Sa trực tràng kiểu túi (STTKT) được định nghĩa là sự thoát vị
của thành trước trực tràng tạo cấu trúc dạng túi nhô vào thành sau âm
đạo. Tỷ lệ bệnh thay đổi từ 20% - 80%, thường gặp ở nữ, lớn tuổi, có
sa sàn chậu và có thể gặp ở 78% - 99% phụ nữ sau khi sinh con, gây
ảnh hưởng đời sống sinh hoạt. STTKT thường kèm sa các tạng chậu,
dễ chẩn đoán nhầm hoặc không đầy đủ nếu chỉ dựa vào khám lâm
sàng. Ngày nay, với hình ảnh rõ đẹp và không mang tính xâm lấn, kỹ
thuật cộng hưởng từ (CHT) động đã dần thay thế cho X quang động
để đánh giá bệnh lý sàn chậu nói chung và STTKT nói riêng.
27 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1905 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các hình thái sa trực tràng kiểu túi với hỗ trợ của cộng hưởng từ động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VÕ TẤN ĐỨC
NGHIÊN CỨU CÁC HÌNH THÁI
SA TRỰC TRÀNG KIỂU TÚI
VỚI HỖ TRỢ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ ĐỘNG
Chuyên ngành: NGOẠI TIÊU HÓA
Mã số: 62720125
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015
Công trình được hoàn thành tại:
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Đình Hối
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước
họp tại ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
vào hồi giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM
- Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM
1
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. Đặt vấn đề:
Sa trực tràng kiểu túi (STTKT) được định nghĩa là sự thoát vị
của thành trước trực tràng tạo cấu trúc dạng túi nhô vào thành sau âm
đạo. Tỷ lệ bệnh thay đổi từ 20% - 80%, thường gặp ở nữ, lớn tuổi, có
sa sàn chậu và có thể gặp ở 78% - 99% phụ nữ sau khi sinh con, gây
ảnh hưởng đời sống sinh hoạt. STTKT thường kèm sa các tạng chậu,
dễ chẩn đoán nhầm hoặc không đầy đủ nếu chỉ dựa vào khám lâm
sàng. Ngày nay, với hình ảnh rõ đẹp và không mang tính xâm lấn, kỹ
thuật cộng hưởng từ (CHT) động đã dần thay thế cho X quang động
để đánh giá bệnh lý sàn chậu nói chung và STTKT nói riêng.
Tháng 5/2007, bệnh viện Đại học Y Dược TpHCM đã ứng dụng
CHT động sàn chậu và cho hiệu quả chẩn đoán cao. Chúng tôi thực
hiện “Nghiên cứu các hình thái sa trực tràng kiểu túi với hỗ trợ của
cộng hưởng từ động” với các mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ STTKT trên bệnh nhân nữ có rối loạn cơ năng
sàn chậu.
2. Mô tả đặc điểm hình ảnh sàn chậu và các hình thái STTKT.
3. Xác định các yếu tố liên quan đến các hình thái STTKT.
2. Tính cấp thiết của đề tài
STTKT là bệnh lý thường gặp nhất trong các nhóm bệnh của sàn
chậu. CHT động là kỹ thuật an toàn và giúp chẩn đoán bệnh chính
xác. Ở nước ta, CHT động chưa được thực hiện nhiều nên đề tài
nghiên cứu có tính thời sự, cấp bách và cần thiết.
3. Những đóng góp mới của luận án
Công trình nghiên cứu này đã cho thấy sự phổ biến của STTKT
và sự phức tạp của bệnh lý sàn chậu được chứng minh bằng hình ảnh
2
CHT động. Sự hỗ trợ của kỹ thuật này giúp lâm sàng có chẩn đoán
chính xác và đầy đủ, từ đó lựa chọn phương thức điều trị hữu hiệu
cho bệnh nhân. Nghiên cứu cũng góp phần nhỏ trong quá trình xây
dựng chuyên ngành sàn chậu học còn rất mới ở Việt Nam.
