Tóm tắt Luận án Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ kiểm toán, sự hài lòng và sự trung thành

Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nói chung, nơi diễn ra các hoạt động cung cấp dịch vụ giữa bên mua và bên bán, thì việc duy trì sự trung thành của khách hàng là một trong các mục tiêu quan trọng của các doanh nghiệp (DN) cung cấp dịch vụ. Sự trung thành này sẽ giúp DN phát triển ổn định (Gwinner và cộng sự, 1998), giảm các chi phí để thu hút các khách hàng mới (Payne và Frow, 2005) và tạo ra thương hiệu cho công ty (Bhattacharya và Sen, 2003). Trong lĩnh vực kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) nói riêng, điểm giống như các loại hình kinh doanh dịch vụ khác là cũng diễn ra các hoạt động cung cấp dịch vụ giữa bên mua và bên bán, thì việc duy trì một danh mục các khách hàng trung thành với CTKT độc lập sẽ tạo nên những thuận lợi về mặt kinh tế và cạnh tranh trên thị trường, cũng như làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh cho các CTKT (CTKT) (Yang và Peterson, 2004; Ravald và Gronroos, 1996). Tuy nhiên, do kiểm toán là loại hình dịch vụ đặc thù, có nhiều bên liên quan bao gồm: Chủ thể kiểm toán là các CTKT (cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC), khách thể kiểm toán là các CTNY (sử dụng dịch vụ kiểm toán), và bên thứ ba là những đối tượng sử dụng BCTC và báo cáo kiểm toán (gồm các nhà đầu tư, đối tác, các cơ quan quản lý có thẩm quyền, chuyên gia phân tích). Dưới góc độ quản lý vĩ mô, trong loại hình dịch vụ kiểm toán thì yếu tố chất lượng của báo cáo kiểm toán là đặc biệt quan trọng vì tẩm ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quyết định của các nhà đầu tư và nhiều đối tượng khác có quan tâm đến BCTC của DN. Do sự đặc thù như vậy, nên đối với các CTKT, ngoài việc duy trì sự trung thành của các DN cần đi đôi với việc đảm bảo chất lượng của công tác kiểm toán. Thực tế, thị trường kiểm toán trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang diễn ra sự cạnh tranh giữa các CTKT trong việc tìm kiếm khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ. Ông Bùi Văn Mai – Phó chủ tịch Hội Kiểm toán hành nghề Việt Nam và bà Trần Thúy Ngọc – Phó tổng giám đốc CTKT Deloitte Việt Nam đã đánh giá việc cạnh tranh bằng phí kiểm toán tại Việt Nam đang hết sức phổ biến và sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng kiểm toán BCTC. Việc cạnh tranh bằng giá phí tại Việt Nam như hiện nay có thực sự làm các DN khách hàng thay đổi hay tiếp tục sử dụng các dịch vụ của các CTKT chưa được kiểm chứng một cách khoa học. Do vậy, xét về mặt thực tế, cần có nghiên cứu về mối quan hệ giữa CTKT và CTNY để tìm hiểu có phải vì giá phí hay vì các vấn đề khác như chất lượng dịch vụ kiểm toán, mối quan hệ quen biết và gắn bó giữa khách hàng và CTKT, hay những vấn đề khác mang tính đặc thù của thị trường kiểm toán tại Việt Nam mới quyết định việc DN tiếp tục sử dụng các dịch vụ của CTKT? Về khía cạnh nghiên cứu, mặc dù đã có rất nhiều các nghiên cứu thực chứng về sự trung thành của khách hàng đối với các CTKT trên thế giới. Tuy nhiên các nghiên cứu này thường đánh giá các nhân tố tác động đến sự trung thành của các doanh nghiệp niêm yết dưới góc độ khác nhau. Còn tại Việt Nam thì chưa có nghiên cứu nào về sự trung thành của doanh nghiệp niêm yết với CTKT. Do vậy, về mặt khoa học, nghiên cứu được thực hiện để lấp khoảng trống trong nghiên cứu. Đó là giải thích mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến sự trung thành của các doanh nghiệp niêm yết đối với các CTKT tại Việt Nam. Từ đó, mang lại những đóng góp về mặt thực tiễn, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho thị trường kiểm toán tại Việt Na

