Hiện tượng hoạt hóa điện hóa (HHĐH) được nhóm các nhà khoa học
Nga đứng đầu là Bakhir V.M. phát hiện năm 1975, sau đó liên tục được
nghiên cứu phát triển tại Nga và nhiều nước khác, nay đã trở thành một ngành
công nghệ nổi bật trong lĩnh vực điện hóa được ứng dụng rất rộng rãi trong
các ngành sản xuất và đời sống trên thế giới.
Ở Việt Nam, các nhà khoa học của viện CNMT cũng đã tiếp cận được
với thiết bị sản xuất dung dịch HHĐH siêu oxy hóa sử dụng MB-11 từ năm
2011. Tuy nhiên, sau khi thử nghiệm vận hành trong điều kiện thực tế Việt
Nam, thiết bị này đã bộc lộ một số nhược điểm không phù hợp: nhiệt độ
buồng điện hóa tăng cao, nhanh đóng cặn buồng điện hóa, dẫn đến thiết bị
làm việc không ổn định, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và
tuổi thọ thiết bị.
Nhu cầu hoàn thiện công nghệ sản xuất dung dịch HHĐH dùng MB-11
trở thành cấp bách từ năm 2011 và nhóm nhà khoa học của Viện CNMT trong
đó tác giả của Luận án này đóng vai trò chính đã tìm ra hướng giải quyết là
thay đổi sơ đồ thủy lực của thiết bị được nhập từ Nga. Việc thiết kế và chế tạo
thiết bị thử nghiệm sử dụng môđun MB-11 thành công sẽ mở ra khả năng mới
giải quyết được các khó khăn trong khử trùng nước thải bệnh viện là đối
tượng nghiên cứu của Viện CNMT từ 15 năm nay
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu cải tiến quy trình điều chế dung dịch siêu oxy hóa và ứng dụng trong khử trùng nước thải bệnh viện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
...***
NGUYỄN THỊ THANH HẢI
NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN QUY TRÌNH ĐIỀU CHẾ DUNG DỊCH
SIÊU OXY HÓA VÀ ỨNG DỤNG TRONG KHỬ TRÙNG NƢỚC
THẢI BỆNH VIỆN
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã số: 62 52 03 20
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG
Hà Nội – 2018
2
Công trình đƣợc hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ -
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 1: PGS. TS. Nguyễn Hoài Châu
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 2: PGS. TSKH. Ngô Quốc Bƣu
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3: .
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại Học
viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam vào hồi giờ ..’, ngày tháng năm 201.
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Hiện tượng hoạt hóa điện hóa (HHĐH) được nhóm các nhà khoa học
Nga đứng đầu là Bakhir V.M. phát hiện năm 1975, sau đó liên tục được
nghiên cứu phát triển tại Nga và nhiều nước khác, nay đã trở thành một ngành
công nghệ nổi bật trong lĩnh vực điện hóa được ứng dụng rất rộng rãi trong
các ngành sản xuất và đời sống trên thế giới.
Ở Việt Nam, các nhà khoa học của viện CNMT cũng đã tiếp cận được
với thiết bị sản xuất dung dịch HHĐH siêu oxy hóa sử dụng MB-11 từ năm
2011. Tuy nhiên, sau khi thử nghiệm vận hành trong điều kiện thực tế Việt
Nam, thiết bị này đã bộc lộ một số nhược điểm không phù hợp: nhiệt độ
buồng điện hóa tăng cao, nhanh đóng cặn buồng điện hóa,dẫn đến thiết bị
làm việc không ổn định, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và
tuổi thọ thiết bị.
Nhu cầu hoàn thiện công nghệ sản xuất dung dịch HHĐH dùng MB-11
trở thành cấp bách từ năm 2011 và nhóm nhà khoa học của Viện CNMT trong
đó tác giả của Luận án này đóng vai trò chính đã tìm ra hướng giải quyết là
thay đổi sơ đồ thủy lực của thiết bị được nhập từ Nga. Việc thiết kế và chế tạo
thiết bị thử nghiệm sử dụng môđun MB-11 thành công sẽ mở ra khả năng mới
giải quyết được các khó khăn trong khử trùng nước thải bệnh viện là đối
tượng nghiên cứu của Viện CNMT từ 15 năm nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ điều chế dung dịch siêu oxy
hóa, từ đó chế tạo thiết bị cho phù hợp với điều kiện Việt Nam và ứng dụng
dung dịch này khử trùng nước thải bệnh viện.
