Nước ta đang trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế, đặc biệt là thúc đẩy tự do hóa kinh tế để trở thành một
địa điểm đầu tư mới ngày càng hấp dẫn nhờ các chính sách ngoại thương, thu hút đầu tư được cải tiến mạnhmẽ trong những năm gần đây. Việc tham gia WTO, hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do với EU(EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), tạo ra nhiều cơ hội và tháchthức mới cho nền kinh tế đất nước trong đó ngành Ngân hàng là ngành đóng vai trò quan trọng và có ảnhhưởng lớn trong quá trình hội nhập.
Trên địa bàn thành phố Hà nội hiện nay tập trung phần lớn hội sở chính của các NHTM lớn với thị trường
hết sức tiềm năng và đa dạng. Sự phát triển hoạt động tín dụng của các ngân hàng TMCP trên địa bàn đạt đượcnhững thành tựu quan trọng, cung cấp nguồn vốn cho phát triển của thành phố với nhiều lĩnh vực khác nhau từsản xuất đến thương mại dịch vụ, từ thành thị đến nông thôn, đóng vai trò quan trọng trong việc cơ cấu ngànhnghề, phát triển chung của thành phố Hà nội. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng phải đối mặt trực tiếp với áp lựccạnh tranh và những thách thức đối mặt sau một thời gian tăng trưởng quá nóng, nợ xấu tăng cao, hiệu quả tíndụng thấp. Từ đó, hoạt động tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn thời gian qua đã bộc lộ nhiều khó khăncũng như sự bất cập trong việc đảm bảo tính an toàn, các biện phá
7 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của nghiên cứu
Nước ta đang trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế, đặc biệt là thúc đẩy tự do hóa kinh tế để trở thành một
địa điểm đầu tư mới ngày càng hấp dẫn nhờ các chính sách ngoại thương, thu hút đầu tư được cải tiến mạnh
mẽ trong những năm gần đây. Việc tham gia WTO, hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do với EU
(EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), tạo ra nhiều cơ hội và thách
thức mới cho nền kinh tế đất nước trong đó ngành Ngân hàng là ngành đóng vai trò quan trọng và có ảnh
hưởng lớn trong quá trình hội nhập.
Trên địa bàn thành phố Hà nội hiện nay tập trung phần lớn hội sở chính của các NHTM lớn với thị trường
hết sức tiềm năng và đa dạng. Sự phát triển hoạt động tín dụng của các ngân hàng TMCP trên địa bàn đạt được
những thành tựu quan trọng, cung cấp nguồn vốn cho phát triển của thành phố với nhiều lĩnh vực khác nhau từ
sản xuất đến thương mại dịch vụ, từ thành thị đến nông thôn, đóng vai trò quan trọng trong việc cơ cấu ngành
nghề, phát triển chung của thành phố Hà nội. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng phải đối mặt trực tiếp với áp lực
cạnh tranh và những thách thức đối mặt sau một thời gian tăng trưởng quá nóng, nợ xấu tăng cao, hiệu quả tín
dụng thấp. Từ đó, hoạt động tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn thời gian qua đã bộc lộ nhiều khó khăn
cũng như sự bất cập trong việc đảm bảo tính an toàn, các biện pháp quản lý rủi ro, xử lý nợ xấu...
Mặc dù trong thời gian vừa qua đã có nhiều luận văn, luận án cũng đề cập đến hiệu quả hoạt động tín
dụng ở những góc độ khác nhau nhưng quá trình nghiên cứu ở những giai đoạn khác nhau và phạm vi nghiên
cứu cũng khác nhau, những đề tài nghiên cứu về hoạt động tín dụng hiện nay vẫn còn là vấn đề nóng bỏng và
có nhiều điểm mới đòi hỏi phải có các nghiên cứu khác phù hợp đặc biệt trong tình hình rủi ro trong lĩnh vực
tín dụng ngân hàng ngày một tăng cao. Để góp phần tìm kiếm giải pháp trên tác giả lựa chọn đề tài” Nâng
cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng hiệu quả tín dụng tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn Hà nội và từ những đánh
giá này đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các ngân hàng TMCP trên
địa bàn thông qua các chỉ tiêu đánh giá và các nhân ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của các ngân hàng trên
địa bàn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hiệu quả hoạt động tín dụng của các ngân hàng TMCP trên địa bàn
thành phố Hà nội không do nhà nước chi phối.
Phạm vi nghiên cứu: Trong luận án này tác giả nghiên cứu hiệu quả hoạt động tín dụng trên phương
diện tỷ suất lợi nhuận thuần đạt được từ hoạt động tín dụng của các ngân hàng TMCP không do nhà nước chi
phối trên địa bàn TP Hà nội, trong đó lấy 05 ngân hàng TMCP làm đối tượng nghiên cứu và so sánh với nhau
là các ngân hàng: MBB,TCB,VPB,SHB,MSB, đồng thời để tăng tính thực tiễn luận án so sánh thêm với
VCB đây là ngân hàng lớn do nhà nước chi phối có hoạt động kinh doanh lành mạnh và hiệu quả. Thời gian
nghiên cứu chủ yếu từ hoạt động kinh doanh của 05 ngân hàng làm đại diện trong thời gian từ 2012-2016,
quá trình nghiên cứu có so sánh với các ngân hàng TMCP khác trong cả nước.
4. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các công trình nghiên cứu có liên
quan đã được công bố, danh mục các bảng biểu số liệu kèm theo, luận án bao gồm 04 chương:
2
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu có liên quan về hiệu quả hoạt động tín dụng và phương pháp nghiên
cứu
Chương 2: Hiệu quả hoạt động tín dụng của các Ngân hàng Thương mại
Chương 3: Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng của các Ngân hàng Thương mại cổ phần trên địa bàn
Hà Nội
Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên
địa bàn Hà Nội
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan về hiệu quả tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng
1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Allen N.BERGER& Gregory F.UDELL(1990), Paul S.Calem & Michael LaCour(2001) đưa ra những
luận điểm rất hữu ích để đề cập đến mối quan hệ giữa tài sản đảm bảo và chất lượng tín dụng cũng như rủi
ro ngân hàng, đây cũng là một nội dung hình thành lên hiệu quả tín dụng của một NHTM.
Herrero(2003) từ việc nghiên cứu hoạt động ngân hàng tại Venezuela tác giả đã nêu ra yếu tố làm cho
hiệu quả tín dụng thấp là do lợi nhuận thấp hay lãi ròng trong kinh doanh thấp, đối với mỗi ngân hàng để xảy
ra vấn đề trên thì đó là sự thất bại trong hoạt động ngân hàng.
A.Burak Guner(2007) nghiên cứu đánh giá về cơ hội cho vay và chất lượng tín dụng (tiêu chuẩn tín
dụng), phân tích danh mục tín dụng của ngân hàng, càng đa dạng các sản phẩm trong danh mục tín dụng
thì càng phân tán được rủi ro, nghiên cứu cũng nói đến sự chặt chẽ trong các tiêu chuẩn tín dụng phụ
thuộc vào yếu tố bên ngoài của các khách hàng đi vay tiềm năng của ngân hàng. Đây là nghiên cứu về tiêu
chuẩn tín dụng nói chung của các ngân hàng tại các nước phương tây, luận án có thể vận dụng vào tình
hình thực tế tại các NHTM.
Glen Bullivant(2010) đã nêu các vấn đề về công tác quản lý tín dụng theo đó tác giả đưa ra các nội
dung về dòng tiền, lợi nhuận được nâng cao bằng nhiều các biện pháp phù hợp. Cũng liên quan đến vấn đề
rủi ro tín dụng và những yếu tố gây ra nợ xấu tác giả MarrisonC(2002) đã nêu rõ việc quản lý và kiểm soát
một cách có hiệu quả về rủi ro tín dụng sẽ làm giảm các nguy cơ vỡ nợ từ phía khách hàng. Liên quan đến
rủi ro tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận từ tín dụng của ngân hàng, tác giả N.Grace(2012) qua quá
trình nghiên cứu các ngân hàng tại Kenya giai đoạn 2007-2011 tác giả chỉ ra rằng hiệu quả của việc quản lý
rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng tại Kenya.
Paula Hill(2009) nghiên cứu đề cập đến sự khác nhau của hiệu quả tín dụng tiếp cận từ các chỉ số tín
dụng , đề cập đến các chỉ số xếp hạng tín dụng của các cơ quan xếp hạng tín dụng có uy tín như Standards
and Poor(S&P), Moody’s and Fitch.
Felicia Omowunmi Olokoyo(2011) đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng qua việc nghiên
cứu các hành vi cách thức cho vay tại các NHTM của Nigeria. Theo đó tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu
Var dựa trên dữ liệu của 89 ngân hàng trong giai đoạn 1980-2005.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Hiệu quả tín dụng là một vấn đề rộng đã có một số tác giả đề cập đến qua các luận án, đề tài khoa học
cấp bộ ngành và được tiếp cận dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Qua quá trình nghiên cứu, tác giả đã thu
thập và chắt lọc những điểm quan trọng liên quan đến luận án qua một số nghiên cứu nổi bật trong nước
như sau:
3
Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Hồng Hạnh(1996) đã làm rõ thêm về tín dụng, chất lượng tín
dụng, Phân tích thực trạng HĐTD, các nhân tố ảnh hưởng cũng như các cơ chế quản lý chất lượng
HĐTD của các NHTM Việt Nam giai đoạn 1990 – 1996. Việc nghiên cứu chất lượng tín dụng đóng vai
trò quan trọng đối với các NHTM trong giai đoạn này khi mà nền kinh tế đang trong quá trình phát triển
vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Nguyễn Văn Hưng(2003) nghiên cứu về quy chế đảm bảo tiền vay đây là một nhân tố quan trọng
tác động đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng nhằm giảm nợ xấu và chi phí dự phòng của ngân hàng.
Nguyễn Thị Thu Đông (2012) nghiên cứu chất lượng tín dụng với phạm vi nghiên cứu là VCB, tác giả
đã đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại các NHTM như việc áp dụng quy
trình cho vay, hệ thống quản trị rủi ro, chất lượng thẩm định khoản cho vay...
Nguyễn Thị Như Thủy(2015) nêu hiệu quả tín dụng từ góc độ ngân hàng dựa trên hai nhóm chỉ tiêu
gồm: Đo lường hiệu quả tín dụng thông qua nhóm chỉ tiêu trung gian gồm: nhóm chỉ tiêu đánh giá tín
dụng chung (quy mô tín dụng và chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng doanh số từ hoạt động tín dụng) và nhóm
chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trực tiếp (nợ xấu, hiệu quả sử dụng vốn, hệ số rủi ro tín dụng, hệ số thu nợ,
vòng quay vốn tín dụng. Nhóm chỉ tiêu thứ hai là đo lường hiệu quả tín dụng qua nhóm chỉ tiêu xác định
hiệu quả tín dụng cuối cùng là quy mô và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng.
Lâm Chí Dũng & Phan Đình Anh(2009) sử dụng mô hình KMV- MERTON để định lượng rủi ro tín
dụng. Với nghiên cứu này tác giả đã lượng hóa được một phần rủi ro tín dụng và rất hữu ích cho các ngân
hàng vận dụng vì phần lớn khoản cho vay hiện nay là dựa trên tài sản đảm bảo, đây cũng là nhân tố quan
trọng ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng ngân hàng.
1.2. Những nội dung đã thống nhất và khoảng trống cần nghiên cứu trong luận án về hiệu quả hoạt động tín
dụng của ngân hàng
Luận án tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động tín dụng của các ngân hàng TMCP trên địa bàn Hà nội
không do nhà nước chi phối do vậy các nội dung luận án sẽ giới hạn cũng như tập trung giải quyết các vấn đề
mới bao gồm:
Luận án tập trung nghiên cứu một chỉ tiêu duy nhất quan trọng nhất để đo lường đánh giá hiệu quả hoạt
động tín dụng là tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động tín dụng.
Nghiên cứu so sánh số liệu về thực trạng hiệu quả tín dụng của các ngân hàng TMCP trên địa bàn Hà
nội không do nhà nước chi phối giai đoạn 2012-2016 trong đó lấy số liệu của 05 ngân hàng TMCP trên địa
bàn Hà nội không do nhà nước chi phối chiếm tỷ trong chủ yếu để phân tích là: MB, TCB, VPB, SHB, MSB.
Những cơ hội và thách thức đối với các Ngân hàng TMCP trên địa bàn về việc phát triển tín dụng an
toàn trong thời kỳ ngành ngân hàng đang tái cơ cấu, sáp nhập đồng thời mở cửa cạnh tranh gay gắt đối với
các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
Các giải pháp và khuyến nghị mà Chính phủ, NHNN cần thực hiện và hỗ trợ để các ngân hàng TMCP
phát triển nâng cao được hiệu quả tín dụng từ đó làm cho hoạt động ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu
quả.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp thống kê, so sánh đối chứng, so sánh tương quan, phương pháp tổng hợp
phân tích kinh tế, phương pháp mô hình hóa và đồ thị
Nguồn số liệu tác giả sử dụng trong luận án là số liệu thứ cấp chủ yếu lấy từ: Báo cáo thường niên, báo
cáo tài chính của các Ngân hàng TMCP không do nhà nước chi phối có trụ sở chính đóng tại Hà nội, số liệu
được thu thập trong giai đoạn 2012 – 2016 qua báo cáo đăng tải trên wedsite của từng ngân hàng. Ngoài ra
4
tác giả sử dụng nguồn số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, các website về lĩnh vực tài chính ngân hàng như:
cafef.vn, antt.vn....
CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
2.1.1. Tín dụng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa. Sự ra đời và phát triển của tín
dụng trải qua nhiều hình thái kinh tế xã hội. Tín dụng thể hiện mối quan hệ vay mượn có hoàn trả trong đó
tiền tệ là trung gian trong các giao dịch. Tín dụng báo gồm các loại hình sau:
Xét về mục đích vay bao gồm: Cho vay bất động sản, cho vay công nghiệp và thương mại, cho vay
chứng khoán, cho vay nông nghiệp, cho vay các định chế tài chính, cho vay cá nhân, cho thuê.
Xét về thời gian cho vay bao gồm: cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn, cho vay dài hạn.
Xét về mức độ tín nhiệm uy tín của khách hàng bao gồm; Cho vay không tài sản bảo đảm, cho vay có
bảo đảm.
Xét về hình thức cho vay bao gồm: Cho vay vốn ngắn hạn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá
nhân, doanh nghiêp, cho vay theo dự án đầu tư...
2.1.2. Ngân hàng thương mại
Theo như Peter S.Rose (2001) Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch
vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức
năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
Hoạt động của NHTM bao gồm các nghiệp vụ như nhận tiền gửi thông qua việc mở các tài khoản giao
dịch cho khách hàng, quản lý tiền mặt, tiền tiết kiệm, trao đổi ngoại tệ, cho vay, cho thuê tài chính, tư vấn tài
chính, các dịch vụ bảo hiểm, môi giới đầu tư chứng khoán, dịch vụ quỹ tương hỗ và trợ cấp...
2.2. Hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại
2.2.1. Khái niệm hiệu quả tín dụng
Với những quan niệm về “hiệu quả” và “ tín dụng” theo các quan niệm khác nhau của các nhà kinh tế
học có thể nói hiệu quả tín dụng của ngân hàng là kết quả lợi ích mà ngân hàng nhận được từ hoạt động tín
dụng sau khi loại bỏ các chi phí phải bỏ ra cho hoạt động tín dụng.
Trong hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện nay, tính hiệu quả của hoạt động tín dụng là hoạt động
tín dụng phải đảm bảo an toàn vốn, tối đa lợi nhuận cho ngân hàng và có sự đóng góp chung cho nền kinh tế,
tạo ra sự hài lòng thỏa mãn của mọi đối tượng khách hàng khi được ngân hàng cấp tín dụng nhằm nâng cao
khả năng cạnh tranh của mỗi ngân hàng trên thị trường, bên cạnh đó là công cụ để ngân hàng nhà nước điều
hành các chính sách tín dụng chính sách tiền tệ cho nền kinh tế trong từng thời kỳ.
