Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO) bệnh sán lá gan lớn (SLGL) là một
trong những bệnh quan trọng được phát hiện ngày càng nhiều ở người và
động vật, có hơn 2,4 triệu người tại hơn 70 quốc gia bị ảnh hưởng bởi bệnh
do SLGL (WHO, 2015; Amer, 1016). Tại Việt Nam, bệnh SLGL ở người
có xu hướng tăng dần, từ năm 2006 đến năm 2010 có số ca mắc bệnh là
15.764 và số ca đã tăng lên trên 20.000 người năm 2011. Bệnh phân bố ở
52 tỉnh thành từ Bắc đến Nam và loài gây bệnh được xác định chủ yếu là
Fasciola gigantica (Nguyễn Văn Đề và ctv.2012). Trong những năm qua
các nghiên cứu về bệnh SLGL đã cho biết bệnh này nằm trong danh sách
bệnh truyền lây giữa vật nuôi và người.
Các bệnh do sán lá gan gây ra cần phải thông qua vật chủ trung gian là các
loài ốc nước ngọt.Với đặc điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) là trồng lúa và rau màu nên rất thích hợp cho ốc nước ngọt và
thực vật thủy sinh phát triển. ĐBSCL là khu vực ưu thế phát triển chăn nuôi
bò nhờ tận dụng thức ăn thô xanh từ nguồn phụ phẩm – phế phẩm nông
nghiệp và công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, phần lớn chăn nuôi tập trung ở
các nông hộ với quy mô nhỏ, thức ăn tận dụng là chính, trình độ người
chăn nuôi còn thấp, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi còn
hạn chế, hình thức chăn nuôi chủ yếu là bán chăn thả nên khả năng bò
nhiễm giun sán rất cao.
Để hạn chế thiệt hại do sán lá gan gây ra thì việc nghiên cứu bệnh sán lá
gan và kiểm soát bệnh là rất cần thiết. Tuy nhiên, cho tới nay hầu như chưa
có một công trình nghiên cứu nào có tính tổng hợp để xác định thành phần
loài, đặc điểm sinh học và sự phân bố của sán lá gan ở khu vực ĐBSCL.
Do đó nghiên cứu đề tài: “MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VÀ SINH
HỌC BỆNH SÁN LÁ GAN LỚN TRÊN BÒ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG VÀ THỬ HIỆU QUẢ CỦA THUỐC TẨY TRỪ” là rất cần
thiết.
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Một số đặc điểm dịch tễ học và sinh học bệnh sán lá gan lớn trên bò ở đồng bằng sông Cửu long và thử hiệu quả của thuốc tẩy trừ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: CHUYÊN NGÀNH BỆNH LÝ HỌC VÀ CHỮA
BỆNH VẬT NUÔI
Mã ngành: 62640102
HÀ HUỲNH HỒNG VŨ
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VÀ SINH HỌC
BỆNH SÁN LÁ GAN LỚN TRÊN BÕ Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG VÀ THỬ HIỆU QUẢ
CỦA THUỐC TẨY TRỪ
Cần Thơ, 2018
II
CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HỮU HƢNG
Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường
Họp tại: , Trường Đại học Cần Thơ
Vào lúc . giờ . ngày . tháng . năm .
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện:
1. Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ.
2. Thư viện Quốc gia Việt Nam.
III
DANH MỤC LIỆT KÊ
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
1. Hà Huỳnh Hồng Vũ, Nguyễn Hồ Bảo Trân, Nguyễn Hữu Hưng, 2014.
Thành phần các loài ốc nước ngọt - ký chủ chủ trung gian của các loài sán
lá ký sinh ở vật nuôi tại hai tỉnh Vinh Long và Đồng Tháp. Tạp chí Khoa
học Trường Đại học Cần Thơ, số chuyên đề Nông nghiệp /2014, trang 8-
12.
2. Hà Huỳnh Hồng Vũ, Nguyễn Hồ Bảo Trân, Nguyễn Hữu Hưng, 2015.
Đặc điểm hình thái và phân tử của sán lá gan lớn ký sinh ở bò tại tỉnh Đồng
Tháp. Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, số 6/2015, trang 63-69.
3. Hà Huỳnh Hồng Vũ, Nguyễn Hồ Bảo Trân, Phạm Đức Phúc, Nguyễn
Hữu Hưng, 2016. Ứng dụng chỉ thị gen phân tử ITS-1 và kỹ thuật PCR-
RFLP để xác định loài sán lá gan lớn (Fasciola sp.) trên bò tại Đồng bằng
sông Cửu Long. Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, số 2/2016, trang 85-92.
