Gần đây các ứng dụng của hạt nano từ trong các ứng dụng y sinh, đặc biệt là trong
chẩn đoán hình ảnh bằng kỹ thuật cộng hưởng từ MRI đã thu hút được sự quan tâm
của các nhà khoa học trên thế giới. Hiện nay trong chẩn đoán hình ảnh bằng chụp cộng
hưởng từ MRI, các tác nhân tương phản Tl đã trở thành thương phẩm truyền thống, đó
là phức của ion thuận từ có trị số mômen spin lớn như Gd3+ (có 7 điện tử chưa ghép
cặp). Các ion Gd3+ này được kết hợp với các phân tử như DTPA (axit dietylentriamin
penta axetic) và tạo ra các cấu trúc dạng phức vòng chelat Gd-DTPA. Trong quá trình
hồi phục, sự tương tác giữa mômen từ của proton với mômen từ của các ion thuận từ
khiến cho thời gian T1 bị giảm, nhờ vậy tốc độ hồi phục R1 tăng lên. Nồng độ các tác
nhân là khác nhau trong mỗi vùng mô tế bào, do vậy mang lại hiệu quả tương phản trên
ảnh chụp MRI. Trong khoảng gần 20 năm nay, cùng với sự phát triển của công nghệ
nano hạt nano sắt oxit (iron oxide - IO) đang được nghiên cứu mạnh và thực tế đến nay
đã có nhiều dòng sản phẩm thương mại chất tăng mức độ tương phản MRI dùng loại
vật liệu sắt oxit này, chứng minh rằng các sắt oxit-MRI có thể cho chất lượng tăng mức
độ tương phản tốt hơn cả loại Gd-DTPA vì hạt sắt oxit có hệ số cảm từ lớn hơn. Các
chất IO-MRI có thể làm giảm cả T1 và T2, tăng được tốc độ hồi phục MRI chụp theo
cả 2 chế độ chụp MRI trọng Tl và trọng T2. Các yêu cầu quan trọng đối với sản phẩm
tăng tương phản ảnh MRI là hạt nano từ tính phải có độ phân bố hạt tương đối đều và
từ độ bão hòa đủ lớn, và chất bọc phải có độ tương hợp sinh học tốt. Trong khi một số
sản phẩm thương mại trên thế giới như Resovist dùng chất bọc là dextran, với hạt lõi
cỡ 65 nm tạo ra từ độ bão hòa khoảng 65 emu/g. Các sản phẩm với cỡ hạt trong vùng
20-40nm như AMI-227: Sinerem/Combidex là thích hợp với bạch huyết và xương.
Trong khoảng 10 năm gần đây người ta đang nghiên cứu để chế tạo các hạt nano siêu
thuận từ với cỡ hạt nhỏ hơn 20 nm (còn được gọi là loại siêu nhỏ nếu cỡ hạt D<10 nm)
và đặc biệt là các hạt sắt oxit có đánh dấu từ nhằm mục đích chụp ảnh MRI hướng đích
(targeted imaging).
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu chế tạo chất lỏng từ trên nền oxit sắt siêu thuận từ định hướng ứng dụng chụp ảnh cộng hưởng từ Mri, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
_________________________________________
LÊ THẾ TÂM
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO CHẤT LỎNG TỪ TRÊN
NỀN OXIT SẮT SIÊU THUẬN TỪ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG
DỤNG CHỤP ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ MRI
Chuyên ngành: Hóa vô cơ
Mã số: 9 44 01 13
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC
Hà Nội - 2019
Luận án được hoàn thành tại:
Phòng Vật liệu Nano y sinh, Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam.
Phòng Kỹ thuật Điện-Điện tử, Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam.
Trung tâm thực hành thí nghiệm trường Đại học Vinh.
Người hướng dẫn khoa học:
Phản biện 1: .....................................................
Phản biện 2: .....................................................
