Đông Nam Bộ (ĐNB) và Tây Nguyên (TN) là hai vùng sản
xuất ngô hàng hóa lớn của các tỉnh phía Nam. Năm 2012 năng suất
ngô của hai vùng này đạt 51,3 tạ/ha (ĐNB -56,2 tạ/ha; TN - 49,8
tạ/ha), bằng 119,4 % so với cả nước (43,0 tạ/ha) và bằng 103,4 % so
với thế giới (49,4 tạ/ha
Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất trồng ngô ở vùng
Đông Nam Bộ và Tây Nguyên thông qua việc chủ động cung cấp hạt
giống giá rẻ, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống
ngô lai trung ngày năng suất cao cho vùng Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên”.
27 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1705 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai trung ngày năng suất cao cho vùng đông nam bộ và Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VŨ NGỌC QUÝ
NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO
GIỐNG NGÔ LAI TRUNG NGÀY NĂNG SUẤT CAO
CHO VÙNG ĐÔNG NAM BỘ VÀ TÂY NGUYÊN
Chuyên ngành: Di truyền và chọn giống cây trồng
Mã số: 62.62.01.11
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI – 2014
1
Công trình hoàn thành tại:
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Mai Xuân Triệu
2. PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng
Phản biện 1: ..............................................................
Phản biện 2: ..............................................................
Phản biện 3: .............................................................
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp
Viện: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi.........giờ ngày..........tháng..........năm 2014
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1. Thư viện Quốc gia Việt Nam
2. Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
3. Thư viện Viện Nghiên cứu Ngô
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đông Nam Bộ (ĐNB) và Tây Nguyên (TN) là hai vùng sản
xuất ngô hàng hóa lớn của các tỉnh phía Nam. Năm 2012 năng suất
ngô của hai vùng này đạt 51,3 tạ/ha (ĐNB -56,2 tạ/ha; TN - 49,8
tạ/ha), bằng 119,4 % so với cả nước (43,0 tạ/ha) và bằng 103,4 % so
với thế giới (49,4 tạ/ha
Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất trồng ngô ở vùng
Đông Nam Bộ và Tây Nguyên thông qua việc chủ động cung cấp hạt
giống giá rẻ, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống
ngô lai trung ngày năng suất cao cho vùng Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Chọn tạo, tuyển chọn được một số dòng và tổ hợp lai triển
vọng cho chương trình chọn tạo và sản xuất ngô ở vùng Đông Nam
Bộ và Tây Nguyên.
- Chọn tạo giống ngô lai mới có thời gian sinh trưởng trung
ngