Trong nhiều năm, nhiều nghiên cứu có tính chất kinh nghiệm về kế toán
tập trung vào dự đoán và giải thích động cơ của nhà quản lý dẫn đến quyết định
lựa chọn chính sách kế toán có dẫn chứng lý thuyết kế toán thực chứng.
Lý thuyết kế toán thực chứng liên quan đến lựa chọn kế toán tạo nên một
số thử nghiệm mang tính chất kinh nghiệm nhằm dự đoán hành vi quản lý, liên
quan đến cách mà nhà quản lý nghĩ và sử dụng trong lựa chọn một phương pháp
kế toán khi có sự xuất hiện của các khuyến khích và thay đổi kế toán. Một giả
định cơ bản trong lý thuyết kế toán thực chứng là người đại diện là những cá
nhân có lý trí quan tâm đến những lợi ích khác của chính họ. Điều này có nghĩa,
nhân tố động cơ ảnh hưởng đến lựa chọn chính sách kế toán cụ thể của nhà quản
lý là tối đa hóa lợi ích của họ.
Một lượng lớn các thất bại kinh doanh đã được quy cho sự bất lực của các
nhà quản lý tài chính trong việc lập kế hoạch và kiểm soát đúng các tài sản hiện
hành và các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Các yếu tố chính góp phần vào
sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp được phân loại như các yếu tố bên
trong và bên ngoài. Các yếu tố bên ngoài bao gồm tài chính (ví dụ như sự sẵn có
của nguồn tài chính), điều kiện kinh tế, cạnh tranh, quy định của chính phủ, công
nghệ và các yếu tố môi trường. Các yếu tố nội bộ là kỹ năng quản lý, nguồn nhân
lực, hệ thống kế toán và phương thức quản lý tài chính. Các bộ phận kế toán nói
chung được xem như là một đơn vị dịch vụ để hỗ trợ hoạt động của các doanh
nghiệp bằng cách cung cấp thông tin về chi phí và các chỉ số hiệu suất
12 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách và ước tính kế toán trong các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong nhiều năm, nhiều nghiên cứu có tính chất kinh nghiệm về kế toán
tập trung vào dự đoán và giải thích động cơ của nhà quản lý dẫn đến quyết định
lựa chọn chính sách kế toán có dẫn chứng lý thuyết kế toán thực chứng.
Lý thuyết kế toán thực chứng liên quan đến lựa chọn kế toán tạo nên một
số thử nghiệm mang tính chất kinh nghiệm nhằm dự đoán hành vi quản lý, liên
quan đến cách mà nhà quản lý nghĩ và sử dụng trong lựa chọn một phương pháp
kế toán khi có sự xuất hiện của các khuyến khích và thay đổi kế toán. Một giả
định cơ bản trong lý thuyết kế toán thực chứng là người đại diện là những cá
nhân có lý trí quan tâm đến những lợi ích khác của chính họ. Điều này có nghĩa,
nhân tố động cơ ảnh hưởng đến lựa chọn chính sách kế toán cụ thể của nhà quản
lý là tối đa hóa lợi ích của họ.
Một lượng lớn các thất bại kinh doanh đã được quy cho sự bất lực của các
nhà quản lý tài chính trong việc lập kế hoạch và kiểm soát đúng các tài sản hiện
hành và các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Các yếu tố chính góp phần vào
sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp được phân loại như các yếu tố bên
trong và bên ngoài. Các yếu tố bên ngoài bao gồm tài chính (ví dụ như sự sẵn có
của nguồn tài chính), điều kiện kinh tế, cạnh tranh, quy định của chính phủ, công
nghệ và các yếu tố môi trường. Các yếu tố nội bộ là kỹ năng quản lý, nguồn nhân
lực, hệ thống kế toán và phương thức quản lý tài chính. Các bộ phận kế toán nói
chung được xem như là một đơn vị dịch vụ để hỗ trợ hoạt động của các doanh
nghiệp bằng cách cung cấp thông tin về chi phí và các chỉ số hiệu suất.
Tài sản trong doanh nghiệp bao gồm nhiều chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu có tác
dụng khác nhau đến người sử dụng thông tin tài chính. Ví dụ: Khoản nợ của
doanh nghiệp ở mức cao, để tạo lòng tin đối với các tổ chức tín dụng, nhà quản
lý thường che đậy bằng cách cố gắng tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Hoặc lợi
nhuận của doanh nghiệp ở mức cao, để tránh sự kiểm soát của chỉnh phủ (thắt
chặt các ưu đãi, kiểm soát chặt chẽ hoạt động,) thì nhà quản lý doanh nghiệp
thường che đậy bằng việc tìm ra các phương thức để giảm lợi nhuận doanh
nghiệp. Một trong các phương thức đó là vận dụng hợp lý chính sách kế toán.
