Tại Việt nam kể từ khi thị trường chứng khoán bắt đầu đi vào
hoạt động từ năm 2000 đã có nhiều vụ bê bối tài chính liên quan đến
các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán như: Bông bạch
Tuyết, Dược Viễn đông, Vinashin .Đã có nhiều nhà nghiên cứu tìm
hiểu, khám phá bản chất và nguyên nhân dẫn đến những vụ bê bối
trên. Các kết quả nghiên cứu đều đi đến kết luận một trong những
nguyên nhân quan trọng của các vụ bê bối là do các hành vi gian lận
trong việc cung cấp thông tin minh bạch tình hình tài chính và đây là
một hệ quả yếu kém của: Cấu trúc bộ máy quản trị, Văn hóa doanh
nghiệp - các giá trị đạo đức, phạm vi hoạt động của kiểm soát nội
bộ đối với việc ngăn ngừa-phát hiện gian lận ( Kristina, 2012) và
kinh nghiệm đánh giá của kiểm toán viên độc lập đối với gian lận
và lập kế hoạch kiểm toán (Beasley et al ; 2000).
Cùng với trách nhiệm thiết lập kiểm soát nội bộ Ban giám
đốc cũng đồng thời chịu trách nhiệm về việc lập và trình bày trung
thực báo cáo tài chính cho đơn vị của mình. Tuy nhiên, để đảm bảo
được tính khách quan của số liệu đưa ra trên báo cáo tài chính tới các
đối tương quan tâm thì thông tin và số liệu trên báo cáo tài chính cần
phải được xác minh bởi kiểm toán độc lập. Mục đích chính của kiểm
toán báo cáo tài chính của kiểm toán độc lập là làm tăng độ tin cậy
của người sử dụng đối với báo cáo tài chính, thông qua việc kiểm
toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập,
trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình
bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không. Để thực hiện được
mục tiêu này trong quá trình thực hiện kiểm toán các kiểm toán viên
cần lập kế hoạch kiểm toán nhằm hướng tới cuộc kiểm toán có hiệu
quả nhất. Căn cứ để lập kế hoạch kiểm toán là việc kiểm toán viên
cần tìm hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị trong đó
có kiểm soát nội bộ để từ đó thiết kế thời gian, nhân sự và phạm vi
các thủ tục kiểm toán nhằm đạt được các mục tiêu kiểm toán đã đặt
ra. Bên cạnh đó để có thể xác định được trọng tâm của các rủi ro có
thể có gian lận trọng yếu xảy ra trong quá trình thực hiện, kiểm toán
viên cần phải xét tới những nhân tố rủi ro có thể dẫn tới gian lận
trong doanh nghiệp. Xuất phát từ yêu cầu của các Chuẩn mực kiểm
toán; tình hình thực tiễn và lý luận tại Việt nam đề tài: “Mối quan hệ
giữa: Kiểm soát nội bộ, rủi ro gian lận và lập kế hoạch kiểm toán
trong kiểm toán báo cáo tài chính” là một đề tài có tính cấp thiết
12 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Mối quan hệ giữa: Kiểm soát nội bộ, rủi ro gian lận và lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn Đề tài
Tại Việt nam kể từ khi thị trường chứng khoán bắt đầu đi vào
hoạt động từ năm 2000 đã có nhiều vụ bê bối tài chính liên quan đến
các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán như: Bông bạch
Tuyết, Dược Viễn đông, Vinashin.Đã có nhiều nhà nghiên cứu tìm
hiểu, khám phá bản chất và nguyên nhân dẫn đến những vụ bê bối
trên. Các kết quả nghiên cứu đều đi đến kết luận một trong những
nguyên nhân quan trọng của các vụ bê bối là do các hành vi gian lận
trong việc cung cấp thông tin minh bạch tình hình tài chính và đây là
một hệ quả yếu kém của: Cấu trúc bộ máy quản trị, Văn hóa doanh
nghiệp - các giá trị đạo đức, phạm vi hoạt động của kiểm soát nội
bộ đối với việc ngăn ngừa-phát hiện gian lận ( Kristina, 2012) và
kinh nghiệm đánh giá của kiểm toán viên độc lập đối với gian lận
và lập kế hoạch kiểm toán (Beasley et al ; 2000).
