Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, thời tiết thuận lợi nên là
một trong những quốc gia có sự đa dạng sinh học cao so với các quốc gia khác
trên thế giới với khoảng 12000 loài thực vật bậc cao và 3000 loài động vật có
xƣơng sống đã đƣợc mô tả. Số loài nấm trên lãnh thổ Việt Nam ƣớc lƣợng gấp
6 lần số loài thực vật bậc cao, khoảng 80.000 loài trong đó có 2500 loài nấm đã
đƣợc định danh, nấm lớn chiếm 1400 loài thuộc 120 chi. Nấm đảm
(Basidiomycota) chiếm ƣu thế với hơn 90% tổng số loài, nấm nang
(Ascomycota) chiếm 8%; nấm nhầy (Myxomycota) chiếm 1,5%; nấm nội cộng
sinh (Glomeromycota) chiếm khoảng 0,5% đã đƣợc ghi nhận. Nấm dƣợc liệu ở
Việt Nam có khoảng hơn 700 loài trong đó có rất nhiều các loài dƣợc liệu quý
nhƣ Linh chi (Ganoderma), nấm Vân chi (Trametes), đông trùng hạ thảo (Cordycep)
28 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1600 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các hợp chất có hoạt tính sinh học từ quả thể nấm đa niên lỗ đen (Nigrofomes melanoporus (Mont.) Murrill) và nấm vân chi (Trametes cubensis (Mont.) Sacc.) ở vùng Bắc Trung Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ NGẦN
NGHIÊN CỨU CÁC HỢP CHẤT CÓ HOẠT TÍNH
SINH HỌC TỪ QUẢ THỂ NẤM ĐA NIÊN LỖ ĐEN
(Nigrofomes melanoporus (Mont.) Murrll) VÀ
NẤM VÂN CHI (Tramites cubensis (Mont.) Sacc.)
Ở VÙNG BẮC TRUNG BỘ
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: HÓA HỮU CƠ
MÃ SỐ: 62. 44. 01. 14
Nghệ An-2015
2
Công trình đƣơc̣ hoàn thành taị:
Trƣờng Đaị hoc̣ Vinh, Đại học Quốc gia Cheng Kung, Đài Loan
Ngƣời hƣớng dẫn khoa hoc̣:
1. PGS. TS. Trần Điǹh Thắng
2. GS. TS. Tian Shung-Wu
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luâṇ án đƣơc̣ bảo vê ̣taị Hôị đồng đánh giá luâṇ án cấp Trƣờng họp tại:
vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 20
Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện:
1. Thƣ viêṇ Quốc gia Viêṭ Nam
2. Trung tâm Thông tin & Thƣ viêṇ Nguyêñ Thúc Hào – Trƣờng Đaị
học Vinh.
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, thời tiết thuận lợi nên là
một trong những quốc gia có sự đa dạng sinh học cao so với các quốc gia khác
trên thế giới với khoảng 12000 loài thực vật bậc cao và 3000 loài động vật có
xƣơng sống đã đƣợc mô tả. Số loài nấm trên lãnh thổ Việt Nam ƣớc lƣợng gấp
6 lần số loài thực vật bậc cao, khoảng 80.000 loài trong đó có 2500 loài nấm đã
đƣợc định danh, nấm lớn chiếm 1400 loài thuộc 120 chi. Nấm đảm
(Basidiomycota) chiếm ƣu thế với hơn 90% tổng số loài, nấm nang
(Ascomycota) chiếm 8%; nấm nhầy (Myxomycota) chiếm 1,5%; nấm nội cộng
sinh (Glomeromycota) chiếm khoảng 0,5% đã đƣợc ghi nhận. Nấm dƣợc liệu ở
Việt Nam có khoảng hơn 700 loài trong đó có rất nhiều các loài dƣợc liệu quý
nhƣ Linh chi (Ganoderma), nấm Vân chi (Trametes), đông trùng hạ thảo
(Cordycep)
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã cho thấy nấm lớn là
nguồn tài nguyên vô tận ẩn chứa các hợp chất có tác dụng dƣợc liệu
(polysaccarit, polysaccarit-protein..) dùng để điều trị bệnh. Ở Việt Nam có ít
nhất 651 loài thuộc 182 chi có chứa các hợp chất polysaccarit có tác dụng dƣợc
liệu, chúng hầu hết là các glucan với nhiều kiểu liên kết glucosit khác nhau,
những hợp chất này có khả năng chống ung thƣ, diệt virut HIV hay hỗ trợ cho
hệ miễn dịch của cơ thể con ngƣời. Ngoài những hợp chất có khối lƣợng lớn,
những hợp chất chuyển hoá thứ cấp có khối lƣợng nhỏ nhƣ triterpenoit,
flavonoit,đƣợc phân lập từ nấm lớn, nhiều hợp chất đã đƣợc ghi nhận có khả
năng kháng ung thƣ, kháng khối u, kháng virut hay kháng khuẩn, kháng nấm.
