Trong nhiều năm qua, giống bò Brahman được dùng chủ yếu để
cải tạo bò Vàng thông qua kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (TTNT). Bò
Brahman đã được nhập về Việt Nam từ nhiều nguồn và nhiều độ tuổi
khác nhau. Năm 2015 lần đầu tiên Việt Nam nhập khẩu bò đực giống
Brahman hậu bị từ Hoa Kỳ và bò đực giống Red Angus từ Australia
nhằm mục đích nâng cao năng suất, chất lượng thịt đàn bò trong nước.
Hai nhóm bò đực giống hậu bị này được nuôi dưỡng tại trạm Nghiên
cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada nhằm khai thác, sản xuất tinh
đông lạnh phục vụ công tác TTNT bò trên cả nước.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có biên độ nhiệt và độ
ẩm cao ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng và sản xuất tinh của
các bò đực giống nhập nội. Chính vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu khả
năng sinh trưởng, khả năng sản xuất tinh, đặc biệt là ảnh hưởng của chỉ
số nhiệt ẩm đến năng suất, chất lượng tinh của bò đực Brahman và Red
Angus nhập nội để đánh giá khả năng thích nghi, nâng cao khả năng
sản xuất tinh đông lạnh, phục vụ công tác TTNT phát triển bò lai
hướng thịt của Việt Nam.
Xuất phát từ các vấn đề trên, đề tài: “Khả năng sinh trưởng,
sản xuất tinh và ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến năng suất, chất
lượng tinh của bò đực giống Brahman, Red Angus nuôi tại
Moncada” đã được nghiên cứu ngay từ khi nhập đàn bò về.
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Khả năng sinh trưởng, sản xuất tinh và ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến năng suất, chất lượng tinh của bò đực giống Brahman, Red Angus nuôi tại Moncada, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN CHĂN NUÔI
LƯƠNG ANH DŨNG
KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SẢN XUẤT TINH
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, ĐỘ ẨM ĐẾN NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG TINH CỦA BÒ ĐỰC GIỐNG BRAHMAN,
RED ANGUS NUÔI TẠI MONCADA
Chuyên ngành: Chăn nuôi
Mã số: 9620105
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
HÀ NỘI – 2018
1
Công trình được hoàn thành tại : Viện Chăn nuôi
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Mai Văn Sánh
2. TS. Lê Văn Thông
Phản biện 1:
.
Phản biện 2:
.
Phản biện 3:
.
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Viện, họp tại Viện Chăn nuôi
Vào hồi giờ ngày .. tháng .. năm
Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư Viện Quốc giá
2. Thư viện Viện Chăn nuôi
1
NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
1. Lương Anh Dũng, Mai Văn Sánh và Lê Văn Thông. 2018.
Ảnh hưởng của chỉ số nhiệt ẩm đến một số chỉ tiêu số lượng, chất
lượng tinh dịch của bò đực giống Red Angus và Brahman nhập nội
nuôi tại Moncada. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. số 85.
Tháng 3-2018. Trang 2-12.
2. Lương Anh Dũng, Mai Văn Sánh và Lê Văn Thông. 2018.
Khả năng sản xuất tinh của bò đực giống Red Angus và Brahman
nhập nội nuôi tại Moncada. Tạp chí KHKT Chăn nuôi. số 232 –
tháng 5 năm 2018. Trang 29-34.
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT
Trong nhiều năm qua, giống bò Brahman được dùng chủ yếu để
cải tạo bò Vàng thông qua kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (TTNT). Bò
Brahman đã được nhập về Việt Nam từ nhiều nguồn và nhiều độ tuổi
khác nhau. Năm 2015 lần đầu tiên Việt Nam nhập khẩu bò đực giống
Brahman hậu bị từ Hoa Kỳ và bò đực giống Red Angus từ Australia
nhằm mục đích nâng cao năng suất, chất lượng thịt đàn bò trong nước.
