Vùng miền núi Đông Bắc bao gồm 8 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng,
Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang với
diện tích trồng ngô năm 2015 là 238.200 ha, chiếm 20,2% diện tích ngô
toàn quốc và là vùng có diện tích sản xuất ngô lớn nhất của cả nước. Tuy
nhiên, đây cũng là vùng có năng suất thấp nhất, chỉ đạt 38,6 tạ/ha tương
đương 86,2% năng suất trung bình cả nước.
Miền núi Đông Bắc có một diện tích rất lớn đất có thể sử dụng
giống ngô ngắn ngày để tăng vụ. Đến nay, đã có một số mô hình trồng
ngô trên đất tăng vụ nhưng chưa thành công do thiếu giống ngắn ngày và
một số biện pháp kỹ thuật canh tác chưa phù hợp nên năng suất thấp. Vì
vậy, việc nghiên cứu choṇ taọ ra những giống ngô lai có thời gian sinh
trưởng ngắn, năng suất cao, có thể trồng trên các chân đất tăng vu ̣taị vùng
miền núi Đông Bắc là công việc rất cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ
những lý do trên, đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai ngắn ngày
trồng trên đất tăng vụ tại miền núi Đông Bắc Việt Nam” đã được thực
hiện.
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai ngắn ngày trồng trên đất tăng vụ tại miền núi Đông Bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
---------------------------------
NGUYỄN TIẾN TRƯỜNG
NGHIÊN CỨU
CHOṆ TAỌ GIỐNG NGÔ LAI NGẮN NGÀY
TRỒNG TRÊN ĐẤT TĂNG VU ̣TẠI MIỀN NÚI
ĐÔNG BẮC VIÊṬ NAM
Chuyên ngành: Di truyền và chọn giống cây trồng
Mã số: 62.62.01.11
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI - 2016
2
Công trình được hoàn thành tại:
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Mai Xuân Triệu, Viện Nghiên cứu Ngô
2. TS. Nguyễn Tất Khang, Hội giống cây trồng Việt Nam
Phản biện 1: .
Phản biện 2: .
Phản biện 3: .
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện Quốc gia
2. Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
1
MỞ ĐẦU
Vùng miền núi Đông Bắc bao gồm 8 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng,
Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang với
diện tích trồng ngô năm 2015 là 238.200 ha, chiếm 20,2% diện tích ngô
toàn quốc và là vùng có diện tích sản xuất ngô lớn nhất của cả nước. Tuy
nhiên, đây cũng là vùng có năng suất thấp nhất, chỉ đạt 38,6 tạ/ha tương
đương 86,2% năng suất trung bình cả nước.
Miền núi Đông Bắc có một diện tích rất lớn đất có thể sử dụng
giống ngô ngắn ngày để tăng vụ. Đến nay, đã có một số mô hình trồng
ngô trên đất tăng vụ nhưng chưa thành công do thiếu giống ngắn ngày và
một số biện pháp kỹ thuật canh tác chưa phù hợp nên năng suất thấp. Vì
vậy, việc nghiên cứu choṇ taọ ra những giống ngô lai có thời gian sinh
trưởng ngắn, năng suất cao, có thể trồng trên các chân đất tăng vu ̣taị vùng
miền núi Đông Bắc là công việc rất cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ
những lý do trên, đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai ngắn ngày
trồng trên đất tăng vụ tại miền núi Đông Bắc Việt Nam” đã được thực
hiện.
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
- Chọn tạo được một số dòng ngô ngắn ngày, năng suất cao, khả năng
kết hợp tốt phục vụ công tác chọn tạo giống ngô lai ngắn ngày
- Chọn tạo được 1 – 2 giống ngô lai triển vọng có thời gian sinh
trưởng ngắn (100-110 ngày trong vụ Xuân ở miền núi Đông Bắc), năng
suất cao thích hợp với điều kiện sinh thái và một số cơ cấu tăng vụ ở vùng
miền núi Đông Bắc Việt Nam (Năng suất đạt 50-60 tạ/ha trong điều kiện
tăng vụ).