Cùng với trách nhiệm thiết lập kiểm soát nội bộ Ban giám
đốc cũng đồng thời chịu trách nhiệm về việc lập và trình bày trung
thực báo cáo tài chính cho đơn vị của mình. Tuy nhiên, để đảm bảo
được tính khách quan của số liệu đưa ra trên báo cáo tài chính tới các
đối tương quan tâm thì thông tin và số liệu trên báo cáo tài chính cần
phải được xác minh bởi kiểm toán độc lập. Mục đích chính của kiểm
toán báo cáo tài chính của kiểm toán độc lập là làm tăng độ tin cậy
của người sử dụng đối với báo cáo tài chính, thông qua việc kiểm
toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập,
trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình
bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không. Để thực hiện được
mục tiêu này trong quá trình thực hiện kiểm toán các kiểm toán viên
cần lập kế hoạch kiểm toán nhằm hướng tới cuộc kiểm toán có hiệu
2
quả nhất. Căn cứ để lập kế hoạch kiểm toán là việc kiểm toán viên
cần tìm hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị trong đó
có kiểm soát nội bộ để từ đó thiết kế thời gian, nhân sự và phạm vi
các thủ tục kiểm toán nhằm đạt được các mục tiêu kiểm toán đã đặt
ra. Bên cạnh đó để có thể xác định được trọng tâm của các rủi ro có
thể có gian lận trọng yếu xảy ra trong quá trình thực hiện, kiểm toán
viên cần phải xét tới những nhân tố rủi ro có thể dẫn tới gian lận
trong doanh nghiệp. Xuất phát từ yêu cầu của các Chuẩn mực kiểm
toán; tình hình thực tiễn và lý luận tại Việt nam đề tài: “Mối quan hệ
giữa: Kiểm soát nội bộ, rủi ro gian lận và lập kế hoạch kiểm toán
trong kiểm toán báo cáo tài chính” là một đề tài có tính cấp thiết.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích chính của nghiên cứu là kiểm định mối quan hệ giữa
việc đánh giá kiểm soát nội bộ, đánh giá các nhân tố rủi ro gian lận,
gian lận và việc lập kế hoạch kiểm toán.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu tổng quát: Có mối quan hệ giữa kiểm soát
nội bộ và gian lận báo cáo tài chính không? Có mối quan hệ giữa các
thành phần kiểm soát nội bộ với lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài
chính không? Và kiểm toán viên sửa đổi kế hoạch kiểm toán như thế
nào khi đánh giá các nhân tố rủi ro có thể dẫn tới gian lận báo cáo tài
chính?
1.4 Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: KSNB yếu kém không phải là nguyên nhân chính
dẫn tới các gian lận trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Giả thuyết 2: Doanh nghiệp với hệ thống kiểm soát nội bộ của
mình không thể ngăn chặn được nguy cơ xảy ra gian lận trong báo
cáo tài chính của doanh nghiệp
3
Giả thuyết 3: Kiểm toán viên không thực hiện đánh giá kiểm
soát nội bộ trong quá trình kiểm toán.
Giả thuyết 4: Có mối quan hệ giữa đánh giá các thành phần
kiểm soát nội bộ với việc lập kế hoạch chương trình kiểm toán.
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là “ Mối quan hệ giữa : kiểm
soát nội bộ, rủi ro gian lận ( Bao gồm gian lận và các nhân tố rủi ro
có thể dẫn tới gian lận) và lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán
báo cáo tài chính.
Phạm vi nghiên cứu của luận án là các kiểm toán viên đang
hành nghề kiểm toán tại Việt nam bao gồm: Các kiểm toán viên hành
nghề trong các công ty kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, các công
ty của Việt Nam thuộc hãng kiểm toán quốc tế và các công ty kiểm
toán của Việt nam.
