Trong những năm gần đây, cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế và cơ giới
hóa phương tiện, tai nạn giao thông (TNGT) tại Việt Nam đang ở mức cao, xấp xỉ
10 người thiệt mạng/100.000 dân.Giao thông đường bộ vận là phương thức gây tai
nạn giao thông lớn nhất tại Việt Nam. Số vụ TNGT đường bộ chiếm tới 95% trong
tổng số vụ tai nạn trong suốt một thập kỷ vừa qua, có nhiều địa phương giao thông
đường bộ chiếm tới 98-99% số vụ và số người thiệt mạng.
24 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2025 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1-Lý do lựa chọn đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế và cơ giới
hóa phương tiện, tai nạn giao thông (TNGT) tại Việt Nam đang ở mức cao, xấp xỉ
10 người thiệt mạng/100.000 dân.Giao thông đường bộ vận là phương thức gây tai
nạn giao thông lớn nhất tại Việt Nam. Số vụ TNGT đường bộ chiếm tới 95% trong
tổng số vụ tai nạn trong suốt một thập kỷ vừa qua, có nhiều địa phương giao thông
đường bộ chiếm tới 98-99% số vụ và số người thiệt mạng.
TNGT để lại rất nhiều vấn đề cho xã hội, ngoài những thiệt hại trực tiếp về con
người, TNGT còn để lại hàng loạt các hậu quả xã hội lâu dài như: Tổn thương về tinh
thần thiệt hại về vật chất, chi phí xã hội cho việc xử lý hậu quả, gây sức ép lên hệ
thống y tế và các hậu quả gián tiếp lên các thế hệ tiếp theo. Những hậu quả này diễn
ra trong thời gian dài và có khả năng gây thiệt hại cho xã hội ở mức độ sâu rộng.
Do lĩnh vực ATGT có liên quan đến nhiều lĩnh vực, cả về con người, phương
tiện, hạ tầng, môi trường, quy định pháp luật Nên các giải pháp đảm bảo ATGT
cũng yêu cầu có tính đồng bộ cao mới có thể phát huy tác dụng.Từ những mức độ
nghiêm trọng củaTNGTcả về số lượng, phạm vi, các hậu quả đang gây ra tại Việt
Nam, việc “Nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cƣờngan toàn giao
thông đƣờng bộ ở Việt Nam” có một ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2-Đóng góp của luận án
- Hệ thống hóa và làm sâu sắc thêm cơ sở lý luận về ATGT đường bộ, đặc biệt tập
trung vào khía cạnh đồng bộ của các giải pháp đảm bảo ATGT đường bộ.
- Phân tích, đánh giá hiện trạng về tai nạn giao thông đường bộ của Việt Nam,
thực trạng các giải pháp đồng bộ về ATGT tại Việt Nam, trên cơ sở đó tìm ra các
nguyên nhân có tính tương tác hệ thống dẫn đến tình hình mất an toàn giao thông
đường bộ tại Việt Nam thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp đồng bộ cấp bách, thiết thực liên quan đến con người,
phương tiện và cơ sở hạ tầng giao thông, tổ chức quản lý, nhằm đảm bảo ATGT
đường bộ tại Việt Nam.
3-Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu
- Phạm vi của luận án về không gian:Hệ thống đường bộ trên toàn lãnh thổ Việt
Nam; về thời gian:Tập trung nghiên cứu tình hình, số liệu TNGTtrong một số năm
gần đây, nghiên cứu các giải pháp đồng bộ đảm bảoATGT đường bộ của Việt
Nam tới đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Đối tượng của luận án: Tập trung vào hệ thống, giao thông đường bộ của Việt
Nam, với các đối tượng chính bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, con
người và phương tiện tham gia giao thông.
4-Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt lý luận khoa học: Hệ thống hóa và làm sâu sắc thêm lý luận về ATGT
đường bộ, tập trung vào đồng bộ của giải pháp tăng cường ATGT đường bộ.
