Tóm tắt Luận án Nghiên cứu chọn tạo giống dâu lai F1 lưỡng bội thể trồng hạt thích hợp cho vùng sản xuất dâu tằm trọng điểm ở Đồng bằng Bắc Bộ

Tơ tằm là loại sợi tự nhiên do con tằm dâu (Bombyx Mori L) ăn lá dâu rồi tổng hợp các chất protein trong lá dâu để tạo thành kén có độ dài sợi tơ từ 700-800 mét (giống tằm đa hệ lai) và từ 1000 mét trở lên (với giống tằm lưỡng hệ). Sợi tơ tằm và các sản phẩm lụa tơ tằm có các đặc tính rất quý như không dẫn điện, thoát ẩm, có độ xốp, bóng và mềm mại. Cho nên mặc quần áo may từ lụa tơ tằm thì ở mùa hè mát, thoáng nhưng mùa đông lại ấm hơn các loại vải khác. Do tơ tằm có những tính chất quý báu như vậy nên từ xa xưa, con người đã phong tặng cho sợi tơ tằm là "nữ hoàng của ngành dệt". Tại hội nghị quốc tế tơ tằm lần thứ 18, ông Dolffaes chủ tịch hiệp hội tơ tằm quốc tế đã đánh giá vị trí của tơ tằm: "sau hơn 4000 năm tồn tại, tơ tằm vẫn là loại sợi duy nhất có độ dài liên tục. Từ lúc khai sinh cho đến ngày nay, tơ tằm vẫn không bị lệ thuộc vào ngành năng lượng nhân tạo nào, sản xuất cũng không gây ra ô nhiễm. Tơ tằm là mặt hàng trang sức của ngành dệt và là một kho tàng đích thực về giá trị lịch sử và văn học, tơ tằm còn được con người ưa chuộng một thời gian dài nữa ở trong tương lai" (Tổng Công ty dâu tằm tơ Việt Nam, 1993). Sợi tơ tằm ngoài sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm may mặc thì một số sản phẩm phụ còn được chế biến ra nhiều mặt hàng có giá trị phục vụ cho cuộc sống của con người như chiết xuất chất diệp lục từ phân tằm để sản xuất thuốc y dược, sản xuất nấm linh chi, nhộng tằm để sản xuất đông trùng hạ thảo.

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu chọn tạo giống dâu lai F1 lưỡng bội thể trồng hạt thích hợp cho vùng sản xuất dâu tằm trọng điểm ở Đồng bằng Bắc Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN THỊ MIN NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG DÂU LAI F1 LƯỠNG BỘI THỂ TRỒNG HẠT THÍCH HỢP CHO VÙNG SẢN XUẤT DÂU TẰM TRỌNG ĐIỂM Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ Chuyên ngành: Di truyền và chọn giống cây trồng Mã số: 9 62 01 11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI, 2018 Công trình hoàn thành tại: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Hà Văn Phúc 2. TS. Nguyễn Tất Khang Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện họp tại Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tơ tằm là loại sợi tự nhiên do con tằm dâu (Bombyx Mori L) ăn lá dâu rồi tổng hợp các chất protein trong lá dâu để tạo thành kén có độ dài sợi tơ từ 700-800 mét (giống tằm đa hệ lai) và từ 1000 mét trở lên (với giống tằm lưỡng hệ). Sợi tơ tằm và các sản phẩm lụa tơ tằm có các đặc tính rất quý như không dẫn điện, thoát ẩm, có độ xốp, bóng và mềm mại. Cho nên mặc quần áo may từ lụa tơ tằm thì ở mùa hè mát, thoáng nhưng mùa đông lại ấm hơn các loại vải khác. Do tơ tằm có những tính chất quý báu như vậy nên từ xa xưa, con người đã phong tặng cho sợi tơ tằm là "nữ hoàng của ngành dệt". Tại hội nghị quốc