pdf13 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ kiểm toán, sự hài lòng và sự trung thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1. Sự cần thiết của đề tài Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nói chung, nơi diễn ra các hoạt động cung cấp dịch vụ giữa bên mua và bên bán, thì việc duy trì sự trung thành của khách hàng là một trong các mục tiêu quan trọng của các doanh nghiệp (DN) cung cấp dịch vụ. Sự trung thành này sẽ giúp DN phát triển ổn định (Gwinner và cộng sự, 1998), giảm các chi phí để thu hút các khách hàng mới (Payne và Frow, 2005) và tạo ra thương hiệu cho công ty (Bhattacharya và Sen, 2003). Trong lĩnh vực kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) nói riêng, điểm giống như các loại hình kinh doanh dịch vụ khác là cũng diễn ra các hoạt động cung cấp dịch vụ giữa bên mua và bên bán, thì việc duy trì một danh mục các khách hàng trung thành với CTKT độc lập sẽ tạo nên những thuận lợi về mặt kinh tế và cạnh tranh trên thị trường, cũng như làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh cho các CTKT (CTKT) (Yang và Peterson, 2004; Ravald và Gronroos, 1996). Tuy nhiên, do kiểm toán là loại hình dịch vụ đặc thù, có nhiều bên liên quan bao gồm: Chủ thể kiểm toán là các CTKT (cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC), khách thể kiểm toán là các CTNY (sử dụng dịch vụ kiểm toán), và bên thứ ba là những đối tượng sử dụng BCTC và báo cáo kiểm toán (gồm các nhà đầu tư, đối tác, các cơ quan quản lý có thẩm quyền, chuyên gia phân tích). Dưới góc độ quản lý vĩ mô, trong loại hình dịch vụ kiểm toán thì yếu tố chất lượng của báo cáo kiểm toán là đặc biệt quan trọng vì tẩm ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quyết định của các nhà đầu tư và nhiều đối tượng khác có quan tâm đến BCTC của DN. Do sự đặc thù như vậy, nên đối với các CTKT, ngoài việc duy trì sự trung thành của các DN cần đi đôi với việc đảm bảo chất lượng của công tác kiểm toán. Thực tế, thị trường kiểm toán trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang diễn ra sự cạnh tranh giữa các CTKT trong việc tìm kiếm khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ. Ông Bùi Văn Mai – Phó chủ tịch Hội Kiểm toán hành nghề Việt Nam và bà Trần Thúy Ngọc – Phó tổng giám đốc CTKT Deloitte Việt Nam đã đánh giá việc cạnh tranh bằng phí kiểm toán tại Việt Nam đang hết sức phổ biến và sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng kiểm toán BCTC. 2 Việc cạnh tranh bằng giá phí tại Việt Nam như hiện nay có thực sự làm các DN khách hàng thay đổi hay tiếp tục sử dụng các dịch vụ của các CTKT chưa được kiểm chứng một cách khoa học. Do vậy, xét về mặt thực tế, cần có nghiên cứu về mối quan hệ giữa CTKT và CTNY để tìm hiểu có phải vì giá phí hay vì các vấn đề khác như chất lượng dịch vụ kiểm toán, mối quan hệ quen biết và gắn bó giữa khách hàng và CTKT, hay những vấn đề khác mang tính đặc thù của thị trường kiểm toán tại Việt Nam mới quyết định việc DN tiếp tục sử dụng các dịch vụ của CTKT? Về khía cạnh nghiên cứu, mặc dù đã có rất nhiều các nghiên cứu thực chứng về sự trung thành của khách hàng đối với các CTKT trên thế giới. Tuy nhiên các nghiên cứu này thường đánh giá các nhân tố