3. Các nội dung nghiên cứu chính của luận án
- Hoàn thiện công nghệ điều chế dung dịch siêu oxy hóa cho phù hợp hơn
với điều kiên thực tế ở Việt Nam;
- Ứng dụng dung dịch siêu oxy hóa để khử trùng nước thải bệnh viện.
4. Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã nghiên cứu và thiết lập thành công sơ đồ thủy lực mới của hệ
thiết bị sản xuất dung dịch siêu oxy hóa supowa công suất 500 ± 5 g chất oxy
hóa/ngày tại Việt Nam trên cơ sở áp dụng chế độ không quay vòng catolit
thông qua việc xác lập mối liên hệ giữa số vòng quay catolit và các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng dung dịch và tuổi thọ thiết bị. Nhờ vậy đã giảm được
nhiệt độ của catot trong quá trình vận hành xuống dưới 39oC, góp phần làm
tăng tuổi thọ và khả năng hoạt động ổn định của thiết bị trong điều kiện khí hậu
nhiệt đới, đáp ứng được yêu cầu của các trạm xử lý nước thải bệnh viện quy
4
mô nhỏ (hoặc Trung tâm y tế) công suất 150 giường bệnh. Ngoài ra, kết quả
của luận án đã chứng minh cho khả năng có thể nội địa hóa thiết bị sản xuất
dung dịch siêu oxy hóa ngoại trừ việc nhập khẩu mô đun hoạt hóa điện hóa.
Các kết quả của luận án đã mở ra hướng đi mới trong việc ứng dụng
công nghệ cao để khử trùng nước ăn uống và nước thải theo hướng an toàn
cho con người, thân thiện với môi trường và giảm thiểu rõ rệt nguy cơ bị
nhiễm độc khí clo cho công nhân trực tiếp vận hành. Các nhiệm vụ cụ thể hơn
đã được đặt ra nhằm đưa dung dịch siêu oxy hóa vào ứng dụng với giá thành
hạ, mức độ tiện dụng cao, an toàn khi sử dụng, phục vụ tốt cho công tác khử
trùng nước thải bệnh viện, góp phần hạn chế sự phát tán mầm bệnh từ các cơ
sở y tế.
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Dung dịch siêu oxy hóa và đặc tính của nó
1.1.1. Giới thiệu về dung dịch siêu oxy hóa
1.1.1.1. Dung dịch hoạt hóa điện hóa (HHĐH)
HHĐH là tổ hợp các tác động điện hóa lên dung dịch nước chứa các ion
và phân tử của các chất tan tại vùng không gian sát bề mặt điện cực (anốt
hoặc catốt) trong một buồng phản ứng điện hóa dòng chảy có màng ngăn,
trong điều kiện chuyển điện tích không cân bằng qua giới hạn “điện cực -
dung dịch” với kết quả là các thành phần của dung dịch được đưa lên trạng
thái kích thích giả bền để sau khi ngừng kích thích sẽ tắt dần về trạng thái cân
bằng nhiệt động học [19].
Dung dịch siêu oxy hóa (supowa) là dung dịch HHĐH có hoạt tính oxy
hóa cao trong khi độ khoáng hóa cực thấp [22].