tế tơ tằm lần thứ 18, ông Dolffaes chủ tịch hiệp hội tơ tằm quốc tế đã đánh giá vị trí của tơ tằm: "sau hơn 4000 năm tồn tại, tơ tằm vẫn là loại sợi duy nhất có độ dài liên tục. Từ lúc khai sinh cho đến ngày nay, tơ tằm vẫn không bị lệ thuộc vào ngành năng lượng nhân tạo nào, sản xuất cũng không gây ra ô nhiễm. Tơ tằm là mặt hàng trang sức của ngành dệt và là một kho tàng đích thực về giá trị lịch sử và văn học, tơ tằm còn được con người ưa chuộng một thời gian dài nữa ở trong tương lai" (Tổng Công ty dâu tằm tơ Việt Nam, 1993). Sợi tơ tằm ngoài sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm may mặc thì một số sản phẩm phụ còn được chế biến ra nhiều mặt hàng có giá trị phục vụ cho cuộc sống của con người như chiết xuất chất diệp lục từ phân tằm để sản xuất thuốc y dược, sản xuất nấm linh chi, nhộng tằm để sản xuất đông trùng hạ thảo... Ở nước ta, cây dâu có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành sản xuất dâu tằm như nguồn lao động phụ ở nông thôn có nhiều mà các công đoạn hái dâu nuôi tằm thích hợp với các cháu học sinh, ông bà già. Quỹ đất có thể trồng dâu ở vùng Đồng bằng Bắc bộ hiện có khoảng 19.000ha. Diện tích đất này hiện đang trồng một số loại cây không có hiệu quả kinh tế cao như ngô, khoai, sắn,... Điều kiện khí hậu ở nước ta có thuận lợi cho cây dâu sinh trưởng quanh năm nên trong một năm có thể nuôi từ 8-10 lứa tằm. Trong khi đó, ở một số nước ôn đới chỉ nuôi được 4-5 lứa tằm. Mặt khác, chi phí để đầu tư sản xuất dâu tằm không lớn nhưng vòng quay thu hồi vốn nhanh. Bình quân cứ 20-25 ngày cho thu hoạch lứa tằm để bán kén. So với trồng lúa thì trồng dâu nuôi tằm bán kén lợi nhuận tăng 3,5 lần. Nhưng nếu tính đến công đoạn ươm tơ thì lợi nhuận tăng gấp 5 lần so với trồng lúa (Hà Văn Phúc, 2013). Bên cạnh những tiềm năng thuận lợi, ngành sản xuất dâu tằm của Việt nam còn tồn tại lớn nhất là năng suất kén bình quân trên héc ta còn thấp, nên tổng thu nhập mới chỉ đạt 80 triệu đồng (Lê Hồng Vân, 2013), trong khi đó bình quân thu nhập một héc ta dâu ở Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc) có điều kiện khí hậu tương tự như Đồng bằng Bắc bộ đạt 150 triệu đồng (Zhu Fang Rong, 2010). Mặt khác, công lao động sử dụng trong khâu thu hoạch dâu và nuôi tằm nhiều, nên giá trị ngày càng thấp. Trong những năm qua, các nhà khoa học chọn tạo giống dâu Việt Nam đã lai tạo, đưa vào sử dụng trong sản xuất một số giống dâu mới như giống tam bội (3n=42), nhân giống vô tính số 7,11,12,28 (Hà Văn Phúc, 1994) và giống dâu tam bội nhân giống hữu tính VH9, VH13, VH15 (Hà Văn Phúc và cộng sự, 2002, 2003, 2009). Các giống dâu mới này đã làm thay đổi cơ cấu giống dâu và góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất. Tuy nhiên các giống dâu mới như đã trình bày ở trên đều là giống dâu đa bội, bên cạnh ưu điểm về năng suất, chất lượng lá thì có nhược điểm thân cành xốp nên bị sâu 2 đục thân hại nặng và khả năng tái sinh sau khi đốn cắt cành kém nên hạn chế cho việc áp dụng phương pháp thu hoạch lá dâu bằng cắt cành. Mặt khác, để lai tạo ra giống dâu tam bội cần phải sử dụng vật liệu khởi đầu là giống dâu tứ bội (4n=56) nhưng hiện nay trong quỹ gen tập đoàn giống dâu chỉ có duy nhất một giống tứ bội là ĐB86 vì thế hạn chế trong việc tạo ra các tổ hợp lai để chọn lọc. Xuất phát từ đó, chúng tôi đã thực hiện đề tài: "Nghiên cứu chọn tạo giống dâu lai F1 lưỡng bội trồng hạt cho các tỉnh phía Bắc Việt Nam". 