Tóm tắt Luận án Khả năng sinh sản, sinh trưởng và định hướng chọn lọc đối với lợn Duroc, Landrace và Yorkshire

Ngành chăn nuôi lợn ở nước ta hiện nay đã có những bước phát triển khá mạnh, tuy nhiên, mới chỉ đạt được về số lượng còn năng suất và chất lượng vẫn thấp hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, song song với việc cải tiến điều kiện chăn nuôi, cần chú trọng tới công tác giống. Nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác giống, chúng ta đã nhập khá nhiều giống lợn ngoại. Cũng như nhiều nước chăn nuôi phát triển, trong hệ thống nhân giống lợn công nghiệp của Việt Nam, ba giống thuần Yorkshire, Landrace và Duroc đang chiếm vị trí quan trọng trong đàn giống cụ kỵ (GGP). Để phát huy hơn nhiệm vụ của công tác giống, bên cạnh việc tiếp tục bổ sung nguồn gen, cần tập trung nghiên cứu đánh giá chọn lọc nhằm duy trì, nâng cao tiềm năng di truyền một số tính trạng chủ yếu ở lợn nái sinh sản và lợn đực giống của ba giống lợn ngoại nói trên. Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu trong nước đã tập trung theo hướng này. Tuy nhiên, vẫn còn ít các nghiên cứu đánh giá năng suất sinh sản ở lợn nái cũng như khả năng sinh trưởng, dày mỡ lưng ở lợn đực hậu bị của ba giống Duroc, Landrace và Yorkshire thuần chủng và định hướng chọn lọc chúng, đặc biệt là các cơ sở ở các tỉnh phía Bắc

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Khả năng sinh sản, sinh trưởng và định hướng chọn lọc đối với lợn Duroc, Landrace và Yorkshire, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐOÀN PHƢƠNG THÚY KHẢ NĂNG SINH SẢN, SINH TRƯỞNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHỌN LỌC ĐỐI VỚI LỢN DUROC, LANDRACE VÀ YORKSHIRE CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI MÃ SỐ: 62.62.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI, NĂM 2016 Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn: 1. PGS.TS. VŨ ĐÌNH TÔN 2. GS.TS. ĐẶNG VŨ BÌNH Phản biện 1: PGS.TS. Võ Trọng Hốt Phản biện 2: PGS.TS. Đặng Hữu Lanh Phản biện 3: TS. Phạm Sỹ Tiệp Luận án sẽ đƣợc bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam - Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam - Thƣ viện Trƣờng Đại học Nông Lâm Bắc Giang 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngành chăn nuôi lợn ở nước ta hiện nay đã có những bước phát triển khá mạnh, tuy nhiên, mới chỉ đạt được về số lượng còn năng suất và chất lượng vẫn thấp hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, song song với việc cải tiến điều kiện chăn nuôi, cần chú trọng tới công tác giống. Nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác giống, chúng ta đã nhập khá nhiều giống lợn ngoại. Cũng như nhiều nước chăn nuôi phát triển, trong hệ thống nhân giống lợn công nghiệp của Việt Nam, ba giống thuần Yorkshire, Landrace và Duroc đang chiếm vị trí quan trọng trong đàn giống cụ kỵ (GGP). Để phát huy hơn nhiệm vụ của công tác giống, bên cạnh việc tiếp tục bổ sung nguồn gen, cần tập trung nghiên cứu đánh giá chọn lọc nhằm duy trì, nâng cao tiềm năng di truyền một số tính trạng chủ yếu ở lợn nái sinh sản và lợn đực giống của ba giống lợn ngoại nói trên. Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu trong nước đã tập trung theo hướng này. Tuy nhiên, vẫn còn ít các nghiên cứu đánh giá năng suất sinh sản ở lợn nái cũng như khả năng sinh trưởng, dày mỡ lưng ở lợn đực hậu bị của ba giống Duroc, Landrace và Yorkshire thuần chủng và định hướng chọn lọc chúng, đặc biệt là các cơ sở ở các tỉnh phía Bắc. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu chung Nâng cao tiềm năng di truyền đàn lợn giống Duroc, Landrace và Yorkshire, đáp ứng yêu cầu chăn nuôi lợn hướng nạc năng suất cao của nước ta. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá tốc độ sinh trưởng, dày mỡ lưng; ước tính hệ số di truyền, dự đoán giá trị giống của hai tính trạng này và xây dựng định hướng chọn lọc đối với lợn đực giống hậu bị của ba giống Duroc, Landrace và Yorkshire nuôi tại Công ty Lợn giống hạt nhân Dabaco. - Đánh giá khả năng sinh sản; ước tính hệ số di truyền, dự đoán giá trị giống của số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ và xây dựng định hướng chọn lọc đối với lợn nái sinh sản của ba giống Duroc, Landrace và Yorkshire nuôi tại Công ty Lợn giống hạt nhân Dabaco. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lợn đực và lợn nái trên ba giống lợn thuần chủng Duroc, Landrace và Yorkshire thuộc đàn cụ kỵ nuôi tại Công ty Lợn giống hạt nhân Dabaco. Thời gian nghiên cứu: dữ liệu theo dõi và xử lý từ năm 2011 tới năm 2015. Địa điểm nghiên cứu: Công ty Lợn giống hạt nhân Dabaco, xã Tân Chi, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, thuộc tập đoàn Dabaco. 2 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Đã xác định được hệ số di truyền, giá trị giống của bố mẹ và đời sau: xây dựng được định hướng chọn lọc đối với chỉ tiêu số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ đối với lợn nái thuần Duroc, Landrace và Yorkshire. - Đã xác định được hệ số di truyền, giá trị giống của bố mẹ và đời sau: xây dựng được định hướng chọn lọc đối với chỉ tiêu tăng khối lượng trung bình hàng ngày và dày mỡ lưng đối với lợn đực giống hậu bị Duroc, Landrace và Yorkshire. - Bổ sung vào tư liệu quản lý giống về năng suất sinh sản, hệ số di truyền, giá trị giống của một số chỉ tiêu năng suất chủ yếu đối với 3 giống lợn quan trọng là Duroc, Landrace và Yorkshire. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học - Đánh giá được các tính trạng chủ yếu về năng suất sinh sản của lợn nái, tốc độ sinh trưởng, dày mỡ lưng của lợn đực hậu bị và đối với ba giống lợn Duroc, Landrace và Yorkshire. - Ước tính được hệ số di truyền, hệ số lặp lại về số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ; hệ số di truyền về tốc độ sinh trưởng, dày mỡ lưng của lợn đực hậu bị đối với ba giống lợn Duroc, Landrace và Yorkshire. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Cung cấp thêm tư liệu về khả năng sản xuất, hệ số di truyền, hệ số lặp lại đối với một số tính trạng năng suất chủ yếu của ba giống lợn Duroc, Landrace và Yorkshire. - Xây dựng định hướng chọn lọc nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi đối với ba giống lợn Duroc, Landrace và Yorkshire, trên cơ sở đó góp phần đáp ứng yêu cầu sản xuất chăn nuôi lợn hướng nạc năng suất cao ở nước ta. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Cải thiện năng suất sinh sản, sinh trưởng và chất lượng thịt luôn được quan tâm xem xét trong các mục tiêu nhân giống vật nuôi nói chung và giống lợn nói riêng. Khả năng sinh sản của lợn nái chịu ảnh hưởng của giống, kiểu gen (Biedermann et al., 1997; Stalder et al., 1998; Marsac et al., 2000; Hoque et al., 2002 và Hamann et al., 2004); chế độ nuôi dưỡng, tuổi, khối lượng phối, phương thức phối, lứa đẻ, mùa vụ, nhiệt độ môi trường, thời gian chiếu sáng, bệnh tật... (Dierckx et al., 1997; Sohst, 1997; Gamba, 2000; Riha et al., 2000; Gaustad-Aas et al., 2004; Phạm Thị Kim Dung và Trần Thị Minh Hoàng, 2009 và Tretinjak et al., 2009). Khả năng sinh trưởng của lợn bị ảnh hưởng bởi giống, dòng và kiểu gen khác nhau (Mrode and Kennedy, 1993; Youssao et al., 2002; Merour et al., 2009; Salmi et al., 2010; Werner et al., 2010; Lewis and Bunter, 2011); chế độ nuôi dưỡng, mùa vụ, thời gian nuôi (Quiniou et al., 1995; Thomke et al., 1995; Curstis, 1996; Gourdine et al., 2006). 3 Việc nghiên cứu khả năng sản xuất, chọn lọc dòng cao sản đã thành công lớn ở các nước có trình độ chăn nuôi tiên tiến như: Mỹ, Đức, Canada, Anh, Hà Lan, Đan Mạch và Úc (Alfonso et al., 1997; Mabry, 2001; Holl and Robinson, 2003; Hermesch, 2005; Boyette et al., 2005; Szyndler-Nędza et al., 2010; Lewis and Bunter, 2011; Lewis and Hermesch, 2013; Krupa and Wolf, 2013; DanBred, 2014 và Leonova et al., 2015). Các nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay chủ yếu đề cập đến khả năng sinh sản, sinh trưởng của các tổ hợp lai (Đặng Vũ Bình và cs., 2008; Vũ Đình Tôn và cs., 2008; Lê Đình Phùng và Nguyễn Trường Thi, 2009; Phan Xuân Hảo, 2010; Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh, 2010; Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn, 2010; Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình, 2010; 2011; Phạm Thị Đào và cs., 2013; Nguyễn Tiến Thành và Đỗ Văn Khoa, 2015; Nguyễn Văn Thắng và Nguyễn Thị Xuân, 2016), trong khi đó các nghiên cứu trên lợn ngoại thuần còn hạn chế. Trong công tác giống lợn, chọn lọc đóng vai trò quan trọng trong việc cải tiến di truyền đối với đàn giống vật nuôi. Phương pháp BLUP là phương pháp chọn giống tốt nhất và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu về giá trị giống ở nước ta còn hạn chế. Trần Thị Minh Hoàng và cs. (2008; 2010); Phạm Thị Kim Dung và Tạ Thị Bích Duyên (2009); Tạ Thị Bích Duyên và cs. (2009); Nguyễn Hữu Tỉnh và Nguyễn Thị Viễn (2011); Trịnh Hồng Sơn và cs. (2014a), Hà Xuân Bộ và cs. (2015) cũng đã sử dụng phương pháp BLUP để xác định giá trị giống ước tính của một số tính trạng trên lợn ngoại. PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện trên đàn lợn nái cụ kỵ (GGP) và đàn lợn đực hậu bị kiểm tra năng suất của 3 giống thuần: Duroc, Landrace và Yorkshire