Sau hơn 20 năm kể từ khi ban hành Luật ĐTNN đầu tiên, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đà góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triền kinh tế xà hội của Việt Nam. Thành tựu của hoạt động FDI không thể phủ nhận những cố gắng cải thiện môi trường đầu tư (MTĐT) của chính phủ. Trong bối canh hậu khủng hoảng, nền kinh tế thế giới vần còn dấu hiệu bất ổn, dòng vốn FDI toàn thế giới có xu hướng giảm đi so với giai đoạn trước killing hoảng. Trong khi đó, cạnh tranh thu hút FDI giữa các quốc gia ngày càng gay gắt. Một quốc gia chi có thể thu hút được nguồn vốn FDI khi quốc gia đó có MTĐT hấp dẫn. Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn còn một số rào cản ảnh hưởng tiêu cực đối với việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI như yếu kém về cơ sở hạ tầng kinh tế, khan hiếm lao động có tay nghề và cán bộ quàn lý tiên tiến, TTHC còn nhiều phức tạp. Do đó, cần có nghiên cứu đề hệ thống lại quá trình cải thiện MTĐT, những ànli hường của MTĐT đ|ến FDI, và đưa ra giải pháp để tiếp tục cải thiện MTĐT để thu hút hiệu quà FDI.
Đó là lý do tác giả chọn đề tài:Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”.
12 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Sau hơn 20 năm kể từ khi ban hành Luật ĐTNN đầu tiên, nguồn vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) đã góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát
triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Thành tựu của hoạt động FDI không thể phủ
nhận những cố gắng cải thiện môi trường đầu tư (MTĐT) của chính phủ. Trong
bối cảnh hậu khủng hoảng, nền kinh tế thế giới vẫn còn dấu hiệu bất ổn, dòng
vốn FDI toàn thế giới có xu hướng giảm đi so với giai đoạn trước khủng hoảng.
Trong khi đó, cạnh tranh thu hút FDI giữa các quốc gia ngày càng gay gắt. Một
quốc gia chỉ có thể thu hút được nguồn vốn FDI khi quốc gia đó có MTĐT hấp
dẫn. Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn còn một số rào cản ảnh hưởng tiêu cực đối
với việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI như yếu kém về cơ sở hạ tầng kinh
tế, khan hiếm lao động có tay nghề và cán bộ quản lý tiên tiến, TTHC còn nhiều
phức tạp... Do đó, cần có nghiên cứu để hệ thống lại quá trình cải thiện MTĐT,
những ảnh hưởng của MTĐT đến FDI, và đưa ra giải pháp để tiếp tục cải thiện
MTĐT để thu hút hiệu quả FDI.
Đó là lý do tác giả chọn đề tài: “Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tại Việt Nam và trên thế giới, có nhiều công trình nghiên cứu về FDI và
MTĐT. Các công trình chú trọng vào tình hình thu hút nguồn vốn FDI tại một
quốc gia, vùng, khu vực, tình hình thực hiện nguồn vốn FDI, vai trò của nguồn
vốn FDI đến nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư, ảnh hưởng của một số khía
cạnh của MTĐT đến thu hút FDI, và xúc tiến đầu tư nước ngoài (ĐTNN).
