Tóm tắt Luận án Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Thủy sản Việt Nam

Hơn 20 năm qua, ngành thuỷ sản có đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ lệ đóng góp của ngành Thuỷ sản trong GDP của nền kinh tế chiếm 3,95%. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,03%/năm về tổng sản lượng thuỷ sản, 18,59%/năm về giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đã đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng thế giới, đặc biệt là các nước có thị trường lớn và yêu cầu cao về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thực tế, đối tượng nuôi trồng thuỷ sản vẫn chưa đa dạng, chủ yếu là nuôi tôm sú và cá tra chiếm 60-65% trong tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích nuôi trồng thủy sản quảng canh và quảng canh cải tiến chiếm 93% trong tổng diện tích mặt nước nuôi. Tỷ trọng về sản lượng của sản phẩm giá trị gia tăng chỉ chiếm khoảng 35% trong tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu. Năng suất đánh bắt bình quân trên một đơn vị công suất khai thác liên tục giảm. Thực tế cho thấy nguồn lợi thủy sản đang ngày càng cạn kiệt. Dịch bệnh và tình trạng ô nhiễm môi trường nuôi xảy ra thường xuyên. ðời sống của ngư dân vẫn còn nhiều khó khăn. Cơ cấu nghề nghiệp trong ngành thủy sản chưa hợp lý; Những vấn đề trên cho thấy chất lượng tăng trưởng ngành Thủy sản chưa cao, thiếu bền vững. Do đó, tác giả chọn vấn đề nghiên cứu: "Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Thủy sản Việt Nam" làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế

pdf12 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Thủy sản Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỞ ðẦU 1. Tính cấp thiết của ñề tài Hơn 20 năm qua, ngành thuỷ sản có ñóng góp ñáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của ñất nước và quá trình công nghiệp hoá, hiện ñại hoá. Tỷ lệ ñóng góp của ngành Thuỷ sản trong GDP của nền kinh tế chiếm 3,95%. Tốc ñộ tăng trưởng bình quân ñạt 8,03%/năm về tổng sản lượng thuỷ sản, 18,59%/năm về giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam ñã ñáp ứng ñược các nhu cầu ña dạng của người tiêu dùng thế giới, ñặc biệt là các nước có thị trường lớn và yêu cầu cao về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc... Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thực tế, ñối tượng nuôi trồng thuỷ sản vẫn chưa ña dạng, chủ yếu là nuôi tôm sú và cá tra chiếm 60-65% trong tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích nuôi trồng thủy sản quảng canh và quảng canh cải tiến chiếm 93% trong tổng diện tích mặt nước nuôi. Tỷ trọng về sản lượng của sản phẩm giá trị gia tăng chỉ chiếm khoảng 35% trong tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu. Năng suất ñánh bắt bình quân trên một ñơn vị công suất khai thác liên tục giảm. Thực tế cho thấy nguồn lợi thủy sản ñang ngày càng cạn kiệt. Dịch bệnh và tình trạng ô nhiễm môi trường nuôi xảy ra thường xuyên. ðời sống của ngư dân vẫn còn nhiều khó khăn. Cơ cấu nghề nghiệp trong ngành thủy sản chưa hợp lý; Những vấn ñề trên cho thấy chất lượng tăng trưởng ngành Thủy sản chưa cao, thiếu bền vững. Do ñó, tác giả chọn vấn ñề nghiên cứu: "Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Thủy sản Việt Nam" làm ñề tài luận án tiến sĩ kinh tế. 2. Mục ñích và nội dung nghiên cứu 2.1. Mục ñích: Hệ thống hoá và vận dụng lý luận về chất lượng tăng trưởng kinh tế ñể làm sáng tỏ chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản và các tiêu chí ñánh giá; trên cơ sở ñó, phân tích, ñánh giá thực trạng chất lượng 2 tăng trưởng ngành thủy sản từ ñó chỉ ra ñược các cơ hội và thách thức ñối với tăng trưởng ngành thủy sản khi Việt Nam hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới; ñề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Thủy sản Việt Nam ñến năm 2020. 