Theo báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2016 của Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI, 2017) thì hiện nay, phần lớn doanh nghiệp Việt
Nam có quy mô nhỏ và vừa. Trong nền kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp nhỏ và
vừa (DNNVV) đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người
lao động, tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng, giúp huy động các
nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo, là trụ cột của kinh tế địa
phương và đóng góp không nhỏ cho GDP quốc gia . Đây cũng là nhóm đối tượng thu
hút sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước, các hiệp hội trong nước cũng như các cơ
quan, các tổ chức viện trợ quốc tế. Ngày 12/06/2017, Quốc hội đã chính thức thông
qua Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, đây là lần
đầu tiên vấn đề này được quy định tại một luật riêng.
Mặc dù vai trò và tầm quan trọng của các DNNVV trong nền kinh tế quốc dân
là rất lớn nhưng hiện tại các DNNVV còn gặp rất nhiều khó khăn như khó tiếp cận về
vốn, kết quả kinh doanh yếu kém, hiệu quả hoạt động thấp hơn nhiều so với mức năng
lực chung của toàn khối doanh nghiệp. Chính vì vậy các DNNVV cần thực hiện các
công cụ quản lý, kiểm tra, kiểm soát để nâng cao năng lực hoạt động. Việc tăng cường
công tác kiểm toán BCTC do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện tại các DNNVV
có thể coi là một biện pháp khả thi giúp các doanh nghiệp thấy rõ được thực trạng tình
hình tài chính, kết quả kinh doanh, luồng tiền để qua đó giúp họ có được những quyết
định trong quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay ngoài nghĩa vụ
hoàn thiện báo cáo quyết toán thuế thì phần lớn các DNNVV được tự nguyện lựa chọn
có thực hiện kiểm toán BCTC của đơn vị mình hoặc tự nguyện lựa chọn các dịch vụ
đảm bảo độc lập, khách quan đối với thông tin tài chính, các giao dịch và các quy
trình. Vì vậy hầu như những thông tin tài chính có liên quan đến hoạt động của nhóm
đối tượng này rất ít khi được công bố và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp khó có
cơ hội tiếp cận một cách công khai và minh bạch, ngoại trừ các doanh nghiệp bị bắt
buộc thực hiện kiểm toán theo luật định như trong quy định của Nghị định số
17/2012/NĐ-CP của Chính phủ.
Do đó việc thực hiện một nghiên cứu lý giải vai trò tác dụng mà dịch vụ kiểm
toán BCTC mang lại giúp các DNNVV nhận thức được lợi ích của kiểm toán, đồng
thời xác định những yếu tố cụ thể sẽ tác động tới việc các DNNVV thực hiện kiểm
toán BCTC là một nghiên cứu cần thiết, có tính thời sự, có ý nghĩa khoa học cả về lý
luận và thực tiễn.
Từ những luận điểm nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài“Nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
tại Việt Nam” làm luận án tiến sĩ của mìn
12 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Theo báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2016 của Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI, 2017) thì hiện nay, phần lớn doanh nghiệp Việt
Nam có quy mô nhỏ và vừa. Trong nền kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp nhỏ và
vừa (DNNVV) đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người
lao động, tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng, giúp huy động các
nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo, là trụ cột của kinh tế địa
phương và đóng góp không nhỏ cho GDP quốc gia ... Đây cũng là nhóm đối tượng thu
hút sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước, các hiệp hội trong nước cũng như các cơ
quan, các tổ chức viện trợ quốc tế. Ngày 12/06/2017, Quốc hội đã chính thức thông
qua Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, đây là lần
đầu tiên vấn đề này được quy định tại một luật riêng.
