Trong số các nước thuộc địa khu vực Á-Phi-Mỹ Latinh, khu vực Nam Á (trước
đây gọi là Tiểu lục địa Ấn Độ) là nơi phong trào cộng sản ra đời tương đối sớm, rộng
khắp và có truyền thống đấu tranh bất khuất. Từ những năm 1920, khát vọng giải
phóng dân tộc đã đưa những phần tử tiên tiến của giai cấp công nhân và tầng lớp tiểu tư
sản trí thức mới ở Tiểu lục địa Ấn Độ đến với chủ nghĩa Mác-Lênin và quê hương của
cuộc Cách mạng Tháng Mười.
177 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Hoạt động của một số Đảng cộng sản khu vực Nam Á từ năm 1991 đến năm 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
MẪN HUYỀN SÂM
HO¹T §éNG CñA MéT Sè §¶NG CéNG S¶N
KHU VùC NAM ¸ Tõ N¨M 1991 §ÕN n¨M 2011
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ PHONG TRÀO CỘNG SẢN,
CÔNG NHÂN QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
HÀ NỘI - 2016
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
MẪN HUYỀN SÂM
HO¹T §éNG CñA MéT Sè §¶NG CéNG S¶N
KHU VùC NAM ¸ Tõ N¨M 1991 §ÕN n¨M 2011
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ PHONG TRÀO CỘNG SẢN,
CÔNG NHÂN QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Mã số: 62 22 0312
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS, TS Phan Văn Rân
2. PGS, TS Nguyễn Viết Thảo
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng và được trích dẫn đầy đủ theo qui định.
TÁC GIẢ
Mẫn Huyền Sâm
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 6
1.1. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ......................................................... 6
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 12
1.3. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu, giải quyết ......................... 19
Chương 2: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
ĐẢNG CỘNG SẢN KHU VỰC NAM Á TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM
2011 .............................................................................................................................. 21
2.1. Quan niệm về hoạt động của đảng cộng sản ....................................... 211
2.2. Một số nhân tố tác động ........................................................................ 25
Chương 3: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ ĐẢNG CỘNG SẢN
KHU VỰC NAM Á TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2011 ...................... 55
3.1. Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1999 .................................................. 55
3.2. Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2011 ............................................................ 81
Chương 4: MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐẢNG
CỘNG SẢN NAM Á VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ
GIỮA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỚI CÁC ĐẢNG CỘNG
SẢN NAM Á ...................................................................................... 110
4.1. Một số kinh nghiệm ............................................................................ 110
4.2. Một số giải pháp tăng cường quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với
các đảng cộng sản khu vực Nam Á thời gian tới ........................................ 118
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .......................................................................... 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 150
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 158
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Viết đầy đủ
(Tiếng Anh)
Viết đầy đủ
(Tiếng Việt)
1 CNCS Chủ nghĩa cộng sản
2 CNTB Chủ nghĩa tư bản
3 CNXH Chủ nghĩa xã hội
4 CPB Communist Party of
Bangladesh
Đảng Cộng sản Bangladesh
