty cổ phần nhựa Việt Nam, trong đó nghiên cứu tập trung vào các công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam dotrình độ quản trị ưu việt hơn các doanh nghiệp cùng ngành và khả năng tiếp cận được các thông tin chính xác và minh bạch. - Phân tích, đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí trong các công ty cổ phần nhựa Việt Nam trong mối liên hệ với nhu cầu thông tin của các nhà quản trị doanh nghiệp. - Đề xuất các giải pháp và điều kiện hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại các công ty cổ phần nhựa Việt nam để phù hợp với đặc điểm hoạt động của các công ty và đáp ứng nhu cầu thông tin của các nhà quản lý trong điều kiện hiện nay.

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các công ty cổ phần nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vμ ®μo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n  NGUYÔN THÞ MAI ANH HOμN THIÖN KÕ TO¸N QU¶N TRÞ CHI PHÝ TRONG C¸C C¤NG TY Cæ PHÇN NHùA NI£M YÕT TR£N THÞ TR¦êNG CHøNG KHO¸N VIÖT NAM Chuyªn ngμnh: kÕ to¸n (KÕ to¸n, KiÓm to¸n vμ Ph©n tÝch) M· sè: 62340301 Hμ néi, n¨m 2014 C«ng tr×nh ®−îc hoμn thμnh t¹i Tr−êng ®¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: GS.ts. §ÆNG THÞ LOAN Ph¶n biÖn 1: PGS.TS. Nghiªm V¨n Lîi §¹i häc Lao ®éng – X· héi Ph¶n biÖn 2: PGS.TS. NguyÔn Phó Giang §¹i häc Th−¬ng m¹i Ph¶n biÖn 3: PGS.TS. §Æng V¨n Thanh Héi KÕ to¸n - KiÓm to¸n ViÖt Nam Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Trường họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Vào hồi..h..ngày tháng năm. Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Quốc gia Việt Nam. - Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 1.1 Giới thiệu nghiên cứu và mục đích nghiên cứu Luận án được xây dựng nhằm đáp ứng các mục tiêu sau đây: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng trong các doanh nghiệp. - Nghiên cứu và khảo sát thực trạng kế toán quản trị chi phí trong các công ty cổ phần nhựa Việt Nam, trong đó nghiên cứu tập trung vào các công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam dotrình độ quản trị ưu việt hơn các doanh nghiệp cùng ngành và khả năng tiếp cận được các thông tin chính xác và minh bạch. - Phân tích, đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí trong các công ty cổ phần nhựa Việt Nam trong mối liên hệ với nhu cầu thông tin của các nhà quản trị doanh nghiệp. - Đề xuất các giải pháp và điều kiện hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại các công ty cổ phần nhựa Việt nam để phù hợp với đặc điểm hoạt động của các công ty và đáp ứng nhu cầu thông tin của các nhà quản lý trong điều kiện hiện nay. 1.2 Tổng quan nghiên cứu Đã có nhiều học giả đã tiến hành các khảo sát và công trình nghiên cứu về các kỹ thuật kế toán quản trị chi phí áp dụng tại các quốc gia trên thế giới và tập trung vào nghiên cứu các doanh nghiệp sản xuất do loại hình doanh này được coi là nơi bắt nguồn của khái niệm kế toán quản trị, kế toán chi phí và kế toán quản trị chi phí. 1.2.1. Tại các quốc gia phát triển Tại Anh, nghiên cứu của Drury và các cộng sự năm 1993 [71] đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung cho thấy các phương pháp xác định chi phí như phương pháp xác định dựa trên lao động thường được các doanh nghiệp sản xuất áp dụng trong khi phương pháp xác định chi phí theo hoạt động (ABC) tuy được đánh giá cao nhưng lại không được áp dụng rộng rãi. Các kỹ thuật xây dựng định mức chi phí, phân tích thời gian hoàn vốn, lợi nhuận mục tiêu cũng được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Tại Mỹ, khảo sát của công ty kiểm toán Ernst & Young năm 2003 đối với 2.000 giám đốc tài chính, phó chủ tịch phụ trách tài chính, giám đốc kiểm soát 2 chi phí cho thấy đa số các nhà quản lý tại Mỹ vẫn ưa chuộng việc áp dụng các công cụ truyền thống. Việc áp dụng các phương pháp hiện đại vẫn chưa phổ biến và đang trong giai đoạn thử nghiệm. Tại Úc và Nhật Bản, năm 1999, Wijeywardena và Zoysa [102] đã tiến hành nghiên cứu đối với 217 công ty Nhật Bản và 231 công ty Úc. Nghiên cứu cho thấy các công ty sản xuất tại Úc chú trọng đến các công cụ kiểm soát chi phí như lập dự toán, xây dựng định mức chi phí và phân tích sự biến đổi trong khâu sản xuất trong khi các công ty tại Nhật Bản lại tập trung vào các công cụ lập kế hoạch và cắt giảm chi phí như xây dựng chi phí mục tiêu trong khâu lập kế hoạch và thiết kế sản phẩm. Phương pháp ABC được áp dụng tại Úc nhiều hơn tại Nhật Bản. Tại New Zealand, Adler, Everett và Waldron năm 2000 [57] đã khảo sát và phỏng vấn các nhà kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản. Kết quả cho thấy các phương pháp truyền thống được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn so với các kỹ thuật kế toán quản trị hiện đại. Ngoài ra, các công ty có trụ sở tại Úc thường hay áp dụng ABC và các kỹ thuật về chi phí chất lượng hơn các công ty bản địa. 1.2.2. Tại các quốc gia đang phát triển Tại các nước Ảrập, nghiên cứu của McLellan và Moustafa năm 2010 [93] tại các doanh nghiệp sản xuất ở các nước Ảrập cho thấy các kỹ thuật kế toán quản trị chi phí được áp dụng nhiều nhất là các công cụ lập kế hoạch và kiểm soát truyền thống như lập dự toán, các phương pháp xác định chi phí truyền thống như xác định chi phí theo công việc và xác định chi phí định mức kết hợp với phân tích sự biến đổi. Các phương pháp kế toán quản trị chi phí hiện đại như ABC và xác định chi phí mục tiêu không được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Tại Trung Quốc, năm 2007, Xiao và các cộng sự [105, tr32-37] đã tiến hành nghiên cứu về tình hình áp dụng các kỹ thuật kế toán quản trị chi. Kết quả chỉ ra rằng nhìn tổng thể, các kỹ thuật kế toán quản trị chi phí đang ngày càng được các doanh nghiệp tại Trung Quốc nhận thức và áp dụng, các công ty có quy mô lớn và các công ty sản xuất có xu hướng áp dụng các phương pháp kế toán quản trị chi phí nhiều hơn các doanh nghiệp khác. Tại Ấn Độ, nghiên cứu của Anderson và Lanen [59, tr379-412] năm 1999 chỉ ra các doanh nghiệp Ấn Độ tập trung vào các kỹ thuật so sánh đối chuẩn và thu thập các dữ liệu liên quan đến chi phí. Nghiên cứu cũng cho thấy sự cải thiện trong việc lập kế hoạch và dự toán tại các doanh nghiệp Ấn Độ. 3 Tại Malaysia, Isa và Thye [84] năm 2006 đã nghiên cứu thực trạng sử dụng các tiêu chuẩn về kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất. Kết quả cho thấy không có cơ sở cho nhận định các công ty có quy trình sản xuất phức tạp thường sử dụng các kỹ thuật kế toán quản trị hiện đại. Việc sử dụng các công cụ kế toán quản trị chi phí hiện đại trong các doanh nghiệp sản xuất không nhất thiết có mối tương quan với mức độ cạnh tranh ngày càng gia tăng trên thị trường và khi nhận thức về cạnh tranh của các doanh nghiệp tăng lên, họ thường có xu hướng sử dụng nhiều các công cụ kế toán quản trị truyền thống và không áp dụng phổ biến các công cụ hiện đại. Tại Singapore, Ghosh và các cộng sự [65] năm 1997 đã tiến hành nghiên cứu và phân loại mức độ sử dụng các kỹ thuật kế toán quản trị tại 109 doanh nghiệp sản xuất. Kết quả cho thấy lập dự toán là công cụ được áp dụng phố biến nhất, tiếp theo là lập kế hoạch dài hạn, lập dự toán tiền mặt, báo cáo thu nhập theo thời kỳ, xây dựng chi phí định mức, xác định chi phí theo hoạt động, quản lý chất lượng toàn diện, phân tích điểm hòa vốn, xây dựng dự toán ngân sách Tại Philipin, nghiên cứu của Manolo năm 2001 [92, tr429-465] tại 500 công ty trong ngành bưu chính cho thấy chỉ có 16% trong số này sử dụng phương pháp xác định chi phí theo hoạt động, 55% vẫn đang áp dụng các phương pháp truyền thống và 142 công ty không phản hồi về các phương pháp đang áp dụng. 1.2.3. Tại Việt Nam Có thể tóm tắt các công trình nghiên cứu về kế toán quản trị tại Việt Nam qua sơ đồ sau: Hình 1.2: Các công trình nghiên cứu về kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng tại Việt Nam Kế toán quản trị mới du nhập vào Việt Nam, nghiên cứu sơ lược về kế toán quản trị - Nguyễn Việt (1995) - Phạm văn Dược (1997) Nghiên cứu những vấn đề cụ thể trong kế toán quản trị - Phạm Quang (2002) - Trần Văn Dung (2002) - Lê Đức Toàn (2002) - Giang Thị Xuyến (2002) - Huỳnh Lợi (2008) - Phạm Ngọc Toàn (2010) Nghiên cứu hệ thống kế toán quản trị tại các doanh nghiệp trong các ngành đặc thù -Phạm Thị Kim Vân (2002) -Nguyễn Văn Bảo (2002) -Lưu Thị Hằng Nga (2004) -Dương Thị Mai Hà Trâm (2004) -Nguyễn Thanh Quí (2004) -Phạm Thị Thủy (2007) -Trần Văn Hợi (2007) -Văn Thị Thái Thu (2008) -Hoàng Văn Tưởng (2010) -Nguyễn Quốc Thắng (2011) -Nguyễn Hoản (2012) -Vũ Thị Kim Anh (2012) -Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012) - Nguyễn Thị Minh Phương (2013) 4 Có thể thấy rằng, kế toán quản trị nói chung đã được nhiều tác giả nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Từ nghiên cứu tổng quát kế toán quản trị đến nghiên cứu từng vấn đề cụ thể trong kế toán quản trị. Tuy nhiên đặc điểm của các công trình này là chỉ nghiên cứu về kế toán quản trị theo phương pháp truyền thống mà chưa nghiên cứu các phương pháp hiện đại. Bên cạnh đó, hầu hết các công trình nghiên cứu (trừ công trình của tác giả Phạm Ngọc Toàn) còn rất ít số liệu khảo sát các doanh nghiệp, do vậy các nhận định nghiên cứu phần nhiều còn mang tính chủ quan của tác giả. Gần đây, các công trình nghiên cứu ứng dụng kế toán quản trị trong các ngành cụ thể đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của các công trình trên cho thấy, đối với các ngành nghề khác nhau, các doanh nghiệp sử dụng các phương pháp kế toán quản trị khác nhau để phục vụ cho những mục đích quản trị cụ thể của doanh nghiệp. Trong các công trình nghiên cứu về kế toán quản trị trong các ngành cụ thể, chỉ có 8 công trình nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí. Hầu hết các tác giả đều có nhận định rằng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp Việt Nam chưa được coi trọng và đầu tư đúng mức. Các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng hệ thống kế toán tài chính sẵn có chứ chưa xây dựng hệ thống kế toán quản trị riêng để cung cấp thông tin phục vụ cho các quyết định quản trị của doanh nghiệp. Việc phân bổ các chi phí sản xuất gián tiếp thường được tiến hành theo các tiêu thức phân bổ chủ quan của doanh nghiệp, các báo cáo kế toán quản trị được lập chủ yếu để phục vụ cho các quyết định ngắn hạn chứ chưa phục vụ cho các quyết định chiến lược của doanh nghiệp. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn còn một khoảng cách khá lớn với các nước trong khu vực Đông Nam Á trong việc xây dựng hệ thống kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp. Có thể liệt kê một số điểm còn hạn chế của các nghiên cứu: - Rất ít các công trình nghiên cứu có đề cập tới tổng quan lý thuyết và nếu có mới chỉ dừng lại ở tổng quan các công trình trong nước, chưa có tổng quan về các công trình trên thế giới. - Lý do vì sao các doanh nghiệp chưa đầu tư vào hệ thống kế toán quản trị chi phí chưa được các tác giả tìm hiểu sâu, do vậy các giải pháp nghiên cứu còn mang tính tổng quát, chưa cụ thể theo đặc thù của các doanh nghiệp, các ngành. - Chưa có tác giả nào nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí trong các công ty nhựa, trong khi các công ty nhựa mang đặc thù của các doanh nghiệp sản xuất, thêm vào đó là đặc thù riêng của ngành. Hơn nữa, việc nâng cao hiệu quả của hệ 5 thống kế toán, đặc biệt là kế toán quản trị chi phí là rất quan trọng với các công ty sản xuất ngành nhựa, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay. Đây chính là "khoảng trống" mà tác giả sẽ nghiên cứu sâu trong luận án. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án được cụ thể hóa bằng các câu hỏi nghiên cứu sau: - Câu hỏi nghiên cứu 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng đã được phát triển trên thế giới và Việt Nam như thế nào? - Câu hỏi nghiên cứu 2: Thực trạng kế toán quản trị chi phí trong các công ty cổ phần nhựa Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay ra sao? - Câu hỏi nghiên cứu 3: Lý do của việc áp dụng/không áp dụng kế toán quản trị chi phí tại các công ty cổ phần nhựa Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là gì? - Câu hỏi nghiên cứu 4: Cần có các giải pháp gì để kế toán quản trị chi phí tại các công ty cổ phần nhựa Việt nam được xây dựng/hoàn thiện phù hợp với đặc điểm hoạt động của các công ty và đáp ứng nhu cầu thông tin của các nhà quản lý trong điều kiện hiện nay? 1.4 Phương pháp nghiên cứu Luận án sẽ được thực hiện trên cơ sở áp dụng phương pháp định lượng kết hợp với định tính để phân tích việc áp dụng hệ thống kế toán quản trị chi phí tại các công ty cổ phần nhựa niêm yết. Các dữ liệu định lượng sau khi thu thập sẽ được xử lý thông qua việc sử dụng các thước đo thống kê để đo lường và tổng hợp. Các dữ liệu định tính thu thập được từ các cuộc phỏng vấn sẽ được xử lý bằng việc phân tích nội dung. 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP 2.1. Bản chất và vai trò của kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp 2.1.1. Bản chất của kế toán quản trị chi phí 2.1.1.1. Khái niệm về kế toán quản trị chi phí Theo tác giả, có thể đưa ra định nghĩa kế toán quản trị chi phí là bộ phận kế toán chi phí trong hệ thống kế toán quản trị nhằm cung cấp các thông tin về chi phí phục vụ cho nhu cầu quản trị doanh nghiệp. 2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của kế toán quản trị chi phí Kế toán quản trị chi phí luôn phát triển và biến đổi không ngừng theo bối cảnh của lịch sử. Mặc dù, kế toán quản trị chi phí đã xuất hiện môt cách sơ khai từ thế kỷ 13,14 tại Anh và Mỹ nhưng phải đến thế kỷ thứ 19 thì kế toán quản trị chi phí mới phát triển vượt bậc với một loạt các phát minh về kế toán quản trị chi phí.Trong thế kỷ 20, những bước tiến mới về lý thuyết kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng diễn ra khá chậm chạp mặc dù môi trường kinh doanh và sản xuất trong thời kỳ này có nhiều biến động. Tuy nhiên đây lại là giai đoạn có nhiều tổng kết, đánh giá về các phương pháp kế toán quản trị chi phí mà các doanh nghiệp đang áp dụng. Từ đó, các nghiên cứu đã cho thấy những bất cập của những phương pháp kế toán quản trị chi phí truyền thống và một loạt các phương pháp kế toán quản trị chi phí hiện đại ra đời. Thời kỳ này cũng cho thấy Mỹ và Anh không còn là hai quốc gia "thống trị" trong việc cung cấp những lý thuyết và thực tế nhiều nhất về kế toán quản trị chi phí cho thế giới mà còn có Nhật Bản với hai phát minh quan trọng là phương pháp xác định chi phí mục tiêu và phương pháp Kaizen. Thế kỷ 21 mặc dù các hệ thống quản trị doanh nghiệp phát triển nhưng trong lĩnh vực kế toán quản trị vẫn chưa có sự thay đổi so với thế kỷ trước. 2.1.2. Vai trò của kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp Kế toán luôn phục vụ cho nhà quản lý, do đó, vai trò của kế toán quản trị chi phí luôn gắn liền với vai trò của nhà quản lý trong tổ chức. Trong quá trình theo đuổi mục tiêu của một tổ chức, các nhà quản lý phải ra quyết định khi thực hiện các hoạt động cơ bản là lập kế hoạch, hướng dẫn, thúc đẩy nhân viên và kiểm soát. Trên thực tế, các thông tin về kế toán quản trị chi phí đóng một vai trò thiết yếu để các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định trong quá trình lập kế hoạch, hướng dẫn, thúc đẩy và kiểm soát. 7 2.2. Nội dung của kế toán quản trị chi phí Để có thể theo dõi và kiểm soát tốt chi phí của một tổ chức, cần phải nắm được nội dung của kế toán quản trị chi phí trong tổ chức. Trong luận án của mình, để phục vụ cho công tác nghiên cứu và đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí trong các công ty cổ phần nhựa niêm yết trong chương 3, ở chương này tác giả sẽ tổng hợp những nội dung của kế toán quản trị theo nămcấu phần chính: (1) Những cách phân loại chi phí được nhà quản lý sử dụng và sử dụng cho mục đích nào; (2) Xây dựng định mức và lập dự toán chi phí để theo dõi và kiểm soát chi phí phát sinh trên cơ sở các chi phí đã được phân loại để phù hợp với yêu cầu quản lý; (3) Xác định chi phí cho từng đối tượng chịu phí nhằm tính toán chính xác chi phí cho từng đối tượng cụ thể; Trên cơ sở đó sẽ tiến hành (4) Phân tích biến động chi phí để kiểm soát chi phí và (5) Phân tích các thông tin về chi phí để phục vụ cho nhu cầu ra quyết định của nhà quản lý. 2.3.Tình hình áp dụng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp tại một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam Tình hình áp dụng kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng tại các quốc gia trên thế giới đã được tác giả trình bày chi tiết trong phần tổng quan. Theo quan điểm của tác giả, việc học hỏi và vận dụng hệ thống kế toán quản trị chi phí của các nước khác cũng cần có thời gian và lộ trình, đồng thời tận dụng đặc điểm là quốc gia đi sau nên các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần nghiên cứu các kỹ thuật của kế toán quản trị chi phí với cách thức " đi tắt, đón đầu". Trước mắt, khi mà hệ thống kế toán quản trị chi phí còn khá đơn giản, Việt Nam nên học hỏi kinh nghiệm về kế toán quản trị chi phí tại Anh, Mỹ và Nhật Bản. Đây là những quốc gia mà kế toán quản trị chi phí phát triển cả lý luận lẫn