Đặc trưng của dung dịch siêu oxy hóa so sánh với dung dịch HHĐH thông
thường (dung dịch oxy hóa) được thể hiện trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Đặc trưng của dung dịch HHĐH thông thường (dung dịch oxy hóa)
và dung dịch siêu oxy hóa
STT Các thông số kỹ thuật DD HHĐH DD siêu oxy hóa
1 Nồng độ khoáng (tổng lượng chất
tan- mg/L)
~4500 ÷ 5000 ~ 1000 ÷ 1500
2 Nồng độ chất oxy hóa tối ưu, mg/L ~300 ~500
3 Thế oxy hóa khử (mV) > 800 > 800
4 pH 6,5 ÷ 7,5 6,5 ÷ 7,5
Dung dịch siêu oxy hóa nghiên cứu
trong các nội dung tiếp sau đây được
tạo ra trên cơ sở sử dụng mô đun MB-
11 (một mô đun cải tiến của công nghệ
Hình 1.4. Mô đun buồng điện hóa
MB-11
5
HHĐH có kết cấu và đặc tính kỹ thuật khác biệt ít nhiều so với mô đun kiểu cũ,
cụ thể là có lớp phủ anốt bền vững hơn, điện áp phân cực cao hơn ( 3V), cho
phép hoạt hóa các dung dịch với độ khoáng hóa thấp hơn nhiều).
Thành phần của supowa sẽ bao gồm hàng loạt các chất oxy hóa hoạt tính
cao như: HClO, ClO-, Cl, HO, HO2
, H2O2, O3,
1
O2, O
, Cl2, HCl, ClO2,
O3...[21]. Tất cả những chất này đều có thể hiện diện trong môi trường bên
trong cơ thể sống của động vật bậc cao, do vậy supowa có phổ tác động rộng
đối với vi sinh vật, bao gồm vi khuẩn, virut, nấm, nhưng không làm tổn hại
đến các tế bào mô của người và các động vật bậc cao khác. Sự khác biệt đó là
do cấu trúc của các loại tế bào khác nhau [25].
Ngoài các nhà khoa học người Nga, trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học
nghiên cứu về dung dịch siêu oxy hóa, thực chất là các dung dịch HHĐH có
các tên thương mại khác nhau như Sterilox®, Sterisol®, Medilox®,
Dermacyn
®
, Microcyn
®
, Varul
®
, Esterilife
®
và Estericide® QX, Mỗi loại
đều có các thành phần khác nhau [30]. Đa số các ý kiến đều cho rằng nước
siêu oxy hóa có tiềm năng rất lớn trong việc khử trùng trong mọi lĩnh vực
của đời sống, tuy nhiên cần phải có các nghiên cứu chuyên sâu về các ứng
dụng trong từng lĩnh vực.
1.1.2. Một số phương pháp điều chế dung dịchHHĐH
1.1.2.1. Nguyên lý của công nghệ điều chế anolit
Hình 1.5. Sơ đồ nguyên lý của FEM-
3 điều chế dung dịch HHĐH anolit
ANK[Error! Reference source not
found.]
Hình 1.6. Sơ đồ nguyên lý hoạt
động của MB-11 điều chế dung
dịch supowa theo công nghệ hấp
thụ hỗn hợp khí ướt [21].
Khi sử dụng công nghệ hấp thụ hỗn hợp các chất oxy hóa dưới dạng khí
(sau đây được gọi tắt là hỗn hợp khí ướt, hình 1.6) dùng mô-đun MB-11,
nước sạch được cấp vào ngăn catốt đồng thời với việc đưa dung dịch NaCl
vào ngăn anốt. Trong điều kiện áp suất xuyên màng PA (khoang anốt) lớn hơn
áp suất xuyên màng PC (khoang catốt) các ion Na
+
cùng với một số phân tử
H2O sẽ đi từ khoang anốt sang khoang catốt để tạo catolit. Sau khi dung dịch
catolit đi qua khoang tách khí để xả khí H2 và các hydroxit kim loại nặng, nó
được dẫn ra để hấp thụ hỗn hợp khí ướt bao gồm Cl2, HOCl, HCl, ClO2, O3...
và cuốn theo cả các hạt nước trong ngăn anốt [19].
6
1.1.2.2. Một số sơ đồ công nghệ điều chế supowa đã được ứng dụng
1.1.3. Tình hình nghiên cứu nước siêu oxy hóa trong nước
Tại Việt Nam, từ năm 2000, ở Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công
nghệ Quốc gia (nay là viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã
hình thành nhóm nghiên cứu chế tạo thiết bị sản xuất anolit theo sơ đồ công
nghệ của STEL-10H-120-01, trên cơ sở sử dụng mô-đun PEM-3 nhập từ Nga.