5 CPI Communist Party of India Đảng Cộng sản Ấn Độ
6 CPI-M Communist Party of India
(Marxist)
Đảng Cộng sản Ấn Độ (Mác-xít)
7 CPN-UML Communist Party of Nepal
(Unified Marxist Leninist)
Đảng Cộng sản Nepal (Mác-xít –
Lê-nin-nít) Thống nhất
8 CPSL Communist Party of Sri
Lanka
Đảng Cộng sản Sri Lanka
9 Đảng CSVN Đảng Cộng sản Việt Nam
10 EU European Union Liên minh châu Âu
11 GDP Gross Domestic Products Tổng sản phẩm quốc nội
12 Nxb Nhà xuất bản
13 SAARC South Asia Association of
Regional Cooperation
Tổ chức hợp tác khu vực Nam Á
14 USD United States Dollar Đô la Mỹ
15 XHCN Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong số các nước thuộc địa khu vực Á-Phi-Mỹ Latinh, khu vực Nam Á (trước
đây gọi là Tiểu lục địa Ấn Độ) là nơi phong trào cộng sản ra đời tương đối sớm, rộng
khắp và có truyền thống đấu tranh bất khuất. Từ những năm 1920, khát vọng giải
phóng dân tộc đã đưa những phần tử tiên tiến của giai cấp công nhân và tầng lớp tiểu tư
sản trí thức mới ở Tiểu lục địa Ấn Độ đến với chủ nghĩa Mác-Lênin và quê hương của
cuộc Cách mạng Tháng Mười. Với sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, đảng cộng sản
đầu tiên tại khu vực Nam Á chính thức được thành lập tại Ấn Độ với tên gọi Đảng
Cộng sản Ấn Độ vào tháng 12 năm 1925. Từ Ấn Độ, hệ tư tưởng cộng sản đã lan rộng
ra toàn Tiểu lục địa trong những năm 1940; kết quả là nhiều đảng cộng sản đã lần lượt
được thành lập tại Sri Lanka, Nepal, Pakistan, Bangladesh và Afghanistan. Phong trào
cộng sản tại Nam Á đã trở thành bộ phận mật thiết của phong trào cộng sản quốc tế và
có nhiều đóng góp tích cực vào phong trào đấu tranh chống thực dân Anh, giành độc
lập dân tộc của nhân dân các nước Nam Á cũng như đấu tranh vì lợi ích của người lao
động, vì hoà bình, dân sinh, dân chủ và mục tiêu CNXH.
Sau khi hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu tan rã, mặc dù cũng rơi vào tình
trạng khủng hoảng chung của phong trào cộng sản quốc tế, nhưng khác với một số
đảng cộng sản tại khu vực Liên Xô, Đông Âu cũ và Tây Âu, các đảng cộng sản tại
Nam Á vẫn bền bỉ đấu tranh đồng thời nhanh chóng khắc phục tình trạng hoang
mang, lúng túng ban đầu, tăng cường công tác tổ chức, xây dựng đảng và đã trở thành
lực lượng quan trọng trên chính trường các nước.
Đặc biệt, một số đảng tại Ấn Độ, Nepal và Sri Lanka còn vươn lên nắm quyền
hoặc tham gia chính phủ liên minh. Các đảng cũng luôn tích cực đấu tranh chống các
chính sách hạn chế hoặc thu hẹp các quyền lợi của nhân dân, bảo vệ những thành quả
của các nước XHCN còn lại, chống chính sách cường quyền, bảo vệ độc lập dân tộc,
chủ quyền của nhân dân các nước vì hoà bình, hợp tác và phát triển. Đây là những
kinh nghiệm rất đáng lưu ý cho các đảng cộng sản khác đang hoạt động tại những
nước có chế độ chính trị tương đồng. Tuy nhiên, trong nghiên cứu về phong trào cộng
sản quốc tế tại Việt Nam cũng như trên thế giới, tình hình hoạt động của các đảng
cộng sản tại khu vực Nam Á vẫn ít được đề cập và nếu có thì còn rất sơ sài.
2
Đối với Việt Nam, các đảng cộng sản tại Nam Á luôn giành tình cảm và sự ủng
hộ to lớn cho Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam. Trong giai đoạn
kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam, các đảng cộng sản Nam Á đã tích
cực vận động quần chúng xuống đường biểu tình để ủng hộ Việt Nam, kêu gọi các
chính phủ đòi đế quốc Mỹ chấm dứt can thiệp, rút nhân viên quân sự khỏi miền
Nam Việt Nam. Sau khi Việt Nam thống nhất năm 1975 và nhất là từ khi Việt Nam
thực hiện công cuộc Đổi mới, quan hệ giữa các đảng cộng sản Nam Á và Đảng
CSVN ngày càng được tăng cường và củng cố thông qua việc thiết lập quan hệ
chính thức và thường xuyên trao đổi đoàn nghiên cứu, dự đại hội và các hoạt động
kỷ niệm của đảng.
Đảng Cộng sản Việt Nam là thành viên trong phong trào cộng sản quốc tế.
Trong giai đoạn hiện nay khi chủ nghĩa đế quốc đẩy mạnh tuyên truyền về “sự cáo
chung” của chủ nghĩa cộng sản cũng như sự sụp đổ có tính dây chuyền của các nước
XHCN còn lại, gây nên tâm lý dao động, hoài nghi của một bộ phận quần chúng và
thậm chí cả một số đảng viên cộng sản, nghiên cứu cũng như củng cố, tăng cường
quan hệ với các đảng cộng sản, trong đó có các đảng cộng sản tại Nam Á càng trở
nên đặc biệt quan trọng, qua đó góp phần trả lời các câu hỏi câu hỏi liệu phong trào
cộng sản quốc tế còn sức sống và động lực phát triển không? Thời đại ngày nay có
còn là thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH hay không?
Vì những lý do trên, việc nghiên cứu hoạt động của các đảng cộng sản tại khu
vực Nam Á từ sau năm 1991 nhằm đánh giá đúng thực trạng của các đảng tại khu
vực này, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần lưu ý trong hoạt động của các đảng
cộng sản cũng như đưa ra giải pháp tăng cường sự phối hợp giữa Đảng Cộng sản
Việt Nam với các đảng cộng sản trong khu vực là rất cần thiết hiện nay. Do đó, tác
giả lựa chọn đề tài “Hoạt động của một số đảng cộng sản khu vực Nam Á từ
năm 1991 đến năm 2011” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử phong trào
cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu của luận án
Mục đích chính của luận án là phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của các
đảng cộng sản khu vực Nam Á từ năm 1991 đến năm 2011, từ đó rút ra một số kinh
3
nghiệm cho các đảng cộng sản và kiến nghị một số biện pháp tăng cường phối hợp
giữa Đảng CSVN với các đảng này.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Trình bày một số vấn đề lý luận về hoạt động của các đảng cộng sản.
- Nêu và phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động của các đảng cộng sản
khu vực Nam Á sau khi Liên Xô sụp đổ.
- Phân tích và đánh giá nội dung hoạt động của một số đảng cộng sản Nam Á
từ năm 1991 đến năm 2011.
- Rút ra một số kinh nghiệm từ hoạt động của các đảng cộng sản Nam Á.
- Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quan hệ phối hợp giữa
Đảng CSVN với các đảng cộng sản Nam Á.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là hoạt động của một số đảng cộng sản
tại khu vực Nam Á.
Bên cạnh đó, luận án cũng đề cập và xem xét tình hình thế giới, khu vực Nam
Á và phong trào cộng sản quốc tế từ sau Chiến tranh lạnh và quan hệ giữa Đảng
Cộng sản Việt Nam với các đảng cộng sản tại Nam Á.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng nghiên cứu: Luận án lựa chọn 5 đảng cộng sản tại 4 nước (Ấn Độ,
Nepal, Sri Lanka và Bangladesh) để tập trung nghiên cứu là: Đảng Cộng sản Ấn Độ và
Đảng Cộng sản Ấn Độ Mác-xít, Đảng Cộng sản Nepal Mác-xít Lê-nin-nít Thống nhất,
Đảng Cộng sản Sri Lanka và Đảng Cộng sản Bangladesh. Việc lựa chọn này xuất phát
từ hai lý do sau:
1) Sau Chiến tranh lạnh, khu vực Nam Á chỉ còn 4/8 nước trên có các đảng
cộng sản hoạt động, bởi vì ngoài Butan và Maldives chưa bao giờ có các đảng cộng
sản, tại Afghanistan và Pakistan, phong trào cộng sản đã hoàn toàn tan rã (Đảng Dân
chủ nhân dân Afghanistan tan rã vào năm 1992; Đảng Cộng sản Pakistan bị cấm
hoạt động từ năm 1954 và hầu như không còn vai trò trên chính trường).
2) Đây là những đảng có truyền thống đấu tranh lâu đời, có những nét đặc
trưng tiêu biểu, đại diện cho phong trào cộng sản mỗi nước và có ảnh hưởng, vai trò
đáng kể trên chính trường các nước.
4
- Về không gian: Khu vực Nam Á, trong đó tập trung chủ yếu vào 4 nước (Ấn
Độ, Nepal, Sri Lanka và Bangladesh) có các đảng cộng sản hoạt động.
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2011,
tức là trong hai thập niên kể từ khi Liên Xô sụp đổ đến thời điểm Nghiên cứu sinh
thực hiện nghiên cứu đề tài này.
Lý do lựa chọn thời điểm năm 1991 khi Liên Xô sụp đổ là vì sau sự kiện này,
phong trào cộng sản quốc tế nói chung và các đảng cộng sản tại Nam Á nói riêng
chuyển sang giai đoạn vận động mới. Khoảng thời gian hai mươi năm đó đã chứng
kiến những nỗ lực của các đảng cộng sản trong việc thích ứng với bối cảnh, tình
hình mới để vượt qua những biến động, thăng trầm và phục hồi, phát triển hoạt
động.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận của luận án là quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà
nước Việt Nam; các chủ trương, chính sách nêu trong cương lĩnh, văn kiện, nghị
quyết và các phát biểu của lãnh đạo các đảng cộng sản khu vực Nam Á từ năm 1991
đến năm 2011.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện theo cách tiếp cận chuyên ngành lịch sử phong trào
cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc và dựa trên quan điểm duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử-logic, kết hợp với các
phương pháp nghiên cứu của ngành khoa học xã hội và nhân văn như: phương pháp hệ
thống, phương pháp tiếp cận thực tiễn, phân tích, tổng hợp, thu thập xử lý tài liệu, tư
liệu...
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Về mặt khoa học: Trên cơ sở phân tích toàn diện và có hệ thống những hoạt
động chủ yếu của các đảng cộng sản tiêu biểu ở Nam Á từ năm 1991 đến năm 2011,
đặc biệt luận giải những thành tựu, hạn chế cũng như nguyên nhân của những thành
tựu, hạn chế đó, luận án khẳng định các đảng cộng sản tại Nam Á tuy chưa hoàn
toàn thoát khỏi khủng hoảng nhưng vẫn còn sức sống và triển vọng phát triển, thể
hiện ở việc các đảng đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và đang từng bước phục
5
hồi, thậm chí có những bước tiến mới. Qua đó, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ
góp phần làm sáng tỏ đánh giá, nhận định của Đảng Cộng sản Việt Nam rằng sau
khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, phong trào cộng sản quốc tế còn gặp nhiều khó
khăn nhưng đã có những bước hồi phục.
- Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở những thành công, thất bại trong hoạt động của
các đảng cộng sản tại Nam Á, luận án rút ra một số kinh nghiệm cần lưu ý đối với
các đảng cộng sản khác trong quá trình hoạt động thực tiễn hiện nay. Đồng thời, sau
khi phân tích những kết quả đạt được và hạn chế trong quan hệ giữa Đảng CSVN
với các đảng cộng sản tại Nam Á đến năm 2011, luận án đưa ra một số giải pháp
chủ yếu nhằm tăng cường quan hệ giữa Đảng CSVN với các đảng cộng sản Nam Á
trong thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo trong công tác
nghiên cứu và giảng dạy về phong trào cộng sản và quan hệ quốc tế liên quan đến
khu vực Nam Á tại các cơ quan, trung tâm nghiên cứu, học viện và nhà trường.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục chữ viết tắt, tài liệu tham khảo
và phụ lục, luận án được kết cấu thành 04 chương.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Những nhân tố tác động đến hoạt động của các đảng cộng sản khu vực
Nam Á từ năm 1991 đến năm 2011
Chương 3: Tình hình hoạt động của một số đảng cộng sản khu vực Nam Á từ năm
1991 đến năm 2011.
Chương 4: Một số kinh nghiệm rút ra từ hoạt động của các đảng cộng sản Nam Á
và giải pháp tăng cường quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng cộng sản
Nam Á.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM
Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài tập trung vào
ba hướng: (i) nghiên cứu chung về khu vực Nam Á; (ii) đề cập trong phần nghiên
cứu, đánh giá chung về phong trào cộng sản quốc tế; và (iii) hoạt động của một số
đảng cụ thể thời gian gần đây. Trong số đó, các công trình về nghiên cứu chung về
khu vực Nam Á và phong trào cộng sản quốc tế chiếm phần chủ đạo.
Nội dung chính của các công trình đề cập đến những nhân tố chính ảnh
hưởng đến sự vận động của các đảng cộng sản tại Nam Á, nhất là tình hình thế giới,
khu vực và phong trào cộng sản quốc tế, đồng thời phác họa những xu hướng phát
triển của các đảng. Các tác giả đều có nhận định chung là sau Chiến tranh lạnh, hầu
hết các đảng cộng sản trong khu vực nhanh chóng tìm cách vượt qua những khó
khăn và tác động bất lợi của sự sụp đổ Liên Xô và Đông Âu để tiếp tục duy trì hoạt
động và từng bước phục hồi về mặt tổ chức, điều chỉnh đường lối chiến lược, sách
lược, phương thức đấu tranh và đã thích nghi linh hoạt với điều kiện thực tiễn mới.
Tuy nhiên, cũng như phong trào cộng sản quốc tế nói chung, tình hình các đảng
cộng sản ở Nam Á đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức và con đường phát triển
còn nhiều quanh co, khúc khuỷu, thậm chí có những bước lùi.
Dưới đây là một số tác phẩm nổi bật, đáng chú ý sau:
Thứ nhất, về tình hình khu vực Nam Á: Bao gồm các đề tài nghiên cứu của
các Bộ/Ban, sách tham khảo của Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á và tài liệu
tham khảo của Thông tấn xã Việt Nam... như Đề tài cấp Bộ của Bộ Ngoại giao
(2002), Quan hệ Ấn Độ-Pakistan và tác động đến an ninh khu vực Nam Á; Đề tài
cấp Bộ của Bộ Ngoại giao (2003), Quan hệ giữa Việt Nam với các nước Nam Á từ
năm 1945 đến năm 2003; Đề tài cấp Bộ của Ban Đối ngoại Trung ương (2006),
Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ trong giai đoạn mới; Bộ Ngoại giao (2011), Ấn
Độ và quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, Nxb Thế giới, Hà Nội; Đỗ Đức Định (1999), 50
năm kinh tế Ấn Độ, Nxb Thế giới, Hà Nội; Ngân hàng Thế giới (2010), Kinh tế Nam
Á năm 2010: Tiến lên, Hướng Đông; J.S Uberoi (2011), Ấn Độ mãi mãi huy hoàng,
Nxb Media Transasia India Limited (bản dịch của Nhà xuất bản Thế giới); Thông
7
tấn xã Việt Nam (2006), “Ấn Độ và vấn đề an ninh châu Á”, Tài liệu tham khảo đặc
biệt, ngày 29/6; Thông tấn xã Việt Nam (2006), “Ấn Độ, cường quốc đang lên”, Tài liệu
tham khảo, (3)...