Mặc dù vai trò và tầm quan trọng của các DNNVV trong nền kinh tế quốc dân
là rất lớn nhưng hiện tại các DNNVV còn gặp rất nhiều khó khăn như khó tiếp cận về
vốn, kết quả kinh doanh yếu kém, hiệu quả hoạt động thấp hơn nhiều so với mức năng
lực chung của toàn khối doanh nghiệp. Chính vì vậy các DNNVV cần thực hiện các
công cụ quản lý, kiểm tra, kiểm soát để nâng cao năng lực hoạt động. Việc tăng cường
công tác kiểm toán BCTC do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện tại các DNNVV
có thể coi là một biện pháp khả thi giúp các doanh nghiệp thấy rõ được thực trạng tình
hình tài chính, kết quả kinh doanh, luồng tiền để qua đó giúp họ có được những quyết
định trong quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay ngoài nghĩa vụ
hoàn thiện báo cáo quyết toán thuế thì phần lớn các DNNVV được tự nguyện lựa chọn
có thực hiện kiểm toán BCTC của đơn vị mình hoặc tự nguyện lựa chọn các dịch vụ
đảm bảo độc lập, khách quan đối với thông tin tài chính, các giao dịch và các quy
trình. Vì vậy hầu như những thông tin tài chính có liên quan đến hoạt động của nhóm
đối tượng này rất ít khi được công bố và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp khó có
cơ hội tiếp cận một cách công khai và minh bạch, ngoại trừ các doanh nghiệp bị bắt
buộc thực hiện kiểm toán theo luật định như trong quy định của Nghị định số
17/2012/NĐ-CP của Chính phủ.
Do đó việc thực hiện một nghiên cứu lý giải vai trò tác dụng mà dịch vụ kiểm
toán BCTC mang lại giúp các DNNVV nhận thức được lợi ích của kiểm toán, đồng
thời xác định những yếu tố cụ thể sẽ tác động tới việc các DNNVV thực hiện kiểm
toán BCTC là một nghiên cứu cần thiết, có tính thời sự, có ý nghĩa khoa học cả về lý
luận và thực tiễn.
Từ những luận điểm nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài“Nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
tại Việt Nam” làm luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là xác định mức độ ảnh hưởng của
các yếu tố đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC từ phía các DNNVV do các công ty
kiểm toán độc lập cung cấp; qua đó đưa ra các khuyến nghị nhằm thúc đẩy các
DNNVV tăng cường thực hiện các hoạt động kiểm toán BCTC.
Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, các mục tiêu cụ thể gồm:
2
Thứ nhất, xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán
BCTC của DNNVV.
Thứ hai, xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sử dụng dịch vụ kiểm
toán BCTC của các DNNVV.
Thứ ba, đưa ra các khuyến nghị nhằm tăng cường sử dụng dịch vụ kiểm toán
BCTC của các DNNVV.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Nhằm thỏa mãn những mục tiêu trên, nghiên cứu này được thực hiện nhằm trả
lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
Thứ nhất, Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC
của DNNVV?
Thứ hai, Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sử dụng dịch vụ kiểm toán
BCTC của DNNVV như thế nào?
Thứ ba, Các khuyến nghị nào cần đưa ra nhằm tăng cường việc sử dụng dịch
vụ kiểm toán BCTC của các DNNVV?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ
kiểm toán BCTC của DNNVV. Trong đó Các DNNVV trong nghiên cứu này là các
DNNVV không niêm yết trên thị trường chứng khoán và không bị bắt buộc kiểm toán
theo luật định. Tiêu chí xác định một DNNVV được quy định cụ thể trong Luật hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa (2017)
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện đối với các DNNVV đang
hoạt động tại Việt Nam (trong đó các DNNVV thỏa mãn theo quy định của luật pháp
về DNNVV) và không niêm yết trên thị trường chứng khoán cũng như không bị bắt
buộc thực hiện kiểm toán BCTC theo luật định.
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tập trung vào các DNNVV đang hoạt động kinh
doanh từ năm 2014 đến 2016.
5. Đóng góp mới của đề tài
- Về mặt lý luận: Luận án đã tổng hợp các lý thuyết liên quan đến sử dụng dịch
vụ kiểm toán BCTC của DNNVV tại Việt Nam. Đề tài kế thừa những nghiên cứu
trước đây trong khuôn khổ quy định pháp lý hiện hành của Việt Nam để xác định các
yếu tố, các biến đại diện và thang đo các biến phù hợp với DNNVV Việt Nam.
- Về mặt thực tiễn: Luận án cung cấp thông tin về thực trạng tình hình sử dụng
dịch vụ kiểm toán BCTC của các DNNVV, giúp các nhà hoạch định chính sách hoàn thiện
các quy định pháp lý về DNNVV và đưa ra các giải pháp trợ giúp cho các DNNVV vượt
qua giai đoạn nền kinh tế có sự chuyển đổi, hội nhập quốc tế mang tính cạnh tranh cao. Đối
với bản thân các DNNVV nhận thức được tầm quan trọng của kiểm toán trong quá trình
quản trị doanh nghiệp mà cụ thể là kiểm tra thông tin tài chính, kiểm soát các hoạt động,
hoạch định chính sách sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động. Đối với các công ty kiểm
3
toán độc lập, luận án giúp mở ra một cái nhìn toàn cảnh về thị trường kiểm toán tiềm năng
đối với cả Big4 cũng như các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam.
- Đề xuất các khuyến nghị nhằm giúp các DNNVV tại Việt Nam tăng cường sử
dụng dịch vụ kiểm toán BCTC.
6. Kết cấu của đề tài
Bố cục của luận án được chia thành 5 chương như sau:
Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỬ
DỤNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BCTC CỦA DNNVV
Chương 3: THU THẬP DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 5: THẢO LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỬ
DỤNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BCTC CỦA DNNVV
2.1. Lý luận chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa
2.1.1. Khái niệm và tiêu chí phân loại DNNVV
Cho tới thời điểm hiện tại, xét trên phương diện lý luận, một định nghĩa chung
đầy đủ và trọn vẹn về DNNVV vẫn chưa được thống nhất. Trên thế giới, rất nhiều
khái niệm và tiêu thức về DNNVV đã được đưa ra bởi các tổ chức, các hiệp hội hay
các nhà lập pháp ở các quốc gia, khu vực.
Có thể khái quát tiêu chí phân loại DNNVV gồm hai nhóm: tiêu chí định tính
và tiêu chí định lượng.
Nhóm tiêu chí định tính Theo Trần Ngọc Hùng (2016) thì khái niệm DNNVV
trên thế giới có thể được xác định bởi một số tiêu chí cơ bản như trình độ chuyên môn
hóa, số đầu mối quản lý, lĩnh vực hoạt động, chứng khoán hoặc các công cụ tài chính
phát hành, vị trí địa lý, đổi mới công nghệ
Nhóm tiêu chí định lượng có thể dựa vào các tiêu chí như số lượng lao động,
giá trị tài sản hoặc vốn, doanh thu, lợi nhuận.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả lựa chọn tiêu thức tổng Nguồn
vốn (hoặc Tài sản trên bảng cân đối kế toán) là tiêu thức để phân loại DNNVV. Khái
niệm DNNVV được sử dụng trong luận án cũng chỉ bao gồm các DN có quy mô vừa
và nhỏ không bao gồm DN có quy mô siêu nhỏ như trong Nghị định 56 (2009).
4
Bảng 2.1: Phân loại DNNVV tại Việt Nam theo ngành nghề hoạt động
Quy mô Doanh
nghiệp siêu
nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Khu vực
Số lao động Tổng
nguồn vốn
Số lao động Tổng
nguồn vốn
Số lao động
Nông, lâm
nghiệp và
thủy sản
10 người trở
xuống
20 tỷ đồng
trở xuống
từ 10 người
đến 200
người
từ trên 20 tỷ
đồng đến
100 tỷ đồng
từ trên 200
người đến
300 người
Công
nghiệp và
xây dựng
10 người trở
xuống
20 tỷ đồng
trở xuống
từ 10 người
đến 200
người
từ trên 20 tỷ
đồng đến
100 tỷ đồng
từ trên 200
người đến
300 người
Thương
mại và dịch
vụ
10 người trở
xuống
10 tỷ đồng
trở xuống
từ trên 10
người đến
50 người
từ trên 10 tỷ
đồng đến 50
tỷ đồng
từ trên 50
người đến
100 người
Nguồn: Chính phủ (2009)
2.1.2. Đặc điểm DNNVV tại Việt Nam ảnh hưởng tới sử dụng dịch vụ kiểm toán
BCTC
Những đặc điểm của DNNVV tại Việt Nam có ảnh hưởng tới sử dụng dịch vụ
kiểm toán báo cáo tài chính có thể khái quát thành: (i) quy mô vốn kinh doanh và
ngành nghề kinh doanh, (ii) tổ chức bộ máy quản lý, (iii) quản lý tài chính, (iv) và tổ
chức hoạt động kế toán.
2.2. Lý luận cơ bản về kiểm toán báo cáo tài chính và dịch vụ kiểm toán báo cáo
tài chính
2.2.1. Khái niệm về kiểm toán báo cáo tài chính
Khái quát các khái niệm khác nhau về kiểm toán BCTC tại Mỹ (Arens và cộng
sự, 2016), tại Anh (Porter và cộng sự, 2014), tại Việt Nam (VSA 200, 2012).
2.2.2. Mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính
Luận án trình bày việc hình thành mục tiêu kiểm toán xuất phát từ bản chất,
chức năng và đặc điểm đối tượng của kiểm toán BCTC.
