Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và
xã hội hóa cao. Ho ạt động của ngành kinh tế này không chỉ đáp ứng nhu
cầu du lịch ngày càng tăng của người dân mà còn đóng vai trò quan
trọng “xuất khẩu tại chỗ” các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ.
Ở Việt Nam, ngành du lịch được thành lập từ năm 1960, tuy nhiên,
du lịch chỉ thực sự được xem là ngành kinh tế từ những năm 1990 khi đất
nước mở cửa hội nhập với khu vực và quốc tế. Từ đó đến nay, KTDL đã
phát triển nhanh chóng và đạt được những thành tựu đáng khích lệ.
Bắc Trung Bộ là vùng kinh tế gồm sáu tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An,
Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, nơi đây tập trung
nhiều tiềm năng có giá trị về du lịch với sự đa dạng về thiên nhiên, giàu
bản sắc về văn hóa. Mặt khác, với vị trí địa lý thuận tiện giao thông đường
bộ, đường sắt và đường biển khá phát triển tạo điều kiện cho KTDL các
tỉnh Bắc Trung Bộ phát huy được lợi thế, thu hút khách du lịch.
Trong những năm qua, KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đã có những
bước phát triển đáng khích lệ. Tuy nhiên, sự phát triển hiện nay của KTDL
so với yêu cầu HNKTQT và tiềm năng của vùng còn hạn chế. Vấn đề đặt
ra hiện nay là làm như thế nào để phát huy tiềm năng, lợi thế của KTDL
trong toàn vùng trước yêu cầu HNKTQT sâu rộng đem lại hiệu quả KT -XH cao? Trong bối cảnh đó, “Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
trong hội nhập kinh tế quốc tế” được chọn làm đề tài luận án tiến sĩ
chuyên ngành Kinh tế chính trị tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn góp
phần cho phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong thời gian tới.
27 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1841 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Kinh tế du lịch ở các tỉnh bắc trung bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ HỒNG LÂM
KINH TẾ DU LỊCH Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG
BỘ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số : 62 31 01 01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2013
Công trình đƣợc hoàn thành
tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. An Nhƣ Hải
Phản biện 1: PGS, TS. Phạm Văn Dũng
Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Phản biện 2: PGS, TS. Tô Đức Hạnh
Đại học Kinh tế quốc dân
Phản biện 3: PGS, TS. Lƣu Ngọc Trịnh
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
Vào hồi 15 giờ 00 phút ngày 20 tháng 01 năm 2014
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thƣ viện quốc gia và Thƣ viện Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và
xã hội hóa cao. Hoạt động của ngành kinh tế này không chỉ đáp ứng nhu
cầu du lịch ngày càng tăng của người dân mà còn đóng vai trò quan
trọng “xuất khẩu tại chỗ” các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ.
Ở Việt Nam, ngành du lịch được thành lập từ năm 1960, tuy nhiên,
du lịch chỉ thực sự được xem là ngành kinh tế từ những năm 1990 khi đất
nước mở cửa hội nhập với khu vực và quốc tế. Từ đó đến nay, KTDL đã
phát triển nhanh chóng và đạt được những thành tựu đáng khích lệ.
Bắc Trung Bộ là vùng kinh tế gồm sáu tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An,
Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, nơi đây tập trung
nhiều tiềm năng có giá trị về du lịch với sự đa dạng về thiên nhiên, giàu
bản sắc về văn hóa. Mặt khác, với vị trí địa lý thuận tiện giao thông đường
bộ, đường sắt và đường biển khá phát triển tạo điều kiện cho KTDL các
tỉnh Bắc Trung Bộ phát huy được lợi thế, thu hút khách du lịch.