Trong số đó, một số công trình nghiên cứu đáng chú ý là:
Đề tài cấp Bộ của Bộ Ngoại giao (2002), Quan hệ Ấn Độ-Pakistan và tác
động đến an ninh khu vực Nam Á làm rõ lịch sử mối quan hệ giữa Ấn Độ với
Pakistan, nhất là nguồn gốc của những vấn đề tồn tại giữa hai nước cũng như hệ lụy
của nó đến tình hình an ninh khu vực Nam Á hiện nay. Đề tài chỉ ra rằng vấn đề
tranh chấp biên giới lãnh thổ giữa Ấn Độ và Pakistan ở khu vực Kashmir đã tồn tại
kể từ khi Anh công nhận nền độc lập của cả hai nước suốt nhiều năm qua, là vấn đề
chính cản trở việc bình thường hóa quan hệ và đã dẫn đến 3 cuộc chiến tranh lớn
giữa hai nước vào các năm 1947, 1965 và 1971. Mối quan hệ căng thẳng giữa Ấn
Độ và Pakistan đã gây nên bầu không khí chính trị-an ninh bất ổn tại khu vực do Ấn
Độ và Pakistan là hai nước đóng vai trò quan trọng trong khu vực. Ngoài ra, việc
các nước lớn ngoài khu vực như Mỹ, Trung Quốc và Nga lợi dụng mối quan hệ
căng thẳng này để phục vụ lợi ích riêng càng khiến cho tình hình chính trị-an ninh
khu vực trở nên bấp bênh hơn.
Đề tài cấp Bộ của Bộ Ngoại giao (2003),Quan hệ giữa Việt Nam với các
nước Nam Á từ năm 1945 đến năm 2003. Đề tài tập trung vào một số điểm: Thứ
nhất, nêu những đặc điểm về địa lý, lịch sử, nhân chủng, tôn giáo, văn hoá, một số
nét về đặc điểm kinh tế, quan hệ đối nội và đối ngoại và tầm quan trọng của khu
vực Nam Á với Việt Nam cũng như của Việt Nam với các nước Nam Á. Thứ hai,
Đề tài đã phân tích, đánh giá bối cảnh, việc tập hợp lực lượng trong khu vực và thế
giới; tình hình khu vực Nam Á, những nguyên nhân xuất phát từ đường lối đối nội
đối ngoại của từng nước Nam Á tác động đến Việt Nam cũng như của tình hình
chung của Việt Nam tác động đến từng nước Nam Á. Thứ ba, Đề tài chỉ ra những
thuận lợi và khó khăn trong việc tăng cường quan hệ giữa Việt Nam và các nước
Nam Á.
Đề tài cấp Bộ của Ban Đối ngoại Trung ương (2006), Chính sách Hướng
Đông của Ấn Độ trong giai đoạn mới. Điểm đáng chú ý là bên cạnh khái quát lịch
sử quan hệ Ấn Độ - Đông Nam Á về kinh tế, văn hoá và chính trị, phân tích những
nhân tố quốc tế, khu vực và trong nước dẫn đến sự hình thành của chính sách
8
“Hướng Đông” của Ấn Độ trong những năm 1990, Đề tài đã dành một phần phân
tích môi trường chính trị-an ninh khu vực Nam Á từ sau Chiến tranh lạnh, sự điều
chỉnh chiến lược các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga tại khu vực và
mối quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ. Đề tài cho rằng từ đầu những năm 1990, xu
hướng bất ổn định ngày càng gia tăng ở khu vực Nam Á. Các cuộc bạo động ở
Pakistan và Nepal, của người Chakmar ở Bangladesh hay người Tamin ở Sri Lanka
đã trở thành mối đe dọa đối với các nhà nước hiện hành ở khu vực. Quan hệ giữa
Ấn Độ và Pakistan không ngừng xấu đi. Cơ chế hợp tác khu vực Nam Á mặc dù đã
được xác lập với việc hình thành Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAAC) nhưng
hoạt động kém hiệu quả, ngay từ khi thành lập, cơ chế này đã mang trong nó rất
nhiều hạn chế. Trên lĩnh vực kinh tế, hầu hết các nước Nam