Nấm dƣợc liệu ở Việt Nam phong phú, nhiều loài là thuốc quý trong y
học cổ truyền, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá cho khoa học và thực tiễn
nhƣng chƣa đƣợc các nhà khoa học nghiên cứu nhiều, chỉ chủ yếu nghiên cứu
về sự đa dạng sinh học.
Hợp chất thiên nhiên đang tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong chƣơng
trình tìm kiếm thuốc mới của ngành công nghiệp dƣợc và những ngành nghiên
cứu khác. Một lý do quan trọng trong việc sử dụng các sản phẩm thiên nhiên
nhƣ nguồn của các hợp chất dẫn đƣờng là phong phú và rất đa dạng cấu trúc
của các hợp chất đƣợc phân lập từ thiên nhiên. Hơn nũa, các hợp chất có hoạt
tính sinh học đƣợc tìm thấy từ thiên nhiên có thể dùng trực tiếp trong y học,
nhiều hợp chất khác đƣợc dùng nhƣ chất dẫn đƣờng hoặc phân tử hiên đại
2
(mẫu) trong lĩnh vực tổng hợp và bán tổng hợp thuốc. Ngày nay, các hợp chất
thiên nhiên và dẫn xuất của chúng chiếm 50% lƣợng thuốc điều trị lâm sàng.
Trong đó các hợp chất thiên nhiên có nguồn gốc từ thực vật bậc cao chiếm
25%. Theo các nghiên cứu gần đây của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khoảng
80% dân số thế giới lựa chọn các bài thuốc y học cổ truyền nhằm chăm sóc sức
khoẻ.
Chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu các hợp chất có hoạt tính sinh học
của các loài nấm dƣợc liệu rất cần thiết, giúp cho chúng ta hiểu hơn về giá trị
dƣợc học cũng nhƣ kinh tế và tầm quan trọng của nguồn nấm dƣợc liệu ở nƣớc
ta. Chính vì vậy mà chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu các hợp chất có hoạt
tính sinh học từ quả thể nấm đa niên lỗ đen (Nigrofomes melanoporus
(Mont.) Murrill) và nấm vân chi (Trametes cubensis (Mont.) Sacc.) ở vùng
Bắc Trung Bộ” nhằm nghiên cứu các hợp chất thiên nhiên bằng cách sử dụng
các kỹ thuật hiện đại nhằm phân tích, phân lập và xác định cấu trúc hiện đại.
Đồng thời, thử nghiệm hoạt tính sinh học gây độc tế bào ung thƣ và hoạt tính
kháng khuẩn, kháng nấm của các hợp chất này.
2. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là quả thể nấm đa niên lỗ đen
(Nigrofomes melanoporus (Mont.) Murrill) và quả thể nấm vân chi (Trametes
cubensis (Mont.) Sacc.) đƣợc thu hái ở vùng Bắc Trung Bộ, Việt Nam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Chiết hỗn hợp các chất từ quả thể nấm đa niên lỗ đen (Nigrofomes
melanoporus) và quả thể nấm vân chi (Trametes cubensis);
- Sử dụng các phƣơng pháp sắc ký để phân lập các hợp chất từ dịch chiết
của hai loại nấm trên;
- Xác định cấu trúc của những hợp chất phân lập đƣợc;
- Thử hoạt tính sinh học của một số hợp chất phân lập đƣợc.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp lấy mẫu: mẫu sau khi lấy về đƣợc rửa sạch, sấy khô ở
400C. Việc xử lý tiếp các mẫu bằng phƣơng pháp chiết chọn lọc với các dung
môi thích hợp để thu đƣợc hỗn hợp các hợp chất dùng cho nghiên cứu đƣợc
nêu ở phần thực nghiệm.