Trong những năm qua, KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đã có những
bước phát triển đáng khích lệ. Tuy nhiên, sự phát triển hiện nay của KTDL
so với yêu cầu HNKTQT và tiềm năng của vùng còn hạn chế. Vấn đề đặt
ra hiện nay là làm như thế nào để phát huy tiềm năng, lợi thế của KTDL
trong toàn vùng trước yêu cầu HNKTQT sâu rộng đem lại hiệu quả KT -
XH cao? Trong bối cảnh đó, “Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
trong hội nhập kinh tế quốc tế” được chọn làm đề tài luận án tiến sĩ
chuyên ngành Kinh tế chính trị tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn góp
phần cho phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong thời gian tới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Mục đích nghiên cứu: Thúc đẩy phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc
Trung Bộ trong điều kiện Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn, đầy đủ
hơn vào các quan hệ kinh tế quốc tế dưới góc độ kinh tế chính trị.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: 1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về
KTDL trong HNKTQT của một vùng lãnh thổ Việt Nam dưới góc độ kinh
tế chính trị. 2) Đánh giá thực trạng KTDL trong HNKTQT ở các tỉnh Bắc
Trung Bộ. 3) Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển
KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong HNKTQT.
2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ các quan hệ trong KTDL ở các tỉnh
Bắc Trung Bộ trong HNKTQT.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Luận án nghiên cứu KTDL ở các tỉnh Bắc Trung
Bộ từ tiếp cận kinh tế vùng. Luận án không nghiên cứu riêng rẽ từng tỉnh
trong vùng mà coi KTDL của mỗi tỉnh là một bộ phận cấu thành KTDL
Bắc Trung Bộ của Việt Nam.
+ Về thời gian: Thực trạng tính từ năm 2000 đến nay; phương
hướng, giải pháp xác định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
- Cơ sở lý luận:
Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm,
đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta về phát triển KTDL.
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sinh sử dụng các phương
pháp: trừu tượng hóa, phân tích - tổng hợp, lôgic kết hợp với lịch sử, thống
kê, phân tích định lượng, phương pháp chuyên gia, phương pháp so sánh,
đồng thời tiếp thu có chọn lọc một số kết quả của các công trình khoa học
đã công bố trong quá trình nghiên cứu luận án.
5. Những đóng góp về khoa học và giá trị của luận án
1) Hệ thống hóa lý luận về KTDL trong HNKTQT của một vùng du
lịch ở Việt Nam dưới góc độ kinh tế chính trị. 2) Chọn lọc một số bài học
kinh nghiệm về phát triển KTDL của nước ngoài tham khảo cho KTDL
Việt Nam nói chung, các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng. 3) Đánh giá thực
trạng, đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển KTDL vùng Bắc
Trung Bộ trong bối cảnh HNKTQT.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VỀ KINH TẾ DU LỊCH
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƢỚC NGOÀI VỀ KINH TẾ
DU LỊCH.
Bàn về du lịch, KTDL có các công trình nước ngoài tiêu biểu sau: 1)
“Tourism in Developing Countries” (Du lịch ở các nước đang phát triển)
của hai tác giả Martin Oppermann và Kye - Sung Chon, được Nxb
International Thomson Business Press xuất bản vào năm 1997. 2) Công
trình:“The Business of Rural Tourism International Perspectives”
(Quan điểm quốc tế về việc phát triển kinh doanh du lịch tại khu vực
nông thôn) của hai tác giả Stephen J. Page và Don Getz, được Nxb
International Thomson Business Press xuất bản năm 1997. 3) Công
trình: “Commercial Recreation & Tourism - An Introduction to Business
Oriented Recreation” (Giải trí Thương mại và Du lịch - Sự giới thiệu về
giải trí định hướng kinh doanh), của tác giả Susan A.Weston, Nxb
Brown & Benchmark, được xuất bản năm 1996. 4) Công trình:
“Managing Tourism” (Quản lý du lịch) được giáo sư S. Medlik viết vào
năm 1991, được Nxb Butterworth - Heinemann Ltd tái xuất bản vào năm
1995. 5) Công trình: “The Economics of Leisure and Tourism” (Kinh tế
học về Giải trí và Du lịch) của tác giả John Tribe, được Nxb Butterworth
- Heinemann Ltd xuất bản vào năm 1995 v.v…
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC VỀ KINH TẾ
DU LỊCH.