thực tiễn, đồng thời cũng học hỏi các quốc gia trong khu vực, những nơi có nhiều đặc điểm khá tương đồng với Việt Nam. Từ kinh nghiệm của các quốc gia trên, định hướng phát triển kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam cần hướng đến tính linh hoạt, hiệu quả và đảm bảo quyền tự chủ tối đa trong doanh nghiệp. Trước hết các doanh nghiệp cần phải nhận thức được rằng một hệ thống kế toán quản trị chi phí hiệu quả là một nhu cầu tự thân để có thể phát triển bền vững và cạnh tranh trong môi trường kinh doanh đầy biến động hiện nay, tránh tình trạng làm cho có và làm chỉ để đáp ứng các quy định. 8 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 3.1. Những đặc trưng cơ bản của ngành nhựa Việt Nam 3.2. Thực tế kế toán quản trị chi phí tại các công ty cổ phần nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát (phụ lục 01C), có thể thấy thực tế kế toán quản trị chi phí tại các công ty cổ phần nhựa niêm yết như sau: 3.2.1. Về phân loại chi phí Theo khảo sát, hiện nay 100% các công ty cổ phần nhựa niêm yết đều tiến hành phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung kinh tế và theo mục đích - công dụng của chi phí. Ngoài hai cách phân loại chi phí nêu trên, các công ty không sử dụng thêm bất kỳ cách phân loại nào khác, đặc biệt là các cách phân loại chi phí phục vụ cho nhu cầu quản trị doanh nghiệp. 3.2.2. Về xây dựng định mức và lập dự toán chi phí 3.2.2.1. Về xây dựng định mức chi phí  Đối với định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Do chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hạt nhựa) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất của các công ty nhựa nên 100% các công ty cổ phần nhựa niêm yết đều tiến hành thực hiện việc xây dựng định mức tiêu hao dựa trên cơ sở định mức kỹ thuật về nguyên vật liệu trực tiếp cho từng sản phẩm và kiểm soát định mức này một cách chặt chẽ. Định mức tiêu hao nguyên vật liệu trực tiếp (kg hạt nhựa/kg nhựa thành phẩm) thường do phòng kỹ thuật xây dựng dựa trên tiêu chuẩn của thế giới đối với sản phẩm.Việc rà soát lại định mức tiêu hao nguyên vật liệu trực tiếp được thực hiện khá thường xuyên cho từng máy. Các công ty cổ phần nhựa niêm yết cũng có các hình thức khuyến khích tiết kiệm vật liệu như quy định rõ mức thưởng tiết kiệm vật liệu cho từng phân xưởng. Hầu hết các công ty nhựa chưa xây dựng định mức đơn giá nguyên vật liệu. Duy nhất có công ty nhựa Rạng Đông đã tiến hành xây dựng định mức đơn giá nguyên vật liệu dựa trên mức giá nguyên vật liệu trong 3 tháng liên tiếp (phụ lục01C, 04).  Đối với định mức chi phí nhân công trực tiếp 9 Hầu hết các công ty cổ phần nhựa niêm yết tiến hành xây dựng định mức chi phí nhân công trên 1 kilogram/tấn nhựa thành phẩm (33,33% các công ty áp dụng) hoặc số lượng sản phẩm nhựa thành phẩm (55,56%), thực chất đây là mức giao khoán chi phí nhân công cho các nhà máy, phân xưởng sản xuất.  Đối với định mức chi phí sản xuất chung Đối với chi phí nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ dùng chung cho phân xưởng sản xuất, các công ty chủ yếu là khoán số lượng cho các phân xưởng. Đối với chi phí điện dùng cho sản xuất có 66,67% các công ty xây dựng định mức theo mức tiêu hao điện năng theo thiết kế máy. Các chi phí khác như chi phí khấu hao máy móc thiết bị và nhà xưởng, chi phí lương và chi phí nước dùng cho sản xuất không tiến hành xây dựng định mức (phụ lục 01C, 02).  Đối
Luận văn liên quan