2.2.3. Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính
5
Kiểm toán BCTC cũng là một dịch vụ được hình thành do nhu cầu về một
trung gian độc lập, để xác minh và cung cấp sự bảo đảm về các BCTC mà nhà quản lý
lập nên
2.2.4. Cơ sở lý thuyết liên quan về kiểm toán báo cáo tài chính
2.2.4.1. Các lý thuyết liên quan đến kiểm toán báo cáo tài chính
Lý thuyết phát hiện gian lận (Policeman theory)
Lý thuyết tín nhiệm cho vay (The lending credibility theory)
Lý thuyết niềm tin ủy thác (The theory of inspired confidence)
Lý thuyết đại diện (Agency theory)
2.2.4.2. Giả thuyết của Wallace giải thích về sử dụng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài
chính
Giả thuyết Giám sát (Monitoring Hypothesis)
Giả thuyết thông tin (Information Hypothesis)
Giả thuyết bảo hiểm (Insurance Hypothesis)
2.3. Cơ sở lý thuyết giải thích yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán
báo cáo tài chính của các DNNVV
Dựa trên các lý thuyết cơ bản của kiểm toán và những giả thuyết mà các nhà
nghiên cứu đã xây dựng, luận án sử dụng hai lý thuyết cơ bản là lý thuyết đại diện
(Agency Theory) để giải thích sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của các DNNVV và
lý thuyết hành vi hợp lý (Theory of Reasoned Action) để giải thích hành vi sử dụng
dịch vụ kiểm toán BCTC của DNNVV.
2.3.1. Lý thuyết đại diện
2.3.2. Lý thuyết hành vi hợp lý
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của DNNVV
Dựa vào tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu của Ủy ban kiểm toán Mỹ
(1973) và Arens (2016) về yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC
của DNNVV, mô hình nghiên cứu đề xuất những yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch
vụ kiểm toán BCTC của DNNVV tại Việt Nam bao gồm biến phụ thuộc sử dụng dịch
vụ kiểm toán BCTC; các biến độc lập ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán
BCTC bao gồm 6 yếu tố: nhận thức về lợi ích của kiểm toán, tác động của các bên có
6
liên quan, chuẩn mực chủ quan, sự giới thiệu, quy mô doanh nghiệp và giá phí kiểm
toán.
Sơ đồ 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất của luận án về các yếu tố ảnh hưởng đến
sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của DNNVV
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu
Nhận thức về lợi ích của
kiểm toán
Tác động của các bên có
liên quan
Chuẩn mực chủ quan
Quy mô của doanh nghiệp
Sự giới thiệu
Giá phí kiểm toán
SỬ DỤNG
DỊCH VỤ
KIỂM TOÁN
BCTC
Xác định khoảng trống nghiên cứu và mục
tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết và các yếu tố ảnh hưởng
Đặt ra các câu hỏi
nghiên cứu
Thiết kế mô hình và
thang đo
7
Xác định khoảng trống nghiên cứu và mục
tiêu nghiên cứu
Xây dựng tổng quan nghiên cứu về cơ sở
lý thuyết và các yếu tố ảnh hưởng
Nghiên cứu định tính và phỏng vấn sâu
Nghiên cứu định lượng sơ bộ trên quy mô
mẫu hẹp
Nghiên cứu định lượng chính thức. Phân
tích nhân tố khám phá EFA và hệ số tin
cậy Cronbach Alpha
Phân tích hồi quy Logistic
Đặt ra các câu hỏi
nghiên cứu
Thiết kế mô hình và
thang đo
Khám phá, điều chỉnh và bổ sung
các yếu tố, thang đo trong mô hình
Đánh giá sơ bộ độ tin cậy
của thang đo
Thu thập dữ liệu chính thức.
Kiểm định và đánh giá độ
tin cậy của thang đo
Kiểm định mô hình
nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu và kết luận
Trả lời các vấn đề
nghiên cứu đặt ra
8
Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận án
3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính
3.2.1. Thiết kế Bảng câu hỏi khảo sát
3.2.1.1. Cơ sở xây dựng thang đo Bảng câu hỏi khảo sát (Phiếu điều tra)
Dựa trên xây dựng tổng quan nghiên cứu, chủ yếu là các nghiên cứu trên thế
giới, và có bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam bao gồm 6 yếu tố
ảnh hưởng và 26 chỉ báo như sau
Biến phụ thuộc – Sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC (SD)
Sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC là hành vi khách hàng do 6 yếu tố cơ bản tác
động làm cho họ cảm nhận, hình thành nên nhu cầu và thực hiện hành vi sử dụng dịch
vụ kiểm toán BCTC. Trong nghiên cứu của luận án Biến phụ thuộc “Sử dụng dịch vụ
kiểm toán BCTC” sẽ có hai hình thức trả lời là Có và Không tương ứng với hai giá trị
0 và 1.