Một số công trình liên quan tới đề tài luận án mà tác giả được biết, gồm:
Tài liệu “Tổng kết 17 năm thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam” của
Ban Biên tập Luật đầu tư chung đề cập tới tình hình thu hút và sử dụng vốn FDI
kể từ cuối năm 1987 cho đến năm 2004, đồng thời đưa ra những kết quả đạt
được và tồn tại của tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI để làm tài liệu
tham khảo cho việc ban hành Luật đầu tư chung. Tài liệu không chú trọng tới các
yếu tố của MTĐT, và ảnh hưởng của MTĐT đến FDI. Tiếp theo, “Tài liệu thảo
luận chính sách về Việc áp dụng các ưu đãi đầu tư để thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài”, 2004 của FIAS (Bộ phận dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài) đề cập
đến các ưu đãi đầu tư và tác dụng của ưu đãi đầu tư đến thu hút đâu tư trực tiếp
nước ngoài. Tài liệu không đề cập đến các yếu tố khác của MTĐT có ảnh hưởng
đến cả thu hút và thực hiện vốn FDI. Luận án tiến sĩ "Một số biện pháp thúc đẩy
việc triển khai thực hiện các dự án FDI tại Việt Nam" của tác giả Bùi Huy
Nhượng bảo vệ năm 2006 tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà nội. Ngoài lý
thuyết và thực trạng về thu hút FDI, luận án đã tập trung trình bày về tình hình
triển khai thực hiện các dự án FDI và đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy triển khai
thực hiện các dự án FDI. Lý thuyết và thực trạng về MTĐT cũng như ảnh hưởng
2
của MTĐT tới thu hút FDI không thuộc phạm vi luận án nên tác giả không tập
trung trình bày. Nghiên cứu “Impact of government policies and Investment
agreements on FDI inflows” của tác giả Rashmi Banga do Uỷ ban của Ấn Độ
nghiên cứu các quan hệ kinh tế quốc tế xuất bản năm 2003 đề cập tới đầu tư trực
tiếp nước ngoài của 15 nước Đông, Nam, và Đông Nam Á và lượng hoá tác động
của chính sách đầu tư và MTĐT quốc tế tới dòng chảy vốn FDI vào các nước tới
năm 2001. Ngoài chính sách đầu tư, nghiên cứu này không chú trọng tới các yếu
tố khác của MTĐT của nước nhận đầu tư. Đề tài cấp bộ “Tác động của minh
bạch hoá hoạt động kinh tế đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” do
TS. Phạm Văn Hùng chủ nhiệm, bảo vệ năm 2008 đề cập đến lý thuyết, thực
trạng minh bạch hoá hoạt động kinh tế và tác động của nó đến thu hút FDI của
Việt Nam. Từ đó, đề tài đưa ra giải pháp tăng cường minh bạch hoá hoạt động
kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI. Cuốn sách “Thực hiện đầu tư
trực tiếp nước ngoài sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Kết quả điều tra 140 DN
có vốn đầu tư nước ngoài” do TS. Đinh Văn Ân và TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh
đồng chủ biên. Cuốn sách nhận dạng các các yếu tố hai nhóm yếu tố có ảnh
hưởng đến triển khai thực hiện và hoạt động của dự án sau khi Việt Nam gia
nhập WTO gồm (1) nhóm yếu tố đến từ thực hiện cam kết WTO và (2) một số
yếu tố nội tại của nền kinh tế. Các yếu tố nội tại của nền kinh tế ảnh hưởng đến
thực hiện dự án đầu tư được đánh giá thông qua kết quả điều tra 140 DN có vốn
ĐTNN nhằm nhận dạng một số yếu tố gây trở ngại đến thực hiện dự án FDI. Báo
cáo “Đánh giá hiệu quả điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài ở
Việt Nam” của TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh đánh giá hiệu quả điều chỉnh chính
sách đến vốn FDI. Từ đó, báo cáo đánh giá đóng góp của khu vực có vốn FDI
vào kết quả phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, đây được coi là hiệu quả cuối
cùng của việt điều chỉnh chính sách.
Các nghiên cứu đã đề cập đến một số yếu tố của MTĐT và ảnh hưởng của
yếu tố này đến dòng FDI vào một nước, một khu vực. Tuy nhiên, trong các tài
liệu tác giả tham khảo, chưa có nghiên cứu nào hệ thống hoá những vấn đề lý
luận về môi trường đầu tư của nước nhận đầu tư và ảnh hưởng của môi trường
đầu tư tới dòng chảy FDI vào một quốc gia, nhất là quá trình cải thiện MTĐT
Việt nam, ảnh hưởng của MTĐT đến dòng FDI vào Việt Nam. Do vậy, với đề tài
“Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam”, tác giả mong muốn hệ thống hóa lý luận về MTĐT, về ảnh hưởng
của MTĐT đến FDI, quá trình cải thiện MTĐT Việt Nam, ảnh hưởng của sự thay
đổi các yếu tố của MTĐT đến FDI và rút ra tồn tại gây trở ngại tới FDI nhằm
đưa ra giải pháp nhằm tiếp tục cải thiện các yếu tố rào cản của MTĐT đến quá
trình thu hút và giải ngân nguồn vốn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu của luận án là đánh giá quá trình cải thiện MTĐT và
phân tích ảnh hưởng của MTĐT tới quá trình thu hút và triển khai thực hiện các
3
dự án FDI tại Việt Nam, từ đó rút ra các tồn tại cơ bản của MTĐT nhằm đề xuất
một số giải pháp khắc phục những tồn tại trọng yếu của MTĐT.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đề tài nghiên cứu môi trường đầu tư với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài. MTĐT có tác động đến FDI bao gồm: MTĐT ở nước nhận đầu tư,
MTĐT ở nước đầu tư và môi trường quốc tế. Trong ba MTĐT thành phần, chỉ có
MTĐT nước ngoài là môi trường mà nước nhận đầu tư có thể chủ động kiểm
soát khi muốn thu hút vốn FDI. Luận án chỉ tập trung nghiên cứu MTĐT của
Việt Nam. Về phạm vi thời gian, đề tài nghiên cứu môi trường đầu tư, ảnh hưởng
của MTĐT tới nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ khi Việt nam thực hiện
chính sách đổi mới đến năm 2009.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu: phương pháp
thống kê, phương pháp khảo nghiệm tổng kết thực tiễn, phương pháp tổng hợp,
so sánh, đối chiếu, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp điều tra và phương
pháp Pareto. Đề tài còn sử dụng một số bảng, biểu, sơ đồ để minh hoạ.