4. Hà Huỳnh Hồng Vũ, Nguyễn Hồ Bảo Trân, Nguyễn Hữu Hưng, 2016.
Tình trạng nhiễm sán lá gan lớn trên bò tại một số tỉnh Đồng bằng sông
Cửu Long và thử hiệu quả tẩy trừ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần
Thơ /2016, trang 17-22.
5. Hà Huỳnh Hồng Vũ, Nguyễn Hồ Bảo Trân, Nguyễn Hữu Hưng, 2018.
Khảo sát một số đặc điểm bệnh lí của bệnh sán lá gan lớn trên bò tại một số
tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần
Thơ, số chuyên đề Nông nghiệp /2018, trang 12-17.
4
Chƣơng 1 GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO) bệnh sán lá gan lớn (SLGL) là một
trong những bệnh quan trọng được phát hiện ngày càng nhiều ở người và
động vật, có hơn 2,4 triệu người tại hơn 70 quốc gia bị ảnh hưởng bởi bệnh
do SLGL (WHO, 2015; Amer, 1016). Tại Việt Nam, bệnh SLGL ở người
có xu hướng tăng dần, từ năm 2006 đến năm 2010 có số ca mắc bệnh là
15.764 và số ca đã tăng lên trên 20.000 người năm 2011. Bệnh phân bố ở
52 tỉnh thành từ Bắc đến Nam và loài gây bệnh được xác định chủ yếu là
Fasciola gigantica (Nguyễn Văn Đề và ctv.2012). Trong những năm qua
các nghiên cứu về bệnh SLGL đã cho biết bệnh này nằm trong danh sách
bệnh truyền lây giữa vật nuôi và người.
Các bệnh do sán lá gan gây ra cần phải thông qua vật chủ trung gian là các
loài ốc nước ngọt.Với đặc điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) là trồng lúa và rau màu nên rất thích hợp cho ốc nước ngọt và
thực vật thủy sinh phát triển. ĐBSCL là khu vực ưu thế phát triển chăn nuôi
bò nhờ tận dụng thức ăn thô xanh từ nguồn phụ phẩm – phế phẩm nông
nghiệp và công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, phần lớn chăn nuôi tập trung ở
các nông hộ với quy mô nhỏ, thức ăn tận dụng là chính, trình độ người
chăn nuôi còn thấp, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi còn
hạn chế, hình thức chăn nuôi chủ yếu là bán chăn thả nên khả năng bò
nhiễm giun sán rất cao.
Để hạn chế thiệt hại do sán lá gan gây ra thì việc nghiên cứu bệnh sán lá
gan và kiểm soát bệnh là rất cần thiết. Tuy nhiên, cho tới nay hầu như chưa
có một công trình nghiên cứu nào có tính tổng hợp để xác định thành phần
loài, đặc điểm sinh học và sự phân bố của sán lá gan ở khu vực ĐBSCL.
Do đó nghiên cứu đề tài: “MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VÀ SINH
HỌC BỆNH SÁN LÁ GAN LỚN TRÊN BÒ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG VÀ THỬ HIỆU QUẢ CỦA THUỐC TẨY TRỪ” là rất cần
thiết.
1.2 Mục tiêu của đề tài
- Xác định được loài, sự phân bố, đặc điểm sinh học và các yếu tố ảnh
hưởng đến tỷ lệ nhiễm SLGL trên bò tại các tỉnh ĐBSCL
- Đề xuất được biện pháp tẩy trừ bệnh SLGL trên bò tại các tỉnh ĐBSCL.
1.3 Ý nghĩa khoa học
- Là công trình nghiên cứu có hệ thống về sán lá gan lớn Fasciola gigantica
trên bò: xác định tình hình nhiễm bệnh và các yếu tố liên quan đến sự phân
bố của mầm bệnh. Định loài bằng hình thái học và sinh học phân tử sử
dụng kỹ thuật PCR-RFLP và giải trình tự gen ITS1.
5
- Là công trình đầu tiên ở ĐBSCL nghiên cứu vòng đời SLGL trên bò, xác
định thành phần ký chủ trung gian, nghiên cứu bệnh lý lâm sàng ở bò, điều
trị thử nghiệm và đề ra biện pháp tẩy trừ.