Các biến độc lập – Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ kiểm toán
BCTC của DNNVV
(1) Nhận thức về lợi ích của kiểm toán (LI)
(2) Tác động của các bên liên quan đến DNNVV (LQ)
(3) Chuẩn mực chủ quan (CQ)
(4) Sự giới thiệu (GT)
(5) Giá phí kiểm toán (GP)
(6) Quy mô doanh nghiệp (QM)
3.2.1.2. Thiết kế Bảng câu hỏi khảo sát
Phần 1. THÔNG TIN CHUNG, bao gồm những câu hỏi liên quan đến đối tượng
trả lời và doanh nghiệp khảo sát: 1. Chức vụ; 2. Giới tính (Nam/Nữ); 3. Bằng cấp/ Chứng
chỉ; 4. Ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp; 5. Quy mô doanh nghiệp (xét theo tổng
nguồn vốn); 6. Quy mô doanh nghiệp (xét theo số lượng lao động).
Phần 2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỬ DỤNG DỊCH VỤ KIỂM
TOÁN BCTC, bao gồm 12 câu hỏi dựa trên mô tả về biến phụ thuộc và các biến độc lập.
9
Nội dung yêu cầu đối tượng khảo sát cho biết đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các yếu
tố, tương ứng với 5 mức đánh giá từ 1 tương đương với thang đo Linkert trong đó: 1
Hoàn toàn không đồng ý – 2 Không đồng ý – 3 Không có ý kiến – 4 Đồng ý – 5 Hoàn
toàn đồng ý.
3.2.2. Phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu được sử dụng để hiệu chỉnh lại thang đo cho phù hợp và Bảng
câu hỏi khảo sát này được tiếp tục sử dụng cho các nghiên cứu định tính tiếp theo.
3.3. Nghiên cứu định lượng sơ bộ
3.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Mục tiêu của việc nghiên cứu định lượng sơ bộ là để đánh giá độ tin cậy của
thang đo đã xây dựng và loại bỏ những biến quan sát không phù hợp với mô hình
nghiên cứu. Các thang đo Chuẩn mực chủ quan và Giá phí kiểm toán được kiểm định
lại độ tin cậy sau khi đã loại các biến quan sát CQ3 và GP2.
3.3.2. Diễn đạt và mã hóa lại thang đo
Sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo và loại bỏ một số biến quan sát, thang
đo được diễn đạt và mã hóa lại.
3.4. Nghiên cứu định lượng chính thức
3.4.1. Mẫu lựa chọn
Tổng thể nghiên cứu của luận án là các DNNVV tại Việt Nam không niêm yết
trên thị trường chứng khoán và không bị bắt buộc kiểm toán theo luật định. Trong
tổng thể nghiên cứu này tác giả tập trung vào các DNNVV tại ba miền Bắc, Trung,
Nam.
3.4.2. Thu thập dữ liệu
Luận án sử dụng hai nguồn dữ liệu là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.
Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng cách gửi Bảng câu hỏi khảo sát (Phiếu điều
tra) cho các DNNVV. Nhóm đối tượng trả lời Phiếu điều tra là các chủ doanh nghiệp,
giám đốc, kế toán trưởng, chủ tịch hội đồng quản trị ... những người liên quan đến
việc lựa chọn có sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của DNNVV.
Dữ liệu thứ cấp được thu thập bằng cách:
(1) Dựa vào số liệu thống kê của các công ty kiểm toán độc lập (bao gồm Big4
và một số công ty kiểm toán trong nước) về thực trạng sử dụng dịch vụ kiểm toán
BCTC của các DNNVV.
10
(2) Dựa vào thông tin và số liệu về tình hình niêm yết của các DNNVV trên thị
trường chứng khoán thành phồ Hà Nội và Hồ Chí Minh.
(3) Dựa vào thông tin và số liệu thống kê trong Báo cáo thường niên về doanh
nghiệp Việt Nam năm 2016 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI và
tổng cục Thống kê
(4) Tổng hợp kết quả của những nghiên cứu trước.