Về dữ liệu, luận án đã thu thập cả dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Với dữ liệu
thứ cấp, luận án sử dụng số liệu của Tổng cục Thống kê, Cục Đầu tư nước ngoài,
Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giao thông vận tải, của
tổ chức trong nước và quốc tế.
Với dữ liệu sơ cấp, luận án cũng sử dụng phương pháp điều tra để cung cấp
thông tin tham khảo có ích về ý kiến của các DN FDI, phản ánh những rào cản
ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của họ, bổ trợ cho những đánh giá về môi trường
đầu tư thu được từ các thông tin thứ cấp.
6. Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã đưa ra bức tranh tổng thể lý luận về MTĐT gồm khái niệm, đặc
điểm, phân loại, các yếu tố của MTĐT các chỉ số MTĐT. Các nghiên cứu khác
chỉ đề cập phần nào và chưa hệ thống đầy đủ vấn đề lý luận về MTĐT. Tác giả
căn cứ vào phạm vi và mục đích nghiên cứu của luận án để rút ra khái niệm
MTĐT và phân tích các khía cạnh của khái niệm MTĐT. Luận án đã mạnh dạn
rút ra và phân tích 5 đặc điểm của MTĐT, bao gồm: tính tổng hợp, tính hai
chiều, tính động, tính mở và tính hệ thống của MTĐT. Ngoài ra, luận án cũng chỉ
các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình cải thiện MTĐT: nhu cầu phát triển kinh tế
xã hội của bản thân các quốc gia, xu hướng tự do hóa, toàn cầu hóa, xu hướng
phát triển khoa học và công nghệ trên thế giới, các công ty xuyên quốc gia, chính
sách và khả năng của nhà ĐTNN.
Luận án đã đề xuất quy trình vận dụng phương pháp Pareto vào quá trình
nghiên cứu luận án nhằm tìm ra yếu tố quan trọng gây trở ngại đến hoạt động
FDI (Sơ đồ 1.6).
Quá trình cải thiện từng các MTĐT thành phần và MTĐT tổng thể được
phân tích căn cứ vào số liệu thứ cấp và kết quả điều tra.
4
Luận án đã phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi các môi trường đến FDI
(cả thư hút và thực hiện) từ năm 1988-2009 theo từng giai đoạn, theo cơ cấu
ngành, vùng, hình thức đầu tư.
Vận dụng phương pháp Pareto kết hợp với chỉ số về MTĐT của năm 2009,
luận án chỉ ra những tồn tại trọng yếu của MTĐT có ảnh hưởng nhiều nhất đến
FDI: môi trường kinh tế vĩ mô, quy hoạch vùng, ngành, hệ thống luật pháp liên
quan đến đầu tư và kinh doanh, TTHC, tham nhũng, cơ sở hạ tầng và nguồn
nhân lực.
Tác giả đã mạnh dạn đề xuất những quan điểm cần quán triệt trong quá
trình cải thiện MTĐT, gồm: cải thiện MTĐT phải đi trước một bước; cải thiện
MTĐT hệ thống, đồng bộ, hợp lý; kết hợp cải thiện từng bước với những bước
đột phá; đảm bảo nguyên tắc tập trung, dân chủ trong quá trình cải thiện MTĐT;
cải thiện MTĐT thường xuyên và định kỳ; cải thiện MTĐT cần quan tâm tới lợi
ích của nhiều bên: nhà đầu tư, xã hội; cải thiện MTĐT phải phù hợp với điều
kiện địa phương và bối cảnh MTĐT quốc tế; xã hội hóa quá trình cải thiện
MTĐT; gắn kết chặt chẽ quá trình cải thiện MTĐT với hoạt động xúc tiến đầu
tư.