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:
- Ý nghĩa khoa học của đề tài:
Xác định được nguồn vật liệu khởi đầu phù hợp cho việc tạo dòng
ngô thuần có khả năng kết hợp chung cao về một số tính trạng như: thời
gian sinh trưởng ngắn (nguồn giống Trung Quốc, giống địa phương) hoặc
năng suất hạt cao (nguồn giống lai thương mại), góp phần nâng cao hiệu
2
quả chọn tạo giống ngô lai ngắn ngày, năng suất cao thích hợp cho trồng
tăng vụ tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu của đề tài luận án có thể là tài
liệu tham khảo có giá trị cho công tác nghiên cứu khoa học về chọn tạo
và phát triển giống ngô lai ngắn ngày, năng suất cao ở Việt Nam
Cung cấp thông tin, dẫn liệu khoa học về thực trạng khó khăn,
thuận lợi và giải pháp mở rộng diện tích trồng ngô tăng vụ ở các tỉnh vùng
núi Đông Bắc.
Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án có thể làm tài liệu tham
khảo cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ trong tái cơ cấu ngành
trồng trọt ở các tỉnh miền núi Đông Bắc.
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
- Đề tài đã xác định được 2 giống ngô lai triển vọng ngắn ngày,
năng suất cao, thích hợp với điều kiện sinh thái của vùng miền núi Đông
Bắc Việt Nam là LVN111 và LVN883. Hai giống ngô lai LVN111 và
LVN883 đã phù hợp với cơ cấu cây trồng trên đất tăng vụ ngô và đủ điều
kiện mở rộng qui mô
- Đề tài đã xác định được 2 dòng ngô (D17 và D37) ngắn ngày,
năng suất cao, chống chịu tốt, vừa có khả năng kết hợp chung cao về năng
suất đồng thời cũng có KNKH chung cao về tính chín sớm phục vụ công
tác chọn tạo giống ngô lai ngắn ngày
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
* Đối tượng nghiên cứu:
- Một số giống ngô địa phương của vùng núi Đông Bắc (Tẻ vàng Pá
Làng, Tẻ Vàng Đồng Văn); Một số giống ngô lai Trung Quốc
(GuiDan698, YAHANG505, GuiDan699) và một số giống ngô lai
thương mại (C919, DK949, NK4300, NK67, NK66, PA33, 30Y87,
CP999, B9698)
- 56 dòng ngô được chọn tạo bằng các phương pháp khác nhau.
Dòng đối chứng là T5 và T8 (Bố và Mẹ của giống ngô lai ngắn ngày
LVN99), giống đối chứng là LVN99
3
* Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi Viện Nghiên cứu Ngô và 2 tỉnh
miền núi Đông Bắc: Thái Nguyên và Cao Bằng trong thời gian từ 2006-2015
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Bằng việc đánh giá kiểu hình kết hợp với đánh giá đa dạng di
truyền bằng chỉ thị phân tử và khả năng kết hợp, đã cung cấp cơ sở lý luận
để lựa chọn các dòng ngô bố mẹ phục vụ cho chọn tạo giống ngô lai ngắn
ngày, năng suất cao ở Việt Nam.
- Chọn tạo được một số dòng ngô thuần thích hợp cho việc chọn
tạo giống ngô lai ngắn ngày (D17 và D37), năng suất cao (D27, D30, D46
và D49) và có thể sử dụng làm cây thử trong chương trình chọn tạo giống
ngô lai ở nước ta.
- Đã chọn tạo được 01 giống ngô lai mới được công nhận chính
thức (LVN111 theo Quyết định số 227/QĐ-TT-CLT ngày 09/6/2015) và
được chuyển nhượng quyền phân phối sản phẩm cho Công ty Cổ phần
Bảo vệ Thực vật 1 Trung ương với tên thương mại là PSC-747, 01 giống
ngô lai triển vọng (LVN883), ngắn ngày, năng suất cao, thích hợp với
điều kiện trồng tăng vụ tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.
BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Nội dung chính của luận án gồm 148 trang, có 61 bảng, 13 hình ảnh
và đồ thị được trình bày trong 5 phần: Mở đầu (5 trang); Chương 1: Tổng
quan tài liệu (45 trang); Chương 2: Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên
cứu (10 trang); Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận (86 trang); Kết
luận và đề nghị (2 trang). Tài liệu tham khảo gồm 109 tài liệu, trong đó có
37 tài liệu Tiếng Việt và 72 tài liệu Tiếng Anh. Có 2 công trình liên quan
đến luận án đã được công bố trên các tạp chí trong nước và 1 giống ngô
lai chín sớm được công nhận Chính thức là LVN111 và đã được chuyển
nhượng bản quyền phân phối sản phẩm cho Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực
vật 1 Trung Ương với tên thương mại là PSC-747.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Cây ngô có tên khoa học là Zea mays L. thuộc chi Maydeae, họ
hoà thảo Poaceae, bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Ngô là cây hàng năm với
hệ thống rễ chùm phát triển, là loài cây giao phấn có hoa đơn tính cùng
gốc.
1.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NGÔ TRÊN THẾ GIỚI
1.1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Năm 2014, diêṇ tićh trồng ngô trên toàn thế giới là 183,3 triêụ ha
với năng suất 56,64 ta/̣ha và tổng sản lươṇg đaṭ 1.038,28 triêụ tấn. Trung
Quốc là nước đứng đầu về diện tích trồng ngô trên thế giới và có năng
suất ngô trung bình cao hơn năng suất bình quân thế giới. Năm 2014, diện
tích trồng ngô ở Trung Quốc là 35.98 triệu ha với năng suất 59,98 ta/̣ha
và sản lượng là 215,81 triệu tấn. Mỹ là nước có diện tích trồng ngô đứng
thứ 2 với 33.64 triệu ha, năng suất trung bình đạt 107,33 ta/̣ha và sản
lượng đạt 361,09 triệu tấn.
1.1.2. Tình hình tiêu thụ ngô trên thế giới
Năm 2013, Brazin là nước xuất khẩu ngô lớn nhất thế giới, tuy
nhiên nhiều năm liền trước đó Mỹ luôn đứng đầu thế giới về xuất khẩu
ngô. Tiếp theo là Argentina, Ukraina, Pháp, Ấn Độ. Nhật Bản là nước
nhập khẩu ngô nhiều nhất trong nhiều năm với 14.400.910 tấn năm 2013,
tiếp theo là Triều Tiên, Mexico, Ai Cập Việt Nam đứng thứ 16 trong
số những quốc gia nhập khẩu ngô.
1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NGÔ Ở VIỆT NAM
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Năm 2015, diện tích trồng ngô của Việt Nam là 1.179.300 ha,
trong đó khoảng 90% diện tích là sử dụng các giống ngô lai đã góp phần
quan trọng trong việc nâng năng suất ngô trung bình toàn quốc lên 4,48
5
tấn/ha (tăng khoảng 61 % so với năm 2000), đạt tổng sản lượng 5.281,0
nghìn tấn.
1.2.2. Tình hình tiêu thụ ngô ở Việt Nam
Năm 2015, Việt Nam nhập khẩu 7.629.674 tấn ngô hạt trị giá
1.652.307.123 USD, đứng thứ 3 trong số những nước nhập khẩu ngô
nhiều nhất, tăng 60,15% về lượng và tăng 35,89% về trị giá so với cùng
kỳ năm trước. Trong năm 2014, nhập khẩu ngô Việt Nam đạt 4.794.917
tấn, trị giá 1.224.143.991 USD, tăng 119,05% về lượng và tăng 81,4% về
trị giá so với năm 2013.
1.3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ SẢN XUẤT NGÔ CỦA
CÁC TỈNH MIỀN NÚI ĐÔNG BẮC VIỆT NAM
1.3.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội
Miền núi Đông Bắc Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới,
gió mùa với hai mùa cơ bản: mùa Đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông
Bắc (thường kéo dài từ tháng 11 năm trước đến hết tháng 4 năm sau) và
mùa Hè chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam (thường kéo dài từ tháng
5 đến tháng 10). Nhiệt độ trung bình trong năm từ 20ºC đến 22ºC.