tác động đến sự trung thành của các doanh nghiệp niêm yết dưới góc độ khác nhau. Còn tại Việt Nam thì chưa có nghiên cứu nào về sự trung thành của doanh nghiệp niêm yết với CTKT. Do vậy, về mặt khoa học, nghiên cứu được thực hiện để lấp khoảng trống trong nghiên cứu. Đó là giải thích mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến sự trung thành của các doanh nghiệp niêm yết đối với các CTKT tại Việt Nam. Từ đó, mang lại những đóng góp về mặt thực tiễn, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho thị trường kiểm toán tại Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là kiểm định mối quan hệ về sự trung thành của các CTNY đối với các CTKT độc lập tại Việt nam. Từ mục tiêu nghiên cứu chính trên, tác giả xác định các mục tiêu nghiên cứu chi tiết như sau: - Xây dựng mô hình nghiên cứu đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố đến sự trung thành của các CTNY đối với các CTKT độc lập. - Tìm ra những nhân tố có ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào đến sự trung thành của các CTNY đối với các CTKT độc lập. - Đánh giá sự khác biệt về sự trung thành giữa các nhóm CTNY đối với các CTKT độc lập. Câu hỏi nghiên cứu: 3 Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu chi tiết, câu hỏi nghiên cứu của đề tài như sau: - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự trung thành của các CTNY đối với các CTKT độc lập tại Việt Nam? - Những nhân tố đó ảnh hưởng như thế nào đến sự trung thành của các CTNY đối với các CTKT độc lập tại Việt Nam? - Có sự khác nhau như thế nào giữa các nhóm CTNY về sự trung thành đối với các CTKT độc lập tại Việt Nam? Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Để đánh giá sự trung thành của các CTNY đối với các CTKT độc lập tại Việt Nam, tác giả đã tham khảo các nghiên cứu trước đây và kết hợp với điều tra phỏng vấn các chuyên gia và quản lý trong công tác kiểm toán để xác định các nhân tố nào tác động đến sự trung thành. Từ đó, tác giả xác định bốn nhân tố quan trọng nhất mà phù hợp với điều kiện thị trường tại Việt Nam, bao gồm: sự hài lòng của DN về chất lượng dịch vụ, sự cảm nhận của DN về mối quan hệ lợi ích - chi phí từ dịch vụ kiểm toán, sự đánh giá của DN về khả năng tiếp cận dịch vụ kiểm toán, và sự cảm nhận của DN về mối quan hệ giữa DN và CTKT. Các CTNY được nghiên cứu là các DN niêm yết trên HNX và HOSE tại thời điểm năm 2013. Tại thời điểm này, có khoảng 900 CTNY trên hai sàn chứng khoán, và tác giả chọn ra 152 DN để tiến hành điều tra. Các DN được chọn đảm bảo tính bao phủ về yếu tố ngành nghề và địa lý. Do các CTKT cung cấp nhiều loại hình dịch vụ như kiểm toán BCTC, kiểm toán tuân thủ, thuế, và tư vấn; cũng như mối CTNY có thể sử dụng nhiều hơn một dịch vụ kiểm toán; Do đó, việc đánh giá sự cảm nhận của các CTNY đối với dịch vụ kiểm toán trong nghiên cứu này được giới hạn trong dịch vụ kiểm toán BCTC – dịch vụ được các CTNY sử dụng nhiều nhất trong các loại dịch vụ kiểm toán. Đối tượng nghiên cứu: 4 Các nhân tố tác động đến sự trung thành của các CTNY đối với các CTKT độc lập là đối tượng nghiên cứu của đề tài thông qua việc gửi phiếu điều tra. Trực tiếp trả lời phiếu điều tra là các cán bộ trong DN mà thường xuyên tiếp xúc và làm việc với đoàn kiểm toán như kế toán trưởng, trưởng hay phó phòng tài chính, thành viên ban giám đốc, và thành viên phòng kiểm toán nội bộ. 