- Phƣơng pháp phân tích, tách các hỗn hợp và phân lập các chất: sử dụng
các phƣơng pháp sắc ký cột thƣờng (CC), sắc ký lớp mỏng phân tích và điều
chế, sắc ký cột nhanh (FC) với các pha tĩnh khác nhau nhƣ silica gel, sephadex
LH-20, RP18, sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) phân tích và điều chế trên
các pha đảo, pha silica gel.
3
- Phƣơng pháp khảo sát cấu trúc các hợp chất: cấu trúc hoá học các hợp
chất đƣợc phân lập đƣợc xác định bằng các phƣơng pháp vật lý hiện đại nhƣ
phổ tử ngoại (UV), phổ hồng ngoại (IR), phổ khối lƣợng va chạm electron (EI-
MS), phổ khối lƣợng phun mù electron (ESI-MS), phổ khối lƣợng phân giải
cao (HR-MS), phổ cộng hƣởng từ hạt nhân một chiều (1D-NMR) và hai chiều
(2D-NMR) với các kỹ thuật khác nhau nhƣ 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT, 1H-1H
COSY, HSQC và HMBC.
- Cấu trúc lập thể tƣơng đối của các hợp chất này đƣợc xác định bằng các
phƣơng pháp phổ NMR với các kỹ thuật NOE, NOESY và phƣơng pháp nhiễu
xạ tia X (X-Ray).
- Thăm dò các hoạt tính sinh học gây độc tế bào ung thƣ và hoạt tính
kháng khuẩn, kháng nấm.
5. Những đóng góp mới của luận án
Đây là công trình nghiên cứu về thành phần hoá học và cả về hoạt tính
sinh học của một số chất phân lập đƣợc từ quả thể nấm đa niên lỗ đen
(Nigrofomes melanoporus) và quả thể nấm vân chi (Trametes cubensis) lần đầu
tiên ở Việt Nam.
* Từ dịch chiết quả thể nấm đa niên lỗ đen (Nigrofomes melanoporus)
đã phân lập và xác định cấu trúc 11 hợp chất:
- 04 hợp chất secquiterpenoit: nigrofomin A, nigrofomin B, madolin A
và dehydrovomifoliol. Nigrofomin A và nigrofomin B là các hợp chất mới;
- 02 hợp chất steroit: ergosterol và ergosterol peroxit;
- 03 hợp chất phenolic: trans-p-hydroxycoumaric, metyl ferulat và (2-
hydroxy-phenyl) axetat;
- 01 hợp chất lacton: γ-(4-metyphenyl)-γ-metyl-γ-butyrolacton;
- 01 hợp chất axit benzoic;
Các hợp chất này lần đầu tiên đƣợc phân lập từ loài nấm này.
* Xác định đƣợc các thông số cấu trúc tinh thể của hợp chất nigrofomin
A. Các số liệu về tinh thể học của hợp chất này hiện đƣợc lƣu trữ tại Trung tâm
dữ liệu Cambridge.
* Hai hợp chất nigrofomin A và nigrofomin B đều có khả năng gây độc
các dòng tế bào bệnh bạch cầu cấp tính (Jurkat), ung thƣ biểu bì vòm họng ở
ngƣời (NPC-TW01), ung thƣ phổi (NCI-H661).
* Từ dịch chiết quả thể nấm vân chi (Trametes cubensis) phân lập đƣợc 8
hợp chất:
- 04 hợp chất triterpenoit: tramecubin A, tramecubin B, axit eburicoic,
3β-hydroxylanosta-8,24-dien-21-oic. Tramecubin A và tramecubin B là các
hợp chất mới;
4
- 02 hợp chất steroit: ergosterol, ergosterol peroxit;
- 02 hợp chất coumarin: oospolacton và oospoglycol;
Các hợp chất này lần đầu tiên đƣợc phân lập từ loài nấm này.
* Hợp chất mới tramecubin A và tramecubin B tiến hành thử hoạt tính
khả năng gây độc tế bào ung thƣ gan (Hep-G2), ung thƣ phổi (Lu), ung thƣ
biểu mô liên kết (RD); hoạt tính kháng khuẩn với các chủng vi khuẩn Gr (-)
(ATCC 25922), vi khuẩn Gr (+) (ATCC 25923); hoạt tính kháng nấm với
chủng nấm sợi (439, M42), nấm men (ATCC 7754, SH 20) với các kết quả âm
tính.
Kết quả thử sơ bộ hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất phân lập gợi
mở khả năng ứng dụng là nguồn nguyên liệu cho thực phẩm chức năng.
6. Cấu trúc của luận án
Luận án bao gồm 131 trang với 21 bảng số liệu, 39 hình và 5 sơ đồ với
127 tài liệu tham khảo. Kết cấu của luận án gồm: mở đầu (4 trang), tổng quan
(25 trang), phƣơng pháp và thực nghiệm (25 trang), kết quả và thảo luận (61
trang), kết luận (2 trang), danh mục công trình công bố (1 trang), tài liệu tham
khảo (13 trang). Ngoài ra còn có phần phụ lục gồm 110 phổ của một số hợp
chất chọn lọc.
Chƣơng 1: TỔNG QUAN
Luận án đã tiến hành tổng quan tài liệu các nội dung:
1. Những hợp chất có hoạt tính sinh học từ nấm lớn
- Giới thiệu về nấm lớn.
- Những hợp chất có hoạt tính sinh học từ nấm lớn: kháng khuẩn và
kháng nấm; khả năng kháng virut; gây độc tế bào, chống ung thƣ và tăng
cƣờng hệ thống miễn dịch và những hoạt tính khác.
2. Nấm đa niên lỗ đen (Nigrofomes melanoporus)
- Đặc điểm và sự phân bố.
- Thành phần hoá học và hoạt tính của các chất đã đƣợc phân lập
3. Nấm vân chi (Trametes cubensis)
- Đặc điểm và sự phân bố.
- Thành phần hoá học và hoạt tính sinh học.
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THƢC̣ NGHIÊṂ
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1.1. Phƣơng pháp lấy mẫu:
Mẫu nấm đƣợc thu hái vào thời điểm thích hợp trong năm. Mẫu tƣơi sau
khi lấy về đƣợc rửa sạch, để nơi thoáng mát hoặc sấy khô ở 40-600C. Bảo quản
ở điều kiện thích hợp dùng để thí nghiệm.
5
2.1.2. Phƣơng pháp chiết xuất, phân lập, xác định cấu trúc các chất phân
lập đƣợc:
Sắc ký lớp mỏng (TLC) phân tích và điều chế; sắc ký cột thƣờng (CC);
sắc ký cột nhanh (FC); sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) phân tích và điều
chế; các phƣơng pháp kết tinh.
2.1.3. Phƣơng pháp khảo sát cấu trúc các hợp chất:
Phổ tử ngoại (UV); phổ hồng ngoại (IR); phổ khối lƣợng (EI-MS), (ESI-
MS), (HR-ESI-MS); phổ cộng hƣởng từ hạt nhân 1H-NMR; phổ cộng hƣởng từ
hạt nhân 13C-NMR; phổ cộng hƣởng từ hạt nhân DEPT, HMBC, HSQC; cấu
trúc lập thể tƣơng của các hợp chất này đƣợc xác định các phƣơng pháp phổ
NMR với các kỹ thuật NOE, NOESY và phƣơng pháp nhiễu xạ tia X (X-Ray).
2.1.4. Phuơng pháp thử hoạt tính sinh học
Quá trình thử hoạt tính ở Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên đƣợc
thực hiện theo phƣơng pháp Skehan, Likhitwitayawuid, Vander, Vlietlinck,
McKane; quá trình tiến hành ở Đại học Y Trung Quốc, Đài Loan đƣợc thực
hiện theo phƣơng pháp Hansen.
2.2. Hóa chất và thiết bị
2.2.1. Hoá chất: Các dung môi để ngâm chiết mẫu nấm đều dùng loại tinh
khiết (pure), khi dùng cho các loại sắc ký lớp mỏng, sắc ký cột nhanh sử dụng
loại tinh khiết phân tích (PA).