Miền núi Đông Bắc là vùng có nhiều dân tộc cùng cư trú lâu đời
như: Tày, Nùng, Kinh, Mông, Dao, Sán Chay, Thái, Giáy, Bố Y, Pà Thẻn,
Hà Nhì, Phù Lá, Lô Lô, La Chí, Cờ Lao, Pu Péo,... các dân tộc ở đây có
đặc điểm riêng về ngôn ngữ, về số lượng dân cư và về sự phân bố.
1.3.2. Tiǹh hiǹh sản xuất ngô ở các tỉnh miền núi Đông Bắc
Vùng miền núi Đông Bắc bao bồm 8 tỉnh, nơi ngô được coi là
cây trồng chính thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi và là cây lương thực
quan trọng đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, với diện tích trồng ngô
năm 2015 là 238.200 ha, chiếm 20,2% diện tích ngô toàn quốc và là vùng
có diện tích sản xuất ngô lớn nhất của cả nước. Tuy nhiên, đây cũng là
vùng có năng suất thấp nhất, chỉ đạt 38,6 tạ/ha tương đương 86,2% năng
suất trung bình cả nước.
6
1.3.3. Vai trò cây ngô trong sản xuất nông nghiệp của vùng miền núi
Đông Bắc
Diêṇ tích đất sản xuất ngô năm 2013 chiếm môṭ tỷ lê ̣khá cao
trong đất sản xuất nông nghiêp̣, đăc̣ biêṭ ở môṭ số tỉnh như Bắc Kaṇ
(44,7%), Cao Bằng (41,4%), Lào Cai (41,2%) và Hà Giang (34,0%). Tính
trung bình trên cả vùng miền núi Đông Bắc diêṇ tích sản xuất ngô chiếm
29,2% trong đất sản xuất nông nghiêp̣
1.3.4. Khả năng mở rộng diện tích trồng ngô vùng miền núi Đông Bắc
theo hướng tăng vụ
1.3.4.1. Cơ cấu cây trồng nông nghiệp hiện nay của vùng miền núi Đông
Bắc
+ Độc canh 1 vụ lúa Mùa/năm (Ruộng bậc thang)
+ Độc canh 1 vụ ngô Hè Thu/năm (Đất đồi núi, soi bãi)
+ Đất 2 vụ ngô/năm
+ Đất độc canh 1 vụ lúa nương/năm
1.3.4.2. Khái niệm về đất tăng vụ
Đất tăng vụ là đất trồng trọt tăng thêm vụ cây trồng trên diện tích
đất trồng truyền thống nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới như: giống,
kỹ thuật canh tác
1.3.4.3. Những khó khăn cho việc tăng vụ ngô, tăng năng suất và sản
lượng ngô ở miền núi Đông Bắc:
Tập quán sản xuất chỉ gieo trồng vào mùa mưa; Chăn thả gia súc
tự do; Thiếu giống ngắn ngày chịu hạn; Kỹ thuật làm đất để giữ ẩm chưa
có; Thiếu vốn đầu tư phân bón, giống mới, thuê nhân công gieo trồng;
Trình độ dân trí thấp, tiêu thụ nông sản khó do ít có cơ hội tiếp cận thị
trường mà phải qua khâu trung gian nên bị ép giá; Thiếu cơ sở vật chất
cho việc thu hoạch, chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch nên thất
thoát sau thu hoạch là lớn; Rét kéo dài đầu năm và cuối năm; Đa số diện
tích sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nước trời; Hạn kéo dài đầu năm và
7
cuối năm; Với vùng đất bãi ven sông suối dễ bị ngập úng và lũ lụt khi
mùa mưa đến vào cuối tháng 6 đầu tháng 7
1.3.4.4. Vai trò của giống ngắn ngày trong sản xuất và nhu cầu tăng vu ̣ở
miền núi Đông Bắc
Sử dụng giống ngắn ngày giúp thu hoạch sớm nhằm tránh lũ cuối
vụ Xuân, tránh rét và hạn cuối vụ Đông. Do đó, giống ngắn ngày rất cần
thiết trong sản xuất và nhu cầu tăng vu ̣ở miền núi Đông Bắc.