2
Về mặt thực tiễn: Phân tích đánh giá chỉ ra những tồn tại bất cập của các giải pháp
đảm bảo ATGT hiện tại, đề xuất những giải pháp đồng bộ cấp bách, thiết thực liên
quan đến con người, phương tiện và cơ sở hạ tầng giao thông, tổ chức quản lý,
nhằm đảm bảo ATGT đường bộ tại Việt Nam.
5- Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu truyền thống như duy vật biện
chứng, thống kê, so sánh kết hợp với một số phương pháp như phân tích hành vi
của người tham gia giao thông, sử dụng và phân tích dữ liệu không gian, mô hình
hóa, hệ thống hóa, diễn giải, quy nạp; phân tích, tổng hợp.
6-Nội dung nghiên cứu của luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, kết
luận và kiến nghị, phụ lục, luận án được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn vềATGT đường bộ;
Chương 2: Phân tích hiện trạng an toàn giao thông đường bộ;
Chương 3: Đề xuất các giải pháp đồng bộ tăng cường an toàn giao thông đường bộ
tại Việt Nam.
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
A. Phân tích các công trình nghiên cứu ngoài nƣớc
Đề tài tổng hợp các nghiên cứu về tốc độ, nồng độ cồn, dây an toàn, mũ bảo hiểm
sử dụng điện thoại khi lái xe, cho thấy mối quan hệ giữa các nhân tố này với
TNGT và mức độ thiệt hại.
Các giải pháp có thể phân chia thành nhiều giai đoạn: Trước khi xảy ra tai nạn, tại
hiện trường và sau khi xảy ra tai nạn. Trong từng giai đoạn này, có các giải pháp
về thực thi pháp luật, giáo dục và tuyên truyền, kỹ thuật và các dịch vụ cấp cứu
khẩn cấp để hỗ trợ cho người tham gia GT, phương tiện và môi trường.
B. Phân tích các nghiên cứu về an toàn giao thông đƣờng bộ tại Việt Nam
Có khá nhiều nghiên cứu về ATGT tại Việt Nam, tiêu biểu như quy hoạch tổng thể
về ATGT đường bộ tại Việt Nam, một số nghiên cứu khác do các chuyên gia Việt
Nam, phối hợp với chuyên gia nước ngoài thực hiện, tuy nhiên có thể nói, phần
lớn các giải pháp thường tập trung vào việc giải quyết những trường hợp vi phạm
cụ thể, trong khi tính đồng bộ đồng bộ các giải pháp còn chưa cao.
Một số tổng kết từ phần tổng quan: Trong các giải pháp được đề xuất, có thể
nhận thấy các giải pháp này vẫn tập trung vào việc giải quyết những trường hợp vi
phạm cụ thể, trong khi việc quan trọng nhất phối hợp đồng bộ các giải pháp.
Thế giới đã nghiên cứu về nhiều giải pháp khác nhau, Tuy nhiên còn có những
điểm cần hoàn thiện, đặc biệt trong việc phối hợp triển khai thực hiện các giải
pháp một cách đồng bộ để đạt được những mục tiêu nhất định. Số lượng giải pháp,
mức độ đồng bộ sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng trong một phạm vi nhất định.
Đây có thể coi là những hạn chế, khoảng trống trong những nghiên cứu hiện tại
mà luận án sẽ tập trung nghiên cứu giải quyết.
3
CHƢƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ATGT ĐƢỜNG BỘ
1.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ
1.1.1.Một số khái niệm
- Giao thông đường bộ:Giao thông là thuật ngữ dùng để chỉ sự liên hệ giữa hai
điểm; được dùng trong từng ngữ cảnh: Về cơ sở hạ tầng; Về việc đi lại của người,
hàng hóa và phương tiện.
- Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm đáp ứng nhu
cầu di chuyển vị trí của đối tượng vận chuyển vị trí của đối tượng vận chuyển.