Các đối tượng sử dụng thông tin kế toán luôn muốn có các thông tin trung
thực và khách quan về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của doanh
2
nghiệp, tuy nhiên họ có thể không đạt được kỳ vọng đó do kế toán có thể “bóp
méo” thông tin vì nhiều lý do khác nhau. Mặc dù một trong những nguyên tắc
cơ bản của kế toán là mọi thông tin kế toán phải dựa trên bằng chứng khách
quan nhưng tính khách quan này bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự lựa chọn chủ quan
của kế toán đối với các chính sách kế toán áp dụng trong doanh nghiệp.
Chính sách kế toán và ước tính kế toán (gọi chung là chính sách kế toán) là
một trong những chính sách quan trọng của doanh nghiệp bao gồm những nguyên
tắc, cơ sở và các phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong
quá trình lập và trình bày Báo cáo tài chính. Chính sách kế toán áp dụng ở mỗi
doanh nghiệp được chuẩn mực kế toán cho phép lựa chọn phù hợp với đặc điểm
kinh doanh của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, do việc áp dụng các chính sách kế
toán khác nhau sẽ mang lại những thông tin khác nhau được trình bày trên Báo
cáo tài chính, nên bên cạnh việc lựa chọn chính sách kế toán phù hợp theo chuẩn
mực, doanh nghiệp còn phải lựa chọn chính sách kế toán có thể giúp họ “quản trị”
lợi nhuận, mang lại những thông tin có lợi nhất cho họ. Như vậy, có thể thấy
chính sách kế toán ở mỗi doanh nghiệp bị chi phối bởi nhiều nhân tố chủ quan (tài
sản, nợ phải trả, tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý,) của doanh nghiệp đó. Việc tìm
hiểu các nhân tố này là một vấn đề có tính cấp thiết bởi nó có thể giúp cho người
sử dụng Báo cáo tài chính dựa vào những nhân tố này có thể dự đoán được xu
hướng lựa chọn chính sách kế toán tăng hay giảm lợi nhuận của doanh nghiệp,
cũng như dự đoán được các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính thực tế có xu hướng
tăng hay giảm so với số liệu được trình bày. Vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán dựa trên lý thuyết kế toán thực
chứng là rất cần thiết trước thực trạng đáng lo ngại về chất lượng Báo cáo tài
chính của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Chính vì những lý do trên Nghiên cứu sinh chọn đề tài nghiên cứu là
“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách và ước
tính kế toán trong các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam"
Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
* Mục tiêu tổng quát:
Quyết định lựa chọn chính sách kế toán có ảnh hưởng lớn đến nội dung
thông tin cả báo cáo tài chính, ảnh hưởng lớn quyết định của người sử dụng báo
cáo tài chính. Do đó luận án nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn
3
chính sách kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở đó giúp người
sử dụng báo cáo tài chính có các thông tin hữu ích về mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đến việc lựa chọn chính sách kế toán được sử dụng bởi ban quản trị
công ty, ảnh hưởng đến lợi nhuận được báo cáo. Các nhà đầu tư có thể ra các
quyết định đầu tư đáng tin cậy hơn. Nó cũng cho phép các nhà đầu tư đánh giá
đúng hơn về hoạt động tương lai của doanh nghiệp.
* Mục tiêu cụ thể:
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán
trong các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán.
- Làm rõ mức độ sử dụng chính sách kế toán với chiến lược tăng giảm lợi
nhuận của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trên cơ sở các mục tiêu nghiên cứu, luận án đặt ra câu hỏi nghiên cứu cụ
thể như sau:
Câu hỏi 1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế
toán trong các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam?
Câu hỏi 2: Mức độ sử dụng chính sách kế toán với chiến lược tăng giảm lợi
nhuận của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào?