Hai nhóm bò đực giống hậu bị này được nuôi dưỡng tại trạm Nghiên
cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada nhằm khai thác, sản xuất tinh
đông lạnh phục vụ công tác TTNT bò trên cả nước.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có biên độ nhiệt và độ
ẩm cao ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng và sản xuất tinh của
các bò đực giống nhập nội. Chính vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu khả
năng sinh trưởng, khả năng sản xuất tinh, đặc biệt là ảnh hưởng của chỉ
số nhiệt ẩm đến năng suất, chất lượng tinh của bò đực Brahman và Red
Angus nhập nội để đánh giá khả năng thích nghi, nâng cao khả năng
sản xuất tinh đông lạnh, phục vụ công tác TTNT phát triển bò lai
hướng thịt của Việt Nam.
Xuất phát từ các vấn đề trên, đề tài: “Khả năng sinh trưởng,
sản xuất tinh và ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến năng suất, chất
lượng tinh của bò đực giống Brahman, Red Angus nuôi tại
Moncada” đã được nghiên cứu ngay từ khi nhập đàn bò về.
2. MỤC TIÊU
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng của bò đực giống
Brahman và Red Angus nhập nội.
- Đánh giá được khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực
giống Brahman và Red Angus nhập nội.
2
- Đánh giá được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, chỉ số nhiệt ẩm
đến năng suất, chất lượng tinh của bò đực giống Brahman và Red
Angus nhập nội.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu đã đánh giá được khả năng sinh trưởng,
sản xuất tinh, khả năng thích nghi của bò đực giống Brahman và Red
Angus nhập nội; đồng thời xác định được vùng chỉ số nhiệt ẩm trong
chuồng nuôi thuận lợi và bất lợi cho khả năng sản xuất tinh của bò đực
giống.
- Kết quả của công trình nghiên cứu là tư liệu khoa học phục vụ
cho công tác giảng dạy, nghiên cứu trong các trường Đại học, viện
Nghiên cứu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của luận án giúp tìm ra những biện pháp khắc phục điều
kiện thời tiết nóng ẩm vào mùa hè của nước ta nhằm nâng cao khả
năng sản xuất tinh, khai thác hiệu quả nguồn gen quý của hai giống bò
nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cũng giúp cho các cơ sở chăn nuôi bò đực
giống sản xuất tinh khác trong nước có biện pháp phòng tránh tác động
của stress nhiệt nóng vào những thời điểm nắng nóng trong năm để
nâng cao sức khỏe và khả năng sản xuất tinh của bò đực giống.
4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Xác định được ảnh hưởng của chỉ số nhiệt ẩm đến năng suất,
chất lượng tinh của bò đực giống Brahman và Red Angus nhập nội.
Chỉ số nhiệt ẩm chuồng nuôi từ 75 bắt đầu gây stress, trong đó bò Red
Angus bị ảnh hưởng bởi Stress nhiệt cao hơn bò Brahman.
- Xác định được mối tương quan giữa chỉ số THI với một số
chỉ tiêu số lượng và chất lượng tinh dịch của bò đực giống nghiên cứu.
Trong đó chỉ số THI tương quan nghịch với lượng xuất tinh, hoạt lực
3
tinh trùng, nồng độ tinh trùng; mối tương quan này là cao đối với bò
đực giống Red Angus và trung bình với bò đực giống Brahman. Chỉ số
THI có tương quan thuận cao với tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của hai nhóm
bò nghiên cứu.
- Xác định được khi THI tăng lên một đơn vị thì làm giảm các
chỉ tiêu V, A, C và làm tăng chỉ tiêu K trong tinh dịch của hai giống bò
đực nghiên cứu; mức giảm của V, A, C và mức tăng của K ở các vùng
stress khác nhau là khác nhau.
5. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án bao gồm: Phần mở đầu 4 trang; Chương 1. Tổng quan
tài liệu: 41 trang; Chương 2. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên
cứu: 11 trang; Chương 3. Kết quả và thảo luận: 68 trang; phần kết luận
và kiến nghị: 2 trang; Số bảng biểu phần kết quả và thảo luận: 34 bảng;
Đồ thị là 16; Tài liệu tham khảo: 145 tài liệu (42 bằng tiếng Việt, 103
bằng tiếng nước ngoài); Phụ phụ lục: 05 trang.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA BÒ ĐỰC GIỐNG
Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất dinh dưỡng trong cơ
thể để gia súc tăng về kích thước và khối lượng. Bò đực giống cũng
như các vật nuôi khác có quá trình sinh trưởng tuân theo quy luật
chung của sinh vật. Trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung vào ba
chỉ tiêu quan trọng là sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối và
sinh trưởng tương đối.
1.2. KHẢ NĂNG SẢN XUẤT TINH CỦA BÒ ĐỰC GIỐNG
Trong chăn nuôi bò đực giống, khả năng sản xuất tinh của chúng
được đánh giá thông qua các chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch
trước khi đưa vào sản xuất tinh đông lạnh và các các chỉ tiêu chất
lượng, số lượng tinh sau đông lạnh. Trong nghiên cứu này chúng tôi
tập trung vào các chỉ tiêu lượng xuất tinh, hoạt lực tinh trùng, nồng độ
4
tinh trùng, tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng, tỷ lệ tinh trùng kỳ
hình, tỷ lệ tinh trùng sống; hoạt lực tinh trùng sau giải đông, số lượng
tinh đông lạnh sản xuất đạt tiêu chuẩn/lần khai thác và số lượng tinh
đông lạnh sản xuất đạt tiêu chuẩn/đực giống/năm.
1.3. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, ĐỘ ẨM ĐẾN MỘT SỐ CHỈ
TIÊU SINH LÝ, NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG TINH CỦA BÒ
ĐỰC GIỐNG
1.3.1. Những đáp ứng của cơ thể bò khi nhiệt độ, độ ẩm môi
trường tăng cao
Khi nhiệt độ, độ ẩm môi trường tăng cao gây ảnh hưởng đến quá
trình thoát nhiệt (giảm thoát nhiệt qua bức xạ, qua tiếp xúc; giảm sự
bốc hơi nước từ mồ hôi) của gia súc làm cho nhiệt tích lại trong cơ
thể dẫn đến tăng nhiệt độ trực tràng. Khi thân nhiệt tăng sẽ tác động
làm tăng các cơ chế thoát nhiệt của gia súc như tăng tần số hô hấp
(nhịp thở) để tăng sự thoát nhiệt qua hơi thở
1.3.2. Tác động của nhiệt độ và độ ẩm cao đến khả năng sản xuất
tinh của bò đực giống
Tinh trùng rất nhạy cảm với nhiệt độ ngay cả khi tinh trùng ở
trong bộ phận sinh dục của con đực hoặc được bảo quản trong ống
nghiệm, thậm chí cả khi đã được đưa vào đường sinh dục của con cái
(Howard và cs., 1965; Burefening và Uiberg, 1968).
Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ và độ ẩm môi trường
cao làm tăng nhiệt độ của dịch hoàn có ảnh hưởng đến sản xuất tinh và
chất lượng của tinh dịch (Setchell, 1978; Coulter, 1998;).
Sterss nhiệt liên quan đến sự thoái hóa hệ thống ống sinh tinh
làm cho nồng độ của tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng sống giảm đi, tỷ lệ tinh
trùng kỳ hình tăng lên (Lunstra và Coulter, 1997).
1.3.3. Chỉ số nhiệt ẩm (Temperature Humidity Index - THI)
Theo Deke Alkire (2009), chỉ số nhiệt ẩm là con số có được do
cách tính toán theo phương trình, kết hợp những thông số giữa nhiệt độ
5
và độ ẩm để xây dựng nên một chỉ số, nhờ đó xác định được khoảng vi
khí hậu (trong chuồng nuôi) thuận lợi hoặc bất lợi cho sức khỏe hoặc
năng suất vật nuôi, nhất là trong mùa nóng.