- Vận tải đường bộ là hoạt động sử dụng phương tiện giao thông đường bộ để
vận chuyển người, hàng hóa trên đường bộ
- An toàn giao thông là sự không nguy hiểm, thông suốt và không bị xâm hại đối
với người, phương tiện tham gia giao thông khi hoạt động trên các tuyến, đoạn
đường giao thông.
- Tai nạn là một sự cố xảy ra không có chủ định và không cố ý, thường dẫn đến
thiệt hại về tài sản và con người.
1.1.2 Phân loại tai nạn giao thông đƣờng bộ:
Theo phương thức vận tải; Vị trí xảy ra tai nạn; Lứa tuổi của người bị tai nạn giao
thông; Nguyên nhân gây ra tai nạn; Mức độ nghiêm trọng của TNGT; Thời gian;
Nguyên nhân
Sơ đồ1.1 Phân loại tai nạn giao thông
1.2. PHÂN TÍCH TÍNH TOÁN AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ
1.2.1 Phân tích tính toán về tai nạn giao thông
1.2.1.1 Phân tích số lượng:
Chỉ tiêu tuyệt đối: Tổng số vụ TNGT; Tổng số người chết, bị thương; Tổng số
thiệt hại tài sản do TNGT gây ra
TAI NẠN GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ ĐƯỜNG SẮT ĐƯỜNG THỦY ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
ĐƯỜNG NGANG
Người đi bộ Xe đạp Xe máy ô tô Xe 3 bánh Xe thô sơ
ô tô con
ô tô vận tải
hành khách
ô tô vận tải
hàng hóa
ô tô chuyên dụng
ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
Taxi
4
Chỉ tiêu tương đối: Số người chết do TNGT/100.000 dân;/100.000 phương tiện;
/1.000.000 km lăn bánh; Suất TNGT: Số người chết TNGT/Tổng số người chết x
100 (%); Số lượng phương tiện bình quân/1 vụ TNGT
Chỉ tiêu tương đối Ka được tính cho quãng đường xe chạy:
= vụ/km) [1.1]
Trong đó: : Số vụ TNGT; :Quãng đường xe chạy
Để đánh giá mức độ trầm trọng của các TNGT, dùng hệ số KT
KT = [1.2]
Trong đó nc: số người chết, nth: số người bị thương.
Công thức thực nghiệm của Smeed: TNGT phụ thuộc chủ yếu vào dân số, số
lượng phương tiện cơ giới:
[1.3]
Trong đó: TN: TNGT đường bộ; DS: Dân số của khu vực; SX: Số lượng xe ôtô
Thiệt hại trực tiếp làm tổn hại hoặc phá hủy cơ sở vật chất bao gồm: Tổn thất về
vận tải; Thiệt hại phương tiện vận tải; Thiệt hại đường sá và các công trình trên
đường; Cứu thương và chữa trị người bị thương; Trả lương và tiền hưu trí cho
người nạn và gia đình họ; Cản trở chạy xe.
Thiệt hại gián tiếp bao gồm: mất khả năng lao động của người trong một thời gian
nhất định; Thiệt hại về sản lượng do phương tiện cần sửa chữa; Bồi thường tai nạn
giao thông.
