Tóm tắt Luận án Nghĩa vụ của bên vay trong hợp đồng tín dụng, qua thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Trị

Hoạt động cho vay là một hoạt động phổ biến của các tổ chức tín dụng (TCTD) và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Đây là hoạt động diễn ra hằng ngày của các TCTD bởi nhu cầu vốn trong nền kinh tế luôn luôn tồn tại và cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu vốn ngày càng tăng. Thông qua hoạt động cho vay, TCTD đã góp phần cung ứng vốn cho nền kinh tế, qua đó tạo động lực cho nền kinh tế phát triển. Từ đó, có thể thấy rằng hoạt động cho vay có ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế của một quốc gia cũng như toàn xã hội. Trong hoạt động cho vay thì một vấn đề rất quan trọng là việc thi hành các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của bên vay. Việc bên vay tuân thủ đúng các nghĩa vụ của mình sẽ giúp tránh được rất nhiều rủi ro cho hoạt động cho vay của TCTD. Ngoài ra, việc bên vay vi phạm các nghĩa vụ của mình đã từng dẫn đến rất nhiều tranh chấp liên quan đến hoạt động cho vay trong quá khứ và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu trước đó. Tuy nhiên, Thông tư 39 mới có hiệu lực thi hành sẽ điều chỉnh về nghĩa vụ của bên vay như thế nào, liệu có thể khắc phục được những hạn chế từ các quy định trước và có thể phát sinh những bất cập gì cần hoàn thiện là một vấn đề mà chưa công trình nghiên cứu nào tính đến thời điểm này thực hiện. Do đó, với mong muốn nghiên cứu về nghĩa vụ của bên vay một cách toàn diện theo quy định mới của pháp luật để qua đó phát hiện ra những bất cập, vướng mắc trong quá trình thi hành những quy định mới của pháp luật và đề ra hướng hoàn thiện mà tác giả đã chọn đề tài: “Nghĩa vụ của bên vay trong hợp đồng tín dụng, qua thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị” cho luận văn Luật chuyên ngành Luật Kinh tế.

pdf30 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghĩa vụ của bên vay trong hợp đồng tín dụng, qua thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TRẦN QUANG SƠN NGHĨA VỤ CỦA BÊN VAY TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG, QUA THỰC TIỄN XÉT XỬ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HAI CẤP TỈNH QUẢNG TRỊ Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã ngành: 8.38.01.07 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC THỪA THIÊN HUẾ, 2018 Công trình được hoàn thành tại: Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Duy Phản biện 1: ........................................:.......................... Phản biện 2: ................................................................... Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn thạc sĩ họp tại: Trường Đại học Luật Vào lúc...........giờ...........ngày...........tháng .......... năm........... MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài .................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu ................................................................... 1 3.Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................ 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................... 2 5.Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ........................... 3 6. Những đóng góp mới của luận văn ............................................. 3 7. Cơ cấu luận văn ........................................................................... 4 Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN VAY TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG ............................ 4 1.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng tín dụng ........................ 4 1.1.1. Khái niệm hợp đồng tín dụng ................................................ 4 1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng tín dụng .......................................... 5 1.2. Chủ thể bên vay trong hợp đồng tín dụng ................................ 5 1.2.1. Phân loại chủ thể bên vay ...................................................... 5 1.2.2. Điều kiện vay vốn của bên vay ............................................. 6 1.3. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ của bên vay trong hợp đồng tín dụng. ................................................................................................ 