2.2. Nội dung: - Nghiên cứu tổng quan lý luận về chất lượng tăng trưởng ngành Thủy sản trên cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng tăng trưởng kinh tế. - Phân tích thực trạng chất lượng tăng trưởng ngành Thủy sản giai ñoạn 1990-2008, từ ñó chỉ ra các cơ hội và thách thức tác ñộng ñến chất lượng tăng trưởng ngành Thủy sản trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới. ðặc biệt, luận án ñịnh lượng sự ñóng góp của các yếu tố ñầu vào là vốn (K), lao ñộng (L) và năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng ngành Thủy sản Việt Nam. - ðề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Thuỷ sản Việt Nam. 3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản Việt Nam. Thời gian nghiên cứu chủ yếu từ năm 1990-2008. 4. Tổng quan tình hình nghiên cứu của ñề tài * Trên thế giới: Các nghiên cứu về chất lượng tăng trưởng bắt ñầu xuất hiện cuối những năm 90, trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu về tăng trưởng ñã có. Thomas, Dailami và Dhareshwar (2004) cho rằng: chất lượng tăng trưởng ñược thể hiện trên hai khía cạnh: tốc ñộ tăng trưởng cao cần ñược duy trì trong dài hạn và tăng trưởng cần phải ñóng góp trực tiếp vào cải thiện một cách bền vững và xoá ñói giảm nghèo. Theo Lucas (1993), Sen (1999), Stiglitz (2000), chất lượng tăng trưởng biểu hiện tập trung ở các tiêu chuẩn chính sau: (I) yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp cao, ñảm bảo cho việc duy trì tốc ñộ tăng 3 trưởng dài hạn và tránh ñược những biến ñộng bên ngoài; (II) tăng trưởng phải ñảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; (III) tăng trưởng ñi kèm với phát triển môi trường bền vững; (IV) tăng trưởng hỗ trợ cho thể chế dân chủ luôn ñổi mới, ñến lượt nó thúc ñẩy tăng trưởng ở tỷ lệ cao hơn; (V) tăng trưởng phải ñạt ñược mục tiêu cải thiện phúc lợi xã hội và xoá ñói giảm nghèo. * Ở Việt Nam: Các quan niệm về chất lượng tăng trưởng kinh tế của các công trình nghiên cứu ñã ñược công bố ở trong nước thường ñề cập ñến những nội dung chủ yếu: (1) Nền kinh tế phải ñạt ñược một mức tăng trưởng nào ñó trong dài hạn; (2) Nền kinh tế phải ñược cấu thành bởi một nội lực có khả năng tăng trưởng cao, bền vững như cơ cấu kinh tế, sự ổn ñịnh xã hội, quản lý kinh tế của nhà nước có hiệu quả; (3) Các nhân tố tác ñộng ñến tăng trưởng như là vốn, lao ñộng, tài nguyên thiên nhiên, năng suất nhân tố tổng hợp; (4) Mục tiêu tăng trưởng kinh tế chỉ là mục tiêu trung gian. Cái quan trọng cuối cùng là ai ñược thụ hưởng kết quả của tăng trưởng kinh tế; việc phân phối thành quả tăng trưởng kinh tế có công bằng không? và chất lượng cuộc sống, môi trường ñược xử lý ra sao? Ngoài ra, ở Việt Nam còn có nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế - xã hội phục vụ phát triển ngành Thuỷ sản theo nhiều cách tiếp cận khác nhau, ñược nhiều nhà khoa học thực hiện. Các công trình khoa học ñược công bố ñã giải quyết hàng loạt các vấn ñề về quan ñiểm, chính sách, cơ chế, các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và xã hội ở tầm vĩ mô và vi mô nhằm thúc ñẩy phát triển ngành Thủy sản thời gian qua. Mặc dù, chủ ñề về chất lượng tăng trưởng của ngành Thủy sản luôn ñược ñông ñảo các nhà quản lý, kinh tế, khoa học, người dân trong nước và quốc tế quan tâm bàn luận nhưng ñến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về chất lượng tăng trưởng ngành Thủy sản Việt Nam. 4 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án áp dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh; trao ñổi, tham vấn với các chuyên gia; phân tích hồi quy ñể ñịnh lượng các yếu tố ñầu vào tới tăng trưởng ngành thủy sản. ðồng thời sử dụng các tài liệu ñiều tra, khảo sát, báo cáo thu thập số liệu thống kê và phân tích... của các ñề tài, dự án, các công trình nghiên cứu ñã ñược công bố về vấn ñề có liên quan. 6. Những ñóng góp của luận án Luận án có một số ñóng góp chính là: (1) Góp phần làm rõ những vấn ñề chủ yếu về lý luận và thực tiễn liên quan ñến chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản; xây dựng các nhóm tiêu chí ñánh giá chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản. (2) ðánh giá thực trạng chất lượng tăng trưởng ngành Thuỷ sản Việt Nam thời gian qua. Từ ñó, nêu lên một số vấn ñề cần quan tâm giải quyết trong quá trình tăng trưởng ngành Thuỷ sản ñến năm 2020. (3) Lượng hóa sự ñóng góp của các yếu tố ñầu vào tác ñộng tới tăng trưởng ngành Thủy sản trên cơ sở ñó kiến nghị các chính sách cải thiện chất lượng tăng trưởng ngành Thủy sản Việt Nam trong tương lai. (4) Chỉ ra những cơ hội và thách thức tác ñộng ñến chất lượng tăng trưởng ngành Thuỷ sản khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới. (5) ðề xuất một số quan ñiểm, ñịnh hướng, mục tiêu và giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Thuỷ sản trong quá trình công nghiệp hoá, hiện ñại hoá ñất nước và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Ngoài các trang bìa, mục lục, danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt, các bảng số liệu, các biểu ñồ; phần mở ñầu và kết luận; danh mục các công trình ñã công bố của tác giả; danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục; luận án có kết cấu gồm 3 chương, với 25 bảng và 12 biểu ñồ. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH THỦY SẢN 1.1. CÁC QUAN ðIỂM VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Từ cuối thập niên 1990, khi nghiên cứu tính bền vững của tăng trưởng kinh tế, vấn ñề chất lượng tăng trưởng bắt ñầu ñược ñề cập nhiều hơn theo quan ñiểm tăng trưởng phải gắn với chất lượng. Song cho ñến nay, các nhà kinh tế học vẫn chưa thống nhất ñược một ñịnh nghĩa chính thức về chất lượng tăng trưởng, mà mới chỉ xem xét phạm trù này bằng cách tiếp cận các khái niệm kinh tế ñã có trước ñó như tăng trưởng kinh tế, phát triển, phát triển bền vững. 1.1.1. Chất lượng tăng trưởng kinh tế gắn với nguồn lực ñầu vào Nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế do nhiều yếu tố hợp thành, phụ thuộc vào hoàn cảnh và thời kỳ phát triển của mỗi nước. ðối với những nước nghèo, vốn vật chất có vai trò quan trọng. Ngược lại, ñối với các nước công nghiệp thì vai trò của yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp là quan trọng hơn. Tuy vậy, nhiều nhà nghiên cứu kinh tế ñã ñưa ra câu trả lời thống nhất, ñó là yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp. 1.1.2. Chất lượng tăng trưởng kinh tế là cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Quan niệm này coi chất lượng sự vật là sự biến ñổi cơ cấu bên trong của sự vật, không gắn chất lượng sự vật với mục ñích tồn tại, bối cảnh, môi trường, ñiều kiện mà sự vật tồn tại hoặc các sự vật có mối liên hệ tác ñộng mật thiết với nhau. 1.1.3. Chất lượng tăng trưởng kinh tế theo quan niệm hiệu quả Chất lượng tăng trưởng kinh tế ñược hiểu theo quan niệm hiệu quả thể hiện ở tăng năng suất lao ñộng, tăng hiệu quả sử dụng vốn sản xuất, tăng cường chất lượng quản lý, nâng cao hiệu quả áp dụng khoa học công nghệ; hoàn thiện môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý... 6 1.1.4. Chất lượng tăng trưởng kinh tế là năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của ngành kinh tế, của