Mader và cs. (2006), khi nghiên cứu về chỉ số nhiệt ẩm đã đưa
ra phương pháp xác định chỉ số nhiệt ẩm:
THI = 0,8 x T + (RH/100) x (T – 14,4) + 46,4
Trong đó: THI: chỉ số nhiệt ẩm; T: nhiệt độ chuồng nuôi (oC);
RH: độ ẩm chuồng nuôi (%)
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA THI ĐẾN
MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ VÀ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG
TINH CỦA BÒ ĐỰC GIỐNG
1.4.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Theo Beatty và cs. (2006), khi THI tăng cao làm giảm lượng
thức ăn thu nhận, đồng thời làm tăng thân nhiệt và nhịp thở của bò, tuy
nhiên bò Bos taurus chịu tác động lớn hơn bò Bos indicus.
Nhiệt độ môi trường cao đã gây ra các hiệu chỉnh về sinh lý bao
gồm tăng nhịp thở (Coppcock và cs., 1982). Johnson và cs. (1959) cho
thấy, nhịp thở tăng từ 20 lần/phút trong điều kiện mát lên 100 lần phút
ở nhiệt độ 32 oC và cao hơn.
Sterss nhiệt nóng liên quan đến sự thoái hóa hệ thống ống sinh
tinh làm cho nồng độ tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng sống giảm đi, tỷ lệ tinh
trùng kỳ hình tăng lên (Coulter, 1998; Lunstra và Coulter, 1997).
Curtis (1983) cho biết, tỷ lệ tinh trùng sống giảm đi 3 lần trong
tổng số tinh trùng đếm được từ mẫu tinh dịch của các bò đực tiếp xúc
với stress nhiệt trong thời gian 2 tuần.
1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo Đặng Thái Hải và Nguyễn Thị Tú (2006) cho thấy, stress
nhiệt có ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu sinh lý: tăng nhiệt độ cơ thể,
tăng nhịp mạch và tần số hô hấp.
Theo Nguyễn Xuân Trạch và cs. (2006), ở các nước ôn đới chất
6
lượng tinh dịch kém nhất vào mùa đông, tốt nhất vào mùa hè và mùa
thu. Nguyên nhân chủ yếu là do ánh sáng. Nhưng ở nước ta tinh dịch
thường kém nhất vào mùa hè do nắng nóng, độ ẩm cao và tinh dịch tốt
nhất là vụ Đông - Xuân.
Nghiên cứu của Phùng Thế Hải (2013) trên đàn bò đực giống
Brahman nhập khẩu từ Australia tại Moncada cho kết quả: Ở vụ Đông
- Xuân số lượng, chất lượng tinh dịch tốt hơn so với ở vụ Hè - Thu.
Chương 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu gồm: 09 bò đực giống Red Angus nhập
khẩu từ Australia, thời điểm nhập khẩu về Việt Nam: tháng 5 năm
2015, tuổi trung bình lúc nhập là 15 tháng; 10 bò đực giống Brahman
được nhập khẩu từ Hoa Kỳ, thời điểm nhập khẩu về Việt Nam: tháng
10 năm 2015, tuổi trung bình lúc nhập là 21 tháng. Hai nhóm bò đực
giống có độ tuổi tương đối đồng đều nhau, được sinh ra từ tháng
8/2013 đến tháng 12/2013.
2.2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Tại Trạm Nghiên cứu và Sản xuất tinh đông lạnh Moncada (Tản
Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội).
Thời gian nghiên cứu từ năm 2015 đến năm 2018.
2.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng
- Sinh trưởng tích luỹ (W, kg) ở các mốc tuổi: Sơ sinh, cai sữa,
12, 18, 24, 36 và 48 tháng tuổi. Khối lượng ở các mốc tuổi trước khi
nhập về Moncada được lấy theo hồ sơ lý lịch của từng đực giống. Khối
lượng ở các mốc tuổi từ khi nhập về Moncada được xác định bằng cân
điện tử Digi-Star (Hoa Kỳ) sai số ± 0,5kg.