nuôi tại Công ty TNHH Lợn giống hạt nhân Dabaco, xã Tân Chi, Tiên Du, Bắc Ninh. 3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ 2011 tới 2015 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Đề tài được thực hiện với hai nội dung nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu thứ nhất: Năng suất sinh sản và định hướng chọn lọc đối với lợn nái Duroc, Landrace và Yorkshire. Các nghiên cứu thuộc nội dung này bao gồm: - Đánh giá năng suất sinh sản của ba giống lợn nái được nhân giống thuần chủng là: Duroc, Landrace và Yorkshire; - Ước tính hệ số di truyền, hệ số lặp lại đối với hai tính trạng là số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ; dự đoán giá trị giống và định hướng chọn lọc đối với ba giống lợn này. Nội dung nghiên cứu thứ hai: Khả năng sinh trưởng, dày mỡ lưng và định hướng chọn lọc đối với lợn đực hậu bị Duroc, Landrace và Yorkshire. 4 Các nghiên cứu thuộc nội dung này bao gồm: - Đánh giá khả năng sinh trưởng, xác định dày mỡ lưng lợn đực hậu bị trong thời gian nuôi kiểm tra năng suất của ba giống lợn thuần Duroc, Landrace và Yorkshire; - Ước tính hệ số di truyền đối với hai tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày và dày mỡ lưng; dự đoán giá trị giống và định hướng chọn lọc đối với ba giống lợn này. 3.4. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Nội dung nghiên cứu thứ nhất: Năng suất sinh sản và định hướng chọn lọc đối với lợn nái Duroc, Landrace và Yorkshire 3.4.1.1. Vật liệu Vật liệu nghiên cứu là các dữ liệu về hệ phổ và năng suất sinh sản của đàn nái cụ kỵ nuôi tại Công ty TNHH Lợn giống hạt nhân Dabaco trong khoảng thời gian từ 2012 đến 2015, bao gồm ba giống thuần: Duroc, Landrace và Yorkshire. Các giống thuần này có nguồn gốc xuất phát như sau: - Lợn Duroc được nhập từ Canada vào năm 2012, từ Đài Loan vào năm 2015; - Lợn Landrace được nhập từ Canada vào năm 2012, từ Tây Ban Nha vào năm 2013 và từ Mỹ vào năm 2013; - Lợn Yorkshire được nhập từ Canada vào năm 2012, từ Tây Ban Nha vào năm 2013 và từ Mỹ vào năm 2013. Ba đàn lợn trên được nhân giống thuần tại Công ty TNHH Lợn giống Dabaco tạo nên đàn cụ kỵ. Số lượng cá thể lợn nái, số ổ đẻ, số lượng bố và mẹ của các lợn nái theo dõi được nêu trong bảng 3.1. Bảng 3.1. Số lƣợng nái, số ổ đẻ, số lƣợng bố và mẹ của lợn nái Số lượng cá thể lợn nái Số lượng ổ đẻ của các nái Số lượng bố của lợn nái Số lượng mẹ của lợn nái Duroc 85 208 24 46 Landrace 267 649 52 114 Yorkshire 321 919 39 141 Tổng 673 1776 115 301 3.4.1.2. Phương pháp nghiên cứu * Chế độ nuôi dưỡng và phòng bệnh Cả ba giống lợn trên đều được nuôi dưỡng, chăm sóc và vệ sinh phòng bệnh theo cùng một quy trình của Công ty TNHH Lợn giống hạt nhân Dabaco. Cụ thể như sau: Các loại thức ăn do Dabaco sản xuất được sử dụng cho nái hậu bị là: N962, N972 và N992, nái chửa là N982, nái nuôi con là N829 và lợn con tập ăn, sau cai sữa là N907. Hàm lượng năng lượng trao đổi của các loại thức ăn tương ứng là: 3200, 5 3125, 3200, 2900, 3100 và 3450 kcal ME/kg; hàm lượng protein thô tương ứng là: 16,5; 15,5; 17,0; 14,0; 