4. Bố cục luận án
Luận án có 112 trang, bao gồm: đặt vấn đề 3 trang, tổng quan tài
liệu 36 trang, phương pháp nghiên cứu 18 trang, kết quả 21 trang,
bàn luận 32 trang, kết luận và kiến nghị 2 trang. Có 26 bảng, 3 biểu
đồ, 40 hình, 130 tài liệu tham khảo (10 Tiếng Việt , 120 Tiếng Anh).
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Giải phẫu sàn chậu nữ và vách trực tràng-âm đạo:
Sàn chậu chia thành 3 khoang: trước - giữa - sau, lần lượt chứa
các tạng tương ứng là bàng quang-niệu đạo, tử cung-âm đạo và hậu
môn-trực tràng. Sàn chậu được nâng đỡ và treo giữ bởi tác động qua
lại của khung xương (chậu-mu-cùng cụt), hệ cơ (nhóm cơ thắt và cơ
nâng), thần kinh thẹn và mô liên kết (gồm mạc và dây chằng). Dây
chằng đóng vai trò như các điểm treo tạng chậu và mạc là lớp mô sợi
mang theo sự cung cấp máu. Ở phía trước, có mạc mu-cổ tử cung và
phía sau có mạc trực tràng-âm đạo gắn đến hai thành bên vùng chậu.
Hình 1.7: Các dây chằng và mạc trong vùng chậu
3
Mạc trực tràng-âm đạo và vách trực tràng-âm đạo:
Năm 1839, Denonvilliers mô tả cấu trúc mô dày đặc các sợi
collagen, sợi đàn hồi và thớ sợi cơ ngăn cách trực tràng với túi tinh
và tiền liệt tuyến gọi là mạc trực tràng-bàng quang. Năm 1883,
Emmet mô tả cấu trúc này ở nữ với tên gọi là mạc trực tràng-âm đạo.
Theo De Lancey, những thớ sợi cơ bám chặt vào mặt dưới thành
sau âm đạo là cơ âm đạo, không gọi là "mạc" mà gọi chung là vách
trực tràng-âm đạo. Vị trí STTKT có 3 thể cao, trung gian và thấp tùy
vào tổn thương rách đoạn nào của vách trực tràng-âm đạo. Vị trí
STTKT cao tương ứng gần ngang mức cổ tử cung, thấp khi nằm gần
sát nút thớ trung tâm đáy chậu và trung gian là ở giữa hai vị trí này.
Hình 1.10: Chỗ bám và các điểm rách vách trực tràng-âm đạo
1.2 Sinh bệnh học STTKT
Chủ yếu là do tổn thương trong quá trình sinh con gây ảnh
hưởng các cơ sàn chậu và mô liên kết nội chậu.
- Dãn / rách cơ sàn chậu: Tổn thương một phần thần kinh của các cơ
sàn chậu gián tiếp gây teo và sa dãn các cơ sàn chậu. Bình thường,
trực tràng và âm đạo được nâng đỡ bởi bản nâng hậu môn nằm
ngang. Khi các cơ sàn chậu dãn dài ra, bản nâng sẽ chuyển sang
hướng thẳng đứng, trực tràng có khuynh hướng lấn vào âm đạo.
4
- Tổn thương vách trực tràng-âm đạo: Trong lúc sinh con, vách bị
kéo căng dài và mỏng hơn, thậm chí có thể rách, nhất là đoạn gần nút
thớ trung tâm, gây thoát vị thành trước trực tràng vào âm đạo.
- Tổn thương sàn chậu: Chấn thương khi sinh con qua ngả âm đạo
gây ra những đường rách ngang phía trên vị trí gắn kết với nút thớ
trung tâm, làm mất điểm bám của cơ nâng hậu môn vào đáy chậu,
dẫn đến hình thái cấu trúc túi sa nằm phía trên cơ thắt.
Ngoài ra, lớn tuổi và các khiếm khuyết collagen bẩm sinh, táo
bón làm tăng áp lực ổ bụng, cắt bỏ tử cung cũng được xem là những
yếu tố nguy cơ hình thành STTKT.