Luận án đã ưu tiên các yếu tố trở ngại trọng yếu của MTĐT để đề xuất các
giải pháp có tính hệ thống nhằm giải quyết các trở ngại này của MTĐT trong
thời gian tới nhằm thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài
Chương 2: Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư Việt nam
để thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI vào Việt Nam
5
CHƯƠNG 1. MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VỚI HOẠT ĐỘNG THU HÚT
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
1.1.1. Khái niệm
Cho đến hiện nay, khái niệm môi trường đầu tư được nhiều tác giả đề cập
đến nhưng vẫn còn chưa thống nhất. Khái niệm MTĐT được nghiên cứu và xem
xét theo nhiều khía cạnh khác nhau tuỳ theo mục đích, phạm vi, đối tượng
nghiên cứu. Với phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả xin đưa ra khái niệm
MTĐT như sau:
Môi trường đầu tư là tổng hoà các yếu tố của nước nhận đầu tư có ảnh
hưởng tới hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, và phát triển kinh tế.
Trước hết, MTĐT là tổng hòa của các yếu tố của nước nhận đầu tư. Thứ
hai, MTĐT ở khái niệm này chỉ đề cập đến MTĐT của nước tiếp nhận đầu tư,
mà không đề cập đến các môi trường bên ngoài quốc gia. Thứ ba, các yếu tố của
MTĐT có tác động tới cả chu kỳ dự án FDI, kể từ khi nhà ĐTNN bắt đầu tìm
hiểu về MTĐT, nắm bắt cơ hội đầu tư để bắt đầu giai đoạn chuẩn bị đầu tư, lập
dự án để đưa ra quyết định đầu tư, thực hiện đầu tư để có thể đưa các kết quả của
quá trình thực hiện đầu tư vào vận hành, tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh và chấm dứt dự án. Thứ tư, tác giả cũng muốn nhấn mạnh đến khái niệm
MTĐT tốt. MTĐT tốt không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân nhà đầu tư, mang
lại hiệu quả cho nhà đầu tư mà còn mang lại lợi ích cho cả nền kinh tế.
1.1.2. Đặc điểm của môi trường đầu tư
• MTĐT có tính tổng hợp: MTĐT là tổng hòa của các yếu tố, các yếu tố tác
động tới tất cả các nhà đầu tư tại một địa phương nhất định, tác động tới các đối
tượng khác và tới toàn bộ nền kinh tế.
• Tính hai chiều của MTĐT: Giữa chính phủ, MTĐT và nhà đầu tư, có mối
quan hệ tương tác với nhau.
• MTĐT có tính động: MTĐT có tính động do các yếu tố cấu thành MTĐT
luôn vận động biến đổi theo thời gian.
• MTĐT có tính mở: MTĐT có tính mở thể hiện sự thay đổi các yếu tố của
MTĐT còn chịu ảnh hưởng của MTĐT ở cấp độ cao hơn.
• MTĐT có tính hệ thống MTĐT có tính hệ thống vì MTĐT là tổng hòa của
các yếu tố có tác động qua lại với nhau và chịu tác động của MTĐT quốc tế.
MTĐT mang tính mở, tính cân bằng động.
1.1.3. Phân loại
• Theo chức năng quản lý Nhà nước:Nhóm chính phủ có ảnh hưởng mạnh và
Nhóm chính phủ ít có ảnh hưởng.
• Theo kênh tác động của các nhân tố đến hoạt động đầu tư:Các nhân tố tác
động tới chi phí,Các nhân tố tác động tới rủi ro, Các nhân tố tác động tới cạnh
tranh.
6
• Căn cứ vào yếu tố cấu thành:Môi trường tự nhiên, Môi trường chính trị,
Môi trường pháp luật, Môi trường kinh tế, Môi trường văn hoá, xã hội.
• Theo phạm vi: MTĐT cấp quốc gia, MTĐT cấp vùng, MTĐT cấp tỉnh.
• Căn cứ vào giai đoạn hình thành và hoạt động đầu tư: MTĐT nước ngoài
gồm các yếu tố của giai đoạn thành lập, hoạt động và giải thể hay phá sản doanh
nghiệp vốn đầu tư nứơc ngoài.