2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài - Tạo được giống dâu lai lưỡng bội trồng hạt có năng suất lá cao, chất lượng lá tốt hơn hoặc tương đương với giống dâu VH13, thích hợp với điều kiện khí hậu và đất đai tại các tỉnh phía Bắc. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Cùng với một số kết quả nghiên cứu chọn tạo giống dâu trồng hạt VH9, VH13 và VH15, kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ góp phần làm cơ sở khoa học để khẳng định hướng chọn tạo giống dâu mới trồng hạt bằng phương pháp lai hữu tính là ưu thế hơn so với phương pháp tạo giống dâu nhân giống vô tính. - Mở ra hướng nghiên cứu mới là sử dụng ưu thế lai để chọn tạo giống dâu trồng hạt lưỡng bội - Đánh giá vị trí to lớn trong việc sử dụng giống dâu nhập nội làm vật liệu khởi đầu tạo giống, đặc biệt là giống dâu nhập nội từ tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc). - Bước đầu đã xác định được sự ảnh hưởng của phương pháp thu hoạch lá bằng cắt cành, từ đó đặt ra cho hướng nghiên cứu mới là chọn tạo giống dâu thích hợp cắt cành góp phần làm giảm chi phí công lao động trong khâu thu hoạch dâu và nuôi tằm. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Chọn được một số giống dâu bố mẹ để làm vật liệu khởi đầu - Kết quả của đề tài sẽ chọn tạo được giống dâu mới bổ sung cho sản xuất, góp phần nâng cao năng suất kén tằm. - Thông qua nghiên cứu khảo nghiệm xác định được vùng sinh thái thích hợp trồng cho giống dâu mới để phát huy ưu thế của giống. - Đánh giá khả năng tái sinh của giống mới và hướng nghiên cứu cắt cành. 4. Tính mới của đề tài Từ năm 1996 trở lại đây, công tác chọn tạo giống dâu mới ở nước ta đi theo hướng sử dụng phương pháp lai hữu tính giữa giống dâu lưỡng bội và tứ bội để tạo ra giống dâu trồng hạt tam bội. Nhưng đề tài này nghiên cứu theo hướng chọn tạo giống dâu lưỡng bội trồng hạt bằng phương pháp lai hữu tính. Đề tài sẽ chọn tạo ra giống dâu mới cho các tỉnh phía Bắc đáp ứng mục tiêu yêu cầu của đề tài. 5. Cấu trúc luận án Luận án gồm 143 trang đánh máy vi tính khổ A4 với 64 bảng số liệu, 9 hình. Luận án gồm phần: Mở đầu 5 trang; Tổng quan tài liệu 38 trang; Vật liệu, nội dung, phương pháp nghiên cứu 10 trang; Kết quả nghiên cứu và thảo luận 88 trang; Kết luận và đề 3 nghị 2 trang. Đã tham khảo 110 tài liệu, gồm 32 tài liệu tiếng Việt, 62 Tiếng Anh và 16 tiếng Trung Quốc. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỂ TÀI 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Con tằm dâu (Bombyx Mori L) là động vật đơn thực, thức ăn duy nhất của nó là lá dâu. Vì thế năng suất và chất lượng của lá dâu có liên quan mật thiết với năng suất và chất lượng kén tơ (Hà Văn Phúc, 2003). Mặt khác, trên 60% chi phí ra giá thành sản xuất kén là sử dụng để trồng, chăm sóc và thu hoạch lá dâu (Deng Wen là cộng sự, 2010). Vì vậy lá dâu còn ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành sản xuất kén, tơ. Năng suất, chất lượng lá dâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động như điều kiện đất đai, khí hậu, các biện pháp canh tác, đốn hái,... nhưng giống dâu là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn. Ngày nay giống dâu được coi như là phương tiện của quá trình sản xuất. 1.2. Nghiên cứu về chọn tạo giống dâu mới 1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới 1.2.1.1. Nghiên cứu chọn tạo giống dâu nhân giống vô tính Cây dâu là loại cây thân gỗ, có đặc tính ra rễ mạnh khi cắt cành trồng vào thời vụ thích hợp. Cây dâu nhân giống vô tính thì luôn luôn giữ được các đặc tính di truyền của giống qua các thế hệ. Lai hữu tính là quá trình lai tổ hợp gen giữa giống dâu bố và mẹ, từ đó cây dâu lai tích lũy được các gen tốt. Những cá thể tốt được lựa chọn thông qua nhân giống vô tính sẽ duy trì, bảo tồn được các tính trạng này. Năm 1967, trại thí nghiệm tằm thuộc Bộ nông lâm thủy sản Nhật Bản (Zheng Mong Xia, 1987) đã lai hữu tính giữa 2 giống dâu địa phương là I-chi-no-xe với giống Cai-lieu-ne-dư-mi từ đó choṇ ra giống mới Xin-i-chi-no-xe. Giống dâu mới này đã khắc phuc̣ nhươc̣ điểm cành rủ của giống I-chi-no-xe nên thích hơp̣ cho thu hoac̣h dâu bằng cắt cành. Cây dâu sinh trưởng khoẻ, cho năng suất cao hơn 12% so với giống dâu bố me.̣ Tuy nhiên thông qua trồng ở các vùng sản xuất nhận thấy giống dâu mới này có nhươc̣ điểm là mâñ cảm với bêṇh virus và bêṇh vi khuẩn khô đen. Để khắc phuc̣ nhươc̣ điểm này của giống dâu mới, năm 1976 các nhà choṇ giống Nhâṭ Bản đã lai bổ sung giống Xin-i-chi-no-xe với giống Kokyco 21 và choṇ ra giống "Nan Mery". Giống dâu mới này vâñ giữ đươc̣ các đăc̣ tính tốt của giống Xin-i-chi-no- xe nhưng khắc phục nhược điểm mẫn cảm bệnh virus và vi khuẩn. Nhà khoa học chọn giống Ấn Độ Das và cộng sự (2006) đã chọn được một số dòng lai có triển vọng từ các tổ hợp lai giữa loại Morus India, Morus Latifolia và Morus Multicaulis với M.Alba, Morus Rotundiloba... Theo ông thì các giống dâu bố me ̣tham gia vào căp̣ lai trên đều có nguồn gốc xa nhau về điều kiêṇ điạ lý và tính traṇg khác nhau nên các cây lai ở thế hê ̣F1 đều biểu hiêṇ tính traṇg đa daṇg. Vì thế cần phải chọn lọc cá thể để tìm ra cây dâu đáp ứng nhu cầu mục tiêu chọn giống. Yang Fing Hoa và cộng sự (2012) ở Viện nghiên cứu dâu tằm Trung Quốc đa ̃lai giữa giống dâu Hồ 39 trồng ờ vùng Triết Giang có khí hậu ôn đới với giống dâu Quảng Đông có khí hâụ cận nhiệt đới. Kết quả đa ̃choṇ đươc̣ giống dâu số 2 có đăc̣ tính nảy mầm xuân sớm hơn giống dâu Hồ 39. Cành moc̣ thẳng và nhiều cành thích hơp̣ cho phương thức thu hoac̣h bằng cắt cành, kháng bệnh tốt với bêṇh vi khuẩn và virus nhưng 4 khả năng chiụ laṇh kém hơn giống dâu