1.2.1. Các công trình nghiên cứu dƣới dạng đề tài khoa học và
luận án tiến sĩ.
Đến nay, ở Việt Nam cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về
du lịch và KTDL. Liên quan đến nội dung này, dưới dạng các công trình là
đề tài khoa học, luận án tiến sĩ đã có các công trình chủ yếu sau: 1) Đề tài
cấp Bộ (2007): “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính
cạnh tranh trong khu vực, quốc tế”, của nhóm tác giả do TS. Đỗ Cẩm Thơ
làm chủ nhiệm, Viện NC & PT Du lịch chủ trì. 2) Đề tài cấp Bộ
(2008):“Cơ sở khoa học phát triển du lịch đảo ven bờ vùng du lịch Bắc
Trung Bộ” do PGS, TS. Phạm Trung Lương chủ nhiệm, Viện NC & PT
Du lịch chủ trì. 3) Đề tài cấp Bộ (2011) “Hiện trạng và giải pháp phát
4
triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ”, do
Viện NC & PT Du lịch chủ trì, TS. Nguyễn Thu Hạnh chủ nhiệm. 4) Đề
án: “Chủ trương và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Miền Trung -
Tây Nguyên” (2001) của Tổng cục Du lịch Việt Nam. 5) Báo cáo: “Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Trung Bộ đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030” (2013) của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch. 6) Luận án Tiến sĩ kinh tế của Hoàng Thị Ngọc Lan (2007), “Thị
trường du lịch tỉnh Hà Tây”, bảo vệ tại Học viện Chính trị - Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội v.v…
1.2.2. Các công trình nghiên cứu dưới dạng sách và công bố khác.
Trên các loại ấn phẩm này, bàn về du lịch và KTDL, đến nay đã có
các công trình chủ yếu sau: 1) Cuốn “Thị trường du lịch” của tác giả
Nguyễn Văn Lưu, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2009. 2) Cuốn
“Giáo trình Kinh tế du lịch” được xuất bản tại Nxb Đại học Kinh tế quốc
dân Hà Nội, năm 2008 do hai tác giả GS,TS. Nguyễn văn Đính và
PGS,TS. Trần Thị Minh Hòa đồng chủ biên. 3) Cuốn: “Giáo trình Quản
trị kinh doanh lữ hành” của hai tác giả PGS, TS. Nguyễn Văn Mạnh và
PGS, TS. Phạm Hồng Chương, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội,
năm 2009… Ngoài ra, trên diễn đàn nghiên cứu khoa học trong nước
còn có một số bài viết liên quan đến KTDL trong bối cảnh HNKTQT,
tiêu biểu là: “Phát triển du lịch khu vực Bắc Trung Bộ: Những vấn đề
đặt ra”(2010) của PGS, TS. Phạm Trung Lương, tại Hội thảo “Định
hướng phát triển Du lịch khu vực Bắc Trung Bộ, tổ chức tại Vinh - Nghệ
An. “Phát triển du lịch các quốc gia Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng”
(2010) của TS. Nguyễn văn Dùng và Th.s Nguyễn Tiến Lực, Tạp chí Du
lịch Việt Nam, số 10 v.v…
1.3. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ
CÔNG BỐ VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU VỀ KINH TẾ
DU LỊCH.
1.3.1. Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu đã công
bố liên quan đến kinh tế du lịch.
Các tác giả đã hướng vào những nội dung chủ yếu sau đây: 1) Xác
định được những nét cơ bản về KTDL với nội hàm liên quan đến KTDL
như: khái niệm du lịch, du lịch sinh thái, khách du lịch, năng lực cạnh tranh
điểm đến, nguồn nhân lực du lịch, quản lý nhà nước về KTDL… 2) Đặc
điểm, tình hình và xu hướng phát triển KTDL ở các quốc gia trên thế giới
5
hiện nay. 3) Phân tích, làm rõ sản phẩm du lịch, vai trò của KTDL đối với
sự phát triển KT - XH của đất nước, của các vùng trên các các yếu tố cấu
thành cung và cầu du lịch. 4) Thực trạng về thị trường du lịch ở một số
tỉnh của Việt Nam. 5) Một số giải pháp nhằm đa dạng hóa và nâng cao
chất lượng sản phẩm du lịch ở một số tỉnh của Việt Nam.