2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại
2.2.2.1. Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động tín dụng
Tỷ suất lợi
nhuậnthuần từ
HĐTD
=
Thu nhập thuần từ HĐTD
x100%
Tổng dư nợ bình quân
Thu nhập thuần từ cho vay được tính toán theo công thức sau:
Thu nhập
thuần từ
=
Doanh thu
từ lãi cho
-
Chi phí trả
lãi cho
-
Chi phí
dự phòng
-
Chi phí
hoạt động
5
HĐTD vay (1) vay (2) (3) khác (4)
(1) = Dư nợ tín dụng * Lãi suất cho vay bình quân
(2) = Dư nợ tín dụng * Lãi suất huy động bình quân
(3) Đây là các loại dự phòng mà ngân hàng phải trích để đảm bảo an toàn vốn cho hoạt động tín dụng
khi xảy ra rủi ro được tính toán như sau:
Chi phí
dự phòng
= ( Nợ xấu -
Giá trị giảm trừ tài
sản đảm bảo
) x
% trích lập
dự phòng
(4) = Chi phí lương + Chi về tài sản + chi phí quản lý + Chi phí khác
2.2.2.2. Chỉ tiêu ROA, ROE
- ROA: là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh
nghiệp.
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bình quân
- ROE: có nghĩa là Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay lợi nhuận trên vốn.
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
2.2.3.1. Quy mô cho vay
Quy mô cho vay phản ánh khả năng tăng giảm dư nợ của ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng duy
trì và mở rộng thị phần cho vay. Nếu dư nợ tín dụng của một ngân hàng tăng trưởng ổn định hơn các ngân
hàng khác trên cùng một địa bàn thì khẳng định năng lực cạnh tranh của ngân hàng đó, quy mô cho vay được
thể hiện qua các chỉ số: Tốc độ tăng trưởng tín dụng, Cơ cấu cho vay bao gồm cơ cấu cho vay theo thành
phần kinh tế, cơ cấu cho vay theo ngành
2.2.3.2. Chênh lệch lãi suất
Trong đề tài nghiên cứu, chênh lệch lãi suất phản ánh đến chênh lệch giữa lãi suất cho vay bình quân và
lãi suất huy động bình quân, mức độ ảnh hưởng của chênh lệch lãi suất đối với hiệu quả tín dụng được thể
hiện qua mối liên quan giữa thu nhập thuần và chênh lệch lãi suất ( lãi suất cho vay bình quân – lãi suất huy
động bình quân).
Thu nhập thuần
từ lãi cho vay
=
Dư nợ tín
dụng
(
Lãi suất cho
vay bình quân
-
Lãi suất huy động
bình quân
)
Theo công thức trên nếu như mức dư nợ là cố định khi lãi suất chênh lệch cao sẽ làm cho thu nhập từ lãi
cho vay cao và hiệu quả tín dụng sẽ cao và ngược lại.
2.2.3.3. Nợ xấu và tài sản đảm bảo
Định nghĩa nợ xấu của Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) đang được áp dụng phổ biến hiện hành trên
thế giới. “Nợ xấu là các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày và khả năng trả nợ đáng lo ngại”.
Như vậy nợ xấu về cơ bản được xác định dựa trên 2 yếu tố: (i) quá hạn trên90 ngày và (ii) khả năng trả nợ
thấp.
Tài sản đảm bảo tiền vay là tài sản mà khách hàng dùng để cầm cố thế chấp để vay vốn ngân hàng, tài
sản đảm bảo tồn tại dưới ba hình thức chủ yếu là vật, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
Nợ xấu có quan hệ thuận chiều với chi phí dự phòng, khi nợ xấu tăng thì xu hướng chi phí dự phòng sẽ
6
tăng và ngược lại.
Giá trị tài sản đảm bảo có quan hệ ngược chiều với chi phí dự phòng: Khi giá trị tài sản đảm bảo càng
cao và giá trị nghĩa vụ bảo đảm của tài sản đối với khoản vay cao thì chi phí dự phòng ngân hàng phải trích
sẽ giảm đi.