- Cung cấp thêm tư liệu khoa học về loài Fasciola sp. ký sinh trên bò ở
(ĐBSCL), đồng thời bổ sung cho giáo trình ký sinh trùng thú y để phục vụ
công tác giảng dạy.
1.4 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người dân ở vùng (ĐBSCL)
áp dụng biện pháp phòng trị bệnh SLGL một cách hữu hiệu, nhằm giảm
thiểu những tác động có hại, góp phần phát triển chăn nuôi bò theo hướng
bền vững.
1.5 Những đóng góp mới của luận án
- Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên xác định được loài Fasciola
gigantica lưu hành trên bò nuôi tại ĐBSCL bằng kỹ thuật sinh học phân tử.
- Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu thành công vòng đời của SLGL
(Fasciola gigantica) trên bò tại ĐBSCL.
- Mô tả triệu chứng lâm sang, bệnh tích đại thể và vi thể bệnh sán lá gan
lớn do loài Fasciola gigantica gây ra, tạo cơ sở khoa học cho công tác chẩn
đoán phát hiện bệnh nhanh để kịp thời điều trị.
Chƣơng III: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
3.1.1 Xác định tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn trên bò tại các tỉnh ĐBSCL
- Xác định tỷ lệ nhiễm SLGL ký sinh trên bò tại các tỉnh ĐBSCL qua
phương pháp kiểm tra phân và phương pháp mổ khám.
3.1.2 Xác định loài sán lá gan lớn trên bò tại các tỉnh ĐBSCL
- Xác định loài sán lá gan lớn qua định danh phân loại bằng hình thái học,
bằng kỹ thuật sinh học phân tử và giải trình tự gen.
3.1.3 Nghiên cứu vòng đời của sán lá gan lớn
- Theo dõi quá trình phát triển của trứng SLGL bên ngoài cơ thể ký chủ.
- Theo dõi quá trình phát triển của SLGL trong ký chủ trung gian (ốc
Lymnaea swinhoei và Lymnaea viridis) đến giai đoạn ấu trùng cảm nhiễm
cercaria).
- Xác định vòng đời của SLGL trong vật chủ cuối cùng qua gây nhiễm ấu
trùng gây bệnh cho bò.
3.1.4 Nghiên cứu bệnh lý lâm sàng ở bò nhiễm sán lá gan lớn
- Xác định triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đại thể và trên bò nhiễm SLGL
và khảo sát những biến đổi vi thể trên gan bò nhiễm SLGL
3.1.5 Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh sán lá gan lớn trên bò
6
- Thử hiệu lực của thuốc tẩy trừ SLGL bằng albendazole, triclabendazole
và mebendazole; đề xuất biện pháp phòng bệnh sán lá gan cho trâu bò.
3.2 Đối tƣợng, thời gian, địa điểm nghiên cứu
3.2.1 Đối tƣợng nghiên cứu: Bò nuôi tại 6 tỉnh: Đồng Tháp, An Giang,
Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre và Sóc Trăng; sán lá gan Fasciola sp.; ốc
Lymnaea spp.
3.2.2 Thời gian tiến hành: Tiến hành từ tháng 11/2013 đến 06/2017.
3.2.3 Địa điểm tiến hành
- Các hộ chăn nuôi bò tại 6 tỉnh ĐBSCL, lò giết mổ tập trung tại các tỉnh
khảo sát, phòng thí nghiệm Ký sinh trùng và phòng thí nghiệm Mô học
thuộc Bộ môn Thú Y - Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng - Trường
Đại học Cần Thơ, Bộ môn Thú y Lâm sàng – Khoa Chăn nuôi Thú y –
Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, phòng thí nghiệm Giải
phẩu bệnh học – Trường Đại học Y dược Cần Thơ.
3.3 Dụng cụ và hoá chất: Một số dụng cụ, hóa chất cần thiết để nghiên
cứu ký sinh trùng và sinh học phân tử.
3.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1 Xác định tình hình nhiễm SLGL trên bò tại ĐBSCL
- Đối tƣợng thí nghiệm: Bò địa phương, bò lai Sind, bò sữa. Mỗi giống bò
theo dõi ở các lứa tuổi: 2 năm tuổi.Bò giết
mổ gia súc tập trung có nguồn gốc tại các tỉnh khảo sát.
- Phƣơng pháp kiểm tra phân: áp dụng phương pháp gạn rửa sa lắng của
Benedek (1943).