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Sự trung thành Khái niệm về sự trung thành của khách hàng đối với công ty công cấp dịch vụ đã được nghiên cứu rất nhiều và đưa ra các khái niệm hay quan điểm khác nhau. Theo Baloglu (2002), sự trung thành là một cấu trúc phức tạp, và các nghiên cứu về sự trung thành thường tập trung vào hai hướng chính, gồm dựa trên hành vi và thái độ của khách hàng. Hành vi của sự trung thành đó là việc tiếp tục mua hàng hóa hay dịch vụ (repeat purchase) của một nhà cung cấp. Thái độ của sự trung thành đó là nói với người khác về việc nên mua hàng hóa hay dịch vụ của một nhà cung cấp. Tuy nhiên, cả hai định nghĩa phổ biến này còn có những hạn chế. Trong lĩnh vực kiểm toán BCTC, luật kiểm toán độc lập quy định các CTNY sau mỗi 3 năm phải thay đổi người ký báo cáo kiểm toán và trong trường hợp là DN trong lĩnh vực tín dụng phải thay đổi CTKT. Dó đó, có thể một DN đang sử dụng dịch vụ kiểm toán của một CTKT trong nhiều năm hay nói cách khác là trung thành với CTKT đó phải thay đổi CTKT khác nên việc đo lường sự trung thành của DN đối với CTKT còn khó hơn so với các loại hình mua – bán khác. Trong các nghiên cứu đo lường về sự trung thành của các DN đối với các CTKT, cả hai định nghĩa về hành vi và thái độ đều đã được áp dụng. Ví dụ như, nghiên cứu của Ismail và cộng sự (2006) tại Malaysia sử dụng định nghĩa sự trung thành theo thái độ thông qua việc phỏng vấn DN. Trong khi đó, nghiên cứu của Hudaib và Cooke (2005) tại Anh sử dụng định nghĩa sự trung thành theo hành vi thông qua việc sử dụng dữ liệu thứ cấp từ BCTC mà DN đã thay đổi CTKT. Do sự phức tạp trong việc định nghĩa và đo lường về sự trung thành như trên, cùng với những quy định chặt chẽ trong việc thay đổi CTKT, nên việc lựa chọn định nghĩa hay phương pháp đo lường sự trung thành của các CTNY đối với các CTKT độc lập nào cũng có những giới hạn nhất định. Dó đó, để có thể thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài một cách khả thi, tác giả sẽ lựa chọn phương pháp đo lường sự trung thành của các DN đối với CTKT bằng định nghĩa DN tiếp tục sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của CTKT. 6 Dưới góc độ quốc tế, nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự trung thành của CTNY đối với CTKT đã được thực hiện đa dạng, bao gồm: Chất lượng báo cáo kiểm toán Sự thay đổi của quy định, chuẩn mực kiểm toán Kết quả của báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính Phí kiểm toán Lợi ích – chi phí kiểm toán Quy mô CTKT Quy mô khách hàng kiểm toán Khách hàng trong giai đoạn tài chính khó khăn hay phá sản Mối quan hệ giữa CTKT và khách hàng Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ kiểm toán Khả năng tiếp cận dịch vụ của khách hàng Sự đa dạng này được thực hiện qua các nghiên cứu tác động của mỗi nhân tố riêng lẻ hay sự kết hợp của một nhóm các nhân tố đến sự trung thành. Các nhân tố hay nhóm nhân tố khác nhau, tại các thị trường khác nhau sẽ cho ra các kết quả khác nhau. Do đó, để tập trung vào mục tiêu nghiên cứu của mình, tác giả sẽ trình bày các nghiên cứu có liên quan đến nhóm bốn nhân tố tác động đến sự trung thành mà tác giả đã xác định trong phần phỏng vấn sâu các chuyên gia tại Việt Nam. Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ kiểm toán, sự hài lòng và sự trung thành Chất lượng kiểm toán, về mặt kỹ thuật được hiểu là việc thị trường đánh giá về mức độ của kiểm toán trong việc phát hiện các sai phạm trong hệ thống kế toán của khách hàng và báo cáo các sai phạm đó. Nhiều nghiên cứu về chất lượng kế toán và kiểm toá tập trung vào chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính. Chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính chủ yếu tập trung vào mối quan hệ giữa chất lượng kiểm toán, rủi ro trong việc lựa chọn khách hàng, rủi ro xung đột lợi ích (agency issue) và các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ kiểm toán (Hansen và cộng sự, 2006; Beattie và cộng sự,2013). Chất lượng kiểm toán, về mặt dịch vụ được hiểu là cảm nhận hay sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ kiểm toán Chất lượng kiểm toán sẽ 7 tác động đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ. Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ có tác động đến sự trung thành của khách hàng sử dụng dịch vụ. Nghiên cứu điển hình về mối quan hệ này là của Ishak Ismail và cộng sự (2006), nhóm tác giả đã dùng phương pháp điều tra 500 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Malaysia để đánh giá mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ kiểm toán đến sự hài lòng và đến sự trung thành của khách hàng. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình Servqual để đo lường sự cảm nhận của khách hàng về dịch vụ kiểm toán và sự mong đợi của khách hàng khi sử dụng dịch vụ kiểm toán. Tác giả đã đưa ra kết luận rằng khi khách hàng hài lòng với chất lượng dịch vụ kiểm toán sẽ có xu hướng tiếp tục sử dụng các dịch vụ của CTKT (sự trung thành). Ngoài thang đo Servqual, thang đo Servperf cũng được sử dụng rộng rãi và được đánh giá là hiệu quả hơn thang đo Servqual. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả sẽ nghiên cứu chất lượng kiểm toán như một loại hình dịch vụ giữa hai bên: người bán (các CTKT) và người mua (các DN sử dụng dịch vụ kiểm toán). Đê đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ kiểm toán, tác giả sẽ sử dụng thang đo Servperf. Mối quan hệ giữa lợi ích - chi phí từ dịch vụ kiểm toán và sự trung thành Phí kiểm toán báo cáo tài chính, là loại phí mà DN sử dụng dịch vụ kiểm toán trả cho CTKT. Theo nghiên cứu của McMeeking và cộng sự (2005), Oxera (2006), Numan và Wellekens (2012), về cơ bản, phí kiểm toán được các CTKT đưa ra dựa theo các yếu tố sau: quy mô khách hàng, sự phức tạp của công tác kiểm toán, và rủi ro kiểm toán. Lý thuyết về lợi ích - chi phítừ dịch vụ kiểm toán chỉ ra tầm quan trọng của các dịch vụ gia tăng trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính. Theo Beattie và cộng sự (2000), báo cáo kiểm toán bản thân không tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ ghi nhận giá trị gia tăng từ dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính. Các giá trị gia tăng này bao gồm nâng cao hiệu quả quản lý cho doanh nghiệp, tạo niềm tin cho đối tác và các nhà đầu tư, dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay, giảm chi phí tài chính, từ đó doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đã có rất nhiều các nghiên cứu thực chứng về tác động của phí kiểm toán báo cáo tài chính đến sự trung thành của khách hàng. Tuy nhiên các nghiên cứu đã đưa ra các kết quả khác nhau: 8 Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng phí kiểm toán là nguyên nhân chính so với các yếu tố khác dẫn đến sự thay đổi CTKT. Kittsteiner và Selvaggi (2008) và Stefaniak và cộng sự (2009) thực hiện tại Anh và Mỹ để đánh giá tác động của các nhân tố đến sự thay đổi CTKT, và đưa ra kết luận rằng mức phí kiểm toán và sự thay đổi của phí kiểm toán là yếu tố quan trọng