17,0 và 21,0%. Mức ăn của nái hậu bị: Sau cai sữa - 100 kg: ăn tự do Từ 100 – 130 kg: 2,4 – 2,6 kg/con/ngày Từ 130 kg - phối giống: 2,5 – 2,7 kg/con/ngày. Mức ăn đối với lợn nái chửa: 1 – 11 tuần: 2,3 – 2,5 kg/con/ngày 12 – 16 tuần: 2,4 – 2,9 kg/con/ngày Vào chuồng đẻ: 2,3 – 2,4 kg/con/ngày. Mức ăn đối với lợn nái nuôi con: Tăng dần từ ngày đẻ 1 đến ngày đẻ 6 từ 1,4 đến 6,8 kg/con/ngày; từ 7 ngày sau khi đẻ đến trước cai sữa: theo khả năng ăn của nái; ngày cai sữa: nhịn ăn. Lợn nái chờ phối ăn thức ăn cùng loại với nái nuôi con với mức ăn 2,5 – 2,7 kg/con/ngày. Lợn con tập ăn tới cai sữa được cho ăn tự do. Lợn con và hậu bị được tiêm các loại vaccine: phòng suyễn, viêm teo mũi truyền nhiễm, Glasser, tai xanh, dịch tả, lở mồm long móng và Circovirus. Lợn nái sinh sản được tiêm các loại vaccine: tai xanh, giả dại, dịch tả, E.coli, khô thai, lở mồm long móng và tẩy nội ngoại ký sinh trùng. * Thu thập dữ liệu Các số liệu các dữ liệu về hệ phổ và năng suất sinh sản từng lứa đẻ của lợn nái cụ kỵ thuộc 3 giống Duroc, Landrace và Yorkshire trong khoảng thời gian từ 2012 đến 2015. Các tính trạng theo dõi năng suất sinh sản bao gồm: ngày đẻ, số con sơ sinh, số con sơ sinh còn sống, khối lượng sơ sinh toàn ổ, số con để nuôi, ngày cai sữa, số con cai sữa và khối lượng cai sữa toàn ổ. Trên cơ sở đó, các tính trạng khác được tính toán bao gồm: tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ, thời gian cai sữa, khối lượng sơ sinh/con và khối lượng cai sữa/con. * Xử lý dữ liệu Tính các tham số thống kê đối với các tính trạng năng suất sinh sản chủ yếu. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới 2 tính trạng năng suất sinh sản là số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ. Các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê (P<0,05) được đưa vào mô hình thống kê để ước tính hệ số di truyền, cũng như dự đoán giá trị giống đối với 2 tính trạng này. Dựa vào giá trị giống, phân loại lợn nái tương ứng với các tỷ lệ chọn lọc khác nhau, tính giá trị giống trung bình của các loại nái và đời con của chúng. Sử dụng Excel 2013 để tính các tham số thống kê (n, Mean và SE). Các giá trị ngoài phạm vi Mean ± 3σ (giá trị trung bình ± 3 lần độ lệch tiêu chuẩn) được loại bỏ khỏi tập hợp dữ liệu. Mô hình về ảnh hưởng của giống đối với các tính trạng năng suất sinh sản: Yij = µ + Gi + eij Trong đó: Yij : giá trị kiểu hình của tính trạng; µ : trung bình quần thể; 6 Gi : ảnh hưởng của giống i; eij : sai số ngẫu nhiên. Phần mềm Minitab 16 và phân tích ANOVA 1-way được sử dụng, so sánh các giá trị trung bình theo Tukey. Hai tính trạng năng suất sinh sản là số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ được phân tích các yếu tố ảnh hưởng bằng thủ tục GLM với phần mềm SAS 9.1.3. Mô hình thống kê phân tích ảnh hưởng của các yếu tố cố định như sau: Yijklm = µ + NGBi + NGMj + LDk + MVl + eijklm Trong đó: Yijklm: giá trị kiểu hình của năng suất sinh sản µ: trung bình quần thể NGBi: nguồn gốc của bố thứ i NGMj: nguồn gốc của mẹ thứ j LDk: lứa đẻ thứ k MVl: mùa vụ thứ l eijklm: sai số