1.3 Chẩn đoán STTKT
1.3.1 Triệu chứng cơ năng
Táo bón là triệu chứng thường gặp nhất. Ngoài ra còn có các rối
loạn khác như cảm giác đại tiện không hết phân, đi phân nhỏ dẹt,
dùng tay trợ giúp khi đại tiện,
Một số ít bệnh nhân có khối phồng âm đạo, giao hợp đau, cảm
giác trằn nặng vùng chậu; hoặc són tiểu, bị kích thích ở âm hộ hay
cảm giác khó chịu do cọ xát với quần lót.
1.3.2 Khám lâm sàng
BN nằm ở tư thế phụ khoa. Nhìn và sờ đánh giá độ dày vách trực
tràng-âm đạo, độ chắc nút thớ trung tâm, độ co thắt của các cơ nâng.
Khám trực tràng bằng ngón tay để xác định độ sâu, chiều dài
STTKT, trương lực của cơ thắt hậu môn và cơ mu-trực tràng. Khám
bằng các loại van (van Seems hay van Collin) cho phép phát hiện
từng đoạn sa và khám ở thành đối diện.
Trên lâm sàng khó phân biệt sa ruột non với STTKT. Đặt một
ngón tay trong âm đạo, một ngón tay trong trực tràng, bóp nhẹ sẽ có
5
được cảm giác màng phúc mạc giữa hai ngón tay, đôi khi sờ nắn
được quai ruột sa và cảm giác lọc xọc của hơi và nước bên trong.
1.3.3 Cận lâm sàng
Các khám nghiệm như tống bóng, đo điện cơ, đo áp lực hậu
môn-trực tràng, đánh giá thời gian lưu thông đại tràng bằng viên
Sitzmark, siêu âm lòng hậu môn-trực tràng hay siêu âm qua ngả âm
đạo giúp đánh giá những rối loạn chức năng và một phần hình thái
của sàn chậu. STTKT được chẩn đoán chủ yếu bằng X quang động.
Kỹ thuật này ghi lại hoạt động bài tiết chất cản quang trong trực
tràng, giúp chẩn đoán STTKT, lồng, sa sàn chậu và bệnh co thắt cơ
mu-trực tràng. Để chẩn đoán thêm sa các tạng chậu, cần đưa thêm
chất cản quang vào trong cả âm đạo, bàng quang, ruột non và khoang
phúc mạc. Khuyết điểm của X quang động là khâu chuẩn bị khá
phức tạp, thực hiện nhiều lần, mất nhiều thời gian, có tính xâm lấn và
người bệnh phải chịu ảnh hưởng của tia X. Ứng dụng các chuỗi xung
nhanh của CHT đã khắc phục những nhược điểm này của X quang.
1.4 CHT động sàn chậu
Kết quả động sàn chậu được xem là bình thường nếu trong thì
rặn góc hậu môn-trực tràng mở rộng hơn, bề dày cơ mu-trực tràng
mỏng đi; không có bất thường hình dạng thành trực tràng cũng như
sa sàn chậu và các tạng chậu; tống trên 70% lượng gel bơm ban đầu.
Đánh giá hình ảnh STTKT bao gồm:
- Vị trí: Lâm sàng phân chia thể cao, trung gian và thấp theo cách
của tác giả De Lancey. Chúng tôi không tìm thấy nghiên cứu hình
ảnh nào phân chia vị trí theo cách này.
- Phân loại Marti: Loại I có dạng hình ngón tay; loại II dạng túi
tròn có túi cùng Douglas hạ thấp đôi khi kèm sa ruột non; loại III là
túi sa kèm lồng hoặc sa trực tràng.
6
- Kích thước túi sa: đo khoảng cách từ bờ ngoài khối phồng đến
vị trí bình thường của thành trước trực tràng. Độ 1 nhỏ hơn 2cm; độ
2 từ 2-4cm; độ 3 lớn hơn 4cm.