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án:
Luận án này nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính
sách kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam. Các nhân tố có thể là quy mô
của doanh nghiệp, tình hình tài chính (khủng hoảng, tình hình tài sản,), tỷ lệ
sở hữu của ngân hàng trong doanh nghiệp; tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý không
điều hành, mức độ rủi ro thị trường của doanh nghiệp,. Chính sách kế toán
bao gồm chính sách hàng tồn kho, chính sách khấu hao, chính sách dự phòng,
Phạm vi nghiên cứu
Thứ nhất, về nội dung: Luận án xem xét các nhân tố được cung cấp trên
các Báo cáo tài chính của các công ty phi tài chínhcó quy mô lớn niêm yết trên
Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE), Hà Nội (HNX) (lợi nhuận từ
HĐKD, doanh thu, khấu hao TSCĐ, hàng tồn kho, các khoản phải trả, tổng tài
sản, nguồn vốn chủ sở hữu,). Luận án không tính đến các thông tin như thời
gian hoạt động, thời gian niêm yết, của công ty đó.
Thứ hai, về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu các công ty phi tài
chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE), Hà Nội
4
(HNX). Các công ty tài chính như ngân hàng, tổ chức tín dụng do có những đặc
thù trong HĐKD tương đối khác các công ty còn lại nên sẽ không thuộc phạm vi
nghiên cứu của Luận án.
Thứ ba, về thời gian nghiên cứu: Tính đến cuối năm 2014, trên Sở giao
dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE), Hà Nội (HNX) có 690 Công ty niêm yết,
trong đó, Luận án đã chọn bảng dữ liệu gồm 200 công ty phi tài chính có quy mô
lớn nhất (tài sản lớn, doanh thu cao) lấy từ cao xuống niêm yết trong 5 năm (từ
năm 2010 đến năm 2014), có cùng thời điểm kết thúc năm tài chính vào ngày
31/12 hàng năm, tạo thành bảng 988 quan sát để nghiên cứu (Có 988 quan sát vì
thời điểm lên sàn của một số công ty là sau năm 2010). Trong 200 công ty được
chọn thì 100 công ty được lấy trên sàn HNX và 100 công ty được lấy trên sàn
HOSE.
CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Chính sách kế toán
Khái niệm:
Tại Việt Nam, theo chuẩn mực kế toán số 29: “Thay đổi chính sách kế
toán, ước tính kế toán và các sai sót” thì chính sách kế toán là các nguyên tắc, cơ
sở và phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong việc lập và
trình bày báo cáo tài chính.
Đặc trưng:
- Chính sách kế toán là những nguyên tắc
- Chính sách kế toán là những lựa chọn
- Chính sách kế toán là ước tính kế toán
Vai trò của chính sách kế toán
Đối với kế toán viên: Chính sách kế toán là cơ sở để thực hiện các công
việc đo lường và công bố thông tin kế toán phù hợp với đặc điểm của từng đơn
vị và tuân thủ quy định pháp luật.
Đối với nhà quản trị: Chính sách kế toán là phương tiện để kiểm soát hoạt
động của công ty bằng những mong muốn điều chỉnh lợi nhuận. Từ đó, các nhà
quản trị có thể định hướng hoạt động, đưa ra các phương thức nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh, chính sách tài trợ phù hợp và lập kế hoạch cho hoạt động
của doanh nghiệp. Việc vận dụng các chính sách kế toán khác nhau sẽ cho phép
5
nhà quản trị công ty có khả năng điều chỉnh các thông tin trình bày trên Báo
cáo tài chính của công ty từ kỳ này sang kỳ khác. Đồng thời việc vận dụng các
chính sách kế toán khác nhau có thể giúp các nhà quản trị có thể làm đẹp các
báo cáo tài chính khi cần thiết.
Đối với cơ quan thuế: Thông qua chính sách kế toán công bố là cơ sở
để kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý trong các quy định kế toán, đối chiếu với các
quy định của thuế để có những điều chỉnh; kiểm tra việc chấp hành các chế độ
tài chính và xác định đúng đắn các khoản nghĩa vụ phải trả cho Nhà nước.