- Phƣơng pháp mổ khám: Phương pháp mổ khám Skrjabine (1937)
- Chỉ tiêu theo dõi
Tỷ lệ nhiễm trứng sán lá gan chung trên bò; tỷ lệ nhiễm sán lá gan theo
giống, theo lứa tuổi bò, theo phương thức nuôi, theo mùa, theo vùng sinh
thái và theo địa bàn; cường độ nhiễm và số loài/cá thể.
- Phân tích thống kê:Dùng trắc nghiệm Chi-Square trong chương trình
Minitab version 16 để so sánh tỷ lệ nhiễm.
3.4.2 Phƣơng pháp định danh phân loài
3.4.2.1 Phƣơng pháp định danh phân loại sán lá gan bằng hình thái học
Định danh phân loài sán lá gan được dựa vào tài liệu theo David and
Erasmus (1972), Soulsby (1980), Nguyễn Thị Lê (2000).
3.4.2.2 Phƣơng pháp định danh sán lá gan lớn bằng kỹ thuật sinh học
phân tử (PCR-RFLP) và giải trình tự gen
Thu và trữ mẫu ly trích DNA
Chọn ngẫu nhiên 180 mẫu SLGL được thu thập từ gan và ống dẫn mật ở bò
tại lò giết mổ đại diện cho 6 tỉnh ĐBSCL. Mẫu được trữ trong dung dịch
nước muối sinh lý và đem ngay về phòng thí nghiệm để ly trích DNA.
7
Tách chiết DNA từ mẫu sán lá gan lớn
Kiểm tra nồng độ DNA
Thực hiện phản ứng PCR - RFLP
Phản ứng PCR:
Bảng 3.1 Trình tự mồi tương ứng với gen
Tên
Gene
Tên
mồi
Trình tự mồi (5’ – 3’)
Nhiệt
độ -Tm
(
o
C)
Tham khảo
ITS1
ITS1-
F/ITS1-
R
ITS1-F: TTG CGC
TGA TTA CGT CCC
TG
ITS1-R: TTG GCT
GCG CTC TTC ATC
56 Itagaki T (2005)
Thực hiện phản ứng PCR-RFLP
Sản phẩm phản ứng PCR được ủ với enzyme cắt giới hạn RsaI (5 IU) ủ qua
đêm ở nhiệt độ 37oC sản phẩm thu được được điện di trên agarose 1.5% có
bổ sung Ethidium bromide ở điện thế 80 volt trong 30 phút. Sản phẩm điện
di được ghi lại bằng máy chụp hình gel.
Bảng 3.2 Dự đoán kiểu cắt hạn chế (restriction patterns) của các enzyme
cắt giới hạn Enzyme RsaI ở vùng ITS1 của sán lá gan lớn
Tên loài
Enzyme
sử dụng
Nhiệt độ,
thời gian
ủ mồi
Vị trí cắt
Dự đoán
chiều dài
đoạn cắt
(bp)
Tài liệu tham
khảo
Fasciola
hepatica
RsaI
37
0C, ủ
qua đêm
5’..GT↓AC...3'
3'..CA↑TG...5'
367, 104
(68, 59,
54, 28) (Ichikawa và
Itagaki, 2010)
Fasciola
gigantica
367, 172
(59, 54,
28)
Giải trình tự chuỗi nucleotide khuếch đại chứa đa hình
Chọn 12 mẫu SLGL đại diện cho 6 tỉnh thuộc vùng ĐBSCL cụ thể là mỗi
tinh chọn 2 mẫu, các sản phẩm PCR của các mẫu này được tinh sạch tách
dòng. Mẫu được gửi lên công ty Marcogen (Hàn Quốc) để giải trình tự (sử
dụng phương pháp giải trình tự trực tiếp của Sanger).
* Chỉ tiêu theo dõi
- Kết quả xác định loài SLGL bằng kỹ thuật PCR-RFLP và phương pháp
xác định hình thái.
- Kết quả so sánh trình tự nucleotide đoạn gen ITS1 của SLGL giữa các địa
phương với nhau và với ngân hàng gen thế giới.
8
* Phân tích và xử lý số liệu :Trình tự đoạn gen ITS-1 của 12 mẫu SLGL
được sử dụng truy cập Ngân hàng gen dùng chương trình BLASTN trên
NCBI để so sánh với trình tự trong Genbank; Clustal Omega để so sánh sự
khác biệt giữa các trình tự, và so sánh mức tương đồng bằng phương pháp
Pairwise alignment/Calculate identity/Similarity for sequences (Bioedit).