Các nhà khoa học ở viện Công nghệ môi trường (viện CNMT)đã tiến hành
các nghiên cứu và thiết kế chế tạo các thiết bị HHĐH chủ yếu nhằm mục đích
tìm ra những sự khác biệt về sơ đồ lắp đặt thiết bị, về các tính chất giả bền
của các dung dịch HHĐH cũng như các đặc trưng khử trùng của chúng trong
điều kiện cụ thể tại Việt Nam để nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ
HHĐH tại nước ta. Trên cơ sở sử dụng các môđun FEM-3 nhập khẩu từ LB
Nga,viện CNMT đã chế tạo thành công các thiết bị HHĐH kiểu STEL-ANK
“kinh điển” với tên gọi là ECAWA có công suất từ 20 ÷ 500 L/h, thế oxy hóa
khử ORP 800 ÷900 mV và nồng độ chất oxy hóa 300 ÷350 mg/L.
Hình 1.8. Sơ đồ quy trình
công nghệ cải tiến cho
phép điều chế anolit ANK
có hàm lượng các chất
oxy hóa cao trên thiết bị
cải tiến STEL-30-ECO-C
Hình 1.9. Một số sơ đồ điều chế anolit của Nga [62]
NaCl
10-20 g/L
7
Từ năm 2002 đến nay, ECAWA đã được sử dụng ở nhiều địa phương trên
khắp đất nước để khử trùng trong y tế [23,40], xử lý ô nhiễm nước và môi
trường [23, 100], sản xuất tôm giống [101], chế biến thuỷ sản [100,102], chăn
nuôi [103] và giết mổ gia cầm [104].
Từ năm 2011, viện CNMT đã tiếp nhận cácthiết bị STEL thế hệ 2 và 3 do
phía đối tác Nga chuyển giao [23] để nghiên cứu và đánh giá. Sau một thời
gian thử nghiệm tại thực tiễn Việt Nam, các thiết bị này đã bộc lộ những
nhược điểm cần phải khắc phục: hoạt động không ổn định, thường xuyên có
hiện tượng bít tắc màng, đóng cặn trên điện cực, nhiệt độ buồng điện hóa tăng
cao, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và tuổi thọ thiết bị.
1.2. Nƣớc thải bệnh viện và đặc trƣng ô nhiễm
Nước thải bệnh viện ngoài các thành phần ô nhiễm thông thường còn
chứa những tác nhân gây bệnh như: vi khuẩn, vi rút, động vật nguyên sinh
gây bệnh, trứng giun, đặc biệt là nước thải của các bệnh viện truyền nhiễm,
lao và các cơ sở lây nhiễm khác. Những loại vi khuẩn đặc thù để đánh giá
chất lượng nước thải bệnh viện là: Vibrio cholerae, coliforms, Salmonella,
Shigella..., trong đó coliforms được coi là một chỉ điểm vệ sinh. Các chủng
này thường kháng với nhiều loại kháng sinh.
1.3. Các phƣơng pháp khử trùng nƣớc thải bệnh viện
Các phương pháp khử trùng nước thải bệnh viện được sử dụng hiện nay
chủ yếu là khử trùng bằng các hợp chất chứa clo, bằng ozon và bằng tia cực
tím. Trong đó, phổ biến là sử dụng các hợp chất chứa clo. Các phương pháp
này có nhược điểm hoặc là có tính ăn mòn cao, tạo ra sản phẩm phụ độc hại,
hiệu quả khử trùng kém, hoặc là không an toàn đối với người sản xuất và
người sử dụng.
Phương pháp khử trùng nước thải bằng dung dịch hoạt hóa điện hóa, một
giải pháp nâng cao hiệu quả tác dụng của phương tiện khử trùng có chứa clo,
tuy đã có những nghiên cứu ban đầu khẳng định về hoạt lực khử trùng mạnh
mẽ và tính an toàn, thân thiện môi trường, nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể
và toàn diện về khử trùng nước thải y tế nhằm đưa ra giải pháp hoặc quy trình
chung áp dụng cho một trạm xử lý nước thải y tế.