- Ứ đọng gel trong túi sa sau thì rặn
Hình 1.16: STTKT trên hình ảnh X quang và CHT động
Trên thế giới, vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh việc lựa chọn
hệ thống máy khoang kín hay khoang mở, có hay không có sử dụng
chất liệu làm đầy trực tràng, dùng chuỗi xung nào để ghi hình. Dù
vậy, nhiều nghiên cứu so sánh kết quả CHT với lâm sàng, X quang
và phẫu thuật đã cho thấy CHT động có độ nhạy, độ đặc hiệu rất cao
trong chẩn đoán STTKT và sa tạng chậu. Do đó, CHT động được
xem như là tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán bệnh sàn chậu.
Ở Việt Nam, chỉ có bệnh viện Đại học Y Dược thực hiện X
quang động và chỉ khảo sát mỗi trực tràng nên không thể chẩn đoán
sa các tạng chậu đi kèm, dẫn đến sai lầm trong điều trị. Sự xuất hiện
của CHT động tại đây đã giúp ích đáng kể cho các bác sĩ lâm sàng.
STTKT là bệnh lý rất thường gặp nhưng các nghiên cứu về vai trò
của X quang lẫn CHT động còn rất ít, chỉ được một số tác giả quan
tâm thực hiện trên cỡ mẫu nhỏ. Chúng tôi nghiên cứu các hình thái
STTKT với hỗ trợ của CHT động nhằm góp phần nhỏ trong việc
phát triển chuyên ngành sàn chậu học còn rất mới của nước nhà.
7
.
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
2.1.1 Thời gian, địa điểm nghiên cứu: từ tháng 1/2009 đến tháng
06/2012, tại ..
2.1.2 Tính cỡ mẫu: theo công thức sau
Z1-α/2 = 1,96 tại ngưỡng α = 0,05.
p: ước lượng tỷ lệ BN nữ rối loạn cơ năng sàn chậu được chẩn đoán
STTKT trên CHT theo nghiên cứu của Geneshan (2008) là 41%.
d: sai số cho phép. Chọn d = 0,025. n= 1487.
2.2 Đối tượng nghiên cứu
2.2.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh: Tất cả bệnh nhân nữ chụp CHT động,
có ít nhất một trong các triệu chứng rối loạn cơ năng sàn chậu sau
- Rối loạn đại tiện (táo bón, phải dùng thuốc nhuận trường hay thụt
tháo, đại tiện khó, mót rặn, đại tiện không hết phân, phải dùng tay trợ
giúp khi đại tiện)
- Tiểu són
- Cảm giác đau, trằn nặng hay có khối chèn ép ở vùng chậu
- Thấy được khối sa nằm bên ngoài vùng âm đạo hay hậu môn (sa
bàng quang, sa tử cung, sa trực tràng)
- Giao hợp đau
2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ:
- Đi tiêu hoặc tiểu không tự chủ
- Có tiền căn phẫu thuật sàn chậu (do sa tạng, lồng, STTKT, rò)
- Có khối u hoặc viêm, rò ở vùng chậu, hậu môn - trực tràng
2
2
2/1 )1(
d
ppZ
n
8
- Không hợp tác tốt khi chụp
2.3 Mô tả quá trình thực hiện: theo sơ đồ sau
9
2.4 Quy trình chụp và phân tích CHT động sàn chậu
Quy trình chụp
- Bệnh nhân được hướng dẫn các thao tác thót, rặn, Valsalva và
được thụt tháo làm sạch trực tràng, đi tiểu trước khi chụp 30 phút. Sử
dụng gel siêu âm làm đầy trực tràng tạo cảm giác mắc đại tiện.
- Bệnh nhân nằm trong máy ở tư thế Fowler. Ghi hình ở các mặt
phẳng trán, dọc, dọc giữa và ngang lần lượt qua các thì trung tính,
thót và rặn.
Phân tích hình ảnh
- Góc hậu môn-trực tràng: tạo bởi trục của ống hậu môn và đường
tiếp tuyến với thành sau đoạn xa trực tràng.
- Chỗ nối hậu môn-trực tràng: giao điểm của trục ống hậu môn và
đường tiếp tuyến với thành sau đoạn xa trực tràng.
- Đường mu-cụt: nối bờ dưới xương mu đến khớp cụt cuối cùng.