1.6 Những đóng góp mới của Luận án
Về mặt lý luận: (1) Luận án làm rõ mối quan hệ giữa việc
đánh giá các thành phần của kiểm soát nội bội với việc lập kế hoạch
kiểm toán. (2) Nghiên cứu đã đưa ra thang đo của 06 biến số phù hợp
với bối cảnh nghiên cứu tại Việt nam thông qua nghiên cứu định tính
và đánh giá qua 02 bước nghiên cứu định lượng.
Về mặt thực tiễn: (1) Kết quả kiểm định của nghiên cứu tác
giả nhận thấy rằng việc đánh giá kiểm soát nội bộ của các kiểm toán
viên hiện nay chưa thực sự được coi là cơ sở quan trọng trong việc
lập kế hoạch kiểm toán. (2) Khẳng định sự thiếu hụt của kiểm soát
nội bộ là nguyên nhân chính dẫn tới gian lận báo cáo tài chính trong
các doanh nghiệp của Việt Nam và doanh nghiệp với một hệ thống
kiểm soát nội bộ tốt có thể ngăn chặn được các nguy cơ xảy ra gian
lận và sai sót trong quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính; (3)
4
Khám phá mối quan hệ giữa việc đánh giá các nhân tố rủi ro có thể
dẫn tới gian lận và lập kế hoạch kiểm toán.
1.7 Kết cấu của Luận án: Luận án gồm 5 chương:
Chương 1: Lý luận chung về kiểm soát nội bộ, rủi ro gian lận và lập
kế hoạch kiểm toán
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu và phát triển giả thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và kiểm định giả thuyết
Chương 5: Phân tích Kết quả nghiên cứu và khuyến nghị
5
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ,
RỦI RO GIAN LẬN VÀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN.
1.1 Kiểm soát và kiểm soát nội bộ
1.1.1 Khái niệm kiểm soát: Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu định
nghĩa và nghiên cứu về kiểm soát. Theo Merchant ( 1985, tr4) thì “
Kiểm soát được coi như là một chức năng của quản lý, ảnh hưởng
liên quan đến hành vi của con người, bởi vì con người tạo ra mọi thứ
trong tổ chức. Hay nói cách khác, kiểm soát liên quan đến các nhà
quản lý thực hiện một loạt các bước để đảm bảo rằng những người
trong tổ chức sẽ làm những việc tốt nhất cho tổ chức”.
1.1.2 Phân loại kiểm soát:
Theo cách phân loại giữa các chủ thể với khách thể thì kiểm soát bao
gồm: Kiểm soát bên ngoài và kiểm soát nội bộ
1.2 Kiểm soát nội bộ và cơ sở cho việc thiết lập kiểm soát nội bộ
1.2.1 Khái niệm Kiểm soát nội bộ: Theo Coso thì: “ KSNB Là một
quá trình được thiết kế và chịu sự chi phối của các nhà quản lý và
các nhân viên trong một tổ chức nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý
về việc đạt được các mục tiêu liên quan đến độ tin cậy của báo cáo
tài chính, hữu hiệu trong hoạt động, quản lý và tuân thủ các quy
định, luật lệ liên quan”. Và kiểm soát nội bộ bao gồm 05 thành
phần: Môi trường kiểm soát; đánh giá rủi ro; Các hoạt động kiểm
soát; giám sát và thông tin truyền thông.
1.2.2 Cơ sở thiết lập kiểm soát nội bộ
Trong những năm gần đây các kiểm toán viên, các nhà quản
lý, kế toán viên và các nhà hành pháp dành rất nhiều sự quan tâm tới
việc xây dựng, thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ. Cho đến nay có 05
tài liệu quan trọng làm cơ sở cho việc thiết kế và vận hành kiểm soát
nội bộ bao gồm: Khuôn khổ kiểm soát và kiểm tra hệ thống thông
6
tin- Cobit ( Controls objectives for information and related
Technology); Khuôn khổ kiểm tra, kiểm soát của Ủy ban kiểm toán
nội bộ (IIA); Khuôn khổ hợp nhất kiểm soát nội bộ của Coso; Quản
lý rủi ro – Một khuôn khổ hợp nhất Coso (ERM) Và các chuẩn mực
xem xét kiểm soát nội bộ trong thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính
( SAS 55; SAS 78; SAS 94 ) của AICPA.