doanh nghiệp và hàng hóa sản xuất trong nước Tăng trưởng ñi liền với việc nâng cao năng lực cạnh tranh là tăng trưởng có chất lượng cao và ngược lại. Nói ñến chất lượng tăng trưởng phải nói ñến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế ở các cấp ñộ: sản phẩm, doanh nghiệp, ngành kinh tế và quốc gia. 1.1.5. Chất lượng tăng trưởng kinh tế là nâng cao phúc lợi và công bằng xã hội Theo quan ñiểm này, thước ño của chất lượng tăng trưởng kinh tế ñược thể hiện ở chỗ tăng trưởng kinh tế ñáp ứng phúc lợi cho nhân dân như thế nào. Phúc lợi không chỉ thể hiện ở thu nhập bình quân ñầu người mà còn là chất lượng cuộc sống, môi trường xã hội, môi trường tự nhiên, cơ hội học tập và chăm lo sức khoẻ Còn công bằng xã hội thể hiện ở khoảng cách giàu - nghèo ñược thu hẹp và tỷ lệ người nghèo trong xã hội giảm bớt. 1.1.6. Chất lượng tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường Việc tạo ra sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững là yếu tố cơ bản ñể nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu nâng cao tổng thu nhập và thu nhập bình quân trên ñầu người chỉ có thể ñược thực hiện một cách vững chắc và ổn ñịnh khi giải quyết ñồng thời với mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái. 1.1.7. Chất lượng tăng trưởng kinh tế song hành với ñổi mới thiết chế dân chủ Thiết chế dân chủ thúc ñẩy tăng trưởng kinh tế và ngược lại tăng trưởng kinh tế ñóng góp tích cực cho quá trình phát triển, cải biến cấu trúc xã hội và tạo ra những giá trị chính trị mới. Sự tác ñộng của thể chế, chính sách, thiết chế dân chủ vào quá trình kinh tế, xã hội là yếu tố cấu thành quá trình tăng trưởng bền vững và hiệu quả. 1.1.8. Quan ñiểm của tác giả về chất lượng tăng trưởng kinh tế Chất lượng tăng trưởng kinh tế là tốc ñộ tăng trưởng cao, có hiệu quả và bền vững của nền kinh tế, cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp 7 với từng thời kỳ phát triển của ñất nước, sản xuất có tính cạnh tranh cao. 1.2. TĂNG TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH THỦY SẢN - Tăng trưởng ngành thủy sản là sự gia tăng về qui mô giá trị sản phẩm thủy sản tăng thêm trong một thời kỳ nhất ñịnh. ðó là kết quả của sự gia tăng tất cả các hoạt ñộng khai thác và nuôi trồng trong sản xuất của ngành thủy sản. - Chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản là tăng trưởng có hiệu quả, cơ cấu nội tại của ngành phù hợp với từng giai ñoạn phát triển, sản xuất thủy sản có tính cạnh tranh cao. 1.3. HỆ THỐNG TIÊU CHÍ ðÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH THỦY SẢN Luận án ñề xuất các nhóm tiêu chí phân tích chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản Việt Nam: (1) Cơ cấu ngành thủy sản: cơ cấu kinh tế ngành thủy sản, cơ cấu sản xuất ngành thủy sản, cơ cấu sản xuất theo vùng; yếu tố cầu về sản phẩm thủy sản gồm có cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường; (2) Hiệu quả kinh tế ngành thủy sản: năng suất lao ñộng; hiệu quả sử dụng các nguồn lực như vốn, lao ñộng và năng suất nhân tố tổng hợp; tỷ lệ chi phí trung gian; (3) năng lực cạnh tranh của ngành thủy sản. 1.4. ðẶC ðIỂM NGÀNH THỦY SẢN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG 1.4.1. ðặc ñiểm ngành thủy sản Do tính chất ñặc thù của ñối tượng lao ñộng nên ngành thủy sản có những ñặc ñiểm riêng biệt ảnh hưởng tới chất lượng tăng trưởng như sau: Một là, ñối tượng sản xuất của ngành thủy sản là các sinh vật sống trong nước. Hai là, mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế của ngành thủy sản. Ba là, ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp, tính liên ngành cao. Bốn là, sản xuất kinh doanh thủy sản ñòi hỏi ñầu tư ban ñầu lớn, ñộ rủi ro cao. Năm là, sản xuất thủy sản gắn chặt với thị trường. 