- Sa khoang sau: đường kẻ vuông góc từ chỗ nối hậu môn-trực tràng
đến đường mu-cụt. Gọi là sa khoang sau khi khoảng cách này > 2cm.
Sa độ 1: 2cm đến < 4cm; sa độ 2: 4cm đến <6cm; sa độ 3: ≥ 6cm. Số
đo này được xác định trong thì trung tính (Mn) và thì rặn (Mr). Sức
rặn (dM) là hiệu số của Mr trừ đi Mn.
- Sa tạng chậu (đại tràng chậu hông, bàng quang, tử cung, ruột non,
mỡ phúc mạc): Gọi là sa khi tạng nằm thấp bên dưới đường mu-cụt.
Mức độ sa đo từ điểm thấp nhất của các tạng này đến đường mu-cụt.
Sa độ 1: 6cm.
- Lồng: Là sự phát triển nếp gấp lõm vào thành trực tràng khi rặn.
- Bề dày cơ mu-trực tràng: đo trên mặt cắt ngang tại vị trí 1/3 trước
ở lát cắt ngang qua khớp mu, mỏng đi khi rặn.
- Bệnh co thắt cơ mu-trực tràng: chẩn đoán dựa vào các tiêu chuẩn:
số đo góc hậu môn-trực tràng khi rặn nhỏ hơn ở thì trung tính; ấn
10
lõm phía sau thành trực tràng rõ khi rặn; bề dày cơ này không mỏng
khi rặn; tống gel < 70%.
Hình 2.1: CHT cắt dọc giữa sàn chậu và các mốc giải phẫu
2.5 Các biến số trong nghiên cứu
- Biến số nền: tuổi và số con là biến định lượng liên tục. Tình trạng
sinh con là biến nhị giá (0: không, 1: có).
- Biến số độc lập: bao gồm các triệu chứng rối loạn cơ năng, là biến
nhị giá (0: không, 1: có).
- Biến số phụ thuộc:
Mn, Mr, sa tạng vừa là biến nhị giá (0: không, 1: có) vừa là biến
danh định thứ tự (0:không sa, 1:sa độ 1, 2:sa độ 2, 3:sa độ 3).
dM và kích thước STTKT là biến định lượng.
Phân độ STTKT và phân loại Marti là biến danh định thứ tự (0: độ
1 hoặc Marti I, 1: độ 2 hoặc Marti II, 2: độ 3 hoặc Marti III)
Lồng, tình trạng ứ đọng gel trong túi sa sau thì rặn, bề dày cơ mu-
trực tràng thì rặn lớn hơn thì trung tính, ấn lõm phía sau trực tràng,
tống gel > 70%, bệnh co thắt cơ mu-trực tràng: là các biến nhị giá (0:
không, 1: có).
11
2.6 Quản lý và phân tích số liệu:
- Nhập liệu bằng Epi-data 3.1. Xử lý số liệu bằng Stata 12.0
- Các biến số được mô tả qua các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn,
tần số và tỷ lệ phần trăm.
- Kiểm định 2 và hồi qui logistic được dùng để kiểm định mối liên
quan giữa các yếu tố liên quan hình thái STTKT. Hồi qui tuyến tính
kiểm định mối liên quan giữa kích thước STTKT với bệnh lý co thắt
cơ-mu trực tràng, sa các khoang chậu.
- Phép kiểm Fisher được dùng khi có một giá trị kỳ vọng trong bảng
2 nhỏ hơn 5.
- Phân tích, khử nhiễu và xét tương tác bằng phân tích phân tầng, hồi
qui đa biến. Số đo kết hợp được sử dụng để xem xét độ lớn các mối
liên quan là OR (Tỉ số số chênh), PR (tỉ số tỷ lệ hiện mắc) và hệ số
tương quan của phương trình hồi qui. Mức ý nghĩa thống kê là 95%.
Chương 3: KẾT QUẢ
3.1 Tỷ lệ STTKT và một số đặc điểm về dân số nghiên cứu, các
loại triệu chứng cơ năng
Tổng 1683 bệnh nhân nữ thỏa tiêu chuẩn nhận vào, được chụp và
phân tích hình ảnh CHT động. 1311/1683 trường hợp được chẩn
đoán STTKT, chiếm tỷ lệ 77,9%.
