Tóm tắt Luận án Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất cư và lợi ích về thu nhập của hộ gia đình có người xuất cư

Ngày nay, hộ gia đình nông thôn ở các nước nghèo ngày càng sử dụng các chiến lược di cư để bảo đảm sinh kế của họ và để thích ứng với một môi trường tự nhiên và xã hội thay đổi nhanh chóng. Thu nhập của người di cư gửi về các gia đình đã giúp tăng chi tiêu cho các nhu cầu cơ bản và từ đó nâng cao mức sống của họ, nếu có tích lũy họ sẽ có chiến lược để phát triển hơn. Những người di cư ra nước ngoài họ mang ngoại tệ có giá trị vào trong nước giúp nâng cao khả năng phát triển đất nước, duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần giảm thiểu tác động của các cú sốc bất lợi và giảm nghèo (IMF, 2005). Đề tài “Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất cư và lợi ích về thu nhập của hộ gia đình có người xuất cư” được thực hiện trong khuôn khổ một luận án tiến sĩ mang tính cấp thiết, nhằm bù đắp “khoảng trống” thông tin về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định di cư cá nhân với những phân tích trên phạm vi toàn quốc và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hộ gia đình có ít nhất một thành viên xuất cư

pdf12 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất cư và lợi ích về thu nhập của hộ gia đình có người xuất cư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Ngày nay, hộ gia đình nông thôn ở các nước nghèo ngày càng sử dụng các chiến lược di cư để bảo đảm sinh kế của họ và để thích ứng với một môi trường tự nhiên và xã hội thay đổi nhanh chóng. Thu nhập của người di cư gửi về các gia đình đã giúp tăng chi tiêu cho các nhu cầu cơ bản và từ đó nâng cao mức sống của họ, nếu có tích lũy họ sẽ có chiến lược để phát triển hơn. Những người di cư ra nước ngoài họ mang ngoại tệ có giá trị vào trong nước giúp nâng cao khả năng phát triển đất nước, duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần giảm thiểu tác động của các cú sốc bất lợi và giảm nghèo (IMF, 2005). Đề tài “Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến xuất cư và lợi ích về thu nhập của hộ gia đình có người xuất cư” được thực hiện trong khuôn khổ một luận án tiến sĩ mang tính cấp thiết, nhằm bù đắp “khoảng trống” thông tin về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định di cư cá nhân với những phân tích trên phạm vi toàn quốc và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hộ gia đình có ít nhất một thành viên xuất cư. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận án này được thực hiện nhằm các mục tiêu cụ thể như sau: - Phân tích các nhân tố tác động đến quyết định xuất cư của các cá nhân trong các hộ gia đình trên toàn quốc ở một số năm dựa trên số liệu điều tra VHLSS bằng thử nghiệm mô hình số liệu mảng có trễ phân phối nhằm lượng hoá tác động của một số nhân tố ở thời kỳ trước tới quyết định di cư ở thời kỳ sau; - Đo lường tác động của mức sống của hộ gia đình ở thời kỳ trước đến xác suất đưa ra quyết định di cư của một cá nhân trong hộ gia đình ở thời kỳ sau; - Phân tích và đo lường tác động của một số biến cấp tỉnh tác động tới hành vi di cư của một thành viên trong hộ gia đình, từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách cho chính quyền cấp tỉnh xây dựng những chính sách thích hợp điều tiết di cư giúp tăng trưởng kinh tế; - Phân tích, so sánh bằng nhiều phương pháp khác nhau về thu nhập và chi tiêu của hộ có người di cư so với hộ không có người di cư để xác định mức độ cải thiện về thu nhập và chi tiêu khi có hiện tượng xuất cư. 2 Những câu hỏi nghiên cứu chính cần được trả lời trong Luận án này gồm: Câu hỏi nghiên cứu 1: Mức sống thấp của hộ gia đình ở thời kỳ trước có làm tăng xác suất di cư của ít nhất một thành viên trong hộ gia đình ở thời kỳ sau hay không? Câu hỏi nghiên cứu 2: Một số nhân tố liên quan đến tạo việc làm cấp tỉnh được cải thiện có tác động làm giảm xác suất xuất cư xét ở cấp độ hộ gia đình hay không? Câu hỏi nghiên cứu 3: Thu nhập của hộ gia đình có thành viên di cư đã được cải thiện như thế nào? Để xây dựng mô hình phân tích, một số giải thuyết được nêu ra trong nghiên cứu này, gồm: Giả thuyết 1: Hộ có mức sống thấp hơn mức trung bình ở thời kỳ trước sẽ làm tăng xác suất xuất cư của thành viên trong hộ ở thời kỳ sau Giả thuyết 2: Vốn đầu tư thực hiện trễ một thời kỳ, số lao động được tạo việc làm trễ một thời kỳ, và chỉ số PCI được cải thiện sẽ làm giảm xác suất xuất cư. Giả thuyết 3: Hộ gia đình có thành viên di cư đã cải thiện được mức sống hơn so với hộ không có thành viên di cư. Các giả thuyết trên được mô tả khái quát trong khung phân tích dưới đây: Nguồn: Tác giả tự xây dựng Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định xuất cư và lợi ích sau xuất cư 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu +) Mối quan hệ giữa các nhân tố cấp hộ gia đình và một số nhân tố cấp tỉnh với xác suất xuất cư của ít nhất một người trong hộ gia đình. +) Lợi ích về thu nhập của hộ gia đình có ít nhất một người xuất cư. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Do tính sẵn có của dữ liệu, nghiên cứu này thực hiện phân tích dữ liệu tại các thời điểm 2010, 2012, 2014 trên phạm vi toàn quốc. Yếu tố tỉnh và vùng địa lý được xem xét trong quá trình phân tích. Các bộ dữ liệu được kết nối thành một panel dữ liệu cho phép phân tích trong thời khoảng 2010-2014. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Các phân tích và luận điểm được đưa ra trong luận án đều dựa trên phương pháp luận tư duy duy vật biện chứng và tư duy duy vật lịch sử. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định di cư được dựa trên cơ sở tư duy duy vật lịch sử, kế thừa các lý thuyết về “lực hút” và “lực đẩy” trong di cư hay “chi phí” và “lợi ích” do di cư mang lại. Tư duy biện chứng cho phép phân tích và giải thích những tác động của xuất cư lên thu nhập hộ gia đình và các yếu tố ảnh hưởng tới xuất cư của thành viên hộ gia đình. 4.2. Phương pháp tiếp cận Qua tổng quan tài liệu, nghiên cứu này thực hiện tiếp cận theo lý thuyết lao động di cư kinh tế mới (New Economics Labour Migration - NELM). 4.3. Nguồn số liệu Bộ số liệu VHLSS được Tổng cục Thống kê cung cấp và cho phép sử dụng đã được kết nối 3 năm 2010, 2012 và 2014. Trong panel số liệu này, số hộ được quan sát sau khi kết nối 3 năm dữ liệu điều tra là 1.914 hộ. 5. Những đóng góp mới của luận án  Nghiên cứu di cư tiếp cận theo hướng hộ gia đình là thích hợp bởi vì gia đình ở Việt Nam, nhất là ở nông thôn, các thành viên trong hộ gắn kết và quan hệ chặt trẽ với nhau. Di cư dù là của một thành viên nào đó nhưng lại được quyết định 4 mang tính tập thể hộ gia đình và vai trò của chủ hộ có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến các quyết định của hộ gia đình.  Việc nối thông tin hộ các năm 2010, 2012 và 2014 trong các Bộ số liệu VHLSS cho phép quan sát được động thái di cư (với ít nhất một thành viên) của hộ và do đó xem xét được nhiều khía cạnh của mối quan hệ như hộ có mức sống thấp ở năm trước thì có là nguyên nhân để ít nhất một thành viên của hộ năm sau di cư hay không. Việc hộ có thành viên di cư thì có làm cải thiện mức sống của hộ hay không và nếu có cải thiện thì ở mức nào.  