Trong nền kinh tế hiện đại, với sự phát triển của thị trường vốn, các
công ty niêm yết (CTNY) và thông tin tài chính của CTNY được công
khai theo luật định trên thị trường chứng khoán (TTCK) là không thể
thiếu. Các nhà đầu tư, chính phủ hay bất kỳ người quan tâm nào khi tiến
hành đầu tư vào các CTNY đều xem xét tới những thông tin về chiến
lược kinh doanh, về tình hình tài chính của các công ty đó. Những thông
tin KTTC của các CTNY được các công ty kiểm toán, soát xét và đưa ra
ý kiến về sự trung thực, hợp lý. Bên cạnh đó, những thông tin này còn
được các Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) và các ủy ban chứng
khoán nhà nước (UBCKNN) kiểm tra, giám sát. Do đó, khi đầu tư vào
các CTNY những nhà đầu tư cảm thấy độ an toàn cao hơn những công ty
chưa niêm yết nhưng mức độ tin cậy của thông tin vẫn đang có những
điểm hoài nghi.
Theo Agrawal (2005), Brown.J. (2010), làn sóng của các vụ bê bối
kế toán xuất hiện gần đây trong cộng đồng tài chính quốc tế đã đặt ra
những vấn đề về chất lượng BCTC [44,58]. Sự đổ vỡ lan rộng do việc
công bố thông tin tài chính và số liệu kế toán không trung thực đã đặt ra
sự cần thiết tăng cường chất lượng thông tin KTTC và kiểm soát thong
tin bằng cách thiết lập cấu trúc quản trị công ty [54,59,74,92,104]. Tại
Việt Nam, khủng hoảng xảy ra ở Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết và
Tập đoàn Vinashin là những ví dụ điển hình của sự yếu kém trong quản
trị công ty và công bố thông tin KTTC của công ty.
Hệ lụy từ việc gian lận trong công bố thông tin ảnh hưởng đến các
nhà đầu tư nói riêng và nền kinh tế quốc gia nói chung dẫn đến yêu cầu
cấp thiết của kiểm soát chất lượng thông tin KTTC của các CTNY. Kiểm
soát được xét trên các bình diện khác nhau nhằm đảm bảo sự kiểm soát
toàn diện, bao gồm kiểm soát nội bộ (KSNB) của CTNY - chủ thể lập và
trình bày thông tin KTTC và kiểm soát bên ngoài – kiểm soát của nền
kinh tế, trong đó KSNN có ảnh hưởng lớn đến chất lượng thông tin
KTTC các công bố của CTNY.2
Do đó, đề tài “Hoàn thiện tổ chức kiểm soát nhằm tăng cường chất
lượng thông tin KTTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam” là mang tính
cấp thiết
24 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Hoàn thiện tổ chức kiểm soát nhằm tăng cường chất lượng thông tin KTTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
CHƢƠNG 1- GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn Đề tài
Trong nền kinh tế hiện đại, với sự phát triển của thị trường vốn, các
công ty niêm yết (CTNY) và thông tin tài chính của CTNY được công
khai theo luật định trên thị trường chứng khoán (TTCK) là không thể
thiếu. Các nhà đầu tư, chính phủ hay bất kỳ người quan tâm nào khi tiến
hành đầu tư vào các CTNY đều xem xét tới những thông tin về chiến
lược kinh doanh, về tình hình tài chính của các công ty đó. Những thông
tin KTTC của các CTNY được các công ty kiểm toán, soát xét và đưa ra
ý kiến về sự trung thực, hợp lý. Bên cạnh đó, những thông tin này còn
được các Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) và các ủy ban chứng
khoán nhà nước (UBCKNN) kiểm tra, giám sát. Do đó, khi đầu tư vào
các CTNY những nhà đầu tư cảm thấy độ an toàn cao hơn những công ty
chưa niêm yết nhưng mức độ tin cậy của thông tin vẫn đang có những
điểm hoài nghi.
Theo Agrawal (2005), Brown.J. (2010), làn sóng của các vụ bê bối
kế toán xuất hiện gần đây trong cộng đồng tài chính quốc tế đã đặt ra
những vấn đề về chất lượng BCTC [44,58]. Sự đổ vỡ lan rộng do việc
công bố thông tin tài chính và số liệu kế toán không trung thực đã đặt ra
sự cần thiết tăng cường chất lượng thông tin KTTC và kiểm soát thong
tin bằng cách thiết lập cấu trúc quản trị công ty [54,59,74,92,104]. Tại
Việt Nam, khủng hoảng xảy ra ở Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết và
Tập đoàn Vinashin là những ví dụ điển hình của sự yếu kém trong quản
trị công ty và công bố thông tin KTTC của công ty.
Hệ lụy từ việc gian lận trong công bố thông tin ảnh hưởng đến các
nhà đầu tư nói riêng và nền kinh tế quốc gia nói chung dẫn đến yêu cầu
cấp thiết của kiểm soát chất lượng thông tin KTTC của các CTNY. Kiểm
soát được xét trên các bình diện khác nhau nhằm đảm bảo sự kiểm soát
toàn diện, bao gồm kiểm soát nội bộ (KSNB) của CTNY - chủ thể lập và
trình bày thông tin KTTC và kiểm soát bên ngoài – kiểm soát của nền
kinh tế, trong đó KSNN có ảnh hưởng lớn đến chất lượng thông tin
KTTC các công bố của CTNY.
2
Do đó, đề tài “Hoàn thiện tổ chức kiểm soát nhằm tăng cường chất
lượng thông tin KTTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam” là mang tính
cấp thiết.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của Luận án là tập trung vào nghiên cứu và giải
quyết các mối quan hệ giữa tổ chức KSNB và KSNN với chất lượng
thông tin KTTC của CTNY nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin
ngày càng cao của các nhà đầu tư.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu tổng quát: Tổ chức kiểm soát toàn diện như thế
nào nhằm tăng cường chất lượng thông tin KTTC của các CTNY trên
TTCK Việt Nam?
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu ảnh hưởng của tổ chức kiểm soát (gồm KSNB
và KSNN) đối với chất lượng thông tin KTTC của các CTNY trên
TTCK Việt Nam, từ đó đưa ra những đề xuất hoàn thiện tổ chức kiểm
soát nhằm nâng cao chất lượng thông tin KTTC của các CTNY này.
Luận án tập trung thu thập dữ liệu về thông tin KTTC của các CTNY
phi tài chính tại SGDCK TPHCM và thời gian nghiên cứu từ năm 2008
đến năm 2012.
1.5. Những đóng góp mới của Luận án
(1) Luận án đã sử dụng tổng hợp các phương pháp và mô hình đo
lường các tiêu chuẩn của chất lượng thông tin KTTC các CTNY.
(2) Luận án đã xác định sự ảnh hưởng thuận chiều của kiểm soát
trong nội bộ CTNY đối với chất lượng thông tin KTTC của CTNY.
(3) Luận án đã chỉ ra tác động của tổ chức KSNN tới chất lượng
thông tin KTTC của CTNY.
(4) Luận án đã tổng hợp đánh giá thực trạng về chất lượng thông tin
KTTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam hiện nay (thông qua ý kiến
kiểm toán độc lập về các BCTC của CTNY phi tài chính trên SGDCK
TPHCM).
3
(5) Luận án đã sử dụng phương pháp định tính trong xác định mối
liên hệ, những tác động ban đầu và đưa ra mô hình nghiên cứu. Phương
pháp định lượng được sử dụng nhằm kiểm định mối liên hệ giữa tổ chức
KSNB và KSNN với chất lượng thông tin KTTC của các CTNY (sử
dụng phần mềm phân tích Eviews).
1.6. Kết cấu của Luận án
Luận án gồm 6 chương:
Chương 1- Giới thiệu đề tài
Chương 2 - Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu về tổ chức kiểm
soát nhằm tăng cường chất lượng thông tin KTTC các CTNY trên TTCK
Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu tổ chức kiểm soát đối với chất
lượng thông tin KTTC các CTNY trên TTCK Việt Nam
Chương 4 - Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tổ chức kiểm soát đối
với chất lượng thông tin KTTC các CTNY phi tài chính trên TTCK Việt
Nam
Chương 5 - Phân tích kết quả nghiên cứu và giải pháp hoàn thiện tổ
chức kiểm soát nhằm tăng cường chất lượng thông tin KTTC các CTNY
trên TTCK Việt Nam
Chương 6 - Kết luận
Kết luận chƣơng 1
Luận án đã xác định đối tượng nghiên cứu là ảnh hưởng của tổ chức
KSNB và KSNN đối với chất lượng thông tin KTTC của CTNY phi tài
chính. Phạm vi nghiên cứu là các CTNY phi tài chính trên TTCK Việt
Nam tại SGDCK TPHCM, thời gian nghiên cứu từ năm 2008 đến năm
2012.
Mục tiêu tổng quát của Luận án là tập trung vào nghiên cứu và xác
định các mối quan hệ giữa tổ chức KSNB và KSNN với chất lượng
thông tin KTTC của CTNY để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin ngày
càng cao của các nhà đầu tư.
4
2 CHƢƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN
CỨU VỀ TỔ CHỨC KIỂM SOÁT NHẰM TĂNG CƢỜNG CHẤT
LƢỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG
TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN
2.1. Tổ chức kiểm soát thông tin
2.1.1. Kiểm soát thông tin
Trên cơ sở phân tích một số quan điểm của các nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước, Tác giả đưa ra khái niệm về kiểm soát như sau: “Kiểm
soát là chức năng quan trọng trong quản lý, được thực hiện tại các cấp
độ và giai đoạn khác nhau trong quản lý theo cách thức phù hợp với đối
tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Kiểm soát bao gồm
việc đo lường, đánh giá đối tượng kiểm soát nhằm đạt được hiệu quả
trong quản lý”.
Thông tin kinh tế được xác định là những tín hiệu, được thu nhận,
được hiểu và được đánh giá là có ích trong việc ra quyết định kinh tế
của người sử dụng thông tin. Thông tin kinh tế đáp ứng những đặc trưng
của thông tin là cần được kiểm soát và đo lường để đảm bảo độ tin cậy
thông tin.
Kiểm soát thông tin mang tính thường xuyên đảm bảo tính chất
thống nhất, kết nối giữa các thành phần thông tin. Các thông tin sai lệch
và không được kiểm soát sẽ làm ảnh hưởng đến người sử dụng thông tin.
2.1.2. Tổ chức kiểm soát thông tin
Theo tác giả, tổ chức kiểm soát thông tin là cách thức liên hệ giữa
các thành phần khác nhau trong một hệ thống cụ thể, kết hợp kiểm soát
nội bộ và kiểm soát bên ngoài đến thông tin quản lý.
2.2. Chất lƣợng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết
2.2.1. Những tiêu chí phản ánh chất lượng thông tin kế toán tài
chính
Chất lượng thông tin đảm bảo các đặc trưng là: Thỏa mãn nhu cầu,
đáp ứng các nhu cầu khác nhau và được tiêu chuẩn hóa. Các tiêu chuẩn
hóa của chất lượng thông tin thường giúp đáp ứng các nhu cầu khác
5
nhau, như độ tin cậy, tính khách quan, tính kịp thời, sự phù hợp, tính dễ
hiểu, có thể so sánh của thông tin. Trong đó, độ tin cậy được coi là tiêu
chuẩn quan trọng của chất lượng thông tin. Bên cạnh đó căn cứ vào đặc
trưng của thông tin, chất lượng thông tin phải được lượng hóa phù hợp
với đặc tính của thông tin và kiểm soát thông tin để đảm bảo chất lượng
thông tin từ nơi phát thông tin tới nơi nhận thông tin.
Theo IFRS (2013), thông tin KTTC có những tiêu chuẩn sau: sự phù
hợp, trình bày trung thực, có thể so sánh, xác nhận, đúng kỳ và dễ hiểu.