Các bệnh nhân STTKT có độ tuổi từ 14-91 tuổi, tuổi trung bình
là 47±14, lứa tuổi 40-59 chiếm tỷ lệ cao nhất (50,5%); 87,9% số này
đã từng sinh con, số có 2-3 con chiếm 53%.
75% bệnh nhân STTKT có rối loạn đại tiện, 28,4% có đau mơ hồ
hay trằn nặng vùng chậu. Không ghi nhận trường hợp nào có triệu
12
chứng giao hợp đau. Số trường hợp một người có đồng thời 2
hoặc 3 triệu chứng cơ năng chiếm tỷ lệ khoảng 31%.
3.2 Đặc điểm các hình thái STTKT và sàn chậu trên CHT động
Đặc điểm các hình thái STTKT
Biểu đồ 3.2: Phân phối phân loại Marti theo phân độ kích thước túi
Kích thước túi trung bình là 2,8±0,9cm.
Bảng 3.4: Mối liên quan giữa tình trạng ứ đọng gel trong túi sa với
phân độ kích thước và phân loại Marti
72% trường hợp STTKT có ứ gel trong túi sa sau thì rặn. Kiểm
định chi bình phương cho thấy mối liên quan có tính khuynh hướng
13
giữa tình trạng ứ đọng gel và hình thái STTKT: túi càng lớn sẽ
càng tăng nguy cơ ứ đọng gel và loại Marti II, III tăng nguy cơ hơn
loại Marti I. (p<0,05)
Đặc điểm sàn chậu
7,9% STTKT có kèm bệnh lý co thắt cơ mu-trực tràng.
Biểu đồ 3.3: Phân phối mức độ sa của từng khoang chậu
(KCS: khoang chậu sau; BQ: bàng quang; TC: tử cung; RN: ruột
non; ĐTCH: đại tràng chậu hông; MPM: mỡ phúc mạc)
Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ kết hợp sa đồng thời nhiều khoang chậu
14
3.3 Các yếu tố liên quan đến các hình thái STTKT
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa các triệu chứng cơ năng với phân loại
Marti và phân độ kích thước STTKT
15
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa phân loại Marti, phân độ kích thước
STTKT với tuổi, số con
16
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa phân độ kích thước STTKT với tình
trạng sinh con
Bảng 3.16: Mối liên quan giữa phân loại Marti và sa khoang chậu
17
Bảng 3.17: Mối liên quan giữa phân độ kích thước túi sa và sa
khoang chậu
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa phân loại Marti và bệnh co thắt cơ
mu-trực tràng
18
Bảng 3.19: Mối liên quan giữa phân độ kích thước túi sa và bệnh co
thắt cơ mu-trực tràng
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1 Tỷ lệ STTKT và đặc điểm của mẫu nghiên cứu
STTKT chiếm tỷ lệ 76% các ca phẫu thuật vùng sàn chậu và dễ
tái phát do chẩn đoán không đầy đủ các bệnh lý sàn chậu đi kèm. Tỷ
lệ STTKT của chúng tôi là 77,9%, gần tương tự với các kết quả
nghiên cứu của Heally JC(1997) là 90%, Lamb GM (2000) là 52,3%,
Rentsch M. (2001) là 77%; Bertcshinger KM (2002) là 78,9%.
Chúng tôi cũng như Hicks (2013) thấy rằng không có mối liên
quan giữa STTKT với các triệu chứng rối loạn cơ năng sàn chậu. Do
bởi người bệnh không thể nhớ thời gian cụ thể và các triệu chứng thì
chồng lấp nhau, không đặc hiệu. Nhiều trường hợp sa bàng quang
trên > 3cm nhưng hoàn toàn không có triệu chứng tiết niệu.