ngẫu nhiên. Mô hình hỗn hợp được sử dụng để ước tính hệ số di truyền, hệ số lặp lại như sau: Yijklm = µ + Si + Dj + PEk + Fl + eijklm Trong đó: Yijklm: giá trị kiểu hình của năng suất sinh sản µ : trung bình quần thể Si : ảnh hưởng ngẫu nhiên của bố thứ i Dj : ảnh hưởng ngẫu nhiên của mẹ thứ j PEk : ảnh hưởng của môi trường chung thứ k Fl : ảnh hưởng của yếu tố cố định thứ l (mô hình yếu tố cố định đã nêu trên) eijklm : sai số ngẫu nhiên. Ước tính hệ số di truyền và hệ số lặp lại của hai tính trạng năng suất sinh sản là số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ bằng phần mềm VCE 6.0 (Groeneveld et al., 2008). Dự đoán giá trị giống của số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ cho từng lợn nái bằng mô hình lặp lại của phần mềm Pest 4.2.3 (Groeneveld et al., 2002). Trên cơ sở các dữ liệu dự đoán giá trị giống thu được, đánh giá mức độ phụ thuộc của giá trị giống ở các lợn nái được chọn lọc theo các tỷ lệ: 20, 40, 60, 80 và 100% đối với từng tính trạng số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ. Cũng trên cơ sở các dữ liệu dự đoán giá trị giống thu được, đánh giá ảnh hưởng của việc chọn lọc lợn nái mẹ về giá trị giống theo các tỷ lệ chọn lọc khác nhau: 40, 60, 80 và 100% đến giá trị giống của các lợn nái là con của các lợn nái mẹ này đối với từng tính trạng số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ. Xác định và vẽ đồ thị khuynh hướng di truyền đối với từng tính trạng số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ trên cơ sở giá trị giống trung bình của đàn lợn nái qua các năm từ 2012 đến 2015. 7 3.4.2. Nội dung nghiên cứu thứ hai: Khả năng sinh trưởng, dày mỡ lưng và định hướng chọn lọc đối với lợn đực hậu bị Duroc, Landrace và Yorkshire 3.4.2.1. Vật liệu Vật liệu nghiên cứu là các lợn đực hậu bị nuôi kiểm tra năng suất tại Công ty TNHH Lợn giống hạt nhân Dabaco trong 3 năm từ 2011 đến 2014, bao gồm 3 giống thuần: Duroc, Landrace và Yorkshire với số lượng tương ứng là: 246, 524 và 466 cá thể. Các lợn đực hậu bị trên được chọn từ các cặp bố mẹ có năng suất sinh trưởng và sinh sản tốt. Trong thời gian theo mẹ và cai sữa có ngoại hình đẹp, không mắc bệnh và có khối lượng sơ sinh, cai sữa thuộc nhóm cao nhất so với các lợn con nuôi cùng thời điểm. 3.4.2.2. Phương pháp nghiên cứu Lợn được chuyển vào nuôi kiểm tra khi có khối lượng từ 15 đến 35kg, tương ứng với ngày tuổi 50 đến 75 ngày. Kết thúc kiểm tra khi lợn đạt 80 – 100kg, tương ứng với 120 đến 165 ngày tuổi. Các loại thức ăn do Dabaco sản xuất được sử dụng cho lợn từ bắt đầu kiểm tra tới 70kg là 962 (năng lượng trao đổi: 3200kcal/kg, protein tổng số: 16,5%) từ 70kg tới kết thúc kiểm tra là 972 (năng lượng trao đổi: 3150 kcal/kg, protein tổng số: 16%). Lợn được ăn tự do và uống bằng núm nước tự động. Quy trình chăm sóc, vệ sinh phòng bệnh của Công ty Lợn giống hạt nhân Dabaco được thực hiện trong suốt thời gian kiểm tra. Giai đoạn lợn con và kiểm tra năng suất, lợn được tiêm các loại vaccine: phòng suyễn, viêm teo mũi truyền nhiễm, Glasser, tai xanh, dịch tả, lở mồm long