• Theo nguyên nhân tạo ra dòng chảy vốn đầu tư: Yếu tố đẩy và Yếu tố kéo.
• Theo hình thái vật chất: MTĐT cứng và MTĐT mềm.
• Căn cứ vào nhân tố tác động đến hoạt động đầu tư: Khung chính sách đối
với hoạt động FDI,Nhóm nhân tố kinh tế, Nhóm nhân tố hỗ trợ kinh doanh.
1.2. CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
Luận án trình bày từng yếu tố cấu thành MTĐT và ảnh hưởng của yếu tố
đó tới hoạt động thu hút FDI.
1.3. CHỈ SỐ VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
1.3.1. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
1.3.2. Chỉ số xếp hạng rủi ro quốc gia
1.3.3. Chỉ số nhận thức về tham nhũng
1.3.4. Xếp hạng kinh doanh
1.4. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
ĐẾN FDI
1.4.1. Lý thuyết chiết trung: Lợi thế địa điểm hay lợi thế của quốc gia, địa
phương nhận đầu tư có ảnh hưởng tới thu hút và thực hiện FDI. Quốc gia nhận
đầu tư có thể chủ động thay đổi lợi thế để có thể thu hút được nhiều hơn FDI.
1.4.2. Lý thuyết chênh lệch lợi nhuận cận biên: Quốc gia nào mang lại lợi
nhuận cận biên cao hơn sẽ thu hút được nhiều FDI.
1.4.3. Lý thuyết quy mô thị trường: Quy mô thị trường của một nước có ảnh
hưởng đến lượng FDI mà nước đó có thể tiếp nhận.
1.4.4. Lý thuyết lợi thế so sánh: Lý thuyết này cho thấy ảnh hưởng của MTĐT
đến cơ cấu FDI thu hút.
1.4.5. Lý thuyết kéo đẩy: Các quốc gia muốn thu hút FDI cần duy trì và phát
triển các yếu tố kéo.
1.4.6. Lý thuyết đa dạng hóa đầu tư: FDI đầu tư vào một số nước và một số
ngành không những có tỷ lệ lợi nhuận cao, mà còn ít xảy ra rủi ro.
1.4.7. Lý thuyết tổ chức công nghiệp: Lý thuyết này giải thích nguyên nhân
TNCs thực hiện FDI và ảnh hưởng của MTĐT đến hình thức đầu tư.
1.4.8. Lý thuyết tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái làm thay đổi chi phí và thu
nhập của nhà đầu tư nên khi giá trị đồng tiền tăng lên thì lượng FDI sẽ giảm và
ngược lại.
1.5. TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU
TƯ
Để đưa ra quyết định đầu tư, nhà ĐTNN đầu tư sẽ tìm hiểu về MTĐT của
7
nước sở tại. MTĐT có ảnh hưởng đến dòng chảy FDI thông qua tác động đến chi
phí đầu tư, rủi ro đầu tư và rào cản cạnh tranh của cơ hội đầu tư. MTĐT có chi
phí đầu tư cao thì khả năng sinh lợi sẽ giảm nên lượng vốn FDI thu hút bị giảm.
Chi phí đầu tư bao gồm chi phí chính thức, chi phí không chính thức và thời gian
để giải quyết các TTHC. MTĐT gây ra rủi ro với hoạt động đầu tư do sự thay đổi
của các yếu tố thuộc MTĐT. Khi nhà đầu tư đánh giá MTĐT có rủi ro cao thì
hiệu quả đầu tư dự tính sẽ giảm đi và do đó lượng vốn đầu tư sẽ giảm. MTĐT tạo
ra các rào cản cạnh tranh cho các nhà đầu tư. Giảm rào cản cạnh tranh sẽ khuyến
khích việc bỏ vốn đầu tư và tăng hiệu quả đầu tư của cả nền kinh tế.
1.6. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG
ĐẦU TƯ
Luận án cũng chỉ các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình cải thiện MTĐT: nhu
cầu phát triển kinh tế xã hội của bản thân các quốc gia, xu hướng tự do hóa, toàn
cầu hóa, xu hướng phát triển khoa học và công nghệ trên thế giới, các công ty
xuyên quốc gia, chính sách và khả năng của nhà ĐTNN.