1.3 Các thành phần của kiểm soát nội bộ|
1.3.1 Môi trường kiểm soát
1.3.2 Đánh giá rủi ro
1.3.3 Các hoạt động kiểm soát
1.3.4 Thông tin và truyền thông
1.3.5 Giám sát
1.4 Gian lận và các yếu tố rủi ro có thể dẫn tới gian lận báo cáo
tài chính
1.4.1 Gian lận báo cáo tài chính
Theo Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Hòa kỳ ( ACFE) thì
gian lận báo cáo tài chính là: “ là sự chủ ý, có tính toán, trình bày sai
hoặc bỏ sót các sự kiện quan trọng, hoặc dữ liệu kế toán có thể đưa
đến sự hiểu lầm khi người đọc xem xét các thông tin được sử dụng và
có thể là lý do để thay đổi việc xét đoán và ra quyết định của mình”
1.4.2 Các nhân tố rủi ro dẫn đến hành vi gian lận - tam giác gian
lận.
Nhân tố dẫn tới rủi ro có gian lận “Là các sự kiện hoặc điều
kiện phản ánh một động cơ hoặc áp lực phải thực hiện hành vi gian
lận hoặc tạo cơ hội thực hiện hành vi gian lận” ( Chuẩn mực VSA
240).
7
1.4.3 Trách nhiệm của Ban Giám đốc và kiểm toán viên với gian
lận
Việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận trước hết thuộc về trách
nhiệm của Ban quản trị và Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán.
Đối với các kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán theo các chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam, kiểm toán viên chịu trách nhiệm đạt được
sự đảm bảo hợp lý rằng liệu báo cáo tài chính, xét trên phương diện
tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay
không.
1.5 Lập kế hoạch kiểm toán
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu về lập kế hoạch chương
trình kiểm toán và các quy định từ các Chuẩn mực kiểm toán có rút
ra được bản chất của lập kế hoạch kiểm toán là: Quá trình các kiểm
toán viên thiết lập nội dung, thời gian, phạm vi các thủ tục kiểm toán
và nhân sự thực hiện các cuộc kiểm toán đó nhằm thu thập các bằng
thích hợp và đầy đủ cho các mục tiêu đặt ra làm cơ sở đưa ra ý kiến
của mình về báo cáo tài chính.
1.6 Mối quan hệ giữa đánh giá kiểm soát nội bộ, rủi ro gian lận
và lập kế hoạch kiểm toán.
1.6.1 Bản chất của xét đoán trong kiểm toán.
Thực tế việc xét đoán của các kiểm toán viên (KTV) trong quá
trình kiểm toán là một dạng hành vi ra quyết định (Ken T. Trotman
1998). Theo VAS 200 xét đoán là “Là sự vận dụng các kỹ năng, kiến
thức và kinh nghiệm phù hợp về tài chính, kế toán, kiểm toán, chuẩn
mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp để đưa ra quyết định về
các hành động phù hợp trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc kiểm toán”.
8
1.6.2 Lý thuyết về ra quyết định chủ quan
Nhìn chung, các tác giả trên kết luận rằng việc xét đoán và ra
quyết định dựa trên kinh nghiệm về cơ bản là rất hữu ích, tuy nhiên
đôi khi chúng lại dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng và có hệ
thống. Theo Tvesky và Kahneman thì việc xét đoán và ra quyết định
dựa trên kinh nghiệm có 03 dạng: Tính tương tự của các sự kiện sẵn
có (Representative); Tính sẵn có để dùng (Availability); Neo tham
chiếu và điều chỉnh (Anchoring and adjustment).