Sơ đồ 1.2 Thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra
TN = f(DX, SX)
THIỆT HẠI DO TAI
NẠN GIAO THÔNG
Thiệt hại trực tiếp
Thiệt hại gián tiếp
Tổn
thất
về
vận
tải
Thiệt
hại về
phương
tiện
vận tải
Thiệt
hại về
đường
sá và
công
trình
trên
đường
Cứu
thương
và
chữa
trị
người
bị
thương
Trả
lương
và tiền
hưu trí
cho
người
bị nạn
Làm
mất
khả
năng
lao
động
Thiệt
hại về
sản
lượng
do PT
cần sửa
chữa
Bồi
thường
tai nạn
giao
thông
Cản
trở
xe
chạy
5
1.2.1.2 Các tiêu chí đánh giá an toàn giao thông:
Bảng 1.1 Tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá mức độ ATGT (mất ATGT)
T
T
Tiêu
chí
Chỉ tiêu Đơn vị Thể hiện
1
Con
người
1.Lượng luân chuyển hoặc số km lái xe an
toàn, mất ATGT)
Xe.km
, km
Tổng số p.tiện x km,
tổng số km an toàn
2. LX phóng nhanh, vượt ẩu, lấn làn % Số vụ/tổng số vụ
3. LXtránh vượt sai quy định % Số vụ/tổng số vụ
4. LX chạy quá tốc độ quy định % Số vụ/tổng số vụ
5. Đào tạo LX,
6. Sát hạch,
7. Cấp GPLX
Số
LX,
GPLX
Số lượng người,
CSĐT, SHLX
Số lượng GPLX
8. Số LX thắt dây an toàn (ô tô),
9. đội mũ bảo hiểm (xe máy)
Người Tổng số người
10. LX có độ cồn trong máu quá quy định,
sử dụng điện thoại di động
Người Số lượng
11. Số người đã tuyên truyền, giáo dục P.luật Người Tổng số tiền
12. Số tiền cưỡng chế xử phạt thu được VNĐ Tổng số tiền thu được
13. Lái xe cơ giới không có GPLX Người Tổng số (%/số GPLX)
2
Cơ sở
hạ tầng
giao
thông
14. Số km đường cao tốc, chính yếu Km Tổng số
15. Số km đường chất lượng tốt,
16. được bảo trì
Km, %
Km, %
Km, km/tổng số; Km
hoặc % vốn/nhu cầu
17. Số vụ tai nạn trên 100.000 Km đường Km Số vụ/100.000Km
18. Số điểm đen Tổng số
19. TNGT theo hệ thống, loại đường Km, % Tổng số
20. TNGT theo địa phương (tỉnh, vùng) Vụ Tổng số
21. TNGT theo dạng đoạn đường (thẳng,
cong, dốc, giao cắt, tách nhập làn)
Vụ Tổng số
22. Thiết bị ATGT (hiện có, còn thiếu) Chiếc Tổng số
3
Phương
tiện
giao
thông
23.Tổng số phương tiện đã đăng ký,
24. Đăng kiểm
xe Tổng số
25. Thiết bị an toàn trên phương tiện Chiếc Tổng số
26. Vụ TNGT theo loại phương tiện Vụ Tổng số
27. Tổng số lượng phương tiện theo loại Chiếc Tổng số
4
Môi
trường,
2-3
yếu tố
trên và
yếu tố
khác
28. Môi trường tự nhiên theo loại địa hình
(đồng bằng, trung du, miền núi)
29. Môi trường địa lý, xã hội, văn hóa GT
30. TNGT ở trong hay ngoài đô thị
%
Vụ/T.số vụ theo năm
31-34. Kết hợp 2-3 tiêu chí chính (con
người, CSHT, phương tiện tham gia GT)
vụ Tổng số theo năm
35. Do thiên tai, khí hậu, thời tiết Vụ, % Tổng số theo năm, %
36. Tổng số xe cơ giới (ô tô)/100.000 dân Chiếc Năm
6
T
T
Tiêu
chí
Chỉ tiêu Đơn vị Thể hiện
5
Tiêu
chí
chung
37. Số vụ tai nạn/100.000 dân Bình quân năm
38. Số vụ tai nạn Vụ Tổng số theo năm
39. Số người tử vong Người Tổng số theo năm
40. Số người tử vong trên 100.000 dân Tr. bình theo năm
41. Số người tử vong trên 1 triệu Hk.km Tr. bình theo năm
42. Số người bị thương Người Tổng số theo năm
43. Số tài sản bị thiệt hại VNĐ Tổng số theo năm
44.Ước tính tổng thiệt hại (quy đổi)
VNĐ,
%
Tổng, % của GDP
Phân tích chất lượng:Phục vụ cho việc xây dựng các nguyên tắc điều tra các
trường hợp xuất hiện tai nạn giao thông và mức độ ảnh hưởng. Phân tích làm rõ
nguyên nhân và nhân tố gây ra tai nạn.