2.2.2. Thiết bị: sắc ký lớp mỏng (TLC); sắc ký cột (CC); sắc ký lỏng hiệu
năng cao (HPLC); phổ tử ngoại (UV); phổ hồng ngoại (FT-IR); phổ khối lƣợng
(MS); phổ cộng hƣởng từ hạt nhân (NMR); phổ X-ray; điểm nóng chảy; độ
quay cực riêng
2.3. Nghiên cứu các hợp chất từ quả thể nấm đa niên lỗ đen (Nigrofomes
melanoporus)
2.3.1. Mẫu nấm
Quả thể nấm đa niên lỗ đen (Nigrofomes melanoporus) đƣợc thu hái ở
Vƣờn Quốc gia Pù Mát, Nghệ An vào tháng 11/2009. Mẫu đƣợc định danh bởi
PGS. TS. Ngô Anh (khoa Sinh học, Trƣờng Đại học Khoa học, Đại học Huế).
Tiêu bản (ký hiệu Vinh- TSWu 200901) đƣợc lƣu tại khoa Hóa học, Trƣờng
Đại học Vinh.
2.3.2. Phân lập các hợp chất
Quả thể nấm đa niên lỗ đen (Nigrofomes melanoporus) (1350 g) thu hái
tại Vƣờn Quốc gia Pù Mát đƣợc rửa sạch, phơi khô ở điều kiện thƣờng, xay
nhỏ cho vào chiết 3 lần với hệ dung môi cloroform: metanol (CHCl3:MeOH =
1:1) ở nhiệt độ thƣờng. Dịch chiết sau khi cất quay chân không thu đƣợc cao
chiết NDM (78,0 g).
6
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ phân lập các hợp chất (NDM) -1, -2, -3, -4, -8 và -9
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ phân lập các hợp chất (NDM) -7, -8, -9, -10, -11
7
2.3.3. Thử hoạt tính gây độc tế bào của 2 hợp chất NDM-1, NDM-2
Tác dụng gây độc tế bào đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp MTT
(Micoroculture Tetrazolium Assay) của Hansen. Hoạt tính gây độc tế bào đƣợc
thử nghiệm cho hai hợp chất nigrofomin A (NDM-1) và nigrofomin B (NDM-
2) phân lập từ nấm đa niên lỗ đen (Nigrofomes melanoporus) với dòng tế bào
bệnh bạch cầu (Jurkat), ung thƣ phổi (NCI H226) và ung thƣ biểu mô vòm
họng ở ngƣời (NPC-TW01).
2.4. Nghiên cứu các hợp chất từ quả thể nấm vân chi (Trametes cubensis)
2.4.1. Mẫu nấm
Quả thể nấm vân chi (Trametes cubensis) đƣợc thu hái vào tháng
08/2012 ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Mẫu đƣợc định danh bởi PGS. TS.
Ngô Anh (khoa Sinh, Trƣờng Đại học Khoa học, Đại học Huế). Tiêu bản (ký
hiệu Vinh- TSWu 201208) đƣợc lƣu giữ tại khoa Hoá học, Trƣờng Đại học
Vinh.
2.4.2. Phân lập các chất
Quả thể nấm vân chi (Trametes cubensis) (6,4 kg) đƣợc thu hái, rửa sạch,
sấy khô ở nhiệt độ 40-50oC trong 48 giờ, toàn bộ mẫu nấm vân chi đƣợc ngâm
chiết bằng dung môi metanol trong 14 ngày. Dịch lọc thu đƣợc sau khi ngâm
chiết đƣợc cất thu hồi dung môi thu đƣợc cao tổng metanol (580 g).
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ chiết quả thể nấm vân chi (Trametes cubensis)
1.Chiết với dung môi MeOH
2. Cất giảm áp loại dung môi
1. Phân bố trong H2O.
2.Chiết lần lƣợt với hexan, EtOAc.
3. Cất giảm áp loại dung môi.
Quả thể nấm vân chi (Trametes cubensis)
Cao MeOH (580 g)
Cao DQH (80 g)
Cao DQE (380 g)
8
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ phân lập các hợp chất DQE-2, DQE-6, DQE-7, DQE-8
Sơ đồ 2.5. Sơ đồ phân lập các hợp chất DQE-3, DQE-4, DQE-5
9
2.4.3. Thử hoạt tính các hợp chất phân lập từ quả thể nấm vân chi
2.4.3.1. Thử hoạt tính gây độc tế bào của hợp chất DQE-1
Hợp chất triterpenoit đƣợc phân lập từ quả thể nấm Vân chi (Trametes
cubensis) tramecubin A (DQE-1) đƣợc tiến hành thử hoạt tính in vitro với ba
dòng tế bào ung thƣ trên ngƣời: ung thƣ gan (Hep-G2-Hepatocellular
Carcinoma), ung thƣ phổi (Lu-Human Lung Adenocarcinoma) và ung thƣ mô
liên kết (RD-Human Rhabdomycosarcoma). Tác dụng gây độc tế bào đƣợc
tiến hành theo phƣơng pháp của Skehan.