Việc nối thông tin hộ có nhược điểm là làm giảm tính đại diện, nhưng lại có những ưu điểm mà chưa có nghiên cứu nào về di cư ở Việt Nam có được từ trước đến nay, đó là: Cho phép nghiên cứu di cư bằng mô hình số liệu mảng động, một mô hình phù hợp khi phân tích tác động nhân quả trong phân tích di cư, như mức sống thấp ở thời kỳ trước có làm tăng khả năng xuất cư ở thời kỳ sau hay không. Cho phép so sánh trực tiếp thu nhập và chi tiêu của các hộ có thành viên di cư với hộ không có thành viên di cư, từ kết quả so sánh có thể đưa ra các phân tích hay đánh giá về quyết định di cư của hộ gia đình.  Các nghiên cứu của Nguyễn Thu Phương và cộng sự (2008), Ian Coxhead và cộng sự (2016) đã phân tích một số nhân tố địa bàn cư trú cấp xã tác động đến di cư. Tuy nhiên cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về di cư ở Việt Nam đã nghiên cứu một số nhân tố cấp tỉnh tác động đến di cư hộ gia đình bằng mô hình số liệu mảng động. Xuất phát từ thực tế là những tỉnh có vốn đầu tư thực hiện và chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tăng thì dẫn đến cơ sở hạ tầng cũng như chính sách điều hành cấp tỉnh đối với các doanh nghiệp được cải thiện, tỉnh đó sẽ tạo được việc làm tốt và giữ được người lao động ở lại tỉnh. Tác giả đã đưa các biến vốn đầu tư thực hiện của tỉnh trễ một thời kỳ, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và số lao động được tạo việc làm trễ một thời kỳ vào mô hình để phân tích xác suất di cư của ít nhất một thành viên hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi các biến này tăng thì xác suất di cư giảm. Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm giúp các nhà lãnh đạo cấp tỉnh đưa ra các chính sách phù hợp để điều tiết di cư giúp tăng trưởng kinh tế cho tỉnh.  Tác giả sử dụng nhiều phương pháp trong cùng một nghiên cứu để đảm bảo độ tin cậy của kết quả, bởi vì mỗi phương pháp đều có những ưu điểm nhưng cũng có những hạn chế. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Các khái niệm về di cư Di cư luôn là khái niệm được các nhà nghiên cứu cũng như các nhà quản lý tranh luận và chưa thống nhất về định nghĩa. Có nhà nghiên cứu coi đó là sự “thay đổi nơi cư trú cố định” (Lee, 1966), có nhà nghiên cứu lại coi “sự thoát ly hay tách khỏi cộng đồng sống” là nội dung chính trong nội hàm khái niệm di cư (Mangalam và Morgan, 1968). Có nhà nghiên cứu cho rằng “giá trị hệ thống dựa trên đó con người hay cộng đồng người lựa chọn nơi cư trú” là tiêu chí chủ yếu nhận dạng quá trình di cư (Paul Shaw, 1975). Như vậy, di cư có thể hiểu là sự di chuyển của con người từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác trong thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn. 1.2. Các lý thuyết về di cư và động lực di cư 1.2.1. Lý thuyết vĩ mô về di cư Các lý thuyết vĩ mô về di cư quan tâm phân tích các luồng hay dòng di cư và xu thế di cư trong một quốc gia. Khởi đầu các lý thuyết di cư vĩ mô tân cổ điển giải thích di cư như là một phần của sự phát triển kinh tế. Di cư trong nước xảy ra do sự khác biệt về cung và cầu lao động giữa các vùng địa kinh tế, chủ yếu là giữa khu vực nông nghiệp ở nông thôn và các ngành công nghiệp sản xuất ở các đô thị. Các mô hình cơ bản đã phát triển các lý thuyết mô hình hai khu vực, giả định thị trường lao động cân bằng thì một lượng dư thừa lao động trong ngành nông nghiệp truyền thống được hấp thụ bởi các khu công nghiệp. Các khu công nghiệp phát triển thu hút người lao động từ khu vực nông nghiệp. Lao động nông thôn bị thu hút bởi sự khác biệt tiền lương, tiền lương ở khu vực thành thị luôn cao hơn ở khu vực nông thôn và đây là động lực chủ yếu khiến người lao động ở nông thôn di chuyển đến các khu vực đô thị (Lewis, 1954). 