Tuy nhiên, về mặt lý luận, các công trình khoa học đã công bố chưa
làm rõ khái niệm KTDL dưới góc độ kinh tế chính trị, những đặc trưng của
KTDL, chưa phân tích có hệ thống các yếu tố cấu thành KTDL, mối quan
hệ giữa KTDL với sự phát triển KT – XH, HNKTQT và sự cần thiết phát
triển KTDL trong bối cảnh mới của HNKTQT. Chưa phân tích một cách
đầy đủ cơ hội và thách thức của HNKTQT đối với KTDL Việt Nam nói
chung và các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng.
Về mặt thực tiễn, đối với vùng Bắc Trung Bộ thì càng chưa đề cập
một cách đầy đủ, toàn diện về thực trạng KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
trong HNKTQT. Chưa phân tích đầy đủ về bối cảnh kinh tế mới của
KTDL Bắc Trung Bộ trong HNKTQT. Đồng thời, các tác giả chưa đưa ra
một cách có hệ thống các mục tiêu, phương hướng và giải pháp để phát
triển KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong HNKTQT.
Để góp phần vào giải quyết vấn đề này, đề tài: “Kinh tế du lịch ở các
tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế” mà nghiên cứu sinh lựa
chọn là mới, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách.
1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu: 1) Làm
rõ vấn đề lý luận về KTDL và phát triển KTDL trong bối cảnh mới của
tình hình trong nước, quốc tế và của HNKTQT dưới góc độ kinh tế chính
trị. 2) Nghiên cứu những kinh nghiệm cả thành công và không thành công
của các nước trên thế giới về phát triển KTDL trong HNKTQT hiện nay để
rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và các tỉnh Bắc Trung
Bộ nói riêng tham khảo. 3) Cần làm rõ thực trạng KTDL ở các tỉnh Bắc
Trung Bộ, chỉ ra những thế mạnh, hạn chế trong quá trình phát triển của
khu vực kinh tế này để đề xuất các mục tiêu, phương hướng và giải pháp
thúc đẩy phát triển trong thời gian tới.
6
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ DU LỊCH
TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
2.1. KINH TẾ DU LỊCH VÀ CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH KINH TẾ
DU LỊCH
2.1.1. Du lịch và kinh tế du lịch
2.1.1.1. Du lịch
Quan niệm
Du lịch dưới góc độ kinh tế chính trị, xem đó là tổng thể những hiện
tượng và những mối quan hệ kinh tế phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn
nhau giữa khách du lịch, nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và
cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du
lịch. Du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần
tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch vừa
có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành KT - XH.
Sản phẩm du lịch và tính đặc thù của nó
Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hoá cung cấp cho du khách,
được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội
với việc sử dụng các nguồn lực cơ sở vật chất - kỹ thuật và lao động tại
một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó.
Đặc trưng của sản phẩm du lịch:
Ngoài những đặc điểm chung của hàng hóa thông thường, sản phẩm du
lịch còn có những đặc trưng sau: Một là, nếu các hàng hoá thông thường sau
khi bán và được người mua sử dụng, giá trị của nó sẽ mất dần đi, thậm chí có
thể mất luôn sau lần sử dụng đầu tiên, thì giá trị của sản phẩm du lịch ngược
lại. Nó sẽ tồn tại trong cảm nhận và đánh giá của khách du lịch và những giá
trị này còn có thể được ghi nhận theo kênh lan truyền từ du khách này sang
du khách kia. Hai là, việc tiêu dùng sản phẩm du lịch thường không thường
xuyên mà có thể chỉ tập trung vào những thời gian nhất định trong ngày (đối
với sản phẩm ở bộ phận nhà hàng), trong tuần (đối với sản phẩm của chủ thể
loại du lịch cuối tuần), trong năm (đối với sản phẩm của một số loại hình du
lịch như: du lịch nghỉ núi, du lịch nghỉ biển...). Chính vì đặc tính này, hoạt
động du lịch mang tính thời vụ cao.