móng và Circovirus. Lợn kiểm tra được cân khối lượng vào ngày bắt đầu, cân và đo dày mỡ lưng tại vị trí P2 bằng máy đo siêu âm Renco (Mỹ) vào ngày kết thúc kiểm tra. Tăng khối lượng trung bình hàng ngày trong thời gian kiểm tra được tính trên cơ sở khối lượng bắt đầu, kết thúc kiểm tra và số ngày nuôi kiểm tra. Xử lý dữ liệu Các số liệu theo dõi được nhập vào phần mềm Excel 2013 tính các tham số thống kê (n, Mean và SE). Các giá trị ngoài phạm vi Mean ± 3σ (giá trị trung bình ± 3 lần độ lệch tiêu chuẩn) được loại bỏ khỏi tập hợp dữ liệu. Mô hình về ảnh hưởng của giống đối với các tính trạng kiểm tra năng suất: Yij = µ + Gi + eij Trong đó: Yij : giá trị kiểu hình của tính trạng; µ : trung bình quần thể; Gi : ảnh hưởng của giống i; eij : sai số ngẫu nhiên. Phần mềm Minitab 16 và phân tích ANOVA 1-way được sử dụng để so sánh các giá trị trung bình theo Tukey. Các yếu tố ảnh hưởng đối với 2 tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày trong thời gian kiểm tra và dày mỡ lưng khi kết thúc kiểm tra được xử lý bằng thủ tục GLM của phần mềm SAS 9.1.3. 8 Mô hình thống kê phân tích ảnh hưởng của các yếu tố cố định như sau: Yijklmn = µ + NVi + TBDj + KLBDk + TKTl + KLKTm + eijklmn Trong đó: Yijklmn : chỉ tiêu theo dõi (tăng khối lượng trung bình hàng ngày trong thời gian kiểm tra và dày mỡ lưng khi kết thúc kiểm tra); µ : trung bình quần thể NVi : năm – vụ; TBDj : tuổi bắt đầu kiểm tra; KLBDk : khối lượng bắt đầu kiểm tra; TKTl : tuổi kết thúc kiểm tra; KLKTm: khối lượng kết thúc kiểm tra; eijklmn : sai số ngẫu nhiên. Mô hình hỗn hợp được sử dụng để ước tính hệ số di truyền như sau: Yijkl = µ + Si + Dj + Fk + eijkl Trong đó: Yijkl : giá trị kiểu hình của chỉ tiêu kiểm tra năng suất µ : trung bình quần thể Si : ảnh hưởng ngẫu nhiên của bố thứ i Dj : ảnh hưởng ngẫu nhiên của mẹ thứ j Fk : ảnh hưởng của yếu tố cố định thứ k (mô hình yếu tố cố định đã nêu trên) eijkl : sai số ngẫu nhiên. Ước tính hệ số di truyền đối với 2 tính trạng: tăng khối lượng trung bình hàng ngày và dày mỡ lưng bằng phần mềm VCE version 6.0.2 (Groeneveld et al., 2008). Dự đoán giá trị giống cho từng cá thể đối với từng tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày và dày mỡ lưng bằng phần mềm PEST version 4.2.3 (Groeneveld et al., 2002). Trên cơ sở các dữ liệu dự đoán giá trị giống thu được, đánh giá mức độ phụ thuộc của giá trị giống ở các lợn đực hậu bị được chọn lọc theo các tỷ lệ: 5, 10, 20, 30, 40, 50 và 100% đối với từng tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày và dày mỡ lưng. Cũng trên cơ sở các dữ liệu dự đoán giá trị giống thu được, đánh giá ảnh hưởng của việc chọn lọc lợn đực hậu bị bố về giá trị giống theo các tỷ lệ chọn lọc khác nhau: 10, 20 và 30% đến giá trị giống của các lợn đực là con của các lợn đực bố này đối với từng tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày và dày mỡ lưng. Xác định và vẽ đồ thị khuynh hướng di truyền đối với từng tính trạng tăng khối lượng trung bình hàng ngày và dày mỡ lưng trên cơ sở giá trị giống trung bình của đà
Luận văn liên quan