1.2.2. Lý thuyết trung mô về di cư Mô hình cấp trung mô cũng giải thích di cư của những thành viên hộ gia đình từ nông thôn ra thành thị ở các nước kém phát triển, chẳng hạn mô hình di cư của Mabogunje (1970), mô hình này được xem như là một mô hình hệ thống, trong đó ông giải thích di cư là một quá trình không gian động. 1.2.3. Lý thuyết vi mô về di cư Lý thuyết vi mô về di cư phân tích những yếu tố tác động đến quyết định di 6 chuyển của các cá nhân, đó là các nhân tố động lực di cư cá nhân. Lee (1966) là người đầu tiên nghiên cứu di cư theo cách tiếp cận các yếu tố tác động đến lực hút (nhập cư) và các yếu tố tác động đến lực đẩy (xuất cư) trên mức độ cá nhân từ cả hai phía cung và cầu của di cư. 1.2.4. Lý thuyết lao động di cư kinh tế mới (New Economics Labour Migration - NELM) Lý thuyết lao động di cư kinh tế mới tập trung nghiên cứu cá nhân đưa ra quyết định di cư dựa trên đặc điểm của hộ gia đình. Nghiên cứu của Harbison (1981) có tên "cấu trúc gia đình và chiến lược ra quyết định di cư" chỉ ra rằng gia đình có thể ảnh hưởng đến quyết định di cư của cá nhân thông qua cơ cấu nhân khẩu học. 1.2.5. Thảo luận về động lực di cư Còn đang có những tranh luận về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư và các yếu tố cấu thành động lực di cư. Có ý kiến cho rằng động lực di cư là yếu tố sâu xa, bên trong mỗi con người. Vì vậy để thấy rõ động lực di cư thì cần có điều tra sâu để phát hiện nội hàm khái niệm “động lực di cư”. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư hay các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi di cư chính là động lực di cư. Theo kết quả Điều tra di cư nội địa năm 2015 của Tổng cục thống kê thì các vấn đề kinh tế vẫn là lý do hàng đầu dẫn đến quyết định di cư. Kết quả điều tra cho thấy, có gần 30% người di cư được hỏi cho biết họ di chuyển là do “tìm được việc làm ở nơi mới”; 11,5% di cư để có “điều kiện làm việc tốt hơn”; 11,9% di cư để “thuận tiện cho công việc”; 12,6% di cư để “cải thiện đời sống”. Vậy các yếu tố “tìm được việc làm ở nơi mới”, “điều kiện làm việc tốt hơn”, “thuận tiện cho công việc”, “cải thiện đời sống”, được gọi là “một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư”. Tuy nhiên các yếu tố này có được coi là “động lực di cư” hay không thì cần bàn luận thêm. Sau khi nghiên cứu tổng quan các lý thuyết về di cư và một số mô hình phân tích di cư, tác giả rút ra được kết quả là có hai nhóm mô hình phân tích di cư. Nhóm mô hình thứ nhất là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến di cư với biến phụ thuộc là số người di cư hoặc tỷ lệ người di cư, nhóm mô hình thứ hai là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di cư cá nhân hay hành vi di cư cá nhân. Hình 1.1 dưới đây cho biết mô hình phân tích quyết định di cư cá nhân là một bộ phận của mô hình phân tích di cư. 7 Nguồn: Tác giả tự xây dựng Hình 1.1: Sơ đồ phân tích di cư bao hàm phân tích quyết định di cư 1.3. Tổng quan các mô hình phân tích xu thế di cư và mô hình phân tích các nhân tố tác động đến quyết định di cư trên thế giới 1.3.1. Mô hình phân tích xu thế di cư Puhani (1999) trong bài viết về di chuyển lao động – hiệu chỉnh cơ cấu lao động trong liên minh Châu Âu, tác giả đã chỉ định mô hình sau để phân tích và kiểm chứng thực nghiệm xu thế di cư với 3 nước là Tây Đức, Pháp, Italy:  +   =          Hay   +    =  +        +       +  +  +  Trong đó:  ! =  +  +  mig: (net migration) di dân thuần tuý – dân số tăng lên trong năm do di cư; pop: (population) dân số; u: (unemployment rate) tỷ lệ thất nghiệp; y: (income/GDP) thu nhập. Các chỉ số i, n, t tương ứng là vùng trong một quốc gia, quốc gia đó và năm. 1.3.2. Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định di cư Syafitri (2012) khi nghiên cứu các nhân tố tác động tới quyết định có di cư hay CÁC YẾU TỐ CÁ NHÂN, HỘ GIA ĐÌNH, ĐỊA BÀN CƯ TRÚ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH DI CƯ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DI CƯ 8 không di cư của người lao động ở tỉnh Đông Java, Indonesia dựa trên lý thuyết lao động di cư kinh tế mới (New Economics of Labour Migration - NELM), nghiên cứu phân tích động lực di cư nông thôn - thành thị, di cư ra nước ngoài và không di cư. Mahinchai (2010) đã nghiên cứu các đặc điểm hộ gia đình và cá nhân có tác động đến quyết định di cư hay không ở tỉnh Nam Rong, Thái Lan bằng mô hình logit đa trạng thái. Mendola (2005) đã nghiên cứu các nhân tố cấp hộ gia đình và địa bàn cư trú tác động đến hộ gia đình có ít nhất một thành viên di cư bằng mô hình logit. Tác giả đã sử dụng số liệu của 5.062 hộ gia đình Bangladesh năm 1994 và 1995 với biến phụ thuộc M = 0 với những hộ không có thành viên nào di cư và M = 1 với những hộ có ít nhất một thành viên di cư. Nguyễn Thu Phương và cộng sự (2008) sử dụng mô hình Probit để phân tích các nhân tố đặc trưng hộ gia đình và các nhân tố đặc trưng địa bàn cư trú cấp xã tác động đến xác suất hộ có thành viên di cư dài hạn (di cư từ 6 tháng đến 12 tháng) và xác suất hộ có thành viên di cư nhắn hạn (di cư từ 1 tháng đến dưới 6 tháng). Ngoài ra, các tác giả cũng sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính phân tích các nhân tố đặc điểm hộ gia đình cũng như đặc điểm địa bàn cấp xã tác động đến tiền gửi về cũng như chi tiêu của hộ. Kết quả cho thấy di cư là một quá trình chọn lọc cao và bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các đặc điểm hộ gia đình cũng như đặc điểm địa bàn cư trú cấp xã. Các tác giả cũng đã phân tích ảnh hưởng của di cư đến chi tiêu hộ gia đình và bất bình đẳng. Di cư có tác động tích cực đến chi tiêu của hộ gia đình nhưng làm tăng hệ số Gini của chi tiêu bình quân đầu người từ 0,38 đến 0,42. Ian Coxhead và cộng sự (2016) sử dụng các Bộ số liệu VHLSS năm 2010 và 2012 và mô hình logit và logit đa trạng thái để phân tích các đặc điểm cá nhân, hộ gia đình và địa bàn cư trú cấp xã tác động đến xác suất di cư làm việc, di cư không làm việc (di cư do hôn nhân, nghiên cứu,..) và không di cư (trạng thái không di cư được chọn là trạng thái tham chiếu). Kết quả ước lượng cho thấy xác suất di cư liên quan chặt chẽ với đặc điểm cá nhân, hộ gia đình và địa bàn cư trú cấp xã. Các hộ gia đình coi việc di cư là một phần trong chiến lược đa dạng hóa đầu tư. Người trẻ tuổi có nhiều khả năng di cư hơn. Phụ nữ có nhiều khả năng di cư vì mục đích không làm việc hơn nam giới do phụ nữ có xu hướng kết hôn và sống với chồng ở tỉnh khác. Hạn hán cũng được coi là một nhân tố “đẩy” đáng kể cho việc di cư làm việc. Thành viên hộ thuộc nhóm dân tộc thiểu số di cư với tỷ lệ thấp hơn rất nhiều so với người Kinh/Hoa. 9 1.4. Một số phân tích lợi ích trong thu nhập của người di cư Tsafack-Nanfosso & Zamo-Akono (2009) phân tích các nhân tố tác