Lựa chọn chính sách kế toán trong công tác kế toán của doanh nghiệp:
- Lựa chọn chính sách hàng tồn kho
- Lựa chọn chính sách kế toán nợ phải thu
- Lựa chọn chính sách kế toán TSCĐ
- Lựa chọn chính sách kế toán về đầu tư tài chính
Vận dụng lý thuyết kế toán thực chứng trong nghiên cứu
- Lý thuyết hợp đồng
- Lý thuyết ủy nhiệm
- Quan hệ nhà quản lý - Cổ đông
- Hợp đồng hiệu quả
Tổng quan các nghiên cứu về việc lựa chọn chính sách kế toán trong các
doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán
Bảng 2.1. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách
kế toán
STT Nhân tố Tác giả
Mối quan
hệ với lợi
nhuận
1 Mức độ sử
dụng đòn bẩy
( Kenneth W. Lemke, 1991), ( Michael
J. Page, 1991)
+
waweru@yorku.ca,2012), (Ponsian Prot
Ntui,2012), (Dr. Musa Mangena,2012
+
Beattie et al, 1994;. Florou, 2004 +
Missioner (2004) Không đáng
kể
Thomas (1996) +
6
STT Nhân tố Tác giả
Mối quan
hệ với lợi
nhuận
Ashtami và Tower (2006) -
Masahiro Enomoto, 2015 + hoặc -
2 Độ lớn doanh
nghiệp
( Kenneth W. Lemke, 1991), ( Michael
J. Page, 1991)
-
Missioner (2004) Không đáng
kể
Inoue và Thomas (1996) -
Tawfik (2006) Không ảnh
hưởng
waweru@yorku.ca,2012), (Ponsian Prot
Ntui,2012), (Dr. Musa Mangena,2012)
+
Robert L.Hagerman and Mark
E.Zmijewski, 1978
-
3 Mức độ sử
dụng lao động
waweru@yorku.ca,2012), (Ponsian Prot
Ntui,2012), (Dr. Musa Mangena,2012)
-
4 Mức độ phân
tán quyền sở
hữu
Ashtami và Tower (2006) -
Tawfik (2006) -
waweru@yorku.ca,2012), (Ponsian Prot
Ntui,2012), (Dr. Musa Mangena,2012)
-
Warfield.T.D, 1995 -
5 Tài trợ nội bộ Inoue và Thomas (1996) +
waweru@yorku.ca,2012), (Ponsian Prot
Ntui,2012), (Dr. Musa Mangena,2012)
+
6 Tỷ trọng nhà
quản lý không
điều hành
waweru@yorku.ca,2012), (Ponsian Prot
Ntui,2012), (Dr. Musa Mangena,2012)
-
7 Mức độ rủi ro
thị trường
Beatty và cộng sự. (1994) Không đáng
kể
Robert L.Hagerman and Mark
E.Zmijewski, 1978
+
7
STT Nhân tố Tác giả
Mối quan
hệ với lợi
nhuận
8 Kế hoạch
thưởng
Beattie và cộng sự., 1994 +
Cotter (1999) và Gupta (1995) +
Robert L.Hagerman and Mark
E.Zmijewski, 1978
+
9 Mức độ khủng
hoảng tài chính
Masahiro Enomoto, 2015 +
10 Thuyên chuyển
quản lý
Masahiro Enomoto, 2015 +
11 Tỷ lệ sở hữu
ngân hàng
Masahiro Enomoto, 2015 + hoặc -
Hamamoto, 2001 -
12 Tỷ lệ sở hữu
của nhà quản lý
Robert L.Hagerman and Mark
E.Zmijewski, 1978
+
Masahiro Enomoto, 2015 +
13 Kiểm toán viên Masahiro Enomoto, 2015 -
(Richard M. Frankel, 2002); (Marilyn F.
Johnson, 2002); (Karen K. Nelson,2002)
-
14 Xu hướng lợi
nhuận
Mohamed Ahmed Shaheen (2012) +
Nguyễn Thị Hồng Phương, Nguyễn Thị
Kim Oanh (2014)
+
15 Vốn ngân sách Mohamed Ahmed Shaheen (2012) -
16 Mức độ sử
dụng vốn
Mohamed Ahmed Shaheen (2012) -
8
CHƯƠNG III
XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Xây dựng giả thuyết khoa học
Giả thuyết 1: Các công ty có quy mô lớn, các nhà quản lý nhiều khả năng
sẽ chọn chính sách kế toán làm giảm lợi nhuận.
Giả thuyết 2: Doanh nghiệp với tỷ lệ nợ/vốn chủ sợ hữu cao (mức độ sử
dụng đòn bẩy tài chính), nhiều khả năng nhà quản lý sẽ lựa chọn chính sách kế
toán tăng lợi nhuận (income increasing accounting procedures)
Giả thuyết 3: Mức độ sử dụng lao động càng cao nhiều khả năng nhà
quản lý sẽ lựa chọn chính sách kế toán giảm lợi nhuận.