Tóm lại, trên cơ sở kết quả cải tiến các sơ đồ công nghệ điều chế dung
dịch siêu oxy hóa cho phù hợp hơn với điều kiện sản xuất tại Việt Nam, luận
án này đề xuất ứng dụng dung dịch siêu oxy hóa để khử trùng nước thải y tế
nhằm giải quyết các tồn tại của các phương pháp khử trùng nước thải truyền
thống và mở ra hướng đi mới trong việc ứng dụng công nghệ cao để khử
trùng nước nói chung và nước thải nói riêng theo hướng an toàn cho con
người, thân thiện với môi trường.
8
CHƢƠNG 2. ĐIỀU KIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
+ Dung dịch siêu oxy hóa có nồng độ khoáng thấp, bao gồm cải tiến
quy trình công nghệ điều chế dung dịch, chế tạo và hoàn thiện thiết bị điều
chế nước siêu oxy hóa có nồng độ khoáng thấp;
+ Nước thải bệnh viện của bệnh viện Hữu Nghị và bệnh viện Quân Y
354.
2.2. Phƣơng pháp hoàn thiện công nghệ điều chế dung dịch siêu oxy hóa
2.2.1. Phương pháp khảo sát các tính năng chủ yếu của công nghệ hấp thụ
hỗn hợp khí ướt để điều chế dung dịch siêu oxy hóa
2.2.1.1. Xây dựng sơ đồ thử nghiệm điều chế dung dịch siêu oxy hóa
2.2.1.2. Các điều kiện vận hành
2.2.1.3. Các thông số cần đạt khi vận hành
2.2.2. Nghiên cứu khả năng lưu trữ và sự hao tổn chất oxy hóa trong quá
trình lưu trữ của nước siêu oxy hóa
2.2.3. Chế tạo thiết bị sản xuất dung dịch siêu oxy hóa
2.2.3.1. Yêu cầu của thiết bị
2.2.3.2. Lựa chọn sơ đồ công nghệ của thiết bị và các chi tiết liên quan
2.2.3.3. Thiết kế, chế tạo và vận hành thử nghiệm
2.2.3.4. Hoàn thiện thiết bị, thiết lập qui trình vận hành để đạt được các
thông số cơ bản của dung dịch supowa
2.2.4. Các phương pháp xác định thông số của dung dịch siêu oxy hóa
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ứng dụng dung dịch siêu oxy hóa để khử
trùng nƣớc thải bệnh viện
2.3.1. Phương pháp đánh giá hiệu lực khử trùng của dung dịch siêu oxy hóa
2.3.2. Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của giá trị pH, amoni, COD và
BOD5 trong nước thải đến hiệu lực khử trùng của dung dịch siêu oxy hóa
2.3.3. So sánh sự tạo thành THMs khi dùng supowa với các chất khử trùng
khác
2.3.4. Nghiên cứu ứng dụng nước siêu oxy hóa để khử trùng nước thải
bệnh viện
2.4. Vật liệu sử dụng
- Các chất khử trùng;
- Các chủng vi khuẩn quốc tế;
- Vật tư, hóa chất khác.
2.5. Kỹ thuật sử dụng: Tất cả các phép đo, kỹ thuật nhân giống, phương
pháp xác định các chỉ tiêu, chuẩn bị các dung dịch thí nghiệm, lấy mẫu, đều
tuân theo các tài liệu hướng dẫn chuẩn quốc tế và TCVN hiện hành
9
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều chế dung dịch siêu oxy hóa
3.1.1. Điều chế dung dịch siêu oxy hóa có độ khoáng hóa thấp sử dụng
phương pháp quay vòng catolit
3.1.1.1. Thiết lập sơ đồ và quy trình điều chế
Sản phẩm nước siêu oxy hoá
supowa thu được với lưu lượng
15 L/h có nồng độ các chất oxy
hóa xấp xỉ 500 mg/L,
ORP~905mV, pH trung tính và
TDS xấp xỉ 1000 mg/L, chất
lượng tương đương với sản phẩm
thu được từ thiết bị STEL-ANK-
PRO-01 của công ty Delphin
(Nga).