Trên thực tế, trong cơ cấu sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch chiếm tỷ
trọng rất lớn (khoảng 80% - 90%) nên việc tìm hiểu và đánh giá đúng đặc
điểm của dịch vụ du lịch là điều hết sức quan trọng.
7
Dịch vụ du lịch và đặc điểm của nó
Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển,
lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ
khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Du lịch là một loại dịch vụ, vừa có những điểm chung của dịch vụ,
vừa có nét đặc thù như: tính phi vật thể, tính đồng thời của sản xuất và tiêu
dùng dịch vụ du lịch, sự tham gia của khách du lịch trong quá trình tạo ra
dịch vụ, tính không thể di chuyển của dịch vụ du lịch, tính không chuyển
đổi quyền sở hữu dịch vụ, tính không đồng đều về sản lượng.
Các loại hình du lịch
Dựa vào các tiêu thức phân loại khác nhau có thể phân du lịch thành
các loại hình du lịch khác nhau: 1) Theo phạm vi lãnh thổ của chuyến đi
du lịch sẽ có du lịch quốc tế và du lịch nội địa. 2) Theo nhu cầu làm nảy
sinh hoạt động du lịch có: du lịch chữa bệnh, du lịch nghỉ dưỡng và giải
trí, du lịch thể thao, du lịch tham quan, du lịch công vụ, du lịch tâm linh…
3) Theo vị trí địa lý của nơi khách đến du lịch có: du lịch núi, du lịch biển,
sông, hồ, du lịch thành phố, du lịch đồng quê. 4) Theo phương tiện giao
thông phục vụ chuyến đi du lịch của khách có: du lịch bằng xe đạp, du lịch
bằng xe máy, du lịch bằng xe ô tô, du lịch bằng tàu hỏa, du lịch bằng máy
bay… 5) Theo hình thức tổ chức chuyến đi, du lịch được phân thành: du lịch
theo đoàn và du lịch cá nhân. 6) Theo độ dài thời gian chuyến đi của du
khách, du lịch được phân thành: du lịch dài ngày và du lịch ngắn ngày v.v…
2.1.1.2. Kinh tế du lịch
Kinh tế du lịch là một quan hệ kinh tế trong lĩnh vực cung ứng sản
phẩm du lịch, bao gồm các quan hệ ngành, nghề là: kinh doanh lữ hành,
kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh
doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch
khác, nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần của du khách, đem lại lợi ích kinh
tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và bản thân DNDL.
KTDL là ngành công nghiệp không khói, ngành sản xuất phi vật chất
nhưng mang lại những giá trị vật chất và tinh thần rất cao.
KTDL là ngành kinh tế dịch vụ, có các đặc điểm: tính nhạy cảm, tính
tổng hợp cao, tính đa ngành, tính đa thành phần, tính chi phí, tính liên
vùng, tính thời vụ.
Căn cứ vào mục tiêu hoạt động của các tổ chức kinh doanh du lịch
trên thế giới nói chung và Luật du lịch của nước ta nói riêng, có thể xác
định các chỉ tiêu để đánh giá KTDL bao gồm: khách du lịch, thu nhập từ
khách du lịch, tổng sản phẩm ngành du lịch, hiệu quả KTDL…
8
2.1.2. Các bộ phận cấu thành kinh tế du lịch
KTDL là một quan hệ kinh tế tổng hợp, bao gồm các quan hệ ngành,
nghề chủ yếu sau:
2.1.2.1. Kinh doanh lữ hành
Thực chất, khi nói đến hoạt động kinh doanh lữ hành, nói chung các
chuyên gia về du lịch muốn đề cập đến các hoạt động chính như “làm
nhiệm vụ giao dịch, ký kết với các tổ chức kinh doanh du lịch trong nước,
nước ngoài để xây dựng và thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho
khách du lịch”. Tuy nhiên, trên thực tế, khi nói đến hoạt động kinh doanh
lữ hành chúng ta thường thấy song song tồn tại hai hoạt động phổ biến là
kinh doanh lữ hành và kinh doanh đại lý lữ hành.