Giả thuyết 4: Mức độ phân tán quyền sở hữu càng cao nhiều khả năng
nhà quản lý sẽ lựa chọn chính sách kế toán giảm lợi nhuận.
Giả thuyết 5: Tài trợ nội bộ càng cao nhiều khả năng nhà quản lý sẽ lựa
chọn chính sách kế toán giảm lợi nhuận.
Giả thuyết 6: Tỷ trọng nhà quản lý không điều hành trong hội đồng quản
trị lớn nhiều khả năng nhà quản lý sẽ lựa chọn chính sách kế toán giảm lợi
nhuận.
Giả thuyết 7: Hệ số rủi ro của doanh nghiệp càng cao nhiều khả năng nhà
quản lý sẽ lựa chọn chính sách kế toán giảm lợi nhuận.
Giả thuyết 8: Doanh nghiệp có kế hoạch thưởng làm cho nhà quản lý có
xu hướng lựa chọn chính sách kế toán tăng lợi nhuận.
Giả thuyết 9: Mức độ khủng hoảng tài chính của doanh nghiệp càng cao
nhiều khả năng nhà quản lý sẽ lựa chọn chính sách kế toán tăng lợi nhuận.
Giả thuyết 10: Nhà quản lý mới được bổ nhiệm nhiều khả năng sẽ lựa
chọn chính sách kế toán tăng lợi nhuận.
Giả thuyết 11: Tỷ lệ sở hữu của ngân hàng càng cao nhiều khả năng nhà
quản lý sẽ lựa chọn chính sách kế toán giảm lợi nhuận.
Giả thuyết 12: Tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý càng cao nhiều khả năng nhà
quản lý sẽ lựa chọn chính sách kế toán giảm lợi nhuận.
Giả thuyết 13: Các công ty là khách hàng của các hãng kiểm toán lớn
nhiều khả năng nhà quản lý sẽ lựa chọn chính sách kế toán giảm lợi nhuận.
Giả thuyết 14: Doanh nghiệp với tỷ lệ lợi nhuận thuần/doanh thu cao
nhiều khả năng nhà quản lý sẽ lựa chọn chính sách kế toán tăng lợi nhuận
9
Giả thuyết 15: Doanh nghiệp với vốn ngân sách cao nhiều khả năng nhà
quản lý sẽ lựa chọn chính sách kế toán giảm lợi nhuận.
Giả thuyết 16: Doanh nghiệp có mức độ sử dụng vốn lớn (high
capital intensity) nhiều khả năng nhà quản lý sẽ lựa chọn chính sách kế
toán giảm lợi nhuận.
Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các tham số thống kê mô tả để phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến việc lựa chọn chính sách kê toán tại các doanh nghiệp niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam. Các tham số thống kê được tác giả sử dụng
trong phương pháp này gồm các số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, trung
vị, độ lệch tiêu chuẩn...
Luận án sử dụng hệ số tương quan (r) để kiểm định các giả thuyết nghiên
cứu đã đề cập ở chương 3. Hệ số tương quan phản ánh mối quan hệ giữa hai
biến. Hệ số tương quan luôn nhận các giá trị trong khoảng (-1; 1). Hệ số tương
quan dương, phản ánh hai biến có mối quan hệ cùng chiều. Hệ số tương quan
âm phản ánh hai biến có quan hệ ngược chiều. Hệ số tương quan bằng 1 hoặc -1
phản ánh hai biến có quan hệ rất chặt chẽ. Hệ số tương quan bằng 0 phản ánh 2
biến không có mối quan hệ với nhau.
Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kê toán tại các
doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tác giả sử dụng
phân tích hồi quy đa biến có dạng như sau:
Y= β0 + β1*X1 + β1*X2 + βn*Xn + ε
Trong đó:
Y: Biến phụ thuộc
X1, X2 ... Xn: các biến độc lập được tác giả đề xuất
ε: sai số (chênh lệch giữa giá trị thực tế với giá trị dự báo)
Phân tích hồi quy đa biến là một kĩ thuật thống kê có thể được sử dụng để
phân tích mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc và nhiều biến độc lập. Các biến
độc lập được sử dụng để phân tích hồi quy khi có mối quan hệ với biến phụ
10
thuộc và được biểu hiện qua hệ số tương quan.
Để lựa chọn các biến phù hợp đưa vào phân tích trong mô hình hồi quy,
luận án sử dụng phương pháp phân tích hồi quy từng bước Stepwise trong phần
mềm SPSS. Theo phương pháp này, các biến độc lập từng bước được đưa vào
dần và loại trừ dần căn cứ vào các điều kiện mà phương pháp này đưa ra.