8 1.4.2. Các yếu tố ñầu vào của sản xuất thủy sản Xét ñến cùng, nguồn gốc của sự tăng trưởng ngành thủy sản là quá trình biến ñổi các yếu tố ñầu vào thành các sản lượng ñầu ra bằng một công nghệ thích hợp, chúng có quan hệ hàm số như sau: Q=f(x1,x2,,xn) Trong ñó: Q: là sản lượng tối ña ñạt ñược; x1,x2,,xn: là các biến số thể hiện các yếu tố ñầu vào. Các yếu tố ñầu vào ảnh hưởng tới chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản bao gồm: vốn, lao ñộng, tiến bộ khoa học công nghệ và tài nguyên thiên nhiên. 1.4.3. Yếu tố cầu về sản phẩm thủy sản Thị trường sản phẩm thủy sản là thị trường ñầu ra của sản xuất thủy sản, có vai trò quan trọng trong việc thúc ñẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản. Thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản có vai trò quyết ñịnh ñến chuyển dịch cơ cấu sản xuất của ngành thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa ngày càng cao. Vì vậy, thị trường là yếu tố tác ñộng ñến chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản. 1.5. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC TRONG VIỆC DUY TRÌ TỐC ðỘ TĂNG TRƯỞNG THỦY SẢN CAO SUỐT 20 NĂM QUA Qua phân tích tăng trưởng thủy sản của Trung Quốc, chúng ta rút ra một số bài học vận dụng cho Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản như sau: (1) coi trọng phát triển nuôi trồng thủy sản. (2) tăng cường hợp tác quốc tế nhằm ñẩy mạnh khai thác hải sản ngoài khơi ñể bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ. (3) tăng cường kiểm tra, giám sát về chất lượng và an toàn thực phẩm ñối với sản phẩm thủy sản. (4) chú trọng phát triển mạnh ngành chế biến thủy sản xuất khẩu. (5) khuyến khích các nhà ñâu tư lớn ñể phát triển ngành thủy sản. (6) cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản. (7) ñẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng. 9 Chương 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM 2.1. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN THỦY SẢN Việt Nam là một quốc gia biển trong vùng Biển ðông - ñược ñánh giá là một trong 10 trung tâm ña dạng sinh học biển và là một trong 20 vùng biển có nguồn lợi hải sản giàu có nhất toàn cầu. 2.1.1. Hệ sinh thái biển Việt Nam Các hệ sinh thái (Rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, vùng triều cửa sông, ñầm phá và vùng nước trồi) có năng suất sinh học cao thường phân bố tập trung ở vùng bờ và quyết ñịnh hầu như năng suất sơ cấp của toàn vùng biển và ñại dương. Các hệ sinh thái biển - ven biển còn có tiềm năng bảo tồn ña dạng sinh học và nguồn giống hải sản tự nhiên cho nghề khai thác và nuôi trồng hải sản trên biển. 2.1.2. Nguồn lợi thủy sản ðiều kiện ñịa lý vùng biển và các mặt nước nội ñịa của Việt Nam ñã tạo nên những vùng sinh thái khác nhau, có nguồn sinh vật ña dạng, phong phú; các dòng hải lưu và các vùng sinh thái là môi trường thuận lợi cho tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản ñể phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản. 2.1.3. Nguồn nhân lực Với nguồn nhân lực dồi dào tham gia vào các hoạt ñộng thủy sản, ñặc biệt là dân cư tập trung khá ñông ñúc ở vùng ven biển là một nhân tố quan trọng ñể phát triển ngành thủy sản. 2.2. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH THỦY SẢN 2.2.1. ðóng góp của ngành thủy sản ñối với nền kinh tế Cơ cấu của nền kinh tế ñã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm dần của khu vực nông, lâm, thủy sản. Trong khi tỷ trọng ñóng góp của khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản giảm, thì tỷ trọng ñóng góp vào tăng trưởng của ngành thủy sản lại tăng lên, từ 3,29% năm 1990 lên 3,95% năm 2008. 