3.4.3. Thông tin về mẫu
Tác giả tiến hành khảo sát 125 DNNVV tại Việt Nam và thu thập được 116
phiếu điều tra hợp lệ để đưa vào phân tích. Dựa vào kết quả khảo sát có thể thấy lý do
chủ yếu các doanh nghiệp Không sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC là do niềm tin vào
hệ thống kế toán tài chính vẫn dang hoạt động hiệu quả (chiếm 51%), tiếp theo là do
quy mô doanh nghiệp còn nhỏ nên chưa cần thiết phải thực hiện kiểm toán BCTC
(chiếm 22%). Ngoài ra còn có các lý do khác từ phía các công ty kiểm toán độc lập
như thiếu thông tin về các công ty kiểm toán độc lập và dịch vụ cung cấp (4%), chất
lượng kiểm toán BCTC chưa tương xứng với giá phí kiểm toán cao (9%) và các lý do
xuất phát từ đặc thù doanh nghiệp mà theo luật định không bắt buộc thực hiện kiểm
toán BCTC (8%), chủ doanh nghiệp trực tiếp điều hành các hoạt động của doanh
nghiệp (6%).
3.4.4. Xử lý dữ liệu
Sau khi thu thập được Bảng câu hỏi khảo sát đã trả lời từ mẫu chọn, tác giả tiến
hành lọc bảng câu hỏi, làm sạch dữ liệu, mã hóa (coding) những thông tin cần thiết,
nhập dữ liệu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 22.0.
Do biến phụ thuộc Y (Sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC – SD) chỉ có hai trạng
thái 1 (Có sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC) và 0 (Không sử dụng dịch vụ kiểm toán
BCTC) nên mô hình hồi quy được sử dụng trong luận án sẽ là hồi quy Binary
Logistic. Trong đó để đổi ra biến số liên tục cần tính xác suất của hai trạng thái của
biến phụ thuộc. Nếu gọi P là xác suất Có sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC thì 1-P sẽ
là xác suất Không sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC.
Phương trình hồi quy Binary Logistic được thể hiện như sau:
=
=
=
+
+
+
+
+
+
Trong đó:
P(Y=1) = P0 : Xác suất DN có sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC
11
P(Y=0) = 1 – P0 : Xác suất DN không sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC
LI: Nhận thức về lợi ích của kiểm toán
LQ: Tác động của các bên liên quan đến doanh nghiệp
CQ: Chuẩn mực chủ quan
GT: Sự giới thiệu về dịch vụ kiểm toán BCTC
GP: Giá phí kiểm toán
QM: Quy mô của doanh nghiệp
β0 là hằng số
β1 β2 β3 β4 β5 β6 là hệ số hồi quy
Ln: Logarit của cơ số e (e = 2.714)
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Khái quát về các DNNVV tại Việt Nam
4.1.1. Hoạt động của các DNNVV tại Việt Nam
Thực trạng hoạt động của các DNNVV tại Việt Nam tính đến ngày 31/12/2016
theo các chỉ tiêu:
- Số DNNVV hoàn tất thủ tục giải thế, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh
doanh.
- Hiệu quả sử dụng lao động của các DNNVV.
- Khả năng thanh toán của DNNVV.
- Năng lực sinh lợi của DNNVV
4.1.2. Cơ cấu DNNVV tại Việt Nam
Trong phần này luận án khái quát cơ cấu của các DNNVV tại Việt Nam theo
ngành nghề hoạt động và theo hình thức sở hữu. Cụ thể các DNNVV tại Việt Nam
hoạt động đa ngành nghề, tập trung chủ yếu vào sửa chữa ô tô và xe máy. Hình thức
sở hữu chủ yếu là các DN ngoài quốc doanh (xấp xỉ 90%) với các công ty TNHH và
các công ty cổ phần không có vốn nhà nước.
4.2. Thực trạng nhu cầu sử dụng và năng lực cung cấp dịch vụ kiểm toán
BCTC của các DNNVV tại Việt Nam
4.2.1. Nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của DNNVV tại Việt Nam
12
Nhìn chung nhu cầu sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC ngày càng tăng nhưng
thị trường vẫn chưa thực sự phát triển bởi nhóm khách hàng còn tồn tại một số hạn
chế như nhận thức về dịch vụ kế toán chưa đầy đủ.
4.2.2. Năng lực cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC cho các DNNVV tại Việt Nam