7
- Sinh trưởng tuyệt đối A (g/con/ngày) qua các giai đoạn tuổi:
Sơ sinh-cai sữa, cai sữa- 12, 13- 18, 19-24, 25 – 36 và 37 – 48 tháng
tuổi, được xác định theo công thức:
A =
W2 – W1
t2 – t1
Trong đó: A là sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
W1 là khối lượng tích luỹ được ứng với thời điểm t1
W2 là khối lượng tích luỹ được ứng với thời điểm t2
t1 là mốc tuổi trước của giai đoạn sinh trưởng
t2 là mốc tuổi sau của giai đoạn sinh trưởng
- Sinh trưởng tương đối (R, %) qua các giai đoạn tuổi: Sơ sinh-
cai sữa, cai sữa- 12, 13- 18, 19-24, 25 – 36 và 37 – 48 tháng tuổi, được
xác định theo công thức:
R(%) =
W2 – W1
x 100
(W1 + W2)/2
Trong đó: R(%) là độ sinh trưởng tương đối
W1 là khối lượng tích luỹ ứng với mốc tuổi trước của giai đoạn
W2 là khối lượng tích luỹ ứng với mốc tuổi sau của giai đoạn
2.3.2. Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh
- Lượng xuất tinh (V) được đo bằng ống lấy tinh có chia vạch ml.
- Nồng độ tinh trùng (C) được đo bằng máy so màu Photomaster
SDM6 của hãng Minitub.
- Hoạt lực tinh trùng (A) được xác định trên kính hiển vi bằng
phần mềm Andro Vision.
- Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng (VAC) của một lần
khai thác tinh được xác định bằng cách nhân tích số của V, A và C.
- Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K) được xác định bằng phương pháp
nhuộm đỏ fucsin 5% trong 5 phút và đếm tinh trùng kỳ hình và tinh
8
trùng bình thường trên kính hiển vi với tổng số 500 tinh trùng rồi tính
toán bằng phép tính số học thông thường.
- Tỷ lệ tinh trùng sống (S) được xác định trên kính hiển vi bằng
phần mềm Andro Vision.
- Hoạt lực của tinh trùng sau giải đông (A) được xác định: Lấy
xác suất ngẫu nhiên theo từng ngày sản xuất của từng bò đực giống 1-2
cọng rạ đông lạnh, giải đông ở nước ấm nhiệt độ 370C, thời gian 30
giây; rồi soi trên kính hiển vi và đánh giá hoạt lực tinh trùng bằng phần
mềm Andro Vision.
- Số lượng tinh đông lạnh dạng cọng rạ sản xuất trong một lần
khai thác sản xuất tinh đông lạnh đạt tiêu chuẩn (liều) có hoạt lực sau
giải đông ≥ 40% được xác định bằng phương pháp ghi chép và tính
toán số học thông thường.
- Tổng số lượng tinh đông lạnh cọng rạ sản xuất đạt tiêu chuẩn
của một đực giống/năm (liều) được xác định bằng ghi chép tất cả các
lần khai thác sản xuất tinh đông lạnh đạt tiêu chuẩn.
2.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, THI đến một số
chỉ tiêu sinh lý và năng suất, chất lượng tinh của bò đực giống
- Nhiệt độ, độ ẩm trong và ngoài chuồng nuôi bò đực giống
được xác định bằng Trạm thời tiết tự động Weapro WH1081. Máy tự
động ghi lại nhiệt độ, độ ẩm cứ sau mỗi 01 giờ. Nhiệt độ và độ ẩm của
một ngày được tính bằng giá trị trung bình của 24 lần máy ghi lại.
+ Tính chỉ số nhiệt ẩm (THI - Temperature Humidity Index)
bằng phương pháp của Mader và cs. (2006):
THI = 0,8 x T + (RH/100) x (T – 14,4) + 46,4
Trong đó: T - nhiệt độ (oC); RH - độ ẩm (%).