Hình 3.1. Sơ đồ điều chế dung dịch siêu
oxy hóa với dòng catolit quay vòng
3.1.1.2. Sự phụ thuộc của thông số supowa vào lưu lượng dòng catolit
Lưu lượng catolit càng lớn thì nồng độ các chất oxy hóa, tổng nồng độ
khoáng (TDS) của supowa và nhiệt độ của buồng phản ứng càng giảm.
Tuy nhiên, nếu tiếp tục tăng lưu lượng catolit sẽ làm giảm nồng độ các
chất oxy hóa của supowa xuống dưới 500 mg/L. Vì vậy, lưu lượng catolit nên
được chọn là từ 20 L/h đến 25 L/h.
Hình 3.2. Ảnh hưởng của lưu lượng
dòng catolit quay vòng đối với nồng
độ các chất oxy hóa và độ khoáng hóa
trong dung dịch siêu oxy hóa
Hình 3.3. Ảnh hưởng của lưu
lượng dòng catolit quay vòng đối
với nhiệt độ buồng điện hóa hoạt
hóa
10
3.1.1.3. Sự phụ thuộc của thông số supowa vào điện thế cấp cho mô đun
điện hóa MB-11
Việc tăng điện thế cho buồng điện hóa đã tạo thuận lợi để đạt mục tiêu
tăng hoạt chất oxy hóa và giảm nồng độ khoáng do làm tăng hệ số chuyển hóa
muối. Tuy nhiên năng suất supowa (hình 3.4b) chỉ tăng tuyến tính đến khoảng
6,6 V ÷ 6,8 V, còn sau đó mức độ tăng chậm lại do sự cạnh tranh của phản
ứng điện phân nước, làm tăng chi phí điện năng. Đồng thời điện áp tăng cũng
làm cho nhiệt độ buồng điện hóa tăng theo dẫn đến giảm tuổi thọ điện cực. Vì
vậy giá trị điện thế hợp lý được chọn nằm trong khoảng từ 6,6 đến 6,8 V. Giá
trị này nằm trong khoảng hướng dẫn của nhà sản xuất (6 ÷ 8 V) ở ngưỡng
thấp. Điều này rất có giá trị vì để đạt được các thông số sản phẩm như nhau
thì sử dụng điện áp càng thấp sẽ càng tiết kiệm được chi phí điện năng.
3.1.1.4. Sự phụ thuộc của thông số supowa vào chế độ cấp dung dịch muối
Lượng muối tiêu hao có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Lượng
muối tiêu hao cao cho phép tăng nồng độ chất oxy hóa, nhưng hàm lượng
TDS trong sản phẩm cũng tăng theo, dẫn đến làm suy giảm tính chất siêu oxy
hóa của dung dịch anolit. Các kết quả cho thấy liều lượng muối cấp phù hợp
nằm trong khoảng từ 18 ÷ 24 g/h.