10 2.2.2. Tốc ñộ tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản Hơn 20 năm thực hiện ñổi mới kinh tế, ngành thủy sản ñã ñạt tổng sản lượng thủy sản liên tục tăng từ 841 nghìn tấn (năm 1986) lên trên 4.602 nghìn tấn (năm 2008), tăng 5,47 lần. Tốc ñộ tăng trưởng bình quân của tổng sản lượng thủy sản ñạt 8,03%/năm, trong ñó: tốc ñộ tăng sản lượng nuôi thủy sản ñạt 11,11%/năm, tốc ñộ tăng sản lượng khai thác thủy sản ñạt 5,96%/năm. 2.2.3. Tốc ñộ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản Giá trị sản xuất thủy sản theo giá so sánh năm 1994 tăng liên tục trong cả giai ñoạn 1990-2008 ñạt tốc ñộ tăng trưởng bình quân là 10,62%/năm. Tốc ñộ tăng trưởng bình quân hàng năm của giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản qua các thời kỳ ñều cao hơn từ 1,5-6 lần so với tốc ñộ tăng trưởng giá trị sản xuất khai thác thủy sản. 2.2.4. Tốc ñộ tăng trưởng giá trị sản phẩm thủy sản tăng thêm Tốc ñộ tăng bình quân của giá trị sản phẩm thủy sản tăng thêm ñạt 7,35%/năm trong giai ñoạn 1990-2008, cao hơn tăng trưởng của nông nghiệp (3,94%/năm) và lâm nghiệp (-0,97%/năm); Thời kỳ 2001- 2005, ngành thủy sản có tốc ñộ tăng trưởng bình quân cao nhất ñạt 8,12%/năm (nông nghiệp: 3,6% và lâm nghiệp: 0,76%). 2.2.5. Tốc ñộ tăng trưởng giá trị xuất khẩu thủy sản ðóng góp của xuất khẩu thủy sản cho tăng trưởng GDP qua các thời kỳ khá cao, ñạt 22,55%/năm, 21,47%/năm, 20,07%/năm và 13,87%/năm lần lượt trong các thời kỳ 1986-1990, 1991-1995, 1996- 2000 và 2001-2008. 2.2.6. Tốc ñộ tăng trưởng tàu thuyền khai thác thủy sản Giai ñoạn 1990-2008, tốc ñộ gia tăng bình quân về số lượng tàu thuyền máy ñạt 6,26%/năm và tăng trưởng bình quân của tổng công suất ñạt 11,66%/năm. 2.2.7. Tốc ñộ tăng trưởng nuôi trồng thủy sản Diện tích nuôi trồng thuỷ sản liên tục tăng, từ chỗ chỉ có 205.000 ha mặt nước ñược ñưa vào nuôi trồng thủy sản, cho sản lượng chưa ñầy 200.000 tấn năm 1980, ñến năm 2008 diện tích nuôi trồng thủy 11 sản ñược mở rộng lên trên 1.000.000 ha và sản lượng thủy sản nuôi trồng ñạt 2.466.000 tấn. Tốc ñộ tăng trưởng bình quân về sản lượng và diện tích nuôi lần lượt là 5,82% và 9,39%. 2.3. PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH THỦY SẢN 2.3.1. Cơ cấu kinh tế ngành thủy sản Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản ñã chuyển dịch theo hướng giảm ngành khai thác thủy sản và tăng ngành nuôi trồng thủy sản. Tỷ trọng giá trị khai thác thủy sản trong giá trị sản xuất thủy sản ñã giảm mạnh từ 68,34% năm 1990, xuống 55,62% năm 2000 và chỉ còn là 33,44% năm 2008. Tỷ trọng giá trị nuôi trồng thủy sản trong giá trị sản xuất thủy sản ñã tăng nhanh, năm 1990 là 31,66%, năm 2000 ñã tăng lên 44,38%, năm 2008 là 66,56%. 2.3.2. Cơ cấu sản xuất ngành thủy sản Cơ cấu tổng sản lượng thủy sản ñã có sự thay ñổi theo hướng giảm dần tỷ lệ sản lượng khai thác và tăng tỷ lệ sản lượng nuôi trồng. Năm 1990, sản lượng khai thác chiếm 81,8% và sản lượng nuôi trồng chiếm 18,2%, ñến năm 2000 tỷ lệ tương ứng là 73,8% và 26,2%, ñến năm 2008, tỷ lệ này biến ñổi là 46,42% và 53,58%. 2.3.2.1. Cơ cấu nội bộ ngành khai thác thủy sản a. Cơ cấu tàu thuyền khai thác thủy sản. Sự chuyển ñổi cơ cấu tàu từ khai thác gần bờ sang khai thác xa bờ ñã và ñang diễn ra mạnh mẽ. Các tàu khai thác xa bờ với công suất máy trên 90 CV năm 2001 khoảng 6.000 tàu và năm 2008 là 14.121 chiếc, ñạt tốc ñộ tăng trưởng bình quân trên 13%/năm. b. Cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản. Tỷ trọng sáu họ nghề khai thác thủy sản lần lượt là Họ lưới rê 24,3%; Họ lưới kéo 24,1%; Họ câu 15,3; Họ lưới vây 6,1%; Họ mành vó 5,6%; Họ cố
Luận văn liên quan