6 1.3.1. Nghĩa vụ của bên vay phát sinh theo quy định của pháp luật.6 1.3.2. Nghĩa vụ của bên vay phát sinh theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng tín dụng .................................................................. 6 1.4. Nội dung nghĩa vụ của bên vay trong hợp đồng tín dụng ........ 7 1.4.1. Nghĩa vụ cung cấp thông tin ................................................. 7 1.4.2. Nghĩa vụ sử dụng vốn vay đúng mục đích ............................ 7 1.4.3. Nghĩa vụ hoàn trả đúng hạn nợ gốc, lãi và các chi phí khác trong hợp đồng tín dụng .................................................................. 7 1.4.3.1 Nghĩa vụ hoàn trả đúng hạn nợ gốc và lãi .......................... 7 1.4.3.2. Nghĩa vụ về thanh toán các khoản phí khác....................... 8 1.4.4. Nghĩa vụ đảm bảo tuân thủ các cam kết khác trong hợp đồng tín dụng ............................................................................................ 8 1.4.5. Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật áp dụng khi bên vay vi phạm các nghĩa vụ .............................. 8 1.4.6. Chấm dứt cho vay và thu hồi nợ trước hạn ........................... 9 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUẬT VỀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN VAY TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ ................................................................................................. 10 2.1. Thực trạng pháp luật nghĩa vụ của bên vay trong hợp đồng tín dụng ................................................................................................ 10 2.1.1. Thành tựu pháp luật về nghĩa vụ của bên vay trong hợp đồng tín dụng ................................................................................. 10 2.1.2. Hạn chế pháp luật nghĩa vụ của bên vay trong hợp đồng tín dụng ................................................................................................ 12 2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về nghĩa vụ của bên vay trong hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Trị .... 14 2.2.1. Thành tựu áp dụng pháp luật về nghĩa vụ của bên vay trong hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Trị .... 14 2.2.2. Đánh giá về công tác xét xử các vụ án về tranh chấp về nghĩa vụ của bên vay trong hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Trị .................................................................... 18 Chƣơng 3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG LUẬT VỀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN VAY TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG ............................................................................................ 20 3.1. Quan điểm hoàn thiện hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ của bên vay trong hợp đồng tín dụng qua thực tiễn tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Trị ................................................................... 20 3.2.Quan điểm cụ thể áp dụng pháp luật về nghĩa vụ của bên vay trong hợp đồng tín dụng qua thực tiễn tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Quảng Trị ................................................................................ 21 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện việc giải quyết tốt các tranh chấp phát sinh từ nghĩa vụ của bên vay trong quan hệ hợp đồng tín dụng tại Tòa án ................................................................. 22 3.3.1. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật ...................................... 22 3.3.2.Các giải pháp nâng cao hiệu quả ........................................... 24 KẾT LUẬN ................................................................................... 26 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Hoạt động cho vay là một hoạt động phổ biến của các tổ chức tín dụng (TCTD) và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Đây là hoạt động diễn ra hằng ngày của các TCTD bởi nhu cầu vốn trong nền kinh tế luôn luôn tồn tại và cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu vốn ngày càng tăng. Thông qua hoạt động cho vay, TCTD đã góp phần cung ứng vốn cho nền kinh tế, qua đó tạo động lực cho nền kinh tế phát triển. Từ đó, có thể thấy rằng hoạt động cho vay có ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế của một quốc gia cũng như toàn xã hội. Trong hoạt động cho vay thì một vấn đề