Phân vùng chỉ số nhiệt ẩm (vùng chỉ dẫn thời tiết) theo Bảng chỉ
dẫn vùng thời tiết nguy hiểm với gia súc của Deke Alkire (2009), vùng
THI ôn hòa: THI < 75; vùng THI cảnh báo: 75 ≤ THI < 79; vùng THI
9
nguy hiểm: 79 ≤ THI < 84; vùng THI cực kỳ nguy hiểm: 84 ≤ THI ≤
91; vùng chết: THI > 91.
2.3.3.1. Ảnh hưởng của THI đến một số chỉ tiêu sinh lý của bò đực
giống
- Chỉ tiêu sinh lý theo dõi: Nhiệt độ trực tràng và nhịp thở.
- Thời điểm theo dõi: mùa hè năm 2017 (tháng 5, tháng 6 và
tháng 7); tiến hành đo vào các ngày sản xuất tinh của đực giống (2
ngày/tuần, tương ứng với 8 ngày/tháng); thời điểm đo trong ngày: sáng
(7 giờ), trưa (13 giờ) và chiều (17 giờ).
- Nhiệt độ trực tràng: được xác định bằng đo trực tiếp ở trực
tràng bằng nhiệt kế thủy ngân (dùng trong nhân y) trong 5 phút.
- Nhịp thở: được quan sát bằng mắt thường và đếm số lần hoạt
động phình lên của hõm bụng bò trong một phút.
2.3.3.2. Ảnh hưởng của chỉ số nhiệt ẩm đến năng suất, chất lượng
tinh của bò đực giống
- Thời điểm theo dõi: năm 2017 – độ tuổi của hai đàn bò từ 37 –
48 tháng (năm sản xuất tinh thứ 2).
- Chỉ tiêu theo dõi: Lượng xuất tinh, nồng độ tinh trùng, hoạt lực
tinh trùng và tỷ lệ tinh trùng kỳ hình.
- Xác định mối tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm đến từng chỉ
tiêu năng suất, chất lượng tinh.
2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Các số liệu được xử lý thống kê và phân tích phương sai một
nhân tố (ANOVA) trong chương trình SAS 9.0.
- Các tham số thống kê được tính toán gồm: dung lượng mẫu
(n), số trung bình (Mean), sai số chuẩn (SE). Sự sai khác giữa các giá
trị trung bình được so sánh theo phương pháp Ducan.
- Tương quan giữa chỉ số nhiệt ẩm với các chỉ tiêu nghiên cứu
được xác định bằng hàm tương quan hồi quy tuyến tính bậc nhất với
mô hình thống kê Y= a + bx trong Microsoft Excel 2007.
10
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA BÒ ĐỰC GIỐNG
BRAHMAN VÀ RED ANGUS
3.1.1. Sinh trưởng tích luỹ
Bò đực Brahman nhập khẩu từ Hoa Kỳ và Red Angus nhập khẩu
từ Australia đều có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, khối lượng tăng
đều qua các mốc tuổi. Khối lượng lúc 48 tháng tuổi đạt trung bình
1.011,90 kg với bò Brahman và 906.33 kg với bò Red Angus.
Bang 3.1 Khối lượng bò đực giống tại các mốc tuổi (kg)
Mốc tuổi
Brahman Red Angus
n Mean SE n Mean SE
Sơ sinh 10 36,10a 0,95 9 30,66b 0,28
Cai sữa
(205 ngày)
10 256,70
a
4,59 9 233,44
b
2,76
12 tháng 10 412,80
a
5,76 9 366,66
b
6,94
18 tháng 10 567,60
a
7,87 9 477,66
b
11,25
24 tháng 10 670,00
a
8,66 9 576,00
b
9,92
36 tháng 10 850,30
a
9,32 9 749,77
b
8,85
48 tháng 10 1.011,90
a
17,82 9 906,33
b
8,06
Ghi chú: Trong cùng hàng, những giá trị trung bình có chữ cái
khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
3.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối
Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của hai nhóm bò đạt cao nhất ở giai
đoạng sơ sinh – cai sữa, sau đó giảm dần ở các giai đoạn tiếp theo. Từ
giai đoạn 18-24 tháng tuổi, tốc độ sinh trưởng của hai nhóm bò chậm
lại và ổn định, do lúc này bắt đầu vào thời kỳ khai thác sản xuất tinh.