Phân tích trắc đạc: Được dùng đối với những nơi xuất hiện tai nạn giao thông
nhiều, thể hiện bằng bản trên đó đánh dấu những nơi thường xảy ra tai nạn giao
thông để cảnh báo mất ATGT.
Các chỉ tiêu đánh giá ATGT: Chỉ tiêu đánh giá mức độ thiệt hại:
Thiệt hại về người: Loại thiệt hại này rất khó lượng hóa; thường dùng số người
chết do TNGT; Số lượng người chết được thống kê theo cách khác nhau: Tại hiện
trường, sau 24h, sau 6 ngày, 15 ngày; 30 ngày sau khi va chạm xảy ra.
Thiệt hại về tài sản, phương tiện, các dịch vụ hỗ trợ thiệt hại, và các chi phí xã hội
phải chi trả có thể được lượng hóa được tương đối chính xác vì các nước đều có
các định mức và đơn giá cho từng hạng mục công việc cụ thể.
1.2.1.3 Lượng hóa mức độ thiệt hại từ tai nạn giao thông
Toàn bộ các chi phí liên quan đến việc khắc phục hậu quả của tai nạn giao thông
đều cần được tính vào các chỉ tiêu trên.
Các phương pháp đánh giá: Đánh giá định tính là đánh giá bằng cảm nhận; Đánh
giá định lượng là lượng hóa được bằng các tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể. Các tiêu chí,
chỉ tiêu này có thể thực hiện được bằng chỉ tiêu hiện vật hoặc bằng tiền.
Nguyên nhân: Uống rượu bia quá mức khi lái xe;Chạy quá tốc độ cho phép;
Không đội mũ bảo hiểm; Không thắt dây an toàn; Sử dụng điện thoại khi điều
khiển phương tiện.
Các yếu tố ảnh hưởng đến ATGT bao gồm: Con người, phương tiện, hạ tầng
và môi trường khác.
1.2.2 Phân tích các nguyên nhân dẫn đến TNGT: Uống rượu bia quá mức khi lái
xe;Chạy quá tốc độ cho phép; Không đội mũ bảo hiểm; Không thắt dây an toàn;
Sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện
1.3 CÁC GIẢI PHÁP ĐỒNG BỘ TĂNG CƢỜNG ATGT ĐƢỜNG BỘ
7
1.3.1 Tổng quan về các giải pháp đồng bộ
Khái niệm và các giải pháp đồng bộ
Khái niệm: Sự ăn khớp giữa tất cả các bộ phận hoặc các khâu, tạo nên sự hoạt
động nhịp nhàng của một chỉnh thể. Bao gồm: Đồng bộ về mặt thời gian; về
không gian; về chủ thể thực hiện; về đối tượng bị quản lý; về nội dung.
Giải pháp đồng bộ: Là sự kết hợp các giải pháp đơn lẻ, theo các tiêu chí nhất định
ở phía trên như về mặt thời gian, không gian, đối tượng quản lý, đối tượng bị quản
lý và các nội dung của giải pháp để đạt được kết quả nhất định.
Giải pháp đồng bộ trong lĩnh vực GTVT: Đồng bộ về các yếu tố trong hệ thống
GTVT; về các yếu tố trong cùng một phương thức VT; về nội dung;giữa các
phương thức VT; về thời gian và không gian;Đồng bộ giữa các đối tượng quản lý.
Sơ đồ 1.3Giải pháp đồng bộ trong lĩnh vực GTVT
1.3.2. Các giải pháp hạn chế tai nạn về con ngƣời
Các giải pháp trước khi tai nạn xảy ra: Giải pháp về mặt con người; Các giải pháp
về thắt dây an toàn; giáo dục, tuyên truyền và xử phạt; giải pháp khi lái xe;
Các giải pháp sau khi tai nạn xảy ra:Sơ cứu, cứu hộ, cấp cứu, dịch vụ y tế khẩn
cấp tại hiện trường; phản ứng với tình huống khẩn cấp.