rất quan trọng là việc thi hành các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của bên vay. Việc bên vay tuân thủ đúng các nghĩa vụ của mình sẽ giúp tránh được rất nhiều rủi ro cho hoạt động cho vay của TCTD. Ngoài ra, việc bên vay vi phạm các nghĩa vụ của mình đã từng dẫn đến rất nhiều tranh chấp liên quan đến hoạt động cho vay trong quá khứ và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu trước đó. Tuy nhiên, Thông tư 39 mới có hiệu lực thi hành sẽ điều chỉnh về nghĩa vụ của bên vay như thế nào, liệu có thể khắc phục được những hạn chế từ các quy định trước và có thể phát sinh những bất cập gì cần hoàn thiện là một vấn đề mà chưa công trình nghiên cứu nào tính đến thời điểm này thực hiện. Do đó, với mong muốn nghiên cứu về nghĩa vụ của bên vay một cách toàn diện theo quy định mới của pháp luật để qua đó phát hiện ra những bất cập, vướng mắc trong quá trình thi hành những quy định mới của pháp luật và đề ra hướng hoàn thiện mà tác giả đã chọn đề tài: “Nghĩa vụ của bên vay trong hợp đồng tín dụng, qua thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị” cho luận văn Luật chuyên ngành Luật Kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu Nghĩa vụ của bên vay trong HĐ tín dụng là vấn đề không chỉ nhận được sự quan tâm của giới kinh doanh mà còn là vấn đề quan tâm của các nhà khoa học pháp lý nhằm tạo dựng một cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh từ Nghĩa vụ của bên vay trong HĐ tín dụng một cách hiệu quả, góp phần tạo ra một môi trường thuận lợi, thúc đẩy cho hoạt động tài chính ngân hàng phát triển lành mạnh. Chính vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau về những vấn đề liên quan đến nghĩa vụ của bên vay trong HĐ tín dụng. Đến nay đã có không ít các 2 công trình và bài nghiên cứu về lĩnh vực này. Từ năm 2014 tại trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh đã có luận văn thạc sĩ luật học tốt nghiệp. Ngoài ra còn rất nhiều công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học và bài viết của các tác giả khác liên quan đến vấn đề này. Tuy nhiên các công trình này chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu về giải quyết những tranh chấp phát sinh từ HĐTD nói chung, chưa làm nổi bật được nghĩa vụ của bên vay trong HĐ tín dụng qua thực tiễn xét xử ở Việt Nam. 3.Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.Mục đích nghiên cứu Thứ nhất, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về việc nghĩa vụ của bên vay trong HĐ tín dụng. Thứ hai, nghiên cứu một số vấn đề về lý luận về việc nghĩa vụ của bên vay trong HĐ tín dụng, qua thực tiễn xét xử tại Tòa án tỉnh Quảng Trị hiện nay trên cơ sở đó làm rõ một số khái niệm, nội dung liên quan đến nghĩa vụ của bên vay trong HĐ tín dụng. Thứ ba, đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng pháp luật về nghĩa vụ của bên vay trong HĐ tín dụng. 3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, luận văn có các nhiệm vụ cụ thể sau: Luận văn cần làm rõ các khái niệm cơ bản làm cơ sở cho việc nghiên cứu như khái niệm nghĩa vụ của bên vay trong HĐ tín dụng, HĐTD, ... Phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về nghĩa vụ của bên vay trong HĐ tín dụng, qua thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị. Đánh giá thực trạng quy định của pháp luật về nghĩa vụ của bên vay trong HĐ tín dụng, qua thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị và chỉ ra những vướng mắc làm cơ sở cho việc xây dựng các nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật. Xây dựng các nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về nghĩa vụ của bên vay trong HĐ tín dụng, qua thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị phù hợp thực tiễn hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Các quan điểm, nhận định về nghĩa vụ của bên vay trong HĐ tín dụng, qua thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị, qua thực 3 tiễn giải quyết tranh chấp trong các công trình nghiên cứu để làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá pháp luật và thực tiễn áp dụng. 4.2.Phạm vi nghiên cứu Không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan đến nghĩa vụ của bên vay trong HĐ tín dụng, qua thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị theo quy định. Thời gian: Từ năm 2014 đến hết năm 2018 Địa bàn nghiên cứu: Phạm vi tỉnh Quảng Trị. 5.Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1.Phƣơng pháp luận nghiên cứu Luận văn được trình bày dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật và những quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong thời kỳ đổi mới. 5.2.Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và trình bày đề tài, luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau bao gồm: - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các chương của luận văn để phân tích các khái niệm, phân tích quy định của pháp luật, các số liệu,... - Phương pháp so sánh: Được sử dụng trong luận văn để so sánh một số quy định của pháp luật trong các văn bản khác nhau, tập chung chủ yếu ở chương 2 của luận văn. - Phương pháp diễn giải quy nạp: Được sử dụng trong luận văn để diễn giải các số liệu, các nội dung trích dẫn liên quan và được sử dụng tất cả các chương của luận văn. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu khác: phương pháp thống kê,... 6. Những đóng góp mới của luận văn Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về nghĩa vụ của bên vay trong HĐ tín dụng, qua thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị theo quy định tại Việt Nam. Phân tích, đánh giá pháp luật hiện hành thông qua phân tích nhưng điểm mới và chỉ ra những điểm còn chưa hợp lý và đưa ra các nhận định hợp lý và chưa hợp lý để là cơ sở hoàn thiện pháp luật. Đưa ra những nhận định thông qua việc áp dụng pháp luật về Nghĩa vụ của bên vay trong HĐ tín dụng, qua thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị làm cơ sở hoàn thiện pháp luật. 4 Đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về Nghĩa vụ của bên vay trong HĐ tín dụng, qua thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn áp dụng. 7. Cơ cấu luận văn Ngoài mục lục, danh mục các từ viết tắt, lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn được kết cấu 3 chương như sau: Chương 1:Một số vấn đề lý luận về nghĩa vụ của bên vay trong hợp đồng tín dụng Chương 2: Thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật về nghĩa vụ của bên vay trong HĐ tín dụng, qua thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Trị Chương 3: Phương hướng hoàn thiện và nâng cao thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ của bên vay trong HĐ tín dụng Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN VAY TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 1.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng tín dụng 1.1.1. Khái niệm hợp đồng tín dụng Theo Khoản 16 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng (Luật số: 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010) (LCTCTD 2010) thì “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”. Mặc dù pháp luật không đưa ra khái niệm HĐTD, nhưng thông qua các công trình nghiên cứu và quy định của pháp luật về quan hệ cho vay nêu trên, có thể thấy HĐTD có những tính chất đặc thù như: - HĐTD là thỏa thuận bằng văn bản giữa các TCTD (bên cho vay) và khách hàng là các tổ chức, cá nhân (bên vay); - HĐTD ghi nhận các quyền và nghĩa vụ của TCTD và khách hàng trong quá trình vay tiền, sử dụng và thanh toán tiền vay; - HĐTD là hình thức pháp lý của quan hệ cho vay, do đó buộc phải tuân thủ các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay trong lĩnh vực ngân hàng. Với những phân tích trên đây cho thấy, việc đưa ra khái niệm HĐTD như trong giáo trình Luật Ngân hàng của trường Đại học Luật 5 TP. Hồ Chí Minh hiện nay đã nêu được những tính chất đặc thù của HĐTD, đủ để phân biệt với các hợp đồng, giao dịch khác trong nền kinh tế và có thể sử dụng để nghiên cứu, theo đó: HĐTD là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa một bên là TCTD (Bên cho vay) với một bên là tổ chức và cá nhân (Bên vay) nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ nhất định của các bên trong quá trình vay tiền, sử dụng và thanh toán tiền vay. 1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng tín dụng Thứ nhất, HĐTD được lập thành văn bản và thường theo mẫu của các TCTD. Thứ hai, bên vay thường là bên yếu thế hơn so với các TCTD trong quan hệ cho vay Thứ ba, nhiều rủi ro cho TCTD đến từ phía bên vay. Tóm lại, quan hệ cho vay hàm chứa rất nhiều rủi ro cho các TCTD mà đa phần đều xuất phát từ phía bên vay nên bên vay phải đáp ứng các điều kiện vay vốn phức tạp và chấp nhận thực hiện nhiều nghĩa vụ để gây dựng “lòng tin” cho các TCTD. Với đặc trưng này thì pháp luật