1.6.3 Mối quan hệ giữa đánh giá kiểm soát nội bộ, rủi ro gian lận
và lập kế hoạch chương trình kiểm toán.
(*) Mối quan hệ giữa đánh giá kiểm soát nội bộ và gian lận báo
cáo tài chính
Một kiểm soát được thiết kế luôn hướng tới mục tiêu làm giảm
khả năng xảy ra rủi ro đối với các mục tiêu đã được xác định. Doanh
nghiệp sau khi thiết lập các mục tiêu của mình thì cần phải nhận biết
và đánh giá rủi ro có thể xảy ra cản trở việc đạt được các mục tiêu, từ
những thông tin thích hợp của việc nhận biết và đánh giá rủi ro, các
thủ tục kiểm soát nội bộ sẽ được thiết lập tương ứng.
(*) Mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và lập kế hoạch kiểm toán.
Nếu một doanh nghiệp được kiểm toán có kiểm soát nội bộ
tốt, có hiệu lực và hiệu quả thì sẽ tác động đến phạm vi công việc
của các kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán bởi vì: Khi kiểm
soát nội bộ có hiệu quả kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán có
thể sẽ tăng cường các thử nghiệm kiểm soát để đánh giá mức độ rủi
ro kiểm soát của doanh nghiệp từ đó thu hẹp phạm vi kiểm tra các
thử nghiệm cơ bản. Và ngược lại nếu kiểm soát nội bộ của doanh
nghiệp yếu kém kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán có thể
9
phải mở rộng phạm vi các thử nghiệm cơ bản để có được những bằng
chứng đầy đủ và thích hợp làm cơ sở để đưa ra ý kiến kiểm toán điều
này có thể sẽ làm tăng chi phí làm giảm hiệu quả chung của cuộc
kiểm toán.
(*) Mối quan hệ giữa đánh giá các nhân tố rủi ro có thể dẫn tới
gian lận và lập kế hoạch kiểm toán.
Hành vi gian lận trong thực tế thường rất khó phát hiện các kiểm
toán viên có thể phát hiện các sự kiện hoặc tình huống cho thấy có
động cơ, áp lực hoặc cơ hội dẫn đến gian lận. Các yếu tố dẫn đến rủi
ro có gian lận khó có thể phân loại theo mức độ quan trọng. Tầm
quan trọng của các yếu tố dẫn đến rủi ro có gian lận là rất khác nhau.
Tại một số đơn vị với những điều kiện cụ thể, một số yếu tố này có
thể có nhưng không nhất thiết cho thấy rủi ro có sai sót trọng yếu. Do
đó, việc xác định yếu tố dẫn đến rủi ro có gian lận có tồn tại hay
không và nó có được xem xét khi đánh giá rủi ro báo cáo tài chính có
sai sót trọng yếu do gian lận hay không đòi hỏi kiểm toán viên phải
thực hiện các xét đoán chuyên môn.
10
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN
GIẢ THUYẾT
2.1.1 Mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và lập kế hoạch kiểm toán
Từ các công trình nghiên cứu của Gaumnitz, Nunamaker,
Surdick, and Thomas (1982) [49]; R.K Mautz và Donald L. Mini
(1984) [68]; Richard H.Tabor (1983) [83]; Fawzi AL Sawalqa và
Atala Qtish (2012) về mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và lập kế
hoạch kiểm toán báo cáo tài chính cho thấy. Trong quá trình kiểm
toán kiểm toán viên và công ty kiểm toán luôn cần phải thực hiện
đánh giá chất lượng kiểm soát nội bộ của đơn vị từ đó làm cơ sở cho
việc lập kế hoạch kiểm toán. Ở Việt nam rất ít các nghiên cứu tìm
hiểu xem liệu trong quá trình thực hiện kiểm toán các kiểm toán viên
có đánh giá kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán hay không
và có mối quan hệ giữa viêc đánh giá kiểm soát nội bộ với việc lập
kế hoạch kiểm toán tại Việt nam hay không? Trên cơ sở đó Luận án
đặt ra các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết tương ứng như sau:
Câu hỏi nghiên cứu:
1. Kiểm toán viên có thực hiện đánh giá kiểm soát nội bộ
trong quá trình thực hiện kiểm toán không?