động đến chênh lệch tiền lương giữa người di cư và người không di cư dựa trên số liệu 3.585 cá nhân năm 2005 ở hai thành phố Yaoundé và Douala của Cameroon bằng mô hình phân rã Blinder - Oaxaca. Luận văn thạc sĩ kinh tế của Varkevisser (2015) cũng sử dụng phân rã Blinder – Oaxaca để phân tích khác biệt tiền lương theo giờ giữa người phụ nữ nhập cư và người phụ nữ bản địa, người nhập cư nhỏ hơn 18 tuổi và người nhập cư từ 18 tuổi trở lên ở Hà Lan năm 2015. Figueiredo và cộng sự (2016) đã sử dụng mô hình hồi quy phân vị để phân tích tác động của di cư đến tổng chi tiêu cho hàng hóa nhập khẩu của các nước tiếp nhận nhập cư. Kết quả cho biết tác động của di cư là đáng kể và tích cực đến chi tiêu cho hàng hóa nhập khẩu. Alan De Brauw và Tomoko Harigaya (2006) sử dụng mô hình với biến công cụ kiểm soát biến nội sinh di cư (phương pháp mô men tổng quát) với hai Bộ số liệu VHLSS năm 1993 và năm 1998 để khảo sát các hộ gia đình ở Việt Nam di cư theo mùa có làm tăng mức sống của họ hay không. Nguyễn Việt Cường (2008) đã sử dụng mô hình hồi quy tác động cố định với các Bộ số liệu VHLSS năm 2002 và 2004 để phân tích tiền chuyển về từ nước ngoài đến vấn đề đói nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam. Nguyễn Việt Cường và cộng sự (2009) nghiên cứu tác động của di cư làm việc và di cư không làm việc lên phúc lợi gia đình, nghèo đói và bất bình đẳng từ dữ liệu VHLSS năm 2004 và 2006. Nguyễn Việt Cường và Daniel Mont (2012) xem xét tác động của tiền gửi quốc tế tới các chỉ số phúc lợi hộ gia đình. Những phát hiện từ bài viết này cho thấy hầu hết các hộ nhận được tiền từ người di cư ra nước ngoài gửi về lại là các gia đình không nghèo, do đó ảnh hưởng của di cư đến giảm nghèo còn hạn chế. Sau khi luận án này được bảo vệ cấp cơ sở ngày 10 tháng 03 năm 2017, một nghiên cứu mới nhất được cập nhật của Nguyễn Việt Cường và Vũ Hoàng Linh (2017) đã sử dụng hồi quy tác động cố định với hai Bộ số liệu VHLSS năm 2010 và 2012 để phân tích tác động của di cư và tiền gửi về đến phúc lợi hộ gia đình. 10 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mô hình logit với số liệu mảng phân tích xác suất hộ gia đình có ít nhất một người xuất cư " #$ = 1/'! = ()*+, - ',./ 01 - ()*+, - ',./ 0 1  = 1 ÷ 1914, 6 = 2010; 2012; 2014 X là véc tơ các biến độc lập (xem bảng 2.2) : là véc tơ hệ số góc cần ước lượng  là hệ số chặn ứng với hộ i Các biến số Bảng 2.2: Mô tả các giá trị của biến độc lập trong mô hình phân tích xác suất hộ gia đình có ít nhất một người xuất cư từ VHLSS 2010, 2012, 2014 Tên Giải thích biến Những giá trị của biến Dicu Xuất cư 0: Hộ không có người xuất cư 1: Hộ có người xuất cư gioitinh_ch Giới tính chủ hộ 1: Nam; 0: Nữ bangcap_chuho Bằng cấp của chủ hộ 1: Không đi học hoặc có bằng tiểu học 2: Có bằng THCS 3: Có bằng THPT 4: Có bằng cao đẳng/đại học trở lên nhomtuoi_ch Nhóm tuổi chủ hộ 1: từ 16 đến 29 2: từ 30 đến 39 3: từ 40 đến 49 4: từ 50 đến 59 5: từ 60 trở lên nhomchitieu (chia theo 5 phân vị) Chi tiêu thực bình quân đầu người của hộ (đơn vị nghìn đồng) Năm 2010 Mức1: từ 1.205 đến 8.152 Mức2: từ 8.185 đến 11.716 Mức3: từ 11.725 đến 16.181 Mức4: từ 16.211 đến 24.139 Mức5: từ 24.312 trở lên Năm 2012 Mức1: từ 2.066 đến 11.763 Mức2: từ 11.796 đến 16.799 Mức3: từ 16.817 đến 22.867 Mức4: từ 22.912 đến 32.985 11 Tên Giải thích biến Những giá trị của biến Mức5: từ 33.008 trở lên Năm 2014 Mức1: từ 2.777 đến 14.398 Mức2: từ 14.442 đến 20.482 Mức3: từ 20.507 đến 27.647 Mức4: từ 27.693 đến 39.358 Mức5: từ 39.568 trở lê
Luận văn liên quan