cần phải đặt ra các giới hạn để phần nào hạn chế sự lạm quyền của bên cho vay và bảo vệ quyền lợi của bên vay thông qua việc giải thích HĐTD theo mẫu như đã phân tích ở trên, đồng thời quy định các giới hạn thỏa thuận mà các bên phải tuân thủ trong quá trình giao kết HĐTD. 1.2. Chủ thể bên vay trong hợp đồng tín dụng 1.2.1. Phân loại chủ thể bên vay Căn cứ vào tư cách chủ thể Bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015) (Luật số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015) sau khi có hiệu lực đã ảnh hưởng rất lớn đối với các quy định của pháp luật chuyên ngành, một trong số đó là các quy định về hoạt động cho vay của TCTD. Chính vì vậy, NHNN đã ban hành Thông tư 39 thay thế Quyết định 1627 để quy định phù hợp với BLDS 2015 về chủ thể tham gia vào giao dịch vay vốn. Có thể thấy, lý do có sự thay đổi về chủ thể đi vay trong Thông tư 39 chỉ còn lại cá nhân và pháp nhân (trong khi tại Quyết định 1627 thì ngoài cá nhân và pháp nhân thì còn có những tổ chức không có tư cách pháp nhân như hộ gia đình, tổ hợp tác vẫn là chủ thể vay vốn tại các TCTD) là vì, theo quan điểm của NHNN, hiện nay, chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự chỉ bao gồm cá nhân và pháp nhân theo Điều 1 BLDS 2015. Căn cứ trên mục đích sử dụng vốn Căn cứ trên mục đích sử dụng vốn có thể phân thành hai nhóm chủ 6 thể: (1) Nhóm chủ thể vay vốn để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và (2) Nhóm chủ thể vay vốn để phục vụ cho nhu cầu đời sống. 1.2.2. Điều kiện vay vốn của bên vay * Nhóm các điều kiện chung Điều kiện thứ nhất là mục đích vay vốn phải hợp pháp. Điều kiện thứ hai là bên vay phải có phương án sử dụng vốn khả thi. Điều kiện thứ ba là bên vay phải có khả năng tài chính để trả nợ. * Nhóm điều kiện vay vốn áp dụng cho từng chủ thể Thứ nhất, điều kiện đối với bên vay là cá nhân Thứ hai, điều kiện đối với bên vay là pháp nhân Điều kiện vay vốn đối với cho vay tiêu dùng Tóm lại, việc phân tích điều kiện vay vốn đặt ra với bên vay trong HĐTD đã chỉ ra được những chủ thể nào trong nền kinh tế được phép vay vốn. Ngoài ra, các điều kiện vay vốn này cũng có ảnh hưởng nhất định đối với các nghĩa vụ của bên vay trong HĐTD, đồng thời cũng cho thấy những đặc thù trong quan hệ cho vay tại TCTD. 1.3. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ của bên vay trong hợp đồng tín dụng. 1.3.1. Nghĩa vụ của bên vay phát sinh theo quy định của pháp luật. Để đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia quan hệ và bảo vệ lợi ích công cộng mà pháp luật đặt ra các nghĩa vụ cơ bản phù hợp với đặc điểm của từng quan hệ dân sự. Các nghĩa vụ cơ bản có thể được hiểu là các nghĩa vụ mà các bên phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Các nghĩa vụ cơ bản có ý nghĩa như một “hành lang pháp lý” buộc các bên phải thỏa thuận hoặc thừa nhận mà nhà làm luật cho là phù hợp với đặc điểm của quan hệ đó. Ngoài ra, pháp luật quy định các nghĩa vụ cơ bản còn giúp các bên trong quan hệ ý thức được những nghĩa vụ tối thiểu mà mình cần phải thực hiện. Từ việc nhận biết tầm quan trọng trong việc quy định những nghĩa vụ cơ bản mà Thông tư 39 cũng đã có quy định những nghĩa vụ cơ bản của bên vay. Tuy nhiên, có thể thấy, Thông tư 39 không có điều khoản liệt kê các nghĩa vụ của bên vay như tại Điều 24 của Quyết định 1627 nhưng điều đó không có nghĩa là pháp luật không đặt ra các nghĩa vụ cơ bản cho bên vay. 1.3.2. Nghĩa vụ của bên vay phát sinh theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng tín dụng Bên cạnh các nghĩa vụ mà pháp luật bắt buộc phải có trong một 7 HĐTD như đã phân tích ở trên thì các bên còn được thỏa thuận thêm các nghĩa vụ khác. Có hai mức độ thỏa thuận về nghĩa vụ giữa các bên là những nghĩa vụ mà các bên được thỏa thuận theo một mức giới hạn của pháp luật và những nghĩa vụ mà các bên được tự do thỏa thuận. Thông thường, những nghĩa vụ mang tính chất định lượng thì các bên phải thỏa thuận theo quy định của pháp luật, tức là pháp luật, trong trường hợp này sẽ đặt ra giới hạn của việc thỏa thuận mà các bên phải tuân thủ mức giới hạn đó. Để nhận biết được các trường hợp này thì cần phải chú ý các quy định của pháp luật dưới dạng “các bên được thỏa thuận ... nhưng không vượt quá... ”. 1.4. Nội dung nghĩa vụ của bên vay trong hợp đồng tín dụng 1.4.1. Nghĩa vụ cung cấp thông tin Theo quy định của pháp luật, nghĩa vụ cung cấp thông
Luận văn liên quan