Tóm tắt Luận án Lý luận và thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư

Toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế là xu hướng tất yếu đang diễn ra, có tác động mạnh mẽ tới các chủ thể trong quan hệ kinh tế quốc tế. Thực tế, xu hướng này không chỉ tạo ra sự liên kết chặt chẽ ngày càng sâu và rộng giữa các chủ thể với nhau mà còn hình thành môi trường cạnh tranh gay gắt ở phạm vi quốc tế, tạo ra thách thức không nhỏ cho các chủ thể. Trong bối cảnh đó, đầu tư quốc tế, một trong những hoạt động kinh tế trọng yếu, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của điều kiện của hội nhập, cạnh tranh, khủng hoảng kinh tế mang tính toàn cầu. Kể từ cuổi những năm 1990 trở lại đây, đã có nhiều tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động đầu tư quốc tế, đặc biệt là tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư, một loại hình tranh chấp có tính chất đặc thù so với những tranh chấp khác phát sinh trong lĩnh vực này, do một bên trong tranh chấp là quốc gia tiếp nhận đầu tư, chủ thể bị kiện có tư cách pháp lý đặc biệt. Vì vậy, giải quyết tranh chấp này trở thành một trong những vấn đề đặt ra cho các quốc gia tiếp nhận đầu tư khi xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về đầu tư quốc tế. Cùng với sự phát triển của các quan hệ kinh tế, đầu tư quốc tế, tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư ngày càng có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp trong những năm gần đây.Trước tình hình đó, quốc gia tiếp nhận đầu tư đều đã nhận thấy sự cần thiết phải xem xét lại hệ thống chính sách pháp luật đầu tư quốc tế về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư. Bảo đảm phòng ngừa và giải quyết có hiệu quả tranh chấp sẽ vừa có ý nghĩa đối với các chính sách mở cửa thị trường, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, xây dựng uy tín, hình ảnh quốc gia trong các quan hệ đầu tư quốc tế vừa đảm bảo lợi ích người dân, quốc gia. Xuất phát từ tính chất của hoạt động đầu tư quốc tế nên loại hình tranh chấp này phổ biến xảy ra giữa các nhà đầu tư ở các quốc gia phát triển với bên tiếp nhận đầu tư là các quốc gia đang phát triển. Do đó, Việt Nam cũng như các quốc gia đang phát triển khác sẽ vừa phải bảo đảm xây dựng một môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài vừa phải có những điều chỉnh, giải pháp phù hợp trong giải quyết các vấn đề liên quan tới loại hình tranh chấp này. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, Việt Nam không những phải thực hiện cam kết trong hệ thống các hiệp định đầu tư trước mà còn phải thực hiện những thỏa thuận trong một số hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Cụ thể, nước ta đã tham gia đàm phán và ký kết Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu (EVFTA) và gần đây là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên2 Thái Bình Dương (CPTPP), trong đó có những cam kết rất chặt chẽ về tự do hóa và bảo hộ đầu tư nói chung và giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư nói riêng. Trước tình hình trên,việc nghiên cứu đề tài “Lý luận và thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư: Áp dụng đối với Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, đồng thời đây cũng thực sự là vấn đề cần thiết đặt ra cho Việt Nam trong điều kiện hiện nay

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Lý luận và thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI TRẦN THỊ HỒNG NHUNG LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ QUỐC GIA TIẾP NHẬN ĐẦU TƯ: ÁP DỤNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆN NAY TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VŨ HOÀNG Phản biện 1: PGS.TS Lê Mai Thanh Phản biện 2: PGS.TS Tăng Văn Nghĩa Phản biện 3: TS. Nguyễn Thái Mai Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Luật Hà Nội Vào hồi giờ.ngàytháng năm. Có thể tìm hiểu Luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia 2. Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế là xu hướng tất yếu đang diễn ra, có tác động mạnh mẽ tới các chủ thể trong quan hệ kinh tế quốc tế. Thực tế, xu hướng này không chỉ tạo ra sự liên kết chặt chẽ ngày càng sâu và rộng giữa các chủ thể với nhau mà còn hình thành môi trường cạnh tranh gay gắt ở phạm vi quốc tế, tạo ra thách thức không nhỏ cho các chủ thể. Trong bối cảnh đó, đầu tư quốc tế, một trong những hoạt động kinh tế trọng yếu, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của điều kiện của hội nhập, cạnh tranh, khủng hoảng kinh tế mang tính toàn cầu. Kể từ cuổi những năm 1990 trở lại đây, đã có nhiều tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động đầu tư quốc tế, đặc biệt là tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư, một loại hình tranh chấp có tính chất đặc thù so với những tranh chấp khác phát sinh trong lĩnh vực này, do một bên trong tranh chấp là quốc gia tiếp nhận đầu tư, chủ thể bị kiện có tư cách pháp lý đặc biệt. Vì vậy, giải quyết tranh chấp này trở thành một trong những vấn đề đặt ra cho các quốc gia tiếp nhận đầu tư khi xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về đầu tư quốc tế. Cùng với sự phát triển của các quan hệ kinh tế, đầu tư quốc tế, tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư ngày càng có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp trong những năm gần đây.Trước tình hình đó, quốc gia tiếp nhận đầu tư đều đã nhận thấy sự cần thiết phải xem xét lại hệ thống chính sách pháp luật đầu tư quốc tế về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư. Bảo đảm phòng ngừa và giải quyết có hiệu quả tranh chấp sẽ vừa có ý nghĩa đối với các chính sách mở cửa thị trường, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, xây dựng uy tín, hình ảnh quốc gia trong các quan hệ đầu tư quốc tế vừa đảm bảo lợi ích người dân, quốc gia. Xuất phát từ tính chất của hoạt động đầu tư quốc tế nên loại hình tranh chấp này phổ biến xảy ra giữa các nhà đầu tư ở các quốc gia phát triển với bên tiếp nhận đầu tư là các quốc gia đang phát triển. Do đó, Việt Nam cũng như các quốc gia đang phát triển khác sẽ vừa phải bảo đảm xây dựng một môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài vừa phải có những điều chỉnh, giải pháp phù hợp trong giải quyết các vấn đề liên quan tới loại hình tranh chấp này. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, Việt Nam không những phải thực hiện cam kết trong hệ thống các hiệp định đầu tư trước mà còn phải thực hiện những thỏa thuận trong một số hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Cụ thể, nước ta đã tham gia đàm phán và ký kết Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu (EVFTA) và gần đây là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên 2 Thái Bình Dương (CPTPP), trong đó có những cam kết rất chặt chẽ về tự do hóa và bảo hộ đầu tư nói chung và giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư nói riêng. Trước tình hình trên,việc nghiên cứu đề tài “Lý luận và thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư: Áp dụng đối với Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, đồng thời đây cũng thực sự là vấn đề cần thiết đặt ra cho Việt Nam trong điều kiện hiện nay. . 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài  Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là xây dựng hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa và giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.  Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Để thực hiện mục đích trên, Luận án đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Phân tích các vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư như khái niệm, đặc điểm của loại hình tranh chấp này, nguyên nhân phát sinh tranh chấp. Ngoài ra, Luận án sẽ tập trung làm rõ khái niệm, đặc điểm giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư, khái quát luật nội dung cũng như cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư. Trình bày mô hình cải cách giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư. - Nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư của Ấn Độ thông qua những phân tích về tình hình giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Ấn Độ trong thời gian qua. Từ đó cho thấy những điều chỉnh về chính sách ISDS nhằm phù hợp với thực tiễn của nước này. Bên cạnh đó, Luận án sẽ đưa ra các dự báo về khó khăn mà Ấn Độ gặp phải khi thực hiện chính sách cải cách trên. Đồng thời, đánh giá về chính sách cải cách ISDS của nước này. Cuối cùng đưa ra bài học kinh nghiệm cần thiết cho Việt Nam. - Nghiên cứu nội dung tiêu chuẩn tự do hóa và bảo hộ đầu tư, cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư theo hai FTAs thế hệ mới hiện nay của Việt Nam là CPTPP và EVFTA. Từ đó chỉ ra những điểm khác biệt so với những cam kết về tự do hóa vả bảo hộ đầu tư trong các hiệp định khác; Đồng thời, so sánh ISDSM của hai hiệp định này với cơ chế giải quyết tranh chấp khác nói chung, cơ chế áp dụng trong giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư theo IIAs khác của Việt Nam nói riêng. 3 - Nghiên cứu thực tiễn về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam trong điều kiện hiện nay. - Xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa và giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam trong giai đoạn thực thi cam kết ISDS theo FTAs thế hệ mới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài  Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: : Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư  Phạm vi nghiên cứu Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay ở Việt Nam, Luận án sẽ tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư để áp dụng cho Việt Nam. Đặc biệt, trong hoàn cảnh Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết các FTAs thế hệ mới có cam kết về ISDS, cụ thể như sau: Về nội dung: - Nghiên cứu các vấn đề lý luận về tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư, giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư, luật nội dung và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư để có thể vận dụng vào giải quyết loại hình tranh chấp này trong điều kiện của Việt Nam hiện nay. - Nghiên cứu thực tiễn về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư của một số nước trên thế giới. - Nghiên cứu thực trạng pháp luật và giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư của Việt Nam trong điều kiện hiện nay. - Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa và giải quyết cho Việt Nam khi giải quyết các tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam trong điều kiện phải thực thi cả những cam kết về ISDS theo