2. Việc đánh giá các thành phần của kiểm soát nội bộ có
tác động tới lập kế hoạch chương trình kiểm toán không?
Các giả thuyết nghiên cứu cần kiểm định để trả lời câu hỏi nghiên
cứu
Giả thuyết 1: Kiểm toán viên không thực hiện đánh giá
kiểm soát nội bộ trong quá trình kiểm toán.
Giả thuyết 2: Có mối quan hệ giữa đánh giá các thành
phần kiểm soát nội bộ với việc lập kế hoạch chương trình kiểm
toán.
11
2.1.2 Mối quan hệ giữa kiểm soát nội bộ và gian lận báo cáo tài
chính
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu về mối quan hệ giữa
kiểm soát nội bộ và gian lận báo cáo tài chính của các nghiên cứu
trong và ngoài nước NCS nhận thấy: Có mối quan hệ rõ nét giữa
kiểm soát nội bộ và các hành vi gian lận. Một hệ thống kiểm soát nội
bộ tốt sẽ trợ giúp đắc lực cho các nhà quản lý trong việc ngăn ngừa
và phát hiện gian lận và đảm bảo đạt được các mục tiêu đặt ra. Các
nghiên cứu đều khuyến nghị cần thiết phải xây dựng một môi trường
kiểm soát, đặc biệt chú ý đến các yếu tố lãnh đạo trong thành phần
này của kiểm soát nội bộ. Từ kết quả của tổng quan nghiên cứu NCS
đặt ra các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết tương ứng trong bối
cảnh của Việt nam như sau:
Câu hỏi nghiên cứu:
3. KSNB yếu kém là nguyên nhân chính dẫn tới các gian
lận trong báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp trong thời gian qua?
4. Doanh nghiệp với hệ thống kiểm soát nội bộ của mình
có thể ngăn chặn được nguy cơ xảy ra gian lận trong báo cáo tài
chính hay không?
Các giả thuyết nghiên cứu tương ứng:
Giả thuyết 3: KSNB yếu kém không phải là nguyên nhân
chính dẫn tới các gian lận trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Giả thuyết 4: Doanh nghiệp với hệ thống kiểm soát nội bộ
của mình không thể ngăn chặn được nguy cơ xảy ra gian lận trong
báo cáo tài chính của doanh nghiệp
12
2.1.3 Các nhân tố rủi ro có thể dẫn tới gian lận và lập kế hoạch
kiểm toán.
Trên thực tế hành vi gian lận thường được che dấu và rất khó
phát hiện. Vì vậy, trong quá trình thực hiện kiểm toán các kiểm toán
viên và công ty kiểm toán cần phải chú ý đến các nhân tố rủi ro có
thể dẫn tới hành vi gian lận để từ đó xác định được rõ nét và có cơ sở
trọng tâm thời gian, nhân sự và các thủ tục kiểm toán phù hợp nhằm
đảm bảo đạt được mục tiêu kiểm toán đặt ra.
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu về mối quan hệ giữa
các nhân tố rủi ro có thể dẫn tới gian lận và lập kế hoạch kiểm toán
NCS đặt ra câu hỏi nghiên cứu tại bối cảnh của Việt nam :
Câu hỏi nghiên cứu
5. Các kiểm toán viên đang đánh giá mức độ quan trọng
của các nhân tố rủi ro có thể dẫn tới gian lận như thế nào?
6. Kiểm toán viên có sửa đổi chương trình kiểm toán
tương ứng với các nhân tố rủi ro có thể dẫn tới gian lận được đánh
giá không?