2.2.3.4. Chi phí cho hoạt động tín dụng của ngân hàng
Đây là khoản chi phí để duy trì hoạt động kinh doanh của doanh ngân hàng hàng ngày. Nếu các yếu tố
khác không đổi chi phí hoạt động tăng sẽ làm cho thu nhập thuần từ hoạt động tín dụng giảm từ đó hiệu quả
tín dụng sẽ giảm và ngược lại.
2.3. Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả tín dụng của một số ngân hàng trên thế giới và bài học rút ra
đối với các NHTM Việt Nam
2.3.1. Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả tín dụng của một số ngân hàng trên thế giới
Liên quan đến các nhân tố tác động đến hiệu quả tín dụng các ngân hàng các nước trên thế giới cũng đã chú
trọng nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng như kinh nghiệm quản trị rủi ro của Citibank, Kinh nghiệm xử lý nợ của
các ngân hàng Hàn Quốc, kinh nghiệm về cải tiến quy trình tín dụng tại các Ngân hàng Thái Lan, kinh nghiệm từ
việc ứng dụng các nguyên tắc Basel II trong hoạt động cho vay của ngân hàng...
2.3.2. Bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hệ thống Ngân hàng thương
mại Việt Nam hiện nay
Các ngân hàng cần phải đẩy mạnh công tác chăm sóc và quan tâm đến khách hàng đặc biệt là các khách
hàng VIP.
Việc cho vay đối với khách hàng không chỉ dựa vào tài sản thế chấp. Các ngân hàng phải tuân thủ
nghiêm trong quy trình cho vay.
Cần phải tách bạch công tác kiểm soát quản trị rủi ro với công tác cho vay, việc cho vay và kiểm soát cho vay
diễn ra một cách độc lập.
Cần phải có công ty độc lập xử lý nợ xấu.
Cần có lộ trình và áp dụng nghiêm túc theo các nguyên tắc của Basel trong hoạt động của NHNN cũng
như của các NHTM.
CHƯƠNG 3: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
3.1. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Hà
Nội
3.1.1. Quá trình hình thành phát triển của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Hà Nội
Hiện tại trên địa bàn thành phố Hà nội tính đến 31/12/2016 theo số liệu từ NHNN có 17 Ngân hàng
TMCP trong đó có 03 ngân hàng TMCP do nhà nước chi phối là BIDV-VCB-Vietinbank và 14 ngân hàng
TMCP không do nhà nước chi phối.
3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh
Nhìn chung tình hình kinh doanh của các ngân hàng trong những năm gần đây có chiều hướng giảm do
thị trường kinh doanh khó khăn ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nợ xấu tăng cao. Trong nhóm các ngân
hàng TMCP trên địa bàn không do nhà nước chi phối chỉ có MB là hoạt động bền vững và có hiệu quả, các
ngân hàng khác nhìn chung đều có xu hướng giảm về hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả của hoạt động
cho vay phần lớn do thu nhập từ lãi cho vay đã giảm đáng kể do mặt bằng lãi suất cho vay giảm, chênh lệch
giữa cho vay và huy động vốn ngày càng thấp trong khi nợ xấu và chi phí dự phòng ngày một tăng cao.
Trong mối tương quan so sánh với VCB có thể thấy mặc dù các ngân hàng TMCP không do nhà nước chi
7
phối có sự tăng trưởng mạnh về tổng tài sản trong những năm gần đây tuy nhiên so với các Ngân hàng
TMCP do nhà nước chi phối vẫn chiếm tỷ trọng còn hạn chế, riêng tổng tài sản của VCB bằng 70% tổng tài
sản của 05 ngân hàng trên cộng lại.
3.2. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của các ngân hàng TMCP trên địa bàn Hà Nội
3.2.1. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng (2012-2016)
3.2.1.1. Tỷ suất thu nhập thuần từ hoạt động tín dụng
Trong giai đoạn 2011-2016 hoạt động ngân hàng trên địa bàn có nhiều biến động, các ngân hàng đang