1.3.4.5. Khả năng mở rộng diện tích ngô tăng vụ
Ở vùng miền núi Đông Bắc có một diện tích rất lớn đất có thể mở
rộng diện tích ngô tăng vụ như: Đất ruộng bậc thang chỉ cấy 1 vụ lúa Mùa,
bỏ hóa vụ Xuân và vụ Đông; các loại đất gò đồi, đất phù sa, đất ruộng
một vụ, soi bãi, đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, đất lầy, đất xám bạc
màudễ ngập úng khi mùa mưa đến sớm vào tháng 6, tháng 7 có thể sử
dụng giống chín sớm nhằm thu hoạch trước khi mùa lũ đến cuối vụ Hè
Thu và tránh hạn, tránh rét cuối vụ vào cuối năm để tăng vụ ngô Thu
Đông
Qua điều tra khảo sát và kết quả nghiên cứu trước đây thì khung
thời vụ đối với một số cây trồng trong cơ cấu luân canh tăng vụ cần đạt
được như sau:
Các huyện miền núi vùng cao
+ 1 vụ ngô Xuân Hè/năm Ngô Xuân Hè (gieo 20/3 đến 10/4;
thu hoạch 25/6 đến 10/7) + ngô Thu Đông (Gieo 20/7 đến 5/8; thu hoạch
15-30/11): Đất gò đồi, lúa nương
+ 1 vụ lúa Mùa/năm Ngô Xuân Hè (Gieo 20/3 đến 10/4; thu
hoạch 25/6 đến 10/7) + lúa Mùa (Cấy 20/7 đến 10/8), nếu hiệu quả sản
xuất lúa thấp có thể chuyển sang trồng 2 vụ ngô/năm: Đất ruộng bậc thang
+ Đậu tương, lạc Xuân Hè Đậu tương, lạc Xuân Hè + Ngô Thu
Đông (Gieo 20/7 đến 5/8; thu hoạch 15-30/11): Đất gò đồi
Các huyện miền núi vùng thấp
8
+ Lúa mùa chính vụ Ngô Xuân (Gieo 20/2 đến 15/3; thu hoạch
10/6 đến 20/6) + Lúa mùa chính vụ (Cấy 1/7 đến 15/7): Đất ruộng bậc
thang
+ 1 vụ ngô Xuân Hè/năm Ngô Xuân Hè (Gieo 20/3 đến 10/4;
thu hoạch 25/6 đến 10/7) + ngô Thu Đông (Gieo 10-20/9; thu hoạch 20-
30/12): Đất soi bãi ven sông
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, SỬ DỤNG GIỐNG NGÔ NGẮN
NGÀY TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.4.1. Nghiên cứu về phân nhóm thời gian sinh trưởng ở ngô
Theo FAO, giống ngắn ngày là giống có thời gian sinh trưởng
103-107 ngày; Theo CIMMYT là 86-105 ngày; Theo Lưu Trọng Nguyên
là giống có tổng nhiệt độ bình quân ngày đêm cần cho sự phát dục bình
thường là 1800 - 2000 0C. Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT tại QCVN 01-
56:2011/BNNPTNT là dưới 105 ngày trong vụ Xuân ở phía Bắc, dưới 95
ngày ở Tây Nguyên và dưới 90 ngày ở Duyên hải Miền Trung và Nam
Bộ.
1.4.2. Tình hình nghiên cứu, sử dụng giống ngô lai ngắn ngày trên thế
giới
Trên thế giới hầu hết các vùng trồng ngô đều đã sử dụng ngô ngắn
ngày, đồng thời cũng có nhiều nghiên cứu về giống ngô ngắn ngày như:
Troyer and Brown (1976); Banzinger và côṇg sư ̣(2000); Derieux (1979);
Galeev (1990); Agrawal và côṇg sư ̣(1990); Peshev (1979); HAS (2012);
Schrag (2006); Troyer (2001); Revilla (1999); Has (2010); Iqbal (2011);
Hefiny (2010); Amer (2002); Sofi (2006); Devi (2004)Các nghiên cứu
đều cho thấy di truyền tính chín sớm ở ngô là di truyền số lượng, các gen
tương tác theo kiểu cộng tính, bao gồm ảnh hưởng của nhiều gen tác động
tương đương nhau hoặc khác nhau
1.4.3. Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai ngắn ngày ở Việt Nam
Tại Việt Nam, những nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai ngắn
ngày đã được thực hiện từ những năm 80 của thế kỷ 20. Các nhà khoa
9
học: Ngô Hữu Tình, Bùi Mạnh Cường, Nguyễn Thị Bính đã chọn tạo ra
các giống ngô lai ngắn ngày tiêu biểu như: LVN20; LVN99; LVN885
1.5. MÔṬ SỐ PHƯƠNG PHÁP CHOṆ TAỌ DÒNG THUẦN NGÔ
Dòng thuần là khái niệm tương đối để chỉ các dòng tự phối đã đạt
đến độ đồng hợp tử cao và ổn định ở nhiều tính trạng. Đối với ngô, thường
sau 7 - 9 đời tự phối. Một số phương pháp chọn tạo dòng tự phối như:
Phương pháp tư ̣phối; Phương pháp câṇ phối; Phương pháp lai trở laị;
Phương pháp taọ dòng đơn bôị kép
1.6. ƯU THẾ LAI TRONG CHOṆ TAỌ GIỐNG NGÔ LAI
Ưu thế lai là hiện tượng vượt trội của con lai so với các dạng bố
mẹ về sức sống, khả năng thích ứng, năng suất và chất lượng. Ưu thế lai
dựa chủ yếu trên 2 học thuyết: Thuyết tính trôị và Thuyết siêu trôị
Ưu thế lai về tính chín sớm: là sư ̣biểu hiêṇ của tổ hơp̣ lai chín
sớm hơn so với trung bình bố me ̣và có thể cho năng suất cao hơn. Nguyên
nhân là do có sư ̣tăng cường hoaṭ đôṇg của các quá trình sinh lý, sinh hóa,
trao đổi chất trong cơ thể con lai maṇh hơn bố me.̣
1.7. KHẢ NĂNG KẾT HƠP̣ VÀ ỨNG DUṆG TRONG CHOṆ TAỌ
GIỐNG NGÔ LAI
Khả năng kết hợp là một thuộc tính được chế định di truyền,
truyền lại thế hệ sau qua tự phối và qua lai. Khả năng kết hợp được xác
định thông qua đánh giá khả năng kết hợp chung và khả năng kết hợp
riêng. Khả năng kết hợp chung biểu thị giá trị trung bình của ưu thế lai
quan sát ở tất cả các tổ hợp lai. Khả năng kết hợp riêng biểu thị độ lệch
của một cặp lai nào đó so với giá trị trung bình
1.8. NGHIÊN CỨU ĐA DAṆG DI TRUYỀN VÀ ỨNG DUṆG
TRONG CHOṆ TAỌ GIỐNG NGÔ LAI
Cây ngô là loài cây giao phấn điển hình, quần thể rất đa dạng và
cá thể dị hợp tử về kiểu gen. Vì thế những thông tin về đa dạng di truyền
của các nguồn gen là rất cần thiết và vô cùng hữu ích trong công tác đánh
giá dòng, phân nhóm ưu thế lai và dự đoán các tổ hợp lai ưu tú. Các nghiên
10
cứu về hiện tượng ưu thế lai cho thấy sự khác biệt di truyền của bố mẹ có
ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự biểu hiện ưu thế lai của các tổ hợp lai đơn. Ưu
thế lai giữa các dòng thích nghi trong cùng một điều kiện sinh thái se ̃tăng
khi các dòng bố mẹ có sự khác biệt di truyền lớn hơn.