2.1.2.2. Kinh doanh lưu trú du lịch
Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các
dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du
lịch chủ yếu. Kinh doanh lưu trú là một trong những ngành, nghề quan
trọng đem lại nguồn thu nhập lớn cho KTDL.
2.1.2.3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch
Kinh doanh vận chuyển là hoạt động nhằm giúp cho du khách dịch
chuyển được từ nơi cư trú của mình đến điểm du lịch cũng như là dịch
chuyển tại điểm du lịch. Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh này có nhiều
phương tiện vận chuyển khác nhau như ô tô, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay…
2.1.2.4. Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch
Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch bao gồm: đầu tư bảo
tồn, nâng cấp tài nguyên du lịch đã có; đưa các tài nguyên du lịch tiềm năng
vào khai thác phát triển khu du lịch, điểm du lịch mới; kinh doanh xây dựng
kết cấu hạ tầng du lịch, CSVC - KT du lịch.
2.1.2.5. Kinh doanh dịch vụ du lịch khác
Ngoài các hoạt động kinh doanh như đã nêu ở trên, trong các bộ phận
cấu thành KTDL còn có một số hoạt động kinh doanh bổ trợ như kinh
doanh các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí, xúc tiến, quảng bá du lịch, tư
vấn đầu tư du lịch, v.v…
2.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ DU LỊCH VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KINH TẾ DU
LỊCH TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
2.2.1. Mối quan hệ giữa kinh tế du lịch với sự phát triển kinh tế - xã hội
2.2.1.1. Sự tác động của kinh tế du lịch đối với sự phát triển kinh tế -
xã hội: 1) Sự phát triển KTDL góp phần thúc đẩy tăng trưởng của kinh tế; 2)
KTDL phát triển sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân theo
9
hướng tiến bộ; 3) Sự phát triển của KTDL góp phần kích thích đầu tư trong
nước và đầu tư nước ngoài, qua đó làm tăng tổng cầu của nền kinh tế. 4) Sự
phát triển của KTDL góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế
như: quan hệ hợp tác đầu tư, hợp tác sản xuất, quan hệ buôn bán, hợp tác về
các lĩnh vực dịch vụ… giữa các chủ thể và thành phần kinh tế; 5) Sự phát
triển KTDL góp phần tăng qui mô việc làm và thu nhập trong xã hội; 6)
Thông qua thu hút và mở rộng luồng khách quốc tế, sự phát triển của KTDL
sẽ là kênh thông tin quan trọng để quảng bá hình ảnh nước chủ nhà.
2.2.1.2. Tác động của kinh tế - xã hội đối với sự phát triển của kinh
tế du lịch: Sự phát triển của các ngành kinh tế như: công nghiệp, nông
nghiệp, thủ công nghiệp, … sẽ giúp cải thiện CSVC - HT cho xã hội, góp
phần nâng cao chất lượng dịch vụ trong chuỗi các dịch vụ du lịch. Đồng thời,
sự phát triển của các ngành thuộc lĩnh vực xã hội như: văn hóa, giáo dục, y tế
… sẽ góp phần tăng sức hấp dẫn, sức cạnh tranh về thương hiệu điểm đến
cho KTDL. Mặt khác, các ngành khác như thông tin liên lạc, điện tử, giao
thông vận tải… phát triển sẽ giúp quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản
phẩm du lịch cho du khách, kết nối tour cho KTDL. Các ngành dịch vụ như
tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm… nếu phát triển tốt sẽ là
“xung lực” hỗ trợ cho sự phát triển KTDL. Như vậy, sự phát triển của KT –
XH nói