Tóm tắt Luận án Làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhập quốc tế

Trong những năm qua, quá trình hình thành và phát triển làng nghề truyền thống gắn liền với quá trình phát triển nông thôn, đã góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định, đời sống người lao động từng bước được nâng cao, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động, giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo Góp phần quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

pdf28 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2042 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ NGỌC HOÀNG LµNG NGHÒ TRUYÒN THèNG ë TØNH NAM §ÞNH TRONG HéI NHËP QUèC TÕ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 62 31 01 02 HÀ NỘI - 2016 Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. NGÔ TUẤN NGHĨA 2. PGS. TS. ĐOÀN XUÂN THỦY Phản biên 1: Phản biên 2: Phản biên 3: Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồigiờngàytháng năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, quá trình hình thành và phát triển làng nghề truyền thống gắn liền với quá trình phát triển nông thôn, đã góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định, đời sống người lao động từng bước được nâng cao, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động, giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo Góp phần quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, trước yêu cầu của hội nhập quốc tế, thực tiễn phát triển làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, phải đối mặt nhiều khó khăn thách thức như: - Làng nghề truyền thống phát triển chưa bền vững, đa số vẫn là sản xuất nhỏ, năng lực trình độ quản lý kinh doanh các chủ hộ, cơ sở sản xuất còn hạn chế. - Người sản xuất trong các làng nghề truyền thống ở Nam Định khó tiếp cận những khoản vay ưu đãi để phát triển sản xuất, thiếu đội ngũ lao động có tay nghề cao, thiếu vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị máy móc nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm. - Chủng loại sản phẩm tuy đa dạng nhưng chất lượng chưa cao, sản phẩm đạt trình độ tinh xảo còn ít, chưa có sản phẩm mang tính chủ lực mũi nhọn của địa phương. Việc tiêu thụ sản phẩm còn bị động, các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu vẫn chủ yếu phải qua khâu trung gian. Vai trò của các công ty, doanh nghiệp chưa phát huy hết hiệu quả. Mặt khác, với yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng trong thời gian tới các sản phẩm làng nghề truyền thống Nam Định sẽ phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm cùng loại tại thị trường trong nước, thị trường khu vực và thị trường quốc tế. - Sức ép của xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ có thể bóp chết làng nghề truyền thống - Không những thế vấn, đề bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống chưa được quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền nên một số nghề, làng nghề đang có nguy cơ mai một, thất truyền khi các nghệ nhân cao tuổi không còn nữa. Nếu những hạn chế nêu trên tiếp tục kéo dài, các làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định sẽ không những không phát huy được tiềm năng, thế mạnh, mà thậm chí còn làm cho các nghề truyền thống bị mai một, nếu điều này xảy ra sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương nhất là khu vực nông thôn. Vì thế nghiên cứu, đánh giá tìm ra câu trả lời về xu hướng mới cho phát triển làng nghề truyền thống ở Nam Định là vấn đề cấp thiết hiện nay. Với ý nghĩa đó, chủ đề: "Làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong hội nhập quốc tế" được chọn làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế chuyên ngành kinh tế chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là nghiên cứu làm rõ những cơ sở lý luận cơ bản về làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế, đánh giá thực trạng làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định thời gian qua và đề xuất giải pháp phát triển trong xu thế hội nhập quốc tế thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất: Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế, đặc biệt nêu bật những vai trò, nhân tố tác động mới của các làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế. Thứ hai: Nghiên cứu kinh nghiệm một số địa phương ở Việt Nam về phát triển làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế và rút ra những bài học cho tỉnh Nam Định. Thứ ba: Nghiên cứu thực trạng làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trong quá trình hội nhập quốc tế từ giai đoạn 2010 - 2015, chỉ rõ các thế mạnh, những hạn chế của làng nghề truyền thống ở tỉnh Nam Định trước yêu cầu mới của hội nhập quốc tế hiện nay. Thứ tư: Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy sự phát triển làng nghề truyền thống ở Nam Định đáp ứng yêu cầu mới của hội nhập quốc tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là làng nghề truyền thống với