các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP và EVFTA. Những nội dung trên được nghiên cứu trong phạm vi mối quan hệ về đầu tư quốc tế giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư chứ không phải là quan hệ hành chính, thương mại hay phi thương mại khác. Về không gian, Luận án có những nghiên cứu chung về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư ở các nước trên thế giới nói chung, trong đó hướng tới các nước có điều kiện phát triển quan hệ đầu tư quốc tế tương đồng với Việt Nam, đặc biệt là Ấn Độ. Đồng thời, những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn trên sẽ được áp dụng cho giải quyết loại hình tranh chấp này ở Việt Nam. 4 Về thời gian, đề tài Luận án được nghiên cứu nhằm xây dựng giải pháp cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, thời điểm hiện tại khi Việt Nam đã đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA 4. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu  Cơ sở lý thuyết - Lý luận về tranh chấp pháp lý giữa nhà đầu đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư - Lý luận về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư  Câu hỏi nghiên cứu - Cơ sở lý luận toàn diện nào được áp dụng cho giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư? - Thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư có điều kiện tương tự Việt Nam như thế nào? - Cam kết về ISDS theo FTAs thế hệ mới có Việt Nam tham gia có gì khác biệt? - Thực tiễn về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam hiện nay diễn ra như thế nào? - Có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả phòng ngừa và giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam trong giai đoạn thực thi các cam kết về ISDS theo các FTAs thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên?  Giả thuyết nghiên cứu Đề tài luận án được thực hiện dựa trên cơ sở các giả thuyết nghiên cứu là: - Hệ thống lý luận về ISDS đã tồn tại và ngày càng được hoàn thiện cho phù hợp hơn với sự phát triển của quan hệ đầu tư quốc tế, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho cả nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư. Trong đó, bao gồm một loạt các vấn đề liên quan tới tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư, giải quyết tranh chấp và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư. Thực tiễn về ISDS rất đa dạng và đã xảy ra ở một số quốc gia có điều kiện tương đồng với Việt Nam. Trong đó, trường hợp đáng chú ý nhất là trường hợp Ấn Độ, quốc gia đứng trong nhóm 10 quốc gia bị kiện nhiều nhất, đã chấp nhận chính sách ISDS nhưng cũng đã có những cải cách triệt để nhằm phòng ngừa và giải quyết có hiệu quả loại hình tranh chấp này hơn. Việt Nam có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm từ ví dụ này. - Việt Nam đã và đang bị kiện bởi các nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở các cam kết về ISDS. 5 - Quy định về ISDS trong FTAs thế hệ mới của Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với những quy định trước đó cả về nội dung và hình thức. - Có nhiều giải pháp khác nhau trong cả phòng ngừa và giải quyết loại hình tranh chấp này trong điều kiện hiện nay của Việt Nam. Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở hướng tiếp cận như sau: - Tiếp cận từ những vấn đề lý luận trong giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư. - Tiếp cần từ thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư của quốc gia có điều kiện tương đồng về kinh tế, đầu tư giống Việt Nam. - Tiếp cận từ những cam kết về ISDS theo FTAs thế hệ mới của Việt Nam hiện nay và thực trạng giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê- nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, để thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, Luận án đã sử dụng một số phương pháp chủ yếu gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, trong đó đặc trưng có phương pháp so sánh luật học và phương pháp nghiên cứu tình huống. Những phương pháp này được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với nhau. Phương pháp phân tích, tổng hợp được áp dụng trong tiếp cận các vấn đề ở tất cả các chương của Luận án. Tổng hợp và phân tích đánh giá những vấn đề lý luận về tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư, giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư, cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư. Ngoài ra, hai phương pháp này cũng được sử dụng để nghiên cứu những nội dung liên quan tới thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư, mô hình cải cách giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư trên thế giới, thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và quốc gia tiếp nhận đầu tư ở Ấn Độ. Đặc biệt là cơ chế ISDS trong CPTPP và EVFTA, cũng như tình hình giải quyết loại hình tranh chấp này ở nước ta. Phương pháp tổng hợp còn được dùng để thu thập các thông tin từ các nguồn dữ liệu thứ cấp như cơ sở dữ liệu trực tuyền, các tài liệu của UNCTAD, OECD, ICSID... và các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Phương pháp so sánh luật học được sử dụng để thực hiện những đánh giá về điểm mới của cơ chế ISDS trong CPTPP và EVFTA và trình bày một số nội dung của cơ chế ISDS trong Chương 3. Đặc biệt tại Chương 4, phương pháp đã được sử dụng nhằm dự liệu các vấn đề Việt Nam gặp phải trong điều kiện hội nhập khi thực 6 thi cơ chế ISDS của những FTAs thế hệ mới và xây dựng các giải pháp phù hợp cho Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu tình huống được sử dụng để nghiên cứu các vụ tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư điển hình của một số quốc gia nói chung, Ấn Độ nói riêng, đồng thời còn nghiên cứu những vụ nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện Việt Nam. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án Trên cơ sở thực hiện các mục đích, nhiệm vụ của đề tài, Luận án có những ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn như sau: - Hoàn thiện hơn cơ sở lý luận về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư thông qua việc xây dựng khái niệm và trình bày đặc điểm tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư. Xây dựng khái niệm và phân tích đặc điểm giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư; Khái quát luật nội dung, đặc trưng của luật nội dung trong ISDS; Xây dựng khái niệm, phân tích đặc điểm, phân loại cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư. Nghiên cứu quá trình phát triển của cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư đến thời điểm có cơ chế này trong các FTAs thế hệ mới để thấy được xu hướng phát triển. Phân tích mô hình cải cách và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư trong thực tiễn của các nước trên thế giới. - Khái quát thực tiễn ISDS tại Ấn Độ và từ đó đưa ra những bài học cần thiết cho Việt Nam trong điều kiện phải thực thi cam kết ISDS theo các FTAs thế hệ mới. - Phân tích những điểm khác biệt trong cam kết về tự do hóa, bảo hộ đầu tư và nội dung các cơ chế ISDS theo CPTTP và EVFTA, hai FTAs thế hệ mới hiện nay của Việt Nam. Trên cơ sở đó, làm rõ những khác biệt của các cơ chế này so với cơ chế ISDS theo IIAs trước đó. Chỉ ra những vấn đề khi giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam trong quá trình thực thi các cam kết về ISDS trong các FTAs đó. - Phân tích thực tiễn ISDS của Việt Nam trong thời gian qua. - Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa và giải quyết loại hình tranh chấp này trong điều kiện thực thi cam kết ISDS trong các FTAs thế hệ mới hiện nay của Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu trên, Luận án được kết cấu thành bốn chương không kể mục lục, lời nói đầu, danh mục chữ viết tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục. Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư. 7 Chương 2. Cơ sở lý luận về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư Chương 3. Thực trạng giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam Chương 4. Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa và giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ QUỐC GIA TIẾP NHẬN ĐẦU TƯ Với sự gia tăng không ngừng tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư trong đời sống kinh tế quốc tế thì giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư không còn là vấn đề mới trong khoa học pháp lý. Nhận được sự quan tâm của nhiều thế hệ học giả trên toàn thế giới, nên những vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết loại hình tranh chấp này đã được nghiên cứu trên nhiều góc độ và được trình bày bằng nhiều hình thức khác nhau như sách chuyên khảo, báo, tạp chí chuyên ngành, các bài viết hội thảo chuyên đề... Để thấy được tình hình nghiên cứu của các học giả, Luận án sẽ xem xét riêng biệt các công trình nghiên cứu ở nước ngoài với các công trình nghiên cứu ở Việt Nam, đồng thời các công trình được tiếp cận dựa trên cơ sở nội dung nghiên cứu. 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.1. Nhóm công trình liên quan tới các vấn chung về tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư 1.1.2. Nhóm công trình liên quan tới các phương thức giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư. 1.1.3. Nhóm công trình nghiên cứu nội dung cam kết về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư trong các điều ước quốc tế 1.1.4. Nhóm công trình nghiên cứu về các vụ kiện giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư trong thực tiễn hoạt động đầu tư quốc tế 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 1.2.1. Nhóm công trình liên quan tới các vấn đề chung về tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư 1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về phương thức giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư 8 1.2.3. Nhóm công trình nghiên cứu về các vụ kiện giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư trong thực tiễn hoạt động kinh tế quốc tế 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Trên cơ sở xem xét các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có nội dung liên quan tới đề tài của Luận án, Luận án có những đánh giá cơ bản dưới đây. Nội dung đánh giá được kết cấu theo vấn đề nhằm đạt mục đích chứng minh sự cần thiết khi nghiên cứu đề tài của Luận án trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam và xác định những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu nhằm đảm bảo tính mới của Luận án. 1.3.1. Khái niệm, đặc điểm về tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư 1.3.2. Giải quyết và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư 1.3.3. Kinh ng
Luận văn liên quan