2.4.3.2. Thử hoạt tính kháng vi sinh vật của hợp chất DQE-1
Hợp chất mới tramecubin A (DQE-1) đƣợc phân lập từ quả thể nấm Vân
chi (Trametes cubensis), ngoài tiến hành thử hoạt tính gây độc một số dòng tế
bào ung thƣ còn tiến hành thử hoạt tính kháng vi sinh vật với các dòng vi
khuẩn: khuẩn Gr (-) (Escherichia coli-ATCC25922; Pseudomonas
aeruginosa- ATCC25923); khuẩn Gr (+) (Bacillus subtillis- ATCC11774;
Staphylococcus aureus subsp. Aureus- ATCC 11632);Hoạt tính kháng nấm với
các chủng nấm: nấm sợi (Aspergillus nige- 439; Fusarium oxysporum- M42);
nấm men (Cadida albicans- ATCC 7754; Saccharomyces cerevisiae- SH 20).
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUÂṆ
3.1. Nấm đa niên lỗ đen (Nigrofomes melanoporus)
3.1.1. Mẫu nấm
Quả thể nấm đa niên lỗ đen (Nigrofomes melanoporus) đƣợc thu hái ở
Vƣờn Quốc gia Pù Mát, Nghệ An vào tháng 11/2011. Mẫu đƣợc định danh bởi
PGS.TS Ngô Anh (khoa Sinh, Trƣờng Đại học Khoa học, Đại học Huế). Tiêu
bản đƣợc lƣu giữ tại khoa Hoá, Trƣờng Đại học Vinh.
3.1.2. Phân lập các hợp chất
Từ dịch chiết metanol của quả thể nấm đa niên lỗ đen bằng cách kết hợp
các phƣơng pháp chiết, sắc ký lớp mỏng, sắc ký cột silica gel, sắc ký lỏng hiệu
năng cao (HPLC) phân tích và điều chế với các hệ dung môi rửa giải khác
nhau phù hợp với từng phân đoạn.
Bảng 3.1. Các hợp chất phân lập từ quả thể nấm đa niên lỗ đen
STT Ký hiệu Tên hợp chất Công thức
phân tử
Khối
lƣợng
(mg)
1 NDM-1 nigrofomin A C15H18O6 13,2
2 NDM-2 nigrofomin B C15H18O5 8,7
3 NDM-3 trans-p-hydroxycoumaric C9H8O3 32
4 NDM-4 metyl ferulat C11H12O4 15
10
5 NDM-5 -(4-methylphenyl)--methyl--
butyrolacton
C12H15O2 37
6 NDM-6 Dehydrovomifoliol C13H22O2 76
7 NDM-7 madolin A C15H22O2 43
8 NDM-8 Ergosterol C28H44O 45
9 NDM-9 ergosterol peroxit C28H44O3 23
10 NDM-10 axit benzoic C7H8O3 128
11 NDM-11 metyl (2-hidroxyphenyl) axetat C9H10O3 750
3.1.3. Xác định cấu trúc các hợp chất
3.1.3.1. Hợp chất NDM-1 (chất mới)
Chất NDM-1 là chất dạng tinh thể, không màu, nhiệt độ nóng chảy 208-
2100C, [α]D
25 -31,4° (c = 0,1, MeOH). Phổ ESI-MS (positive) của hợp chất
NDM-1 xuất hiện pic m/z 317 [M+Na]+.
Phổ khối lƣợng phân giải cao HR-ESI-MS của NDM-1 xuất hiện tín hiệu
pic tại m/z 317,1002 [M+Na]+ theo tính toán là công thức C15H18O6Na m/z
317,1001 [M+Na]+, khẳng định công thức phân tử của NDM-1 là C15H18O6.