Hồ. Giống dâu mới này đã trồng rôṇg raĩ ở tỉnh Triết Giang và Phúc Kiến. Từ năm 1994, các nhà khoa hoc̣ ở viêṇ nghiên cứu dâu tằm Quảng Đông Trung Quốc (Sun Xiao - Xia và cs., 2013) đa ̃lai hữu tính giữa giống dâu Luân giáo 408 nguồn gốc Quảng Đông có đăc̣ tính nảy mầm xuân sớm, tỉ lê ̣nảy mầm cao, lá to và dày, cây sinh trưởng khoẻ với giống dâu Hồ số 7 nảy mầm xuân muôṇ, lá to và dày, đề kháng tốt với bêṇh virus và vi khuẩn. Kết quả đa ̃chọn ra được giống dâu mới có tên là "72 - 1" có ưu điểm nảy mầm xuân sớm hơn giống dâu Hồ. Cây dâu sinh trưởng khoẻ, đốt cành ngắn, lá to và dầy. Năng suất lá cao hơn giống đối chứng từ 23 - 41%. Phẩm chất lá tốt nên năng suất kén thu đươc̣ tăng 15% so với giống dâu đối chứng. Còn theo Wang Hong-Chi (1987) và Malli Krafunappa (1992), từ những năm 50 của thế kỉ trước nhờ ứng duṇg phương pháp lai hữu tính giữa các giống dâu có nguồn gốc xa về điạ lý, các nhà chọn tạo giống dâu Trung Quốc đa ̃choṇ ra nhiều giống mới có năng suất lá cao như giống số 2, giống Trung 5801, giống Trung 6031, Hồ số 4 và giống Thí số 11,... 1.2.1.2. Sử dụng phương pháp lai hữu tính để tạo giống dâu trồng hạt Giống dâu nhân giống vô tính bên cạnh những ưu điểm như đã trình bày ở phần trên, còn có một số nhược điểm như tỷ lệ cây sống thấp vì phụ thuộc vào khả năng ra rễ của giống, thời vụ trồng và một số kỹ thuật khác. Bộ rễ của cây dâu phát triển kém nên khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh, nhất là điều kiện hạn hán kém hơn. Từ thực tế này, các nhà chọn giống đã chuyển hướng sang chọn tạo giống dâu trồng hạt. Từ những năm 30 của thế kỉ 19, môṭ số nhà khoa hoc̣ của Liên Xô như Đi-Đi- Tren-Co, Bytenko, Kytro-Ka-Rop (Theo Hà Văn Phúc, 2003) đa ̃nghiên cứu choṇ taọ ra giống dâu lai F1 lưỡng bội trồng hạt do sự phối hợp trong tổ hợp lai giữa giống dâu điạ phương với giống nhâp̣ nôị của Nhâṭ Bản, kết quả đa ̃ choṇ ra đươc̣ môṭ số giống thích hơp̣ trồng ở vùng phương bắc như : San nhit 17 lai với Pi-o-nhe-ski, giống Lixi 5 lai với Pi-o-nhe-ski, Bo-bet-da lai với Pi-o-nhe-ski... Đối với vùng khí hâụ phía nam có giống San-nhit 15 lai với Pi-o-nhe-ski (Hà Văn Phúc, 2003). Năng suất lá của các giống dâu lai trồng haṭ đều cao hơn giống dâu điạ phương Xa-cak từ 28 - 54,20%. Từ 12 tổ hơp̣ dâu lai F1 lưỡng bội, nhà chọn tạo giống dâu Bungari Pen-Kob và cộng sự đa ̃choṇ ra đươc̣ giống dâu lai giữa giống No117 với No118 và No117 với No120 cho năng suất lá tăng 12,2 - 24,5% so với giống dâu cũ (Theo Hà Văn Phúc, 2003). Tạo giống dâu lai F1 đa bội trồng hạt cũng đã được nghiên cứu muộn hơn so với giống dâu lưỡng bội trồng hạt. Zhen Fu- Zhao và côṇg sư ̣ (1999) đa ̃ chọn tạo được giống dâu tam bôị trồng haṭ Quảng Đông số 2 cho năng suất lá cao hơn giống dâu trồng haṭ lưỡng bôị Đường 10 x Luân giáo 109 là 11,05%. Phẩm chất lá tốt hơn, con tằm ăn lá dâu này cho năng suất kén tăng 9,22%, số quả trứng đẻ ra của con ngài tăng 26,4%. Năm 1999, các nhà khoa học ở Viêṇ nghiên cứu dâu tằm tỉnh Quảng Tây (Zhu Fang Rong 2012, Luy fu Sheng 2011) đa ̃lai taọ đươc̣ 10 tổ hơp̣ dâu lai tam bôị và 2 tổ hơp̣ dâu lai tứ bôị (4n=56). 1.2.1.3. Sử dụng tác nhân gây đột biến để tạo giống dâu Đột biến ở cây dâu cũng có thể hình thành trong điều kiện tự nhiên, nhưng với tỷ lệ rất thấp. Trong lĩnh vực chọn tạo giống hiện đại, con người đã sử dụng một số tác 5 nhân vật lý và hóa học để là phát sinh những biến dị di truyền ở nhiều loại cây trồng khác nhau. Trong lĩnh vực chọn tạo giống dâu đột biến, Nhật Bản và Ấn Độ đã thực hiện sớm hơn và đạt được một số thành tựu có ý nghĩa, một số giống dâu đột biến tạo ra như giống IRB240-1, IRB240-5, S54 (Sugiyama T.1962, Katagiri và CS 1990). Trung Quốc từ năm 1960 mới bắt đầu nghiên cứu theo hướng tạo giống này. Viện nghiên cứu dâu tằm Tứ Xuyên đã sử dụng tia γ phát ra từ Co60 vào cành dâu, đã thu được đột biến 7681 có tính thích ứng rộng, cây dâu sinh trưởng khỏe (Lin Tai-Kang, 1987). Viện nghiên cứu dâu tằm Triết Giang đã chiếu tia phóng xạ lên cây dâu con của giống Xin-i- chi-no-xe và tạo ra giống dâu đột biến tứ bội (4n=56) R81-1 và R81-2. Đột biến này có tính đề kháng tốt với bệnh vi khuẩn, chất lượng lá tốt. (Loguoshi và CS, 2011). Nguyên liệu sử dụng để chiếu tia γ ở cây dâu là hạt phấn, hạt dâu, cành dâu con và cành dâu. Qua thực tế nghiên cứu cho thấy sử dụng hom và cây dâu con có hiệu quả đột biến cao hơn. Theo Lin Tai-Kang và CS (2011), liều lượng chiếu tia γ thích hợp ở cây dâu là 10.000-11.000R, hom dâu là 10.000R, hạt dâu khô là 40.000R và hạt phấn là 4.000R 1.2.2. Nghiên cứu chọn tạo giống dâu ở Việt Nam 1.2.2.1. Gây tạo đột biến Nghề trồng dâu nuôi tằm ở nước ta tuy có lịch sử phát triển lâu đời nhưng việc nghiên cứu chọn tạo giống tằm mới chỉ bắt đầu từ năm 1964 còn chọn tạo giống dâu từ 1970. Ở thời kỳ này, các nhà chọn tạo giống dâu đã sử dụng một số tác nhân hóa học là chất Colchicine và chiếu tia phóng xạ γ lên hạt của giống dâu địa phương Hà Bắc với liều lượng chiếu xạ từ 2.000 đến 10.000 đã thu nhận được các đột biến ở liều lượng chiếu 7.000 đến 10.000R. Tác giả đã đặt tên các đột biến này là 2R7, 1R10 và 2R10 (Hà Văn Phúc và CS, 1994). Trong đó ở dạng 2R10 là dạng khảm, trên cây có hai loại hình dạng lá khác nhau. Nguyễn Văn Vinh (1996, 1997) cũng đã xử lý chiếu tia γ vào hom của giống dâu VA186 của Ấn Độ và Bầu Đen Bảo Lộc với liều lượng từ 1 Krad đến 10 Krad. Ngoài ra tác giả còn chiếu vào cây dâu invitro với liều lượng từ 0,5 - 4,5 Krad. Kết quả tác giả đã chọn được 6 dòng đột biến từ giống dâu Bầu Đen là B93-1, B93-2, B93-3, B-16, B-17, B-18 và 5 dòng từ giống dâu VA186 là VA93-5; VA93-8; VA-12; VA-15 và VA-18 từ giống VA-186. Cũng giống như kết quả ở phần trên, các đột biến này chỉ có sự khác biệt với giống nguyên thủy về hình thái lá, đốt cành,... Từ các kết quả trên cho thấy hướng chọn tạo giống dâu đột biến bằng phương pháp chiếu tia γ không định hướng được kết quả chọn tạo giống theo mục đích của con người. 