nhất, tiếp sau đó là nhân tố mối quan hệ giữa khách hàng và CTKT. Nghiên cứu của Brazel và Bradford (2011) sau này tại Mỹ cũng cho rằng phí kiểm toán và sự hài lòng về chất lượng dịch vụ là những yếu tố quan trọng nhất tác động đến việc tiếp tục sử dụng hay thay đổi CTKT. Tuy nhiên, nghiên cứu của Fontaine và Letaifa (2012) tại Canada lại chứng minh rằng khi doanh nghiệp trả phí cho dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính thì họ mong đợi CTKT mang lại các lợi ích khác cho doanh nghiệp, ví dụ như nâng cao hiệu quả quản lý và cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp. Hay nói một cách khác, khách hàng coi trọng lợi ích thu được từ chi phí cho dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính. Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ đánh giá tác động từ sự cảm nhận của DN về lợi ích - chi phítừ dịch vụ kiểm toán BCTC đến sự trung thành của DN đối với các CTKT tại Việt Nam Mối quan hệ giữa khả năng tiếp cận dịch vụ kiểm toán và sự trung thành Khả năng tiếp cận là việc đánh giá các yếu tố tác động đến mức độ có thể xảy ra một hiện tượng. Theo Curuana (2002), Rehual và cộng sự (2013) có mối quan hệ chặt chẽ giữa khả năng tiếp cận với sự hài lòng hay cảm nhận về dịch vụ. Khả năng tiếp cận chịu sự tác động của việc thuận tiện trong việc tiếp cận, gặp gỡ và trao đổi, sự tác động của phương tiện truyền thông đến hình ảnh của chủ thể cung cấp dịch vụ, và cách thức tiếp cận từ nhà cung cấp dịch vụ tới đối tượng sử dụng dịch vụ. Nhiều nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ với sự trung thành của khách hàng đối với các công ty cung cấp dịch vụ trong các lĩnh vực khác nhau. Ví dụ như trong lĩnh vực bán lẻ, du lịch, vận chuyển, ngân hàng, và các dịch vụ xã hội dành cho người dân. Trong lĩnh vực dịch vụ kiểm toán, khả năng tiếp cận dịch vụ được nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau. Ví dụ như, trong nghiên cứu của Rehual và cộng sự (2013) được thực hiện tại Bỉ, thì khả năng tiếp cận là khả năng mà khách hàng có thể liên hệ được với kiểm toán viên hay 9 mối quan hệ giúp đỡ nhau giữa khách hàng và CTKT. Hay nghiên cứu của Cameran và cộng sự (2010) đã chỉ sự ảnh hưởng của thông tin và hình ảnh về CTKT tới việc sử dụng các dịch vụ kiểm toán từ khách hàng. Mối quan hệ giữa DN-CTKT và sự trung thành Peter Ohman và cộng sự (2012) cho rằng mối quan hệ giữa khách hàng và CTKT bao gồm hai mối quan hệ: Thứ nhất là quan hệ giữa khách hàng và người kí báo cáo kiểm toán (signing auditor); Thứ hai là giữa khách hàng và đội kiểm toán (audit team). Về mối quan hệ giữa khách hàng và người ký báo cáo, việc duy trì mối quan hệ liên tục là rất quan trọng để có thể giải quyết các vấn đề phát sinh. Mối quan hệ ổn định cũng sẽ giúp ích cho cả hai bên trong quá trình đàm phán, thương lượng và các các xung đột trong toàn bộ quá trình kiểm toán. Về mối quan hệ giữa khách hàng và đội kiểm toán, thì mối quan hệ này đòi hỏi sự phức tạp hơn vì số lượng các kiểm toán viên tham gia vào cuộc kiểm toán, và tiếp xúc hàng ngày với khách hàng. Trong nghiên cứu của Fontaine và Letaifa (2012) tại Canada với phương pháp phỏng vấn sâu và nghiên cứu của Magri và Baldacchino (2004) bằng phương pháp điều tra tại Malta đã chứng minh rằng việc duy trì mối quan hệ tốt giữa hai bên sẽ giúp các doanh nghiệp trung thành với các CTKT. Những nghiên cứu này khám phá ra rằng nếu bỏ qua mối quan hệ giữa khách hàng và CTKT thì phí kiểm toán sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiếp tục sử các dịch vụ của CTKT. Tuy nhiên, khi đưa vào yếu tố mối quan hệ thì tác giả kết luận rằng mối quan hệ giữa hai bên quan trọng hơn phí kiểm toán trong việc tiếp tục sử dụng các dịch vụ của CTKT. Theo các nghiên cứu này mối quan hệ tốt giữa CTKT và khách hàng sẽ làm cho công việc tiến triển thuận lợi, giải quyết các vấn đề gặp phải theo hướng tích cực và tạo ra các giá trị gia tăng cho khách hàng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mối quan hệ “thân thiết” giữa hai bên sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của báo cáo kiểm toán. Do đó, các CTKT và DN cũng chỉ muốn duy trì mối quan hệ giữa hai bên ở mức “vừa phải”. Một số nghiên cứu tại Việt Nam Tại Việt Nam đã có một vài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc DN tiếp tục sử dụng hay lựa chọn CTKT. Các nhân tố được đề cập bao gồm: Chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính Các nhân tố tác động đến chất lượng kiểm toán BCTC 10 Phí kiểm toán Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và CTKT Hệ thống kiểm soát nội bộ Tuy nhiên, các nghiên cứu trong nước về sự trung thành hay tiếp tục sử dụng dịch vụ kiểm toán của các CTNY đối với các CTKT độc lập tại Việt Nam còn hạn chế. Sự hạn chế này là nhìn nhận các yếu tố tác động dưới góc độ đơn lẻ và chưa được kiểm định bằng nghiên cứu thực chứng. Tóm lại, từ nghiên cứu tổng quan, kết hợp với phỏng vấn chuyên gia tác giả xác định bốn nhân tố tác động đến sự trung thành của các CTNY đối với các CTKT tại Việt Nam, bao gồm: chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC, lợi ích - chi phítừ kiểm toán BCTC, khả năng tiếp cận dịch vụ kiểm toán BCTC và mối quan hệ giữa CTNY với CTKT. Thang đo đánh giá cảm nhận của DN đối với bốn nhân tố vừa đề cập mang tính kế thừa từ các nghiên cứu trước và dựa vào ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong quá trình phỏng vấn tại Việt Nam. Cụ thể như sau: Nhân tố chất lượng dịch vụ được được đo bằng thang đo Servperf có điều chỉnh (do thang đo Servperf được đánh giá hiệu quả hơn thang đo Servqual). Nhân tố lợi ích - chi phí được đo bằng nhận thức của DN về lợi ích thu được từ dịch vụ kiểm toán BCTC. Nhân tố khả năng tiếp cận dịch vụ được đo bằng nhận thức của DN về khả năng thu thập thông tin và gặp gỡ trao đổi với CTKT. Nhân tố mối quan hệ giữa DN và CTKT được đo lường bằng nhận thức của DN với hai mối quan hệ: đoàn kiểm toán và người ký báo cáo kiểm toán. 11 CHƯƠNG 3 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ TRUNG THÀNH CỦA CÁC CTNY ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN TẠI VIỆT NAM Sự phát triển và lớn mạnh của các CTKT nhóm Big 4 Các CTKT có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hay còn gọi là Big 4 bao gồm Deloitte, EY, KPMG và PwC chia nhau nắm giữ thị phần quan trọng trong lĩnh vực kiểm toán tại Việt Nam. Dựa trên thông tin của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, hơn 70% CTNY lựa chọn hay tiếp tục sử dụng các dịch vụ kiểm toán của nhóm Big Four. Những yếu tố tác động đến sự lựa chọn Big 4 của các CTNY bao gồm: kiểm toán viên trong nhóm Big 4 có tính tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp cao, quy trình kiểm toán được kiểm soát chặt chẽ, và tư vấn về quản trị DN tốt. Thêm nữa, nhóm Big 4 được khách hàng đánh giá là các đơn vị có uy tín, chất lượng kiểm toán tốt, tăng khả năng minh bạch của BCTC, và tạo dựn
Luận văn liên quan