Phản biện 3: .....................................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
tổ chức tại Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam vào hồi giờ ngày tháng năm 2019
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc gia Hà Nội, Thư viện Học viện
Khoa học và Công nghệ, Thư viện Viện Khoa học vật liệu, Thư viện Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
1
MỞ ĐẦU
Gần đây các ứng dụng của hạt nano từ trong các ứng dụng y sinh, đặc biệt là trong
chẩn đoán hình ảnh bằng kỹ thuật cộng hưởng từ MRI đã thu hút được sự quan tâm
của các nhà khoa học trên thế giới. Hiện nay trong chẩn đoán hình ảnh bằng chụp cộng
hưởng từ MRI, các tác nhân tương phản Tl đã trở thành thương phẩm truyền thống, đó
là phức của ion thuận từ có trị số mômen spin lớn như Gd3+ (có 7 điện tử chưa ghép
cặp). Các ion Gd3+ này được kết hợp với các phân tử như DTPA (axit dietylentriamin
penta axetic) và tạo ra các cấu trúc dạng phức vòng chelat Gd-DTPA. Trong quá trình
hồi phục, sự tương tác giữa mômen từ của proton với mômen từ của các ion thuận từ
khiến cho thời gian T1 bị giảm, nhờ vậy tốc độ hồi phục R1 tăng lên. Nồng độ các tác
nhân là khác nhau trong mỗi vùng mô tế bào, do vậy mang lại hiệu quả tương phản trên
ảnh chụp MRI. Trong khoảng gần 20 năm nay, cùng với sự phát triển của công nghệ
nano hạt nano sắt oxit (iron oxide - IO) đang được nghiên cứu mạnh và thực tế đến nay
đã có nhiều dòng sản phẩm thương mại chất tăng mức độ tương phản MRI dùng loại
vật liệu sắt oxit này, chứng minh rằng các sắt oxit-MRI có thể cho chất lượng tăng mức
độ tương phản tốt hơn cả loại Gd-DTPA vì hạt sắt oxit có hệ số cảm từ lớn hơn. Các
chất IO-MRI có thể làm giảm cả T1 và T2, tăng được tốc độ hồi phục MRI chụp theo
cả 2 chế độ chụp MRI trọng Tl và trọng T2. Các yêu cầu quan trọng đối với sản phẩm
tăng tương phản ảnh MRI là hạt nano từ tính phải có độ phân bố hạt tương đối đều và
từ độ bão hòa đủ lớn, và chất bọc phải có độ tương hợp sinh học tốt. Trong khi một số
sản phẩm thương mại trên thế giới như Resovist dùng chất bọc là dextran, với hạt lõi
cỡ 65 nm tạo ra từ độ bão hòa khoảng 65 emu/g. Các sản phẩm với cỡ hạt trong vùng
20-40nm như AMI-227: Sinerem/Combidex là thích hợp với bạch huyết và xương.
Trong khoảng 10 năm gần đây người ta đang nghiên cứu để chế tạo các hạt nano siêu
thuận từ với cỡ hạt nhỏ hơn 20 nm (còn được gọi là loại siêu nhỏ nếu cỡ hạt D<10 nm)
và đặc biệt là các hạt sắt oxit có đánh dấu từ nhằm mục đích chụp ảnh MRI hướng đích
(targeted imaging).
Tại Việt Nam, cho đến nay việc chế tạo các hạt nano nói chung và hạt nano từ nói
riêng đã được tập trung nghiên cứu theo hai phương diện: Nghiên cứu cơ bản và nghiên
cứu định hướng ứng dụng. Các kết quả nghiên cứu sâu sắc được công bố chủ yếu từ
các cơ sở nghiên cứu mạnh như: Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa
Hà Nội và Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam. Việc tổng hợp vật liệu
nano từ đa phần được thực hiện trong môi trường nước và bằng các phương pháp tổng
hợp như phương pháp đồng kết tủa, phương pháp thủy nhiệt, phương pháp vi sóng và
phương pháp tổng hợp điện hóa siêu âm. Do tổng hợp trong môi trường nước nên các
hạt nano từ chế tạo được có chất lượng chưa cao, các hạt không đồng đều về cỡ hạt và
không đồng nhất về hình dạng và vì vậy chúng bị hạn chế sử dụng cho các ứng dụng
in vivo trong y sinh như dùng làm thuốc tương phản trong chẩn đoán hình ảnh bằng kỹ
thuật chụp cộng hưởng từ MRI, đốt nóng cảm ứng từ v.v, ngoài ra chính sự không đồng
đều đó còn ảnh hưởng ngay cả đến kết quả nghiên cứu các tính chất từ của chúng. Do
đó, cho đến nay việc lựa chọn các điều kiện trong quá trình chế tạo chất lỏng từ tính
nano Fe3O4 nhằm chế tạo ra các hạt có cỡ hạt bé, có sự phân bố đều, đồng nhất về hình
2
dạng, độ bền cao, từ tính cao và có khả năng tương thích sinh học cao, nhờ đó có khả
năng ứng dụng làm thuốc tương phản trong chẩn đoán hình ảnh bằng kỹ thuật chụp
cộng hưởng từ MRI, tạo ra các trị số tối ưu của các xung TR, TE khi chụp theo chế độ
T1, T2, đồng thời xác định trị số hồi phục r1, r2 để đánh giá chất lượng của chất lỏng
từ làm thuốc tương phản trong chẩn đoán hình ảnh bằng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ
MRI vẫn đang đòi hỏi những nghiên cứu tiếp tục một cách toàn diện và có hệ thống.
Xuất phát từ tình hình nghiên cứu về vật liệu nano từ trên thế giới cũng như ở Việt
Nam, căn cứ vào tiềm lực nghiên cứu, đào tạo tiến sĩ của Học viện Khoa học và Công
nghệ, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam, dưới sự hướng dẫn của tập thể
các nhà khoa học giàu kinh nghiệm, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu chế tạo
chất lỏng từ trên nền oxit sắt siêu thuận từ định hướng ứng dụng chụp ảnh cộng
hưởng từ MRI” để thực hiện cho nội dung luận án này.
Đối tượng nghiên cứu của luận án:
Hệ chất lỏng từ trên nền oxit sắt siêu thuận từ
Mục tiêu nghiên cứu của luận án:
Mục tiêu của luận án nhằm xây dựng được qui trình chế tạo chất lỏng từ tính kích
thước nano trên nền oxit sắt (kích thước hạt đồng đều và từ độ bão hòa cao) với công
nghệ ổn định; nghiên cứu đặc trưng các tính chất từ của các hạt nano từ; đánh giá độc
tính và thử nghiệm tác động lên tế bào, hướng tới mục đích làm thuốc tăng tương phản
trong chẩn đoán hình ảnh bằng kỹ thuật chụp ảnh cộng hưởng từ MRI, ứng dụng trong
xác định chính xác mô bệnh ung thư.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án:
Bản thân việc tổ chức thực hiện đề tài đã có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển
một hướng khoa học công nghệ đa ngành là Công nghệ nano cho Y học. Sẽ có sự trao
đổi học thuật, học hỏi lẫn nhau giữa các nhóm nghiên cứu trong các ngành xưa nay
xem như độc lập với nhau. Về mặt khoa học, từ độ của hệ hạt từ cho ứng dụng y sinh
bị ảnh hưởng rất mạnh bởi nhiều yếu tố mà cơ chế của các ảnh hưởng này vẫn là vấn
đề chưa được nghiên cứu một cách cơ bản.
Đối với ứng dụng chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư, công nghệ nano nói chung
đang tạo một kỳ vọng lớn, đó là có thể đóng góp vào việc giải quyết vấn đề chẩn đoán
bệnh sớm và thuốc đưa tới đích hay vùng can thiệp được khu trú tại đích. Đề tài thực
hiện có đặt mục tiêu dùng chất lỏng từ nâng cao được độ tương phản chụp ảnh cộng
hưởng từ hạt nhân (CHTHN), có thể góp phần phân tích mô ung thư giai đoạn sớm.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận án được tiến hành bằng phương pháp thực nghiệm kết hợp với kỹ thuật tính
toán bằng số. Mẫu nghiên cứu được chế tạo bằng phương pháp thủy nhiệt và phân hủy
nhiệt. Nghiên cứu cấu trúc của mẫu bằng các kỹ thuật nhiễu xạ tia X (XRD), hiển vi
điện tử (FESEM, TEM và HRTEM). Tính chất từ của vật liệu được khảo sát bằng các
phép đo từ trên hệ từ kế mẫu dung (VSM). Sử dụng phương pháp phổ hấp thụ hồng
ngoại (FTIR), phân tích trọng lượng (TGA) để đánh giá sự có mặt của các nhóm chức
trên bề mặt hạt và sự suy giảm khối lượng của lớp polymer bọc hạt từ. Kỹ thuật tán xạ
laze động (DLS) xác định kích thước thủy động và độ bền của chất lỏng từ. Thực
nghiệm đánh giá độc tính qua thí nghiệm in-vitro. Phương pháp chụp ảnh MRI trọng
3
T1, trọng T2 dùng cho các nghiên cứu tăng độ tương phản ảnh các mẫu vật liệu chế tạo
(trên máy 1.5T MRI scanner, SIEMENS MAGNETOM, Germany).