1.2.2.2. Tạo giống dâu tam bội trồng hom Từ tổ hợp đột biến C71A do xử lý Colchicine, năm 1972, tác giả Hà Văn Phúc và cộng sự đã lai hữu tính với một số giống dâu địa phương như giống dâu Chân Vịt, Quang Biểu và Ngái để tạo ra các giống dâu tam bội số 7, số 11 và số 12 (Hà Văn Phúc và CS, 1994). Thông qua kết quả khảo nghiệm sản xuất ở một số địa phương thuộc vùng Đồng bằng Bắc bộ cho thấy cả ba giống dâu mới này đều có ưu điểm là cây dâu sinh trưởng mạnh hơn so với giống tứ bội C71A, kích thước phiến lá to và dày hơn các giống lưỡng bội tham gia trong cặp lai là Chân Vịt, Quang Biểu và Ngái. Năng suất lá của các giống mới No7, No11 và No12 đều cao hơn giống đối chứng Hà Bắc từ 10-15%. Do phiến lá 6 dày nên chất lượng lá thông qua nuôi tằm cho năng suất kén cao hơn (Hà Văn Phúc, Nguyễn Thị Tám, 1986). Các giống dâu mới này đều ra rễ khỏe nên nhân giống vô tính tỷ lệ cây sống đạt trên 90%. Kết quả khảo nghiệm cho thấy giống dâu No11 thích ứng cho các vùng đất nhiều mặn như ven biển, giống No12 có thể phát triển ở các vùng trồng dâu thuộc Đồng bằng Bắc bộ. Riêng giống No7 đề kháng tốt với bệnh nấm bạc thau và thích ứng rất tốt vùng Tây Nguyên như Lâm Đồng,.. Theo báo cáo của trung tâm thực nghiệm nông lâm nghiệp Bảo Lộc Lâm Đồng (Phan Đình Sơn và CS, 1995), (Lê Quý Tùy- Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Hà Nội 2013), giống dâu No7 đang được mở rộng diện tích trồng ở các vùng Tây Nguyên như Lâm Đồng, Đak Nông,.. Năm 2013, trung tâm nghiên cứu nông lâm nghiệp Bảo Lộc Lâm Đồng đã đưa ra khảo nghiệm giống dâu lai TBL03 và TBL05 ở một số vùng sản xuất thuộc Đak Nông và Lâm Đồng. Cả hai giống dâu này đã được hình thành do lai hữu tính giữa giống dâu địa phương Lâm Đồng với giống nhập nội Quảng Đông- Trung Quốc. Kết quả cho thấy năng suất lá của 2 giống dâu mới này đều cao hơn giống đối chứng VA201 từ 13,7- 22,4%, chất lượng lá tương đương giống dâu Bầu Đen Bảo Lộc. 1.2.2.3. Tạo giống dâu lai tam bội nhân giống hữu tính (trồng hạt) Do nhược điểm của giống dâu nhân giống vô tính (trồng hom) từ năm 1996 tác giả Hà Văn Phúc đã chuyển sang hướng chọn tạo giống dâu lai nhân giống hữu tính. Từ 20 tổ hợp dâu lai, Hà Văn Phúc và cộng sự (2002) đã chọn ra được giống dâu lai tam bội trồng hạt là VH9 và VH13 đều cho năng suất lá cao hơn giống dâu tam bội trồng hom No12 12,5% và cao hơn giống dâu trồng hạt nhập nội của Trung Quốc 6% (Hà Văn Phúc, 2003). Năm 2012 giống dâu tam bội trồng hạt VH15 có ưu điểm lá to, năng suất lá cao được bổ sung vào sản xuất (Vũ Đức Ban, Hà Văn Phúc và cộng sự). Ứng dụng vào sản xuất các giống dâu trồng hạt đã làm thay đổi tập quán canh tác về thời vụ trồng dâu. Trước đây khi trồng các giống dâu nhân giống vô tính thì thời vụ trồng chỉ trong giới hạn trung tuần tháng 11 đến hết tháng 12. Nhưng với các giống dâu nhân giống hữu tính thì thời vụ trồng kéo dài từ tháng 1 đến tháng 11, ngoài ra giống dâu trồng từ hạt có tính thích ứng rất rộng với các điều kiện khí hậu và đất đai. Tổng hợp lại, gần nửa thế kỷ qua, công tác nghiên cứu chọn tạo giống dâu mới ở nước ta đi theo hướng chọn tạo giống
Luận văn liên quan