Hình 3.4. Sự phụ thuộc của nồng độ chất oxy hóa (OXH) (a) và năng suất
sản xuất chất oxy hóa (b) vào điện thế điện phân
Hình 3.5. Ảnh hưởng của chế độ cấp
muối lên chất lượng dung dịch siêu
oxy hóa
Hình 3.6. Ảnh hưởng của chế độ
cấp muối lên năng suất sản xuất
chất oxy hóa
(a) (b)
11
3.1.1.5. Vận hành ở chế độ tối ưu: thể hiện trên bảng 3.1
Bảng 3. 1. Chế độ vận hành tối ưu của sơ đồ quay vòng catolit
Thông số Đơn vị Giá trị đạt đƣợc
Hàm lượng chất oxy hóa trong sản phẩm mg/L 500
Năng suất chất oxy hóa g/h ≤ 7,5
pH sản phẩm 6,5÷7,5
Điện áp sử dụng UDC V 6,6÷6,8
Lưu lượng dòng catolit L/h 20÷25
Liều lượng muối cấp vào buồng điện hóa g/h 18÷24
Lượng điện năng tiêu hao để sản xuất ra 1
đơn vị chất oxy hóa trong sản phẩm
W.h/g 7,0 ÷ 7,2
Lượng muối tiêu hao để sản xuất ra 1 đơn vị
chất oxy hóa trong sản phẩm
g/g 2,26 ÷ 2,91
Nhiệt độ buồng catốt OC 39 - 40
Có thể thấy phương pháp điều chế dung dịch siêu oxy hóa có độ khoáng
hóa thấp bằng sơ đồ không quay vòng catolit có thể sử dụng điện áp thấp
(6,7÷6,8V) đã có thể cho ra sản phẩm có chất lượng như yêu cầu. Điều kiện
vận hành và các thông số sản phẩm đạt được tương đương với các thiết bị
cùng loại do Nga sản xuất. Tuy nhiên, nhiệt độ buồng điện hóa (đo phía ngoài
buồng) tăng nhanh lên mức cao (39o÷40oC) trong thời gian ngắn.
Trong vòng 72 giờ vận hành đã phát hiện thấy sự sụt giảm hàm lượng
chất oxy hóa trong sản phẩm do sự đóng cặn các kết tủa hydroxit kim loại làm
bít tắc màng. Thực tiễn vận hành thiết bị đã cho thấy chế độ quay vòng catolit
làm tăng nhiệt độ, pH và độ dẫn của catolit. Ba đại lượng này phụ thuộc vào
một số yếu tố có thể mô tả như sau: toC, EC, pH = f(n)
trong đó
t
o
C – nhiệt độ buồng điện phân (trên bề mặt ca tốt);
EC – độ dẫn điện của dung dịch catolit
pH – độ pH của dung dịch catolit
n – số vòng quay catolit
Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào số vòng quay catolit được thể hiện rõ ràng
nhất là độ dẫn điện của dung dịch catolit. Hàm liên hệ giữa độ dẫn điện của
dung dịch catolit và số chu kỳ quay vòng catolit là:
y = 0,4773x + 350,79 (3.1)
(với R2 = 0,7603).
Số vòng quay catolit càng lớn, độ dẫn điện (hay TDS) của dung dịch
catolit càng lớn, hàm lượng khoáng trong catolit càng cao, khả năng tạo cặn
bám trên điện cực và màng ngăn càng nhiều. Nói cách khác, để giảm được
những hiệu ứng tiêu cực này thì cần phải giảm tối đa số vòng quay catolit.
12
Một cải tiến quy trình điều chế đã được thực hiện, trong đó catolit
không quay vòng mà được đưa vào buồng tách khí, trích một phần đưa vào
đường ra supowa để điều chỉnh pH, phần còn lại được xả thẳng ra ngoài. Sơ
đồ này được kỳ vọng sẽ tránh được hiện tượng đóng cặn do hình thành các
cặn cacbonat và muối khó tan của các kim loại trong khoang catốt và sự tăng
nhiệt độ quá cao của buồng phản ứng điện hóa khi vận hành.
3.1.2. Điều chế dung dịch siêu oxy hóa theo phương pháp không quay vòng
catolit
3.1.2.1. Thiết lập sơ đồ và quy trình điều chế
Nước siêu oxy hoá supowa thu được
với lưu lượng 16 L/h có nồng độ các
chất oxy hóa xấp xỉ 500 mg/L,
ORP~910mV, pH trung tính và
TDS ~ 950 mg/L. Các thông số của
sản phẩm supowa được điều chế
bằng sơ đồ không quay vòng catolit
tương đương với sản phẩm supowa
được điều chế bằng sơ đồ quay
vòng catolit và cũng tương đương
với sản phẩm điều chế bằng sơ đồ
do nhà sản xuất (công ty Delphin -
Nga) cung cấp.
Hình 3.9. Sơ đồ điều chế dung dịch
siêu oxy hóa với dòng catolit không
quay vòng
3.1.2.2. Sự phụ thuộc của thông số supowa vào lưu lượng dòng catolit
Lư