Nội dung nghiên cứu của luận án:
1. Tổng hợp thành công hạt nano từ Fe3O4 có kích thước hạt đồng đều và từ độ
bão hòa cao bằng phương pháp thủy nhiệt và phân hủy nhiệt.
2. Chế tạo thành công các mẫu chất lỏng từ có độ bền cao trên nền hạt Fe3O4 tổng
hợp bằng hai phương pháp trên.
3. Nghiên cứu đánh giá độc tính và độ bền của hệ chất lỏng từ.
4. Nghiên cứu khả năng ứng dụnglàm chất tăng cường độ tương phản ảnh trong
kỹ thuật chụp cộng hưởng từ MRI.
Bố cục của luận án:
Luận án có 137 trang (chưa bao gồm tài liệu tham khảo, phụ lục), bao gồm phần
mở đầu, 5 chương nội dung và kết luận.
Các kết quả chính của luận án được công bố trong 09 công trình được công bố,
trong đó gồm có 01 bài báo thuộc danh sách SCI đã được đăng, 01 bài thuộc danh sách
SCI đã gửi và đang phản biện, 05 bài báo trên tạp chí Quốc gia, 01 bài báo đăng trong
kỷ yếu hội nghị Khoa học Quốc gia, và đã đăng kí 01 sở hữu trí tuệ (SC) đã được công
bố trên tập A Công báo sở hữu công nghiệp.
Kết quả chính của luận án:
Đã khảo sát ảnh hưởng và tối ưu hóa các điều kiện công nghệ lên cấu trúc và tính
chất từ của hệ hạt nano Fe3O4 bọc chitosan (CS) chế tạo bằng phương pháp thủy nhiệt.
Đã chế tạo thành công chất lỏng từ trên nền hạt Fe3O4 bằng phương pháp phân
hủy nhiệt bằng cách chuyển pha và bọc bằng polyme PMAO. Mẫu chất lỏng
Fe3O4@PMAO có độ bền cao trong các điều kiện khác nhau, các hạt đơn phân tán,
kích thước đồng đều.
Đã đánh giá độc tính của chất lỏng từ trên mẫu tiêu biểu với các dòng tế bào khác
nhau, kết quả đều cho chỉ số IC50 tốt. Mẫu chất lỏng chế tạo không có khả năng gây
độc tế bào, đây là cơ sở để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo trên động vật.
Đã xác định độ hồi phục CHTHN của 2 hệ Fe3O4@CS, Fe3O4@PMAO cho thấy các
hệ chế tạo đều cho giá trị r2 cao đạt trên 150 mM-1s-1 đối với mẫu Fe3O4@PMAO, cao
hơn cả chất thương phẩm Resovist. Các chất này, khi đưa thử nghiệm chụp ảnh MRI đều
thể hiện tiềm năng tốt cho ứng dụng làm tăng độ tương phản.
Đã nghiên cứu in-vitro, ex-vivo và in-vivo khả năng tăng tương phản MRI cho
thấy nhiều chất lỏng từ của nhóm đề tài chế tạo đều thể hiện tính tăng tương phản tốt.
Áp dụng hệ Fe3O4@PMAO cho khối u rắn dưới da và u gan, cho thấy tiềm năng cho
phép quan sát hình dáng và cấu trúc chi tiết khối u, hỗ trợ cho chẩn đoán và điều trị.
4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU FERIT SPINEL VÀ PHƯƠNG
PHÁP CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH BẰNG KỸ THUẬT CHỤP MRI
1.1. Cấu trúc và tính chất từ của vật liệu ferit spinel
1.1.1. Cấu trúc của vật liệu ferit spinel
Ferit spinel là thuật ngữ dùng để chỉ loại vật liệu có cấu trúc hai phân mạng mà
các tương tác giữa chúng là phản sắt từ hoặc ferit từ. Một đơn vị ô cơ sở của ferit spinel
(với hằng số mạng tinh thể a 8,4 nm) được hình thành bởi 32 nguyên tử O2- và 24
cation (Fe2+, Zn2+, Co2+, Mn2+, Ni2+, Mg2+, Fe3+ và Gd3+). Trong một ô cơ sở có 96 vị
trí cho các cation (64 ở vị trí bát diện, 32 ở vị trí tứ diện). Số cation ở vị trí bát diện
nhiều hơn ở vị trí tứ diện (A), cụ thể có 16 cation chiếm ở vị trí bát diện (B) trong khi
đó ở vị trí tứ diện chỉ có 8 cation (bao gồm cation hóa trị 2+ hoặc 3+).
1.1.2. Tính chất từ của vật liệu ferit spinel
Theo lý thuyết trường phân tử, nguồn gốc từ tính trong vật liệu ferit spinel là do
tương tác trao đổi gián tiếp giữa các ion kim loại (ion từ tính) trong hai phân mạng A
và B thông qua các ion ôxy.
1.1.3. Từ tính của vật liệu từ dạng hạt kích thước nano mét
Hiện tượng (hay trạng thái) siêu thuận từ xảy ra đối với các chất sắt từ có cấu tạo
bởi các hạt tinh thể nhỏ. Khi kích thước hạt lớn, hệ sẽ ở trạng thái đa đômen (tức là
mỗi hạt sẽ cấu tạo bởi nhiều đômen từ). Khi kích thước hạt giảm dần, chất sẽ chuyển
sang trạng thái đơn đômen, có nghĩa là mỗi hạt sẽ là một đômen. Khi kích thước hạt
giảm quá nhỏ, năng lượng định hướng (mà chi phối chủ yếu ở đây là năng lượng dị
hướng từ tinh thể nhỏ hơn nhiều so với năng lượng nhiệt, khi đó năng lượng nhiệt sẽ
phá vỡ sự định hướng song song của các momen từ) và khi đó momen từ của hệ hạt sẽ
định hướng hỗn loạn như trong chất thuận từ.
1.2. Tình hình nghiên cứu vật liệu nano từ trong và ngoài nước
Tại Việt nam, một số nhóm nghiên cứu ở Viện Khoa học vật liệu, Trung tâm Đào
tạo Quốc tế về Khoa học vật liệu - Trường ĐH Bách khoa Hà nội và ĐH Quốc gia Hà
nội (ĐHQGHN) cũng đã có công bố về chế tạo các hạt nano từ cho ứng dụng y sinh và
cho các nghiên cứu cơ bản.
1.3 . Các phương pháp chế tạo chất lỏng từ
1.3.1. Các phương pháp tổng hợp vật liệu nano từ
Với các ứng dụng trong y sinh, vật liệu thường được chế tạo bằng một số phương
pháp hoá học như phương pháp đồng kết tủa, solgel, vi nhũ tương, thủy nhiệt, phân
hủy nhiệt, vi lưu, v.v.. Các phương pháp hóa học có thể tạo ra các hạt nano với độ đồng
nhất khá cao và tạo môi trường thuận lợi để có thể bọc hạt và chuyển pha các hạt từ
môi trường dầu sang môi trường nước. Mỗi phương pháp nêu trên đều có những đặc
điểm khác nhau.
5
1.3.2. Các công nghệ bọc hạt trong dung môi nước
Đối với các hạt nano được tổng hợp bằng phương pháp hóa học trong dung môi
nước thì việc bọc hạt hay chức năng hóa bề mặt hạt nano sau khi chế tạo là một yếu
tố rất quan trọng để có thể vừa đảm bảo được tính chất từ cũng như tính tương hợp
sinh học. Khi bề mặt được bọc và chức năng hóa, các hạt nano dễ dàng phân tán
trong một dung môi phù hợp và trở thành những hạt keo đồng nhất gọi là chất lỏng
từ.
1.3.3. Các quy trình chuyển pha từ dung môi hữu cơ sang dung môi nước
Để thu được các hạt nano từ có chất lượng cao, việc chế tạo mẫu thường được tiến
hành trong dung môi hữu cơ ở nhiệt độ sôi cao như: benzyl ther, phenyl ether,
octadecene Do đó, trước khi có thể sử dụng trong y sinh, các hạt nano từ này cần
phải được chuyển từ dung môi hữu cơ sang dung môi nước thông qua các quy trình
chuyển pha (phase transfer process).
1.4. Ứng dụng của hệ hạt nano từ trong y sinh
Các hạt nano từ có tiềm năng ứng dụng trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau.
Trong y sinh, các hạt nano từ có thể được sử dụng để tách chiết các phân tử sinh học
dùng từ trường, các chất dẫn thuốc hướng đích, các chất làm tăng độ tương phản trong
kỹ thuật chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI) và ứng dụng đốt từ bằng từ trường trong điều
trị bệnh ung thư. Tuy nhiên, luận án này tập trung nghiên cứu định hướng ứng dụng
hạt nano từ Fe3O4 làm chất tăng cường ảnh cộng hưởng từ hạt nhân (MRI).
CHƯƠNG 2. KỸ THUẬT THỰC NGHIỆM
2.1. Tổng hợp hệ chất lỏng từ Fe3O4@CS tổng hợp bằng phương pháp thủy nhiệt
Hệ hạt nano chất lỏng từ Fe3O4@CS được tổng hợp bằng phương pháp thủy nhiệt
theo sơ đồ hình 2.1.
Hình 2.1. Quy trình tổng hợp hệ chất lỏng từ Fe3O4@CS.
6
2.2. Tổng hợp hệ hạt nano Fe3O4@OA/OLA bằng phương pháp phân hủy nhiệt
Hệ hạt nano Fe3O4@OA/OLA được tổng hợp bằng phương pháp phân hủy nhiệt
theo sơ đồ hình 2.2.
Hình 2.2. Quy trình chế tạo hạt nano Fe3O4@OA/OLA.
2.3. Chuyển pha hạt nano từ từ dung môi hữu cơ sang nước
Quá trình chuyển pha hạt nano từ từ dung môi hữu cơ sang nước được thực hiện
theo sơ đồ hình 2.3.
F e 3 O 4
F e 3 O 4
F e 3 O 4
Hình 2.3. Quy trình bọc và chuyển pha bằng PMAO.
2.4. Các phương pháp đặc trưng
Nghiên cứu cấu trúc của mẫu bằng các kỹ thuật nhiễu xạ tia X, hiển vi điện tử.
Tính chất từ được khảo sát bằng các phép đo từ trên hệ từ kế mẫu rung. Sử dụng phổ
7
hấp thụ hồng ngoại, phân tích trọng lượng để đánh giá sự có mặt của các nhóm chức
trên bề mặt hạt và sự suy giảm khối lượng của lớp polymer bọc hạt từ. Kỹ thuật tán xạ
laze động xác định kích thước thủy động và độ bền của chất lỏng từ.
2.5. Phương pháp quy hoạch thực nghiệm
Trong các nghiên cứu thực nghiệm hoá học và công nghệ hoá học, có rất nhiều
các bài toán thực nghiệm được mô tả thành bài toán cực trị: xác định điều kiện tối ưu
của quá trình, thành phần tối ưu của hỗn hợp Quy hoạch hoá thực nghiệm cho phép
thay đổi đồng thời tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đồng thời cho phép đánh
giá định lượng các hiệu ứng cơ bản và các hiệu ứng tương tác đồng thời của các yếu
tố, từ đó tối ưu hóa được các yếu tố công nghệ.
2.6. Đánh giá độc tính của chất lỏng từ lên tế bào ung thư
Đánh giá khả năng gây chết tế bào ung thư và tế bào lành của chất lỏng từ chế tạo.
2.7. Thử nghiệm khả năng làm chất tương phản trong kỹ thuật chụp anh MRI
Thực nghiệm chụp ảnh MRI trọng T1, trọng T2 dùng cho các nghiên cứu tăng độ
tương phản ảnh các mẫu vật liệu chế tạo (trên máy 1.5T MRI scanner, SIEMENS
MAGNETOM, Germany).