11
Bảng 3.2 Tốc độ sinh trưởng của bò đực giống ở các giai đoạn tuổi
(gam/con/ngày)
Giai đoạn tuổi
Brahman Red Angus
n Mean SE n Mean SE
Sơ sinh-Cai sữa 10 1076,10a 21,93 9 989,16b 14,12
Cai sữa-12 tháng 10 975,63a 10,05 9 832,64b 40,64
12-18 tháng 10 859,99
a
25,59 9 616,66
b
44,89
18-24 tháng 10 568,89 44,24 9 546,29 49,32
24-36 tháng 10 493,72 20,01 9 476,10 20,32
36-48 tháng 10 442,74 31,45 9 428,92 17,54
Ghi chú: Trong cùng hàng, các giá trị trung bình có chữ cái
khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê P < 0,05.
3.1.3. Sinh trưởng tương đối
Sinh trưởng tương đối của hai đàn bò đực đạt cao nhất ở giai
đoạn sơ sinh – cai sữa: 150,64% với bò Brahman và 153,51% với bò
Red Angus, sau đó giảm dần ở các giai đoạn tiếp theo.
Bảng 3.3 Sinh trưởng tương đối của bò đực giống ở các giai đoạn
tuổi (%)
Giai đoạn tuổi
Brahman Red Angus
n Mean SE n Mean SE
Sơ sinh - Cai sữa 10 150,64 1,20 9 153,51 0,74
Cai sữa -12 tháng 10 46,68 0,49 9 44,29 1,76
12-18 tháng 10 31,57
a
0,84 9 26,19
b
1,76
18-24 tháng 10 16,55 1,29 9 18,76 1,84
24-36 tháng 10 23,73 0,97 9 26,27 1,23
36-48 tháng 10 17,27 1,03 9 18,93 0,81
Ghi chú: Trung cùng hàng, các giá trị trung bình có chữ cái
khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê P < 0,05.
12
3.2. KHẢ NĂNG SẢN XUẤT TINH CỦA BÒ ĐỰC GIỐNG
BRAHMAN VÀ RED ANGUS
3.2.1. Lượng xuất tinh
Qua hai năm sản xuất, V các lần khai thác của bò Brahman cao
hơn của bò Red Angus (P < 0,05), nhưng V các lần đạt tiêu chuẩn giữa
hai nhóm bò không có sự sai khác (P > 0,05). Tỷ lệ các lần khai thác
đạt tiêu chuẩn của hai nhóm bò ở chỉ tiêu này đều khá cao, trên 97%.
Bảng 3.4. Lượng xuất tinh trung bình/lần khai thác
qua hai năm xản xuất (ml)
Giống
V các lần khai thác V các lần đạt tiêu chuẩn Tỷ lệ đạt
tiêu chuẩn
(%) n Mean ± SE n Mean ± SE
Brahman 1215 6,16
a
± 0,043 1190 6,23 ± 0,042 97,94
Red Angus 1073 6,04
b
± 0,042 1044 6,13 ± 0,039 97,30
Ghi chú: Trong cùng cột, các giá trị trung bình có chữ cái khác
nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
3.2.2. Hoạt lực tinh trùng
Hoạt lực tinh trùng các lần khai thác và các lần đạt tiêu chuẩn
qua hai năm sản xuất của bò Brahman luôn cao hơn của bò Red Angus
(P < 0,05). Tỷ lệ các lần khai thác đạt tiêu chuẩn của bò Brahman cao
hơn nhiều so với bò Red Angus (bảng 3.5)
Bảng 3.5. Hoạt lực tinh trùng trung bình/lần khai thác
qua hai năm sản xuất (%)
Giống
A các lần khai thác
A các lần đạt tiêu
chuẩn
Tỷ lệ đạt
tiêu
chuẩn (%) n Mean ± SE n Mean ± SE