Rối loạn đại tiện trong nghiên cứu chiếm 74,7%, tương tự của
Roos JE (2002) là 72%, Yoshioka(1991), Johansson(1992) và
Agachan F. (1996) với tỷ lệ 59 - 70,7 - 76,5%. Không có trường hợp
giao hợp đau, có thể do tâm lý của phụ nữ Việt Nam, người trẻ thì e
ngại và người lớn tuổi thì ít hoặc không quan tâm vấn đề này.
19
Bệnh trĩ được ghi nhận hiện diện ở 66 - 80% bệnh nhân có rối
loạn cơ năng sàn chậu ở một số nghiên cứu nhưng chúng tôi đã bỏ
sót không ghi nhận vấn đề này.
Bảng 4.2. So sánh độ tuổi trong các nghiên cứu
Dietz HP(2008) cho rằng ngoài sang chấn trực tiếp trong sản
khoa thì ở giai đoạn mãn kinh có sự thiếu hụt estrogen gây suy yếu
các cấu trúc nâng đỡ sàn chậu. Dù bỏ sót không khai thác bệnh sử
nhưng độ tuổi trung bình của nghiên cứu phù hợp độ tuổi giai đoạn
tiền mãn kinh hay mãn kinh của người Việt Nam.
Tỷ lệ bệnh nhân STTKT đã từng sinh con khá cao 87,9%, gợi ý
mối liên quan giữa yếu tố sinh con và bệnh lý sàn chậu. Theo Mant
J.(1997), tỷ lệ mổ sa sàn chậu ở người đã sinh 1 lần cao gấp 4 lần
người chưa từng sinh và sinh từ 2 con trở lên thì tỷ lệ này cao gấp 8,4
lần. Petros (2007) cho rằng thay đổi sinh học khi mang thai gây suy
yếu vách trực tràng-âm đạo hơn là ảnh hưởng của cách sinh ngả âm
đạo hay sinh mổ. Ở người chưa từng sinh con, có thể do khiếm
khuyết bẩm sinh hoặc do táo bón làm tăng áp lực ổ bụng dẫn đến sự
suy yếu, tổn thương vách trực tràng-âm đạo và hình thành STTKT.
4.2 Đặc điểm STTKT và sàn chậu trên CHT động – Các yếu tố
liên quan hình thái STTKT
20
CHT ghi hình thì rặn tại một vị trí đứng dọc giữa nên chúng
tôi thấy rằng khó có thể xác định được chính xác mốc để phân chia vị
trí STTKT theo De Lancey. Nếu có sa sàn chậu đi kèm STTKT thì
toàn bộ các cấu trúc đều bị thay đổi vị trí và không thể đánh giá.
Tương tự, phân chia hình thái theo Marti nhằm mục đích để lựa
chọn phương pháp phẫu thuật nhưng qua các tài liệu tham khảo có
được, chúng tôi cũng không thấy nghiên cứu CHT nào đánh giá đặc
điểm này. Đây là điểm mới trong nghiên cứu.
Y văn cho thấy tỷ lệ STTKT thay đổi trong khoảng rộng 20-80%
nhưng đa số túi <2cm và ít ứ đọng sau khi rặn. Hơn 75% STTKT
trong nghiên cứu của chúng tôi có d>2cm và 72% có ứ gel. Kết quả
kiểm định cho thấy nguy cơ ứ đọng gel tăng theo kích thước túi và sự
phức tạp về mặt hình dạng túi cản trở đường thoát phân.
Tổn thương mạc mu-cổ tử cung dẫn đến sa bàng quang và hầu
hết có thể chẩn đoán trên lâm sàng nhờ biểu hiện són tiểu. Tình trạng
sa tử cung là do bởi tổn thương dây chằng tử cung-cùng hay mạc
mu-cổ tử cung và mạc trực tràng-âm đạo, gây ảnh hưởng chung lên
toàn bộ hệ thống nâng đỡ đáy chậu. Do đó, sa bàng quang và sa tử
cung thường kết hợp sa tạng khác. Gousse AE(2000) ghi nhận tỷ lệ
này là 55%. Các bệnh nhân STTKT của chúng tôi, tỷ lệ són tiểu chỉ
7,5% và rất ít trường hợp sa sinh dục trên lâm sàng nhưng có đến