tư cách là một hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đặc thù trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: làng nghề truyền thống là vấn đề có phạm vi rộng, bao hàm nhiều phương diện. Luận án chủ yếu tập trung làm rõ dưới góc độ kinh tế chính trị đặc điểm và vai trò của làng nghề truyền thống với tư cách là loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh truyền thống của một số địa phương tại các nước đang phát triển, vận động và phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế. - Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu các làng nghề truyền thống đã được hình thành, đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện nay. - Về thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng làng nghề truyền thống ở Nam Định từ năm 2010 đến 2015 và đề xuất giải pháp phát triển các làng nghề truyền thống của tỉnh Nam Định đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận nghiên cứu Đề tài luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời tiếp thu, kế thừa phương pháp luận nghiên cứu kinh tế hiện đại. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như trừu tượng hoá khoa học, phương pháp lôgic và lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê. Bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng phương pháp khảo sát thực tế, phỏng vấn sâu trong quá trình nghiên cứu làm rõ chủ đề chính của luận án. Chương 1: Sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích để đánh giá quan điểm của các học giả và trường phái lý luận về vấn đề nghiên cứu, từ đó rút ra những vấn đề đã được nghiên cứu đầy đủ và các vấn đề cần nghiên cứu bổ sung và nghiên cứu mới. Chương 2: Sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để rút ra những khái niệm cơ bản như làng nghề, làng nghề truyền thống và luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về đặc điểm, vai trò, nhân tố ảnh hưởng đến làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế. Đồng thời sử dụng phương pháp nghiên cứu đánh giá thực tiễn phát triển làng nghề truyền thống của một số địa phương để rút ra bài học cho tỉnh Nam Định. Chương 3: Sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, nhằm làm rõ thực trạng làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định trong hội nhập quốc tế, rút ra những kết quả tích cực, hạn chế chủ yếu và nguyên nhân. Chương 4: Sử dụng phương pháp khái quát hóa những vấn đề đã nghiên cứu ở chương hai và chương ba cùng với đánh giá dự báo về bối cảnh và nhu cầu thị trường quốc tế về sản phẩm làng nghề truyền thống để rút ra những phương hướng và giải pháp phát triển làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định trong xu thế hội nhập quốc tế thời gian tới. 5. Những đóng góp về khoa học - Làm rõ vai trò mới của làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế là vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, vừa thúc đẩy xuất khẩu và phát triển du lịch quốc tế. - Phân tích, đánh giá thực trạng làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định trong hội nhập quốc tế giai đoạn 2010 - 2015; chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân. Những hạn chế chủ yếu bao gồm: phát triển tự phát, chưa được nhà nước định hướng và hỗ trợ có hệ thống; sản phẩm LNTT có chất lượng chưa cao, chưa có thương hiệu hàng hóa, mẫu mã, kiểu dáng chậm thay đổi, sức cạnh tranh kém, tỷ lệ hàng xuất khẩu còn thấp; du lịch làng nghề chưa phát triển; ô nhiễm môi trường ở một số LNTT đã đến mức nghiêm trọng. - Đề xuất giải pháp phát triển làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định đến năm 2025 và tầm nhìn 2035 bao gồm hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch phát triển; Tạo nguồn vốn cho phát triển sản xuất; Khuyến khích mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm; Kết hợp các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh Khuyến khích và hỗ trợ đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực; Khuyến khích phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch lữ hành; Xây dựng thương hiệu sản phẩm, thương hiệu làng nghề truyền thống. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận án bao gồm 4 chương. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ Với chủ chương mở cửa hội nhập quốc tế hiện nay của Đảng và nhà nước ta thì việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống (LNTT) đã có nhiều nhà khoa học tiến hành nghiên cứu, nhiều vấn nhiều liên quan đến LNTT và có đóng góp nhất định cả về mặt lý luận và thực tiễn và liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án NCS đã tìm hiểu một số công trình khoa học ở các quốc gia có điều kiện phát triển LNTT tương đồng với Việt Nam như Trung Quốc, Indonesia để có thể vận dụng được kết quả vào lĩnh vực nghiên cứu. Nhìn chung các công trình nghiên cứu đều nhấn mạnh đến lịch sử truyền thống của làng nghề, phát triển làng nghề gắn với nông nghiệp nông thôn và LNTT với du lịch sinh thái 