Các giả thuyết tương ứng
Giả thuyết 5:Kiểm toán viên đánh giá mức độ quan trọng
của các nhân tố rủi ro có thể dẫn tới gian lận là khác nhau.
Giả thuyết 6: Kiểm toán viên có sửa đổi chương trình kiểm
toán tương ứng với việc đánh giá tầm quan trọng của các nhân tố rủi
ro có thể dẫn tới gian lận
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu về mối quan hệ giữa :
Kiểm soát nội bộ và gian lận, Kiểm soát nội bộ và lập kế hoạch kiểm
toán và các nhân tố rủi ro có thể dẫn tới gian lận và lập kế hoạch
kiểm toán. Chương 2 đã đặt ra các câu hỏi nghiên cứu và các giả
thuyết nghiên cứu tương ứng. Trong quá trình tổng quan các nghiên
cứu tác giả cũng đã cố gắng làm rõ các khái niệm liên quan đến các
biến trong các giả thuyết đặt ra để làm cơ sở cho việc xây dựng thang
đo và được kiểm định ở Chương 3.
13
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu định tính: được sử dụng bao gồm kỹ thuật thảo
luận nhóm tập trung và phỏng vấn sâu một số chuyên gia trong lĩnh
vực kế toán kiểm toán.
Nghiên cứu định lượng: được thực hiện qua hai giai đoạn
nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức.
Phương pháp phân tích tương quan, kiểm định trung bình của một
tổng thể, và phân tích hồi quy đa biến được sử dụng để kiểm định các
giả thuyết với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.
3.2 Nghiên cứu định tính
3.2.1 Các bước nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính được sử dụng là kỹ thuật thảo luận
nhóm tập trung và phỏng vấn sâu một số chuyên gia trong lĩnh vực
kế toán, kiểm toán. Việc thảo luận nhóm tập trung được thực hiện
trên hai nhóm: nhóm một là 07 các kiểm toán viên hành nghề tại Big
4 (2 kiểm toán viên) và tại 3 công ty kiểm toán là thành viên của
hãng quốc tế có mặt tại Việt Nam ( 05 kiểm toán viên các kiểm toán
viên này bao gồm những người trực tiếp tham gia các cuộc kiểm toán
và một số người thực hiện công việc soát xét trong các công ty kiểm
toán này nhóm hai là 05 các kiểm toán viên đang hành nghề tại
những công ty kiểm toán của Việt nam ( 05 người).
3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính
3.2.2.1 Kết quả thảo luận nhóm nghiên cứu định tính:
Dựa trên cơ sở các tài liệu NCS đã tổng quan từ các nghiên cứu
trước ở trong và ngoài nước dàn bài thảo luận nhóm và phỏng vấn
chuyên gia được hình thành. Các cuộc phỏng vấn và trao đổi đều
14
được ghi nhận lại cẩn thận và phân tích từ đó làm cơ sở đưa ra thang
đo sơ bộ cho các khái niệm trong luận án.
3.2.2.2 Kết quả phát triển thang đo từ nghiên cứu định tính
Trên cơ sở phân tích kết quả phỏng vấn và thảo luận nhóm, cùng với
kết quả tổng quan tài liệu ở Chương 2. NCS đã đưa ra thang đo nháp
cho các khái niệm nghiên cứu trong luận án của mình. Thang đo này
sẽ được kiểm định bước đầu thông qua nghiên cứu định lượng sơ bộ
( Phụ lục 1)
3.3 Nghiên cứu định lượng sơ bộ
3.3.1 Phương pháp đánh giá độ tin cậy thang đo: Việc đánh giá độ
tin cậy của thang đo nháp được thực hiện thông qua hai phương pháp
sử dụng hệ số Cronbach’Alpha và phân tích nhân tố khám phá.
3.3.2 Kiểm định One T-test kiểm định trung bình của một tổng
thể.
Để kiểm định giả thuyết xem kiểm toán viên có thực hiện đánh giá
các thành phần kiểm soát nội bộ hay không tác giả sử dụng