Sau khi lựa chọn các biến đưa vào phân tích hồi quy, luận án sử dụng
kiểm định F để đánh giá về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội; sử
dụng kiểm định t để đánh giá về ý nghĩa các hệ số hồi quy của các biến độc lập
và sử dụng hệ số phóng đại phương sai - tiêu chuẩn VIF để đo lượng hiện tượng
đa công tuyến giữa các biến độc lập. Các biến độc lập có hiện tượng đa công
tuyến khi giá trị VIF lớn hơn 10. (Ramanathan, 2002; Gujarati, 2003)
Các dữ liệu được luận án sử dụng để nghiên cứu là các dữ liệu mảng (dữ
liệu theo thời gian) nên khả năng có sự tương quan chuỗi có thể xảy ra. Vì vậy,
luận án sử dụng kiểm định Durbin – Watson để kiểm định quan hệ tương quan
giữa các phần dư trong mô hình. Hệ số Durbin – Watson dùng để kiểm định
tương quan của các sai số liền kề nhau (tương quan chuỗi bậc nhất). Giữa các
phần dư của mô hình hồi quy không có tương quan khi giá trị của hệ số Durbin –
Watson nằm trong khoảng từ 1 đến 3. (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc,
2008).
Đề tài cũng sử dụng mức ý nghĩa alpha bằng 5% để kết luận cho các kiểm
định đã được trình bày ở trên.
Mô hình nghiên cứu
%CSLTLN = α0 + α1 ĐB + α2 DT+ α3 CĐLĐ + α4 PTQSH+ α5 TTNB
+α6 TTNQLKĐH + α7 BETA + α8 KHT + α9 KHTC + α10 TCQL + α11
TLSHNH + α12 TLSHNQL + α13 KTV + α14 XHLN + α15 VNS + α16 CĐV
Các biến độc lập và biến phụ thuộc của luận án bao gồm:
Nhóm 1: Biến độc lập:
DT: Quy mô công ty được đo lường bằng tổng doanh thu được lấy từ báo
cáo tài chính hàng năm vào thời điểm kết thúc năm tài chính.
ĐB: Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính được đo lường là tỷ lệ giữa tổng
nợ dài hạn với tổng giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu, cả hai chỉ tiêu được lấy
11
vào cuối năm tài chính
CĐLĐ: Mức độ sử dụng lao động được đo lường bằng tổng chi phí lao
động trên tổng doanh thu hàng năm của công ty
PTQSH: Mức độ phân tán quyền sở hữu được đo lường bởi số lượng cổ
đông nắm giữ cổ phiếu từ 5% trở lên.
TTNB: Tài trợ nội bộ được xác định là tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận giữ
lại chia tổng tài sản.
TTNQLKĐH: Tỷ trọng của nhà quản lý không điều hành được đo bằng
tỷ lệ phần trăm của nhà quản lý không điều hành trong hội đồng quản trị.
BETA: Hệ số rủi do được cung cấp bởi Công ty Stoxplus
KHT: Kế hoạch thưởng được xác định bằng việc công bố các chính sách
thưởng của công ty trên Báo cáo tài chính thường niên. Chọn 1 nếu công ty có
chính sách thưởng; chọn không nếu công ty không có chính sách thưởng.
KHTC: Mức độ khủng hoảng tài chính được xác định theo công thức của
ALTMAN:
ALTMAN = 0.12X1 + 0.14X2 + 0.33X3 + 0.006X4 + 0.999X5; trong đó:
TCQL: Thuyên chuyển quản lý, bằng 1 nếu có sự thay đổi quản lý trong
kỳ, bằng không nếu không có sự thay đổi quản lý.
TLSHNH: Tỷ lệ sở hữu của ngân hàng được xác định bằng tỷ lệ cổ phần
được sở hữu bởi các ngân hàng trong công ty.
TLSHNQL: Tỷ lệ sở hữu nhà quản lý được xác định là tỷ lệ cổ phần
được sở hữu bởi tất cả các nhà quản lý
KTV: Kiểm toán viên, bằng 1 nếu kiểm toán viên làm việc tại các công ty
kiểm toán danh tiếng, bằng không nếu kiểm toán viên làm việc tại các công ty
kiểm toán ít danh tiếng. Luận án xác định có 18 công ty sau được xếp vào nhóm
các công ty