1.7. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PARETO VÀO NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN
Phương pháp Pareto là công cụ sắp xếp những yếu tố cần giải quyết theo
mức độ trở ngại nhằm tìm ra những yếu tố trọng yếu có ảnh hưởng tới thu hút và
sử dụng vốn FDI để ưu tiên tập trung cải thiện trước nhằm tối đa hóa hiệu quả
của quá trình cải thiện MTĐT. Luận án mạnh dạn đề xuất quy trình đánh giá, cải
thiện MTĐT và vận dụng cho cho các phần của luận án. Sơ đồ 1.6 chỉ thể hiện
các bước áp dụng cho luận án. Bước 5 của quy trình đòi hỏi sau một thời gian
triển khai thực hiện giải pháp cần thu thập lại thông tin để đánh giá lại MTĐT
nhằm đánh giá những tiến bộ đạt được cũng như tìm ra yếu tố trở ngại mới. Luận
án chỉ có thể thực hiện 4 bước đầu tiên của quy trình đánh giá, cải thiện MTĐT
này.
Sơ đồ 1.6: Quy trình đánh giá, cải thiện MTĐT bằng phương pháp Pareto,
vận dụng cho các phần của luận án.
Thu thập số liệu bằng
phiếu điều tra
Đánh giá hiện trạng
MTĐT
Thu hẹp phạm vi yếu
tốMTĐT
Giải quyết các yếu tố
quan trọng
Thiết kế phiếu điều tra, tiến hành điều tra,
thu thập số liệu, xử lý kết quả điều tra
Kết quả điều tra được vận dụng phân tích
làm rõ các mục 2.1, 2.2.2.3 của chương II
Tại mục 2.4, những yếu tố tồn tại trọng
yếu của MTĐT rút ra bằng biểu đồ Pareto
Chương 3 đưa ra giải pháp cải thiện các
yếu tố quan trọng
8
CHƯƠNG 2. MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VỚI HOẠT ĐỘNG THU HÚT ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
2.1. QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM
TỪ KHI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI, MỞ CỬA
2.1.1. Môi trường tự nhiên
Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi thu hút các nhà ĐTNN, có một mạng
lưới sông ngòi dày đặc và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú
0.00
1.00
2.00
3.00
4.00
5.00
G i a
o t h
ô n g
m
ứ
c
đ
ộ
t
r
ở
n
g
ạ
i
Nguồn: Kết quả điều tra doanh nghiệp FDI.
Biểu 2.1. Đánh giá các yếu tố của môi trường đầu tư
Theo kết quả điều tra, điều kiện tự nhiên của Việt Nam hầu như không gây
trở ngại hoặc rất ít đối với hoạt động ĐTNN. Ngoài ra, các yếu tố khác được
đánh giá ít trở ngại như cung cấp nước, viễn thông, quy định về lao động, giải
quyết tranh chấp và chi phí lao động.
2.1.2. Môi trường chính trị
Môi trường chính trị ổn định tạo thuận lợi cho Việt Nam trở thành đích đến
an toàn của các nhà ĐTNN. Việt Nam tích cực, chủ động tăng cường mở rộng
quan hệ ngoại giao, tổ chức thành công các sự kiện làm các nhà đầu tư yên tâm
đầu tư tại Việt Nam, có ảnh hưởng tích cực tới thu hút vốn FDI.
9
2.1.3. Môi trường chính sách, pháp luật
a. Giai đoạn 1987-1990
Luật ĐTNN 1987 đã tạo đà cho dòng vốn ĐTNN chảy vào Việt Nam. Luật
ĐTNN 1987 thể hiện sự dè dặt trong hợp tác đầu tư với nước ngoài và thể hiện
mong muốn thu hút được nhiều vốn ĐTNN nhất là thông qua liên doanh để được
nhiều lợi ích của ĐTNN.
Luật ĐTNN sửa đổi 1990: mở rộng hình thức ĐTNN, cho phép tổ chức
kinh tế có tư cách pháp nhân thuộc các thành phần kinh tế được hợp tác đầu tư
với nước ngoài, hình thức liên doanh được mở rộng.
b. Giai đoạn 1990-1996
Luật ĐTNN sửa đổi 1992 tiếp tục tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho
nhà ĐTNN: tiếp tục mở rộng hình thức hợp tác, phương thức đầu tư, tăng thời
hạn đầu tư, giảm thời gian thẩm định cấp giấy phép đầu tư từ 3 tháng xuống 60
ngày. Số văn bản pháp quy ở giai đoạn này tăng lên rõ rệt.
c. Giai đoạn 1996-2000
Luật ĐTNN 1996: tiếp tục mở rộng thêm, những vấn đề phải thực hiện
theo nguyên tắc nhấ