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU HỆ CHẤT LỎNG TỪ TRÊN NỀN OXIT SẮT
TỔNG HỢP BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦY NHIỆT
3.1. Thực hiện quy hoạch thực nghiệm bậc hai ba mức tối ưu
Bảng 3.1. Ma trận thực nghiệm và kết quả tổng hợp chất lỏng
từ theo từng thí nghiệm
STT
Mức độ Nhiệt
độ ủ
mẫu
Thời
gian
Nồng độ
Fe3+
Từ độ bão
hòa
(emu/g)
A B C
1 + + - 180 4,00 0,1 34,73
2 + - + 180 2,00 0,25 53,22
3 - + + 120 4,00 0,25 61,89
4 - - - 120 2,00 0,10 57,26
5 -1,414 0 0 107,57 3,00 0,17 55,38
6 1,414 0 0 192,43 3,00 0,17 63,21
7 0 -1,414 0 150 1,59 0,17 61,4
8 0 1,414 0 150 4,41 0,17 60,07
9 0 0 -1,414 150 3,00 0,07 46,67
10 0 0 1,414 150 3,00 0,28 59,96
11 0 0 0 150 3,00 0,17 66,67
12 0 0 0 150 3,00 0,17 63,32
13 0 0 0 150 3,00 0,17 64,68
8
Yếu tố Giá trị F
Giá trị p
prob > F
Mô hình 35.75 0,0068a
A 10.64 0,0038a
B 7.31 0,0457b
C 30.64 0,0116b
AB 9.27 0,0308b
AC 76,96 0,0031a
BC 5,83 0,0346b
A2 33,46 0,0103b
B2 21,85 0,0185b
C2 107,69 0,0019a
R2=0,9908
Hình 3.2. Kết quả phân tích ANOVA tối ưu quá trình tổng hợp các yếu tố (a có ý
nghĩa độ tin cậy α= 0,01; bcó ý nghĩa độ tin cậy α=0,05)
Hình 3.3. Đồ thị bề mặt đáp ứng biểu diễn sự tác động của từng cặp yếu tố (AB, AC)
đến giá trị từ độ và mức độ mong muốn theo các cặp tương tác.
Phân tích sự phù hợp của mô hình và sự có ý nghĩa của mô hình được đánh giá
qua phân tích ANOVA (hình 3.2) và các chỉ số tương quan. Sự có ý nghĩa của các hệ
số hồi quy được kiểm định bởi chuẩn F, với các giá trị p< 0,05 cho biết các hệ số hồi
quy có ý nghĩa. Như vậy, ở hình 3.2 cho thấy giá trị “Model- F-value” là 35,75, mô
hình hoàn toàn có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99,08%. Với tất cả các yếu tố nhiệt
độ ủ mẫu, thời gian, nồng độ Fe3+ và từng cặp các yếu tố này đều có giá trị p<0,05 cho
biết từng yếu tố này cũng tương tác với nhau và đều có ý nghĩa (hình 3.2) điều này
được minh họa rõ hơn khi quan sát bề mặt đáp ứng ở hình 3.3.
Hình 3.4 mô tả đường fit theo hàm Langevin của các mẫu ở điều kiện tối ưu M11
- M13 tại từ trường 10 kOe. Từ hình này cho thấy số liệu thực nghiệm trên đường đo
0
0.01
0.02
0.03
0.04
0.05
B
A
C
A
B
B
2 C
A
2 A B
C
C
2
p
-v
al
u
e
Variable
9
M(H) của tất cả các mẫu được đo ở nhiệt độ 300K gần trùng khớp theo hàm Langevin
với độ chính xác cao (R2 > 0,998).
Hình 3.4. Đường M(H) fit theo hàm Langevin của mẫu tại điều kiện tối ưu
3.2. Đặc trưng về cấu trúc và hình thái của hạt nano từ tính Fe3O4@CS
(a) (b) (c)
Hình 3.5. Ảnh nhiễu xạ tia X (a) và phổ FTIR (b) và giãn đồ TGA của vật liệu nano
Fe3O4, CS và vật liệu nano Fe3O4@CS (c)
Hình 3.5a cho thấy tất cả các vạch nhiễu xạ của các mẫu đều trùng vạch chuẩn của
Fe3O4 với cấu trúc spinel. Việc kết hợp với Chitosan làm các pic của mẫu nano
Fe3O4@CS có độ nhiễu hơn các pic của mẫu Fe3O4 tinh khiết tuy nhiên không làm thay
đổi cấu trúc tinh thể. Hình 3.5b (a) cho thấy, trên phổ hồng ngoại của mẫu Fe3O4@CS
xuất hiện các dao động đặc trưng liên quan đến các nhóm chức của hạt Fe3O4 và lớp vỏ
bọc CS. Điều này chứng tỏ rằng các hạt nano Fe3O4 đã được bọc bởi CS.
Trên ảnh TEM (hình 3.6), các hạt có dạng hình cầu với kích thước nhỏ từ 12-18
nm và tương đối đồng đều, các hạt sau kh