3.4.3 Nghiên cứu vòng đời của Fasciola sp.
3.4.3.1 Phƣơng pháp định danh phân loại ốc nƣớc ngọt
Dựa vào hệ thống phân loại ốc nước ngọt của John (1982), Đặng Ngọc
Thanh và ctv. (1980). Dựa trên cơ sở định danh phân loại ta chọn những ốc
Lymnaea để nuôi trong phòng thí nghiệm cho sinh sản ra thế hệ ốc sạch để
gây nhiễm ấu trùng SLGL cho ốc Lymnaea sp.
3.4.3.2 Theo dõi quá trình phát triển của trứng sán lá gan Fasciola sp.
ở ngoài môi trƣờng trong điều kiện thí nghiệm
a. Đối tượng nghiên cứu
Trứng SLGL, ốc Lymnaea swinhoei và Lymnaea viridis là ”ốc sạch”.
b. Bố trí thí nghiệm
Bảng 3.3 Bố trí thí nghiệm quá trình phát triển của trứng SLG lớn
Nghiệm thức 1: Trứng SLGL cho vào đĩa petri với mực nước 0,5cm, không chiếu
sáng, pH từ 6-8, nhiệt độ từ 26 - 290C.Nghiệm thức 2: Trứng SLGL cho vào đĩa
petri với mực nước 0,5cm, có chiếu sáng 4 giờ/ngày, pH từ 6-8, nhiệt độ từ 26 -
29
0C.Nghiệm thức 3: Trứng SLGL cho vào đĩa petri không chứa nước.
c. Chỉ tiêu theo dõi
- Thời gian trứng bắt đầu nở thành miracidium thoát ra khỏi trứng.
- Thời gian trứng bắt đầu nở thành miracidium cho đến khi 50% số trứng đã
hình thành miracidium thoát ra khỏi trứng
3.4.3.3 Theo dõi thời gian sống của miracidium trong nƣớc
a. Đối tượng nghiên cứu
Các miracidium mới thoát nắp vỏ trứng thu nhận từ các nghiệm thức trên
(Thí nghiệm quá trình phát triển của trứng SLG) để bố trí thí nghiệm xác
định thời gian sống của chúng trong nước.
b. Bố trí thí nghiệm
Sau khi gây nhiễm, ốc được mổ khảo sát ở các thời điểm như sau: 6 ngày,
10 ngày, 14 ngày, 18 ngày, 22 ngày, 26 ngày, 30 ngày, 34 ngày, 38 ngày và
42 ngày cho đến khi phát hiện cercaria bơi lội trong nước và thành
Adolescaria; mỗi đợt mổ 10 con ốc Lymnaea swinhoei và 10 con ốc
Nghiệm thức Số trứng/đĩa Số đĩa / nghiệm thức
Đối chứng 0 5
1 60 10
2 60 10
3 60 10
9
Lymnaea viridis để xác định thời gian các giai đoạn phát triển của ấu trùng
(sporocyst, redia và cercaria) trong 2 loài ốc Lymnaea
Bảng 3.4 Bố trí thí nghiệm thời gian sống của miracidium trong nước
3.4.3.4 Theo dõi quá trình phát triển của ấu trùng sán lá gan trong ký
chủ trung gian ốc Lymnaea spp.
960 ấu trùng miracidium, 240 ốc Lymnaea swinhoei và 240 Lymnaea
viridis là ”ốc sạch” được sử dụng trong thí nghiệm, miracidium được lấy từ
thí nghiệm trên.
Bảng 3.5 Bố trí gây nhiễm ấu trùng sán lá gan cho ốc Lymnaea
.
3.4.3.5 Gây nhiễm ấu trùng sán lá gan lớn cho bò
a. Đối tượng nghiên cứu
Bố trí 8 con bò có độ tuổi từ 7 tháng đến 12 tháng tuổi được mua từ các
nông dân địa phương trong tỉnh khảo sát, khi mua về được tẩy sạch giun
sán bằng thuốc albendazole và được kiểm tra phân là không có nhiễm
SLGL và các loài giun sán khác.
b. Bố trí thí nghiệm gây nhiễm cercaria cho bò thí nghiệm
Sáu con bò được gây cảm nhiễm bằng đường miệng với 3 nghiệm thức,
mỗi nghiệm thức tiến hành 2 bò với liều gây nhiễm cho mỗi nghiệm thức
lần lượt là 100, 150, 200 cercaria di động của SLGL cho mỗi bò bằng một
ống bơm tiêm qua đường miệng.Nghiệm thức đối chứng không gây nhiễm.