2.2.2. Yêu cầu về chất lượng thông tin kế toán tài chính của các
công ty niêm yết
CTNY có những đặc điểm chính sau: Là công ty cổ phần đại chúng
có quy mô lớn, được quyền phát hành chứng khoán, công khai thông tin
tài chính, số lượng và trình độ người quan tâm đến thông tin KTTC của
CTNY rất lớn và phức tạp, hoạt động của CTNY được quản lý chặt chẽ
bởi hệ thống pháp luật.
Yêu cầu về thông tin KTTC của CTNY là:
Thứ nhất, thông tin KTTC của CTNY là thông tin cung cấp ra bên
ngoài, thông tin chính thức và duy nhất của CTNY;
Thứ hai, thông tin KTTC của CTNY phải đảm bảo minh bạch và
được công khai theo yêu cầu của pháp luật;
Thứ ba, thông tin KTTC của CTNY gồm nhiều chỉ tiêu;
Thứ tư, thông tin KTTC của CTNY (thông qua BCTC) phải tuân thủ
các quy định của SGDCK nơi niêm yết, bị kiểm soát, xử lý khi có hành vi
vi phạm công bố thông tin;
Thứ năm, thông tin KTTC của CTNY phải công bố kịp thời;
Thứ sáu, thông tin KTTC cung cấp đảm bảo định giá giá trị công ty.
2.2.3. Vai trò của chất lượng thông tin kế toán tài chính của công
ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Theo Robert M. Bushman and Abbie J. Smith (2003), thông tin
KTTC ảnh hưởng tới các nhà đầu tư, lợi nhuận và giá trị gia tăng của
công ty cổ phần. Việc đảm bảo chất lượng thông tin KTTC theo các khía
cạnh cung cấp thông tin đầy đủ, đúng kỳ và trung thực được yêu cầu
6
song hành với việc đảm bảo công bố những thông tin trong BCTC của
các CTNY.
2.2.4. Một số nguyên nhân chính các công ty niêm yết cung cấp
thông tin kế toán tài chính kém chất lượng
Động cơ của ban giám đốc, CTNY gặp khó khăn về tình hình tài
chính, KSNB CTNY yếu kém là lý do cơ bản các CTNY cung cấp thông
tin KTTC kém chất lượng.
2.3. Tổ chức kiểm soát chất lƣợng thông tin kế toán tài chính của
các công ty niêm yết
Theo kết quả nghiên cứu của N.Klai (2011) tại các CTNY trên
TTCK Tunis trong giai đoạn 1997-2007, sự kiểm soát từ phía nhà nước
và các tổ chức tài chính có tác động thuận chiều tới chất lượng thông tin
KTTC công bố của các CTNY.
Theo Alvin A.Arens (2012), những vấn đề trong lập và trình bày
BCTC của Enron và WorldCom cho thấy những yếu kém trong KSNB
của công ty. Tại Mỹ, các kiểm toán viên phải đưa ra đánh giá và báo cáo
về tính hiệu quả của KSNB với việc lập BCTC của công ty, nội dung này
được bao hàm trong báo cáo kiểm toán BCTC của công ty. Tương tự như
vậy tại Nhật Bản (Luật J-SOX).
Theo những bài học kinh nghiệm quốc tế, các CTNY không thể thiếu
vắng sự kiểm soát từ phía nhà nước (KSNN) – một sự kiểm soát bên
ngoài mang tính pháp lý cao trong việc điều tiết TTCK và chính bản thân
CTNY - KSNB.
2.3.1. Xác định nội dung tổ chức kiểm soát thông tin kế toán tài
chính
Tổ chức kiểm soát thông tin là cách thức liên hệ giữa các thành phần
khác nhau trong một hệ thống cụ thể, kết hợp KSNB và kiểm soát bên
ngoài cùng hướng tới mục tiêu chung của đối tượng quản lý – thông tin
kinh tế. Luận án xác định nội dung tổ chức kiểm soát thông tin KTTC
các CTNY gồm: Lượng hóa chất lượng thông tin KTTC của CTNY (đối
tượng kiểm soát); tổ chức KSNB đối với chất lượng thông tin KTTC của
7
CTNY; tổ chức KSNN (kiểm soát bên ngoài) đối với chất lượng thông
tin KTTC của CTNY.
2.3.2. Lượng hoá chất lượng thông tin kế toán tài chính của các
công ty niêm yết
Lượng hoá chất lượng thông tin KTTC thông qua lượng hoá tiêu
chuẩn thông tin trên BCTC: Sự phù hợp (R), sự trình bày trung thực (F),
có thể so sánh (Co), xác nhận (V), đúng kỳ (T), dễ hiểu (U) và lượng hoá
tổng hợp chất lượng thông qua các tiêu chuẩn thông tin trên BCTC.
Theo nghiên cứu của Ferdy van Beest (2009) [72], FAQ = (R + F +
V + U + Co + T) / 6 (2.1)
2.3.3. Tổ chức kiểm soát nội bộ chất lượng thông tin kế toán tài
chính của các công ty niêm yết
KSNB được xét trên quan điểm hệ thống của các quy định và thủ tục
kiểm soát. Và từ những định nghĩa trên, cách tiếp cận KSNB có thể theo
hệ thống (gồm ba thành phần) và theo quá trình (gồm năm thành phần).
Nghiên cứu của J.Altamuro (2010), các thủ tục KSNB có ảnh hưởng
tới việc lập BCTC trong lĩnh vực ngân hàng [84]. Tổ chức KSNB là một
chủ đề liên quan đến những gian lận trong việc lập BCTC và những vụ
bê bối kế toán ở tất cả các quốc gia, theo Angella.A (2009) [47]. Kết quả
nghiên cứu trong báo cáo của Uỷ ban tài trợ (Treadway Commission)
năm 1987 tại Mỹ đã cho thấy sự vắng bóng hoặc yếu kém trong tổ chức
KSNB là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những gian lận về thông tin tài
chính của các công ty.
Tổ chức KSNB đối với thông tin KTTC của CTNY là cách thức tạo
lập mối liên hệ giữa các thành phần của hệ thống KSNB bao gồm môi
trường kiểm soát, hệ thống thông tin kế toán và thủ tục kiểm soát nhằm
đảm bảo độ tin cậy của thông tin được phản ánh trên BCTC.
Lƣợng hoá tổ chức kiểm soát nội bộ
Tổ chức KSNB được đánh giá qua trị số bình quân các thành phần
trong tổ chức sau [65]: CS = (EC + AS + CP)/ 3 (2.2) và lượng hóa từng
thành phần trong tổ chức KSNB: Môi trường kiểm soát (EC), hệ thống
thông tin kế toán (AS) và thủ tục kiểm soát (CP).
8
Phƣơng pháp đánh giá mối liên hệ giữa tổ chức kiểm soát nội bộ và
chất lƣợng thông tin kế toán tài chính của các công ty niêm yết
Nghiên cứu định lượng của J.Altamuro (2010) chỉ ra rằng các tổ
chức tín dụng chịu ảnh hưởng tích cực của những thủ tục KSNB tới việc
lập BCTC [84]. Theo nghiên cứu của N.Klai (2011), quy mô công ty có
mối liên hệ nghịch với chất lượng thông tin KTTC [99]. Luận án sử dụng
phương pháp nghiên cứu định lượng đánh giá mối liên hệ giữa tổ chức
KSNB với chất lượng thông tin KTTC của các CTNY.
2.3.4. Tổ chức kiểm soát nhà nước đối với chất lượng thông tin kế
toán tài chính của các công ty niêm yết
Quản lý TTCK là nội dung trong quản lý kinh tế của nhà nước.
Qua bài học từ những vụ bê bối kế toán như Enron, Worldcom,.. dẫn
đến nước Mỹ phải đưa ra Đạo luật Sarbarnes-Oxley để kiểm soát tính
minh bạch tình hình tài chính của CTNY thông qua những quy định về
KSNB và kiểm toán độc lập đối với các CTNY [106].
Những bài học về kiểm soát thông tin trên TTCK của Mỹ, Nhật,
Trung Quốc, Malaysia, Thái lan đã cung cấp kinh nghiệm cho KSNN
chất lượng thông tin KTTC trên TTCK của Việt Nam.