Tính đồng bộ trong nhân tố con người con người là nhân tố chính gây ra tai nạn,
bao gồm toàn bộ lao động trong lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp,
phụ xe, thợ bảo dưỡng sửa chữavà người tham gia giao thông
Nhân tố con người trong nhân tố phương tiện; Nhân tố con người trong cơ sở hạ
tầng; Trong quy hoạch; Trong thiết kế; Trong thi công xây dựng; Trong khai thác
vận hành; Trong bảo trì.
Các giải pháp hạn chế tai nạn về cơ sở hạ tầng
Các giải pháp trước khi tai nạn xảy ra và tại hiện trường.
Về quy hoạch cơ sở hạ tầng; Giải pháp quy hoạch về phương thức vận tải; Quy
hoạch sử dụng đất; Về thiết kế và thi công xây dựng cơ sở hạ tầng; Trước khi đưa
công trình vào khai thác; Trong quá trình khai thác; Bảo trì cơ sở hạ tầng GT.
Các giải pháp với hệ thống CSHT sau khi tai nạn xảy ra: Khi tai nạn xảy ra, cần hệ
thống sơ cấp cứu đủ khả năng xử lý tình huống và điều phối với sự tham gia của
các phương thức VT.
1.3.3Các giải pháp hạn chế tai nạn về phƣơng tiện
Giải pháp đồng bộ trong lĩnh vực GTVT
Đồng bộ
về yếu tố
trong hệ
thống
GTVT
Đồng bộ về
yếu tố trong
cùng một
phương
thức
Đồng bộ
về nội
dung
Đồng bộ
giữa
các
phương
thức vận
tải
Đồng bộ
về thời
gian và
không
gian
Đồng bộ
giữa các
đối
tượng
quản lý
8
Các giải pháp trước khi tai nạn xảy ra: Các xe lưu hành phải đạt tiêu chuẩn về an
toàn kỹ thuật. Chuẩn hóa điều kiện kỹ thuật, tăng cường công tác kiểm tra giám
sát. Nâng cao nhận thức của người lái, ứng dụng vật liệu mới để cải thiện tầm nhìn
của lái xe.
Các giải pháp tại hiện trường:Hệ thống hạn chế va chạm bao gồm các túi khí và
các thiết bị giảm chấn
Các giải pháp sau khi tai nạn xảy ra:Phát triển thiết kế liên quan đến thoát hiểm
1.3.4 Tổng hợp các giải pháp đồng bộ trong đảm bảo an toàn giao thông
Tổng hợp các giải pháp: Trong các điều kiện khác nhau, có thể áp dụng các giải
pháp khác nhau để đạt được những mục tiêu nhất định.
Mức 1: Mức tối thiểu về con người, phương tiện, cơ sở hạ tầng và môi trường
Mức 2: Mức trung bình thấp, thực hiện với các đối tác liên quan gián tiếp đến an
toàn giao thông;
Mức 3: Mức trung bình: thực hiện thêm với các đối tượng như người tham gia
giao thông ;
Mức 4: Mức tốt, thực hiện các giải pháp ở mức này có thể đem lại hiệu ứng tổng
thể ở mức độ cao trên toàn bộ hệ thống;
Mức 5: Mức tối đa, gần như không có quốc gia nào có thể thực hiện được đồng
thời, bởi vậy cần có phân kỳ thực hiện hợp lý
Các giải pháp đồng bộ về con người:
P.1: Trình độ điều khiển PT, bằng lái xe, xử lý của lái xe; P.2: Các giải pháp với
đến phụ xe;P.3: Các giải pháp về thợ BDSC;P.4: Đội ngũ lao động gián tiếp và
quản lý doanh nghiệp VT;P.5: Người tham gia GT; P.6: Quản lý nhà nước: Chính
phủ, Bộ, Sở ;P.7: hành khách.