Phổ 13C-NMR và DEPT cho thấy tín hiệu của 15 nguyên tử cacbon bao
gồm 1 cacbon nhóm xeton vòng (δC 210,9 ppm); 1 cacbon nhóm cacbonyl của
vòng lacton (δC 174,0 ppm); 2 cacbon olefin ở δC 126,3 ppm và 136,3 ppm; 4
cacbon bậc 4 (δC 82,1; 76,7; 60,0; và 45,7 ppm); 1 cacbon nhóm metin (δC
106,6 ppm); 4 nhóm metylen (δC 73,0, 52,5, 40,8 và 32,6 ppm) và 2 nhóm
metyl (δC 25,4 ppm và 26,5 ppm).
Phổ 1H-NMR, HSQC của hơp chất NDM-1 cho thấy tín hiệu singlet tại
δH 1,31; 1,15 ppm của proton 2 nhóm metyl của H-13, H-14; 1 tín hiệu singlet
tại δH 6,02 ppm (H-7) của proton liên kết đôi; nhóm metylen liên kết với oxi có
tín hiệu doublet tại δH 4,79 ppm (1H) với giá trị J=10,4 Hz và 1 proton có tín
hiệu doublet tại δH 4,50 ppm (1H) với J=10,4 Hz là tín hiệu của 2 proton H-
12 và H-12β; tín hiệu proton tại δH 3,53 ppm (1H, d, J= 13,2 Hz, H-1α), 2,19
ppm (1H, d, J= 13,2 Hz, H-1β); 1 nhóm metylen tín hiệu proton tại δH 3,08
(1H, d, J=3,8 Hz), 1,91 (1H, dd, J=3,8 Hz) là của hai proton H-3β, H-3α; tín
hiệu singlet tại δH 2,60 ppm (2H) là tín hiệu của nhóm CH2 ở vị trí C-6; ngoài
ra tín hiệu singlet của proton axetal tại δH 5,62 ppm (s,H-11). Các tín hiệu
proton trên kết hợp với phổ 13C-NMR xuất hiện các tín hiệu tại δH 25,4; 26,5;
126,3; 40,8; 52,5; 70,3 và 32,6 ppm, so sánh với tài liệu cho thấy hợp chất này
thuộc lớp chất secquiterpen có kiểu khung drimane và hợp phần
dioxabixiclooctan rất hiếm gặp.
11
Phổ HMBC cho thấy vị trí chính xác các nhóm thế trong cấu trúc của
NDM-1: tƣơng tác của proton H-3 (δH 3,10 ppm, 1,91 ppm)/ C-2 (δC 210,9
ppm), C-4 (δC 45,7 ppm), C-5 (δC 76,7 ppm), C-13 (δC 25,4 ppm), C-14 (δC
26,5 ppm) và H-13 (δH 3,31 ppm), H-14 (δH 1,15 ppm)/C-3 (δC 52,5 ppm), C-4
(δC 45,7 ppm), C-5 (δC 76,7 ppm). Độ dịch chuyển trƣờng thấp của C-5 và C-9
chứng tỏ có sự liên kết với nhóm OH. Hơn thế, hợp phần dioxabicyclooctan
gồm C-8 (δC 136,3 ppm), C-9 (δC 82,1 ppm) và C-10 đƣợc xác định do có tín
hiệu tƣơng tác xa trong phổ HMBC của H-11 (δH 5,62 ppm)/C-8, C-12 (δC 73,0
ppm), C-15 (δC 174,0 ppm); H-12 (δH 4,79; 4,50 ppm)/C-7 (δC 126,3 ppm), C-
8, C-9, và H-1/C-2, C-5, C-9, C-10, C-15.
Phổ NOESY của chất NDM-1 cho thấy sự tƣơng quan giữa H-14/H-3α, H-
3β, H-6; H-13/H-3α; H-6/H-7. Sự tƣơng quan giữa các proton trong phân tử
NDM-1 đƣợc khẳng định chắc chắn thêm bằng phƣơng pháp nhiễu xạ tia X.
Một số thông số về hình học của tinh thể NDM-1
Bảng 3.2: Bảng số liệu phổ NMR của hợp chất NDM-1
STT DEPT δC (ppm) δH (ppm)
1
CH2 40,8
2,19 (1H, d, J=13,2 Hz, H-1β)
3,53 (1H, d, J=13,2 Hz, H-1α)
2 C=O 210,9
3
CH2 52,5
1,91 (1H, d, J=3,8 Hz, H-3β)
3,08 (1H, d, J=3,8 Hz, H-3)
4 C 45,7
5 C 76,7
6 CH2 32,6 2,60 (2H, br s)
7 CH 126,3 6,02