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ Các công trình liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án ở trong nước có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu ở nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau và hướng giải quyết các mục tiêu khác nhau đối với làng nghề truyền thống nói chung ở Việt Nam được chia thành các nhóm cụ thể như sau: - Các công trình nghiên cứu về thủ công nghiệp, nghề cổ truyền và vấn đề môi trường gắn với các làng nghề. - Đề tài về các giải pháp phát triển thủ công nghiệp theo hướng CNH, HĐH (công nghiệp hóa, hiện đại hóa) ở vùng đồng bằng sông Hồng. - Công trình Nghiên cứu quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công theo hướng công nghiệp hóa nông thôn Việt Nam. - Nghiên cứu “Làng nghề Việt Nam và môi trường”. - Các công trình nghiên cứu về tình hình sản xuất và kinh doanh của làng nghề và làng nghề truyền thống. - Hồ Thanh Thủy (2005), “Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề”. - Vũ Thị Thoa (2005), “Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của các làng nghề trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”. - Nguyễn Thị Ngân (2009), “Xu hướng phát triển làng nghề ở khu vực đồng bằng sông Hồng”. Ngoài ra còn có nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành, các bài tham luận tại các hội thảo quốc tế và trong nước, đề cập đến sự phát triển của các làng nghề, làng nghề truyền thống với nhiều nội dung khác nhau. Như vậy, kết quả của các công trình khoa học trên có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn quan trọng đối với việc nghiên cứu LNTT Nam Định trong hội nhập quốc tế hiện nay. 1.3. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 1.3.1. Những vấn đề đã được nghiên cứu luận giải rõ có thể kế thừa trong luận án Những công trình nêu trên đã tiến hành nghiên cứu LNTT trên nhiều khía cạnh khác nhau, về việc bảo tồn và phát triển các làng nghề ở Việt Nam nói chung, của các địa phương nói riêng trong những năm gần đây với định hướng và phương pháp về phát triển làng nghề truyền thống có liên quan mật thiết đến đề tài của tác giả luận án. Nội dung các nghiên cứu có thể chia thành 3 lĩnh vực sau đây: Thứ nhất, đã phân tích khái quát một số vai trò của làng nghề truyền thống trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn, trong giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động ở các làng nghề truyền thống. Thứ hai, nghiên cứu về tình hình phát triển thủ công nghiệp và những vấn đề lớn về môi trường tác động đến làng nghề. Cụ thể là đã đi sâu phân tích sự phát triển của tiểu thủ công nghiệp trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Ngoài ra, nhiều công trình còn nghiên cứu thực trạng về các mặt hàng thủ công, thủ công mỹ nghệ, vấn đề ô nhiễm môi trường trong các làng nghề. Các công trình này giúp tác giả luận án nhận biết một cách tổng quan về năng lực của ngành tiểu thủ công nghiệp và năng lực sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp. Giúp cho tác giả nắm được tổng quát mức độ ô nhiễm trong các làng nghề hiện nay. Thứ ba, các công trình đã nghiên cứu về tình hình sản xuất và kinh doanh đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề truyền thống từ lao động, công nghệ, vốn, thị trường tiêu thụ sản phẩm đã giúp cho tác giả luận án đánh giá được phần nào về thực trạng của làng nghề truyền thống khi bước vào kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập quốc tế với bên ngoài. 1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Nhìn chung, các công trình tiếp cận dưới những góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn về các lĩnh vực phát triển của LNTT, song các công trình trên chưa đề cập đến các vấn đề. Một là, chưa đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề phát triển LNTT trên 3 nội dung: kinh tế - xã hội - môi trường gắn với các yếu tố của sự liên kết và cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế, về vai trò mới, các nhân tố ảnh hưởng đến làng nghề truyền thống. Đặc biệt chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến nội dung phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hai là, các công trình chưa đi sâu vào phân tích thực trạng các làng nghề truyền thống trong quá trình hội nhập quốc tế và chưa có công trình nào có sự phân tích toàn diện các thách thức chỉ ra các xu hướng của LNTT trong điều kiện hội nhập. Các công trình chưa đưa ra các quan điểm có tính hệ thống để LNTT phát triển theo hướng bền vững mà trong những năm tới cần phải tập trung giải quyết trong quá trình hội nhập sâu hơn vào thị trường khu vực và thế giới. Ba là, các công trình nghiên cứu chưa đưa ra được những định hướng chiến lược cho làng nghề truyền thống trong quá trình hội nhập quốc tế một cách tổng thể nhằm phát triển bền vững các LNTT trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Tóm lại, có thể nói cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu tổng thể về phát triển làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định trong quá trình hội nhập kinh tế dưới góc độ kinh tế chính trị. Vì vậy, đây là đề tài độc lập, không trùng tên và nội dung với các công trình khoa học đã công bố trong và ngoài nước. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 2.1.1. Khái niệm làng nghề và làng nghề truyền thống 2.1.1.1. Làng nghề và tiêu chí phân định làng nghề - Khái niệm làng nghề: Là loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh được hình thành lâu đời trong lịch sử phát triển của xã hội. - Khái niệm nghề truyền thống: Là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.” - Khái niệm về làng nghề truyền thống: Là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời. - Khái niệm về làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế được hiểu là một làng nghề truyền thống được xem xét với tư cách là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở đó có nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ gắn với thị trường khu vực, quốc tế đồng thời chịu sự tác động của quá trình hội nhập quốc tế. 2.1.2. Đặc điểm của làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế Luận án phân tích các đặc điểm của làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế trên các góc độ sau đây: Thứ nhất: Làng nghề truyền thống có quan hệ gắn bó với nông nghiệp và nông thôn trong hội nhập quốc tế. Thứ hai: Về lao động của LNTT với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Thứ ba: Về thị trường của LNTT trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay. Thứ tư: Về sản phẩm của LNTT trong hội nhập quốc tế. Thứ năm: Về hình thức tổ chức kinh doanh của LNTT trong hội nhập quốc tế. Thứ sáu: Về công nghệ của LNTT trong hội nhập quốc tế. 2.1.3. Vai trò của làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế Thứ nhất: Góp phần khai thác và phát huy những nguồn lực sẵn có của đất nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong hội nhập quốc tế. Thứ hai: Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Thứ ba: Thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn. Thứ tư: Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn trong hội nhập quốc tế. Thứ năm: Góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, vừa thúc đẩy xuất khẩu và phát triển du lịch trong hội nhập quốc tế. 2.2. PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG 2.2.1. Phát triển làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế Với tư cách là một loại hình tổ chức kinh doanh đặc thù được hình thành và phát triển lâu đời trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhiều LNTT có xu hướng tiếp tục tồn tại và phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Sự phát triển LNTT trong hội nhập quốc tế thể hiện sự vận động của LNTT từ thấp đến cao, từ đơn giản tới phức tạp, có thể biểu hiện thông qua các yếu tố sau: Một là, sự thay đổi về số lượng và loại hình. Hai là, sự biến động của thị trường tiêu thụ sản phẩm. Ba là, sự gia tăng các nguồn lực đầu vào. 2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế Với tư cách là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, LNTT cũng là một trong những chủ thể tham gia hội nhập quốc tế, do đó sự tồn tại và phát triển của LNTT chịu tác động từ hai nhóm nhân tố chủ yếu, bao gồm các nhân tố sau: Thứ nhất, các nhân tố trong nước bao gồm: - Khả năng tiếp cận thông tin thị trường. - Công nghệ sản xuất rất lạc hậu. - Sức cạnh tranh của hàng hóa thấp. - Chất lượng nguồn lao động thấp. - Vấn đề ô nhiễm môi trường. Thứ hai, tác động của hội nhập quốc tế. Hội nhập quốc tế có tác động vừa tạo cơ hội mới vừa đặt ra những thách thức không nhỏ đối với sự tồn tại và phát triển của LNTT. - Những cơ hội mới chủ yếu cho LNTT của Việt Nam do hội nhập quốc tế tạo ra bao gồm: khả năng mở rộng thị trường, khắc phục hạn chế về không gian, thời gian và những khó khăn trở ngại khác trong tiếp cận thị trường thế giới, thu hút vốn, công nghệ, học hỏi tiếp thu kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm kinh doanh, phát triển nhân lực để phát huy lợi thế so sánh. - Những thách thức chính đối với các làng nghề truyền thống trong hội nhập quốc tế bao gồm:Thị trường biến động khó lường, yêu cầu về chất lượng, thiết kế mẫu mã sản phẩm của thị trường thế giới ngày càng cao,Cạnh tranh ngày càng gay gắt, những yếu kém của các chủ thể LNTT trong việc tiếp cận thông tin thị trường, công nghệ sản xuất tiên tiến và sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu tại chỗ. Thứ ba, xu hướng vận động và phát triển của làng nghề truyền thống trong quá trình hội nhập quốc tế. - Các làng nghề truyền thống sẽ dần dần có sự đan xen sở hữu đa dạng. - Các làng nghề truyền thống gắn bó chặt chẽ hơn với thị trường khu vực và quốc tế. - Các làng nghề truyền thống sẽ có sự đan xen lợi ích giữa các chủ thể dẫn đến xu hướng thất truyền: 2.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ TỈNH VÀ BÀI
Luận văn liên quan