Theo dõi sự xuất hiện trứng sán lá gan lớn trong phân bò gây nhiễm: Bắt
đầu kiểm tra phân sau 11 tuần gây nhiễm ấu trùng SLGL cho bò và sau đó
kiểm tra phân hàng ngày cho đến khi phát hiện trứng Fasciola sp. trong
phân bằng phương pháp gạn rửa sa lắng.
- Mổ khám bò gây nhiễm: khi phát hiện trứng SLGL trong phân bò.
Lô thí nghiệm
Số miracidium
/đĩa
Số đĩa / nghiệm thức
1 15 10
2 15 10
3 15 10
Nghiệm thức
Liều gây nhiễm
(micracidium /ốc)
Số ốc thí nghiệm
Lymnaea swinhoei đối
chứng
0 80
Lymnaea viridis đối chứng 0 80
Lymnaea swinhoei 3 160
Lymnaea viridis 3 160
10
- Chỉ tiêu theo dõi
+ Xác định thời điểm xuất hiện trứng SLGL trong phân trên bò thí nghiệm.
+ Số lượng SLGL thu được trên mỗi bò thí nghiệm và xác định loài SLGL
bằng phương pháp truyền thống và sinh học phân tử.
3.4.4 Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể và những
biến đổi vi thể trên bò nhiễm sán lá gan lớn
3.4.4.1 Nghiên cứu triệu chứng của bò nhiễm SLGL
Quan sát về thể trạng và biểu hiện lâm sàng của 60 con bò nhiễm SLGL
trong tự nhiên và 6 con bò trong gây nhiễm thực nghiệm.
3.4.4.2 Nghiên cứu bệnh tích đại thể và mô bệnh học gan nhiễm sán lá
gan lớn
- Đối tượng: Gan bò nhiễm SLGL trong gây nhiễm thực nghiệm và 45 gan
bò nhiễm SLGL trong tự nhiên thu thập từ các cơ sở giết mổ tại các tỉnh
ĐBSCL.
3.4.5. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ sán lá gan lớn bò
105 bò lai Sind nhiễm SLGL được phát hiện trong phương pháp kiểm tra
phân có cường độ nhiễm từ 2+ đến 3+ được bố trí thử nghiệm với các thuôc
albendazole, triclabendazole, mebendazole với 2 nghiệm thức (mỗi nghiệm
thức15 con) và 5 bò được chọn ngẫu nhiên để làm đối chứng.
Nghiệm thức 1: dùng liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.Nghiệm
thức 2: dùng liều lượng cao hơn liều hướng dẫn của nhà sản xuất. Nghiệm
thức đối chứng: không dùng thuốc.
Bảng 3.7 Bố trí thử nghiệm albendazole, triclabendazole và mebendazole
tẩy trừ sán lá gan bò
Nghiệm
thức
Liều dùng
(mg/kg thể trọng)
Số bò thử
nghiệm
Đƣờng cấp
thuốc
Đối chứng 0 5 -
1
albendazole: 10mg/KgP 15 Uống
triclabendazole:
15mg/KgP
15 Uống
mebendazole:10mg/KgP 15 Uống
2
albendazole:15mg/KgP 15 Uống
triclabendazole:
20mg/KgP
15 Uống
mebendazole:15mg/KgP 15 Uống
c. Chỉ tiêu theo dõi
- Hiệu lực tẩy trừ của thuốc sau 5, 10, 15 ngày điều trị, liều lượng thuốc tẩy
trừ hiệu quả và theo dõi phản ứng phụ của thuốc trên bò điều trị.