Chương 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu
- Một số giống địa phương của các tỉnh miền núi Đông Bắc, nguồn
gốc từ Trung Quốc: Tẻ vàng Pá Làng (Tuyên Quang); Tẻ Vàng Đồng Văn
(Hà Giang), GuiDan698, GuiDan699, YAHANG505 (Trung Quốc).
- Một số giống ngô lai thương mại: NK4300, NK67, NK66
(Syngenta), PA33, 30Y87 (Pioneer), C919, DK949 (Mosanto), CP999
(CP group), B9698 (Bioseed).
- Các dòng thuần được tạo ra từ các vật liệu trên
- Dòng T8 và T5 (bố mẹ LVN99)
- Giống ngô lai ngắn ngày LVN99
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Chọn tạo và đánh giá dòng
+ Nguồn gốc các dòng nghiên cứu
+ Đánh giá đa dạng di truyền của các dòng nghiên cứu
+ Đánh giá đặc điểm hình thái, khả năng chống chịu sâu bệnh hại
chính và năng suất hạt của các dòng
- Đánh giá ưu thế lai và khả năng kết hợp của các dòng
- Khảo nghiệm sản xuất các tổ hợp lai triển vọng trong cơ cấu tăng vụ
ở một số vùng miền núi Đông Bắc
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm:
11
Các thí nghiệm chọn tạo và đánh giá dòng được tiến hành tại Viện
Nghiên cứu Ngô, Đan Phượng, Hà Nội
Các thí nghiệm so sánh tổ hợp lai được tiến hành tại Võ Nhai,
Thái Nguyên
Các mô hình được tiến hành tại Quảng Uyên – Cao Bằng và Võ
Nhai – Thái Nguyên.
- Thời gian:
2006 – 2008: Chọn tạo và xây dựng tập đoàn dòng
2009 – 2011: Đánh giá dòng và tổ hợp lai đỉnh, luân giao
2012 – 2014: Khảo nghiệm các THL triển vọng ở một số cơ cấu
cây trồng tăng vụ
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp chọn tạo dòng thuần
Sử dụng phương pháp truyền thống (tự phối, sib,..)
2.4.2. Phương pháp đánh giá đa dạng di truyền của các dòng nghiên
cứu
- Quy trình tách chiết DNA theo phương pháp của Saghai-Maroof (1984)
- điện di theo quy trình của AMBIONET (2004)
- hệ số tương đồng di truyền được tính theo hệ số Jacard (1997)
2.4.3. Phương pháp đánh giá dòng
Dựa vào một số chỉ tiêu về đặc điểm nông sinh học như: thời gian
sinh trưởng, chiều cao cây, chiều cao đóng bắp; các giai đoạn sinh trưởng
phát triển (Trỗ cờ, tung phấn, phun râu, chín sinh lý), khả năng chống
chịu (đổ, sâu đục thân, khô vằn, đốm lá lớn, gỉ sắt...) và năng suất trong
đó ba chỉ tiêu được quan tâm nhất là thời gian sinh trưởng, khả năng chống
chịu và năng suất hạt.
Ưu thế lai và khả năng kết hợp về năng suất hạt và thời gian sinh
trưởng của các dòng được xác định qua thí nghiệm lai đỉnh và lai luân
giao theo Omarov (1975), Ngô Hữu Tình và Nguyễn Đình Hiền (1996).
12
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu ngoài đồng ruộng
Theo hướng dẫn đánh giá và thu thập số liệu ở các thí nghiệm so
sánh giống ngô của CIMMYT (CIMMYT, 1985) và Viện Nghiên cứu
Ngô.
2.4.5. Xử lý và phân tích số liệu
Thu thập số liệu theo phương pháp thống kê sinh học. Kết quả thí
nghiệm được xử lý bằng các chương trình Excel, IRISTAT, Linete