Các giải pháp đồng bộ về hạ tầng
I.1: Các giải pháp về quy hoạch;I.2: Thiết kế : Các tiêu chuẩn ATGT cao trong
thiết kế; I.3: Thi công và xây dựng; I.4: Giám sát; I.5: Kiểm định an toàn; I.6: Khai
thác vận hành;I.7: Duy tu bảo dưỡng;I.8: Kiểm định sau tai nạn; I.9: Hệ thống sơ
cấp cứu.
Các yếu tố và mức độ kết hợp được trình bày tại hình 1-1
Các giải pháp về phương tiện
V.1: Thiết kế phương tiện; V.2: XD hệ thống tiêu chuẩn; V.3: Kiểm định kỹ thuật
phương tiện định kỳ; V.4:Kỹ năng kiểm tra kỹ thuật phương tiện; V.5 Quản lý
phương tiện
Các giải pháp khác
O.1:Tổ chức quản lý NN về ATGT;O.2:Văn hóa tham gia GT; O.3:Công cụ kinh
tế O.4: Giáo dục;O.5: Bối cảnh quốc tế.
9
1.4 BÀI HỌC THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI TRONG ĐẢM BẢO ATGT
1.4.1Bài học thành công :Các quốc gia phát triển một hệ thống GTVT bền vững
xác định tỷ lệ phù hợp cho GTVT cá nhân, VTCC, phát triển đô thị theo mô hình
sự dụng đất hỗ trợ VTCC.
Hình 1-1 Tổng hợp các giải pháp đồng bộ trong đảm bảo ATGT
1.4.2. Bài học thất bại:Những quốc gia chỉ chú trọng đến các giải pháp nâng cao
an toàn cho hệ thống giao thông vận tải cơ giới vẫn có tỷ lệ TNGT cao.Thực tế
cho thấy ATGT được bộ cần phải được giải quyết bởi những nội dung nằm ngoài
lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ (đường sắt, thủy, hàng không) cũng như vận
tải phi cơ giới và vận tải hành khách công cộng.
1.4.3 Tổng hợp các giải pháp đồng bộ về ATGT:Trong các giải pháp đồng bộ để
đảm bảo ATGT, trừ phần dây an toàn và mũ bảo hiểm, sử dụng đất, đều có thể
ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả hoạt động của các giải pháp
1.4.4 Bài học tăng cƣờng ATGT rút ra cho Việt Nam:Cần có cơ quan quản lý
ATGT để phối hợp thực hiện các giải pháp ATGT đồng bộ. Chính phủ là cơ quan
chỉ đạo các bộ, ngành liên quan;
P.1 Lái xe và quản lý người lái bằng lái Giải pháp đồng bộ mức 1
P.2 Phụ xe P.1
P.3 Thợ BDSC I.6
Con người P.4 Quản lý doanh nghiệp V.2
P.5 Người tham gia giao thông O.4
P.6 Con người trong quản lý nhà nước
P.7 Hành khách
Giải pháp đồng bộ mức 2
P.1/P.4/P.7
I.1 Quy hoạch I.6/I.8
I.2 Thiết kế (phương án/vật liệu) V.2/V.4
I.3 Thi công xây dựng O.1/O.4
I.4 Giám sát
CSHT I.5 Kiểm định ATGT trước khi khai thác
I.6 Khai thác vận hành Giải pháp đồng bộ mức 3
I.7 Duy tu bảo dưỡng P.1/P.4/P.5/P.7
I.8 Kiểm định ATGT sau tai nạn I.2/I.6/I.8
I.9 Hệ thống sơ cấp cứu V.2/V.3/V.4
O.1/O.2/O.4
V.1 Thiết kế phương tiện
V.2 Tiêu chuẩn an toàn PT quốc gia Giải pháp đồng bộ mức 4
Phương tiện V.3 Kiểm định ATGT phương tiện P.1/P.4/P.5/P.6/P.7
V.4 Kiểm tra kỹ thuật