11
CHƢƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả tình hình nhiễm sán lá gan trên bò tại ĐBSCL
4.1.1 Kết quả kiểm tra phân
Bảng 4.1 Tỷ lệ nhiễm sán lá gan trên bò tại ĐBSCL
Tỉnh SMKT SMN TLN(%)
CƢỜNG ĐỘ NHIỄM
+ ++ +++
SMN TLN(%) SMN TLN(%) SMN TLN(%)
An Giang 1036 268 25,87
a
196 73,13 54 20,15
a
18 6,72
a
Đồng Tháp 987 249 25,23
a
175 70,28 52 20,88
a
22 8,84
a
Vĩnh Long 993 244 24,57
a
174 71,31 48 19,67
a
22 9,02
a
Bến Tre 933 149 15,97
b
121 81,21 22 14,77
b
6 4,03
b
Trà Vinh 900 142 15,78
b
119 83,80 17 11,97
b
6 4,23
b
Sóc Trăng 935 134 14,33
b
114 85,07 16 11,94
b
4 2,99
b
Tổng 5.784 1.186 20,50 899 75,80 209 17,62 78 8,68
Chú thích: các giá trị trên cùng 1 cột có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý
nghĩa thống kê P< 0,05; SMKT: số mẫu kiểm tra; SMN: số mẫu nhiễm; TLN(%):
tỷ lệ nhiễm (%)
Bảng 4.1 cho thấy bò nhiễm SLGL có tỷ lệ chung là 20,50%. Trong đó, bò
nuôi ở các tỉnh có tỷ lệ nhiễm SLGL cao như tỉnh An Giang có tỷ lệ nhiễm
(25,87%) cao nhất, kế đến bò nuôi ở Đồng Tháp có tỷ lệ nhiễm (25,23%),
bò nuôi ở tỉnh Vĩnh Long có tỷ lệ nhiễm (24,57%). Bò nuôi có tỷ lệ nhiễm
SLGL thấp thuộc các tỉnh như tỉnh Bến Tre có tỷ lệ nhiễm (15,97%), kế
đến là bò nuôi ở tỉnh Trà Vinh (15,78%) và nhiễm thấp nhất là ở tỉnh Sóc
Trăng (14,33%). Cường độ nhiễm chủ yếu tập trung ở mức độ thấp (+)
75,80%, cường độ ++ chiếm tỷ lệ 17,62%, cường độ +++ chiếm tỷ lệ
8,68%. Tỷ lệ nhiễm SLGL của bò nuôi ở các tinh như An Giang, Đồng
Tháp và Vĩnh Long cao hơn ở các tinh Trà Vinh, Bến Tre và Sóc Trăng sự
sai khác này rất có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả trên được giải thích
như sau: tỉnh An Giang và Đồng Tháp nằm ở thựợng nguồn sông Tiền và
sông Hậu, tỉnh Vĩnh Long nằm cặp theo sông Tiền và sông Hậu, lượng
nước lên xuống theo thủy triều, 3 tỉnh này đều có hệ thống kênh rạch chằng
chịch là nơi thích hợp cho các loài ốc ký chủ trung gian của các loài sán lá
trong đó có sán lá gan ký sinh ở bò có thể phát triển quanh năm. Vì vậy tỷ
lệ nhiễm và cường độ nhiễm của bò nuôi ở 3 tinh này cao hơn bò nuôi ở
tỉnhTrà Vinh, Bến Tre và Sóc Trăng, do 3 tỉnh này có vị trí nằm tiếp giáp
biển hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển, có nhiều vùng sinh thái
nước mặn và nước lợ, vào mùa khô nước biển xâm lấn vào đất liền làm
nhiều vùng bị ngập mặn và ngập lợ đó là nơi không thuận lợi cho các loài
12
ốc nước ngọt ký chủ trung gian của các loài sán lá gan phát triển. Kết quả
này một lần nữa cho thấy điều kiện địa lý, khí hậu và vùng sinh thái là điều
kiện để cho mầm bệnh là các vật chủ trung gian có điều kiện tiếp cận và
cảm nhiễm gây bệnh cho bò.Kết quả này phù hợp với nhận xét của Phạm
Văn Khuê và Phan Lục (1996); Phan Địch Lân và ctv. (2002); Nguyễn Thị
Kim Lan và ctv. (2008).
Bảng 4.2 Tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn theo giống bò tại các tỉnh ĐBSCL
TỈNH
Giống Bò
Bò Sữa Bò lai Sind Bò địa phƣơng
SMKT SMN TLN(%) SMKT SMN TLN(%) SMKT SMN TLN(%)
AG - - - 558 139 24,91
b 478 129 26,99b
ĐT - - - 506 131 23,48
b 481 118 24,53b
VL 130 16 12,31
a 430 110 25,58b 433 118 27,25b
BT - - - 487 73 14,99
b 446 76 17,04b
TV - - - 473 73 15,43
b 427 69 16,16b
ST 198 14 7,07
a 375 64 17,07b 3