Theo nghiên cứu của N.Klai (2011), kiểm soát của nhà nước và các
tổ chức tài chính tăng cường tính minh bạch và sự phù hợp trong việc lập
BCTC (áp dụng đối với các công ty có vốn nhà nước)[99]. Hầu hết các
quốc gia đều có hệ thống giám sát cụ thể thông qua UBCKNN, Uỷ ban
giám sát quốc gia và các SGDCK.
Theo Alvin A.Arens (2012) ý kiến của kiểm toán độc lập về BCTC
là phần không thể thiếu theo yêu cầu của UBCKNN đối với các CTNY
[45].
Tổ chức kiểm soát Nhà nước đối với thông tin KTTC của các CTNY
gồm tổ chức bộ máy quản lý và thủ tục kiểm soát.
Tổ chức bộ máy quản lý của nhà nƣớc
Cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện hệ thống giám sát về chất lượng
thông tin KTTC của các CTNY trên TTCK trên thế giới thường được tổ
9
chức bao gồm: Chính phủ, Bộ Tài chính, UBCKNN, SGDCK, Uỷ ban
Giám sát tài chính quốc gia.
Kiểm toán độc lập được coi là một bàn tay của nhà nước trong quản
lý thông tin KTTC của các CTNY.
Các tổ chức quản lý trên thực hiện các chức năng hỗ trợ như tư vấn
pháp lý, tư vấn chuyên môn, đào tạo cho các CTNY trong quản lý chất
lượng thông tin KTTC trong cho các nước mới phát triển TTCK.
Thủ tục kiểm soát
Để phát huy vai trò kiểm soát, các tổ chức quản lý thực hiện các thủ
tục kiểm soát như giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử phạt. Tất cả những thủ
tục kiểm soát này được pháp luật hoá bằng luật định, các văn bản quy
phạm pháp luật. KSNN có ảnh hưởng mạnh thông qua hệ thống Luật
chứng khoán của các quốc gia. CTNY vi phạm về công bố thông tin có
thể bị xử phạt hành chính hoặc hình sự.
Tổ chức KSNN đối với chất lượng thông tin KTTC của các CTNY
trên TTCK bao gồm các tổ chức chuyên trách - bộ máy quản lý giám sát
thông tin KTTC của các CTNY và các thủ tục kiểm soát của các cơ quan
quản lý thông qua hệ thống cơ sở pháp lý về điều tiết, xử lý hành vi vi
phạm trong công bố thông tin KTTC.
Vận dụng mối liên hệ giữa Nhà nước với chất lượng thông tin KTTC
của N.Klai (2011), Tác giả xây dựng mối liên hệ giữa kiểm soát của nhà
nước với chất lượng thông tin KTTC của các CTNY trên TTCK Việt
Nam. Luận án xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu cụ thể để
lượng hóa với yếu tố kiểm soát từ bên ngoài – KSNN tới chất lượng
thông tin KTTC thông qua BCTC của các CTNY thông qua bộ máy quản
lý và các thủ tục kiểm soát của nhà nước.
Kết luận chƣơng 2
Chương 2 hệ thống hoá các lý luận chung nhất về tổ chức kiểm soát
thông tin, chất lượng thông tin KTTC của CTNY.
Chương 2 đã khái quát hóa lý luận về kiểm soát chất lượng thông tin
KTTC bao gồm lượng hóa chất lượng thông tin KTTC (thông tin cần
kiểm soát), tổ chức KSNB và tổ chức KSNN.
10
3 CHƢƠNG 3 - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC KIỂM
SOÁT ĐỐI VỚI CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TÀI
CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
3.1. Nguồn dữ liệu nghiên cứu
Luận án sử dụng hai nguồn dữ liệu trong quá trình nghiên cứu: Dữ
liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp.
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính
3.2.1. Nghiên cứu tài liệu
Luận án sử dụng phương pháp định tính trong giai đoạn ban đầu
nhằm tìm kiếm những kết quả nghiên cứu, mô hình, phương pháp thực
hiện trong các nghiên cứu trước.Từ đó xác định cơ sở lý luận cho Luận
án.
3.2.2. Nghiên cứu tình hình thực tiễn
Tác giả thực hiện nghiên cứu chất lượng thông tin KTTC của các
CTNY trên TTCK Việt Nam.
3.2.3. Phỏng vấn chuyên gia
Trước khi xác định mô hình nghiên cứu, các biến trong mô hình
nghiên cứu cũng như xây dựng Phiếu khảo sát, Tác giả thực hiện phỏng
vấn sâu các chuyên gia là những người đã có nhiều năm kinh nghiệm
trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, TTCK, quản lý TTCK (Phụ lục 02).
3.2.4. Tổng hợp, phân tích
Tác giả phân tích tài liệu, xác định lý thuyết nền nghiên cứu của
Luận án và tổng hợp ý kiến các chuyên gia.
11
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng
3.3.1. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
Những khẳng định từ phương pháp định tính, giúp Tác giả xây dựng
giả thuyết và mô hình nghiên cứu về mối liên hệ giữa tổ chức kiểm soát
(KSNB và KSNN) đối với chất lượng thông tin KTTC của các CTNY.
Tổ chức KSNB ảnh hƣởng tới chất lƣợng thông tin KTTC các
CTNY
H0: Tổ chức KSNB không ảnh hưởng đến chất lượng thông tin KTTC
của CTNY
H1: Tổ chức KSNB ảnh hưởng đến chất lượng thông tin KTTC của
CTNY
Và FAQ = β0 + β1.EC + β2. AS + β3.CP + β4.Year + β5.Capital +β6.
Trong đó: FAQ: Chất lượng thông tin kế toán tài chính của CTNY
EC: Môi trường kiểm soát
AS: Hệ thống thông tin kế toán
CP: Các thủ tục kiểm soát
Year: Năm thành lập công ty
Capital: Vốn điều lệ
HOSE: Thời gian niêm yết trên SGDCK TPHCM
Tổ chức KSNN ảnh hƣởng tới chất lƣợng thông tin KTTC các
CTNY
H0: Tổ chức bộ máy quản lý KSNN không ảnh hưởng đến chất lượng
thông tin KTTC của CTNY
H1: Tổ chức bộ máy quản lý KSNN ảnh hưởng đến chất lượng thông tin
KTTC của CTNY
FAQ = β0 + β1.S + β2.SP + β3.Year + β4.Capital +β5. HOSE
Trong đó: S:Ảnh hưởng của bộ máy quản lý trong KSNN
SP: Ảnh hưởng của chức năng hỗ trợ của KSNN
12
Year: Năm thành lập công ty
Capital: Vốn điều lệ
HOSE: Thời gian niêm yết trên SGDCK TPHCM
3.3.2. Phương pháp khảo sát
3.3.2.1 Xây dựng Phiếu khảo sát
Phiếu khảo sát được xây dựng (Phụ lục 03) và gửi cho 266 (trong
tổng số 282) CTNY phi tài chính thuộc SGDCK TPHCM (theo thống kê
năm 2012) và nhận được 69 phiếu trả lời (tỷ lệ nhận phiếu 26%).
3.3.2.2 Thu thập số liệu từ Phiếu khảo sát
Bƣớc mã hóa dữ liệu: Mã hóa dữ liệu trên từng phiếu khảo sát.
Bƣớc khai báo dữ liệu: Nhập dữ liệu vào Bảng Excel (Phụ lục số
05, 08, 09).
3.3.3. Phân tích thống kê mô tả
Thông qua phần mềm Eviews.
3.3.4. Phương pháp hồi quy tương quan
Luận án sử dụng phần mềm Eviews kiểm định mối liên hệ.
Kết luận chƣơng 3
Chương 3 đã tổng hợp lại quá trình thực hiện nghiên cứu, thu thập
dữ liệu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong Luận
án.
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong Luận án gồm:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu tình hình thực tế, phương
pháp phỏng vấn chuyên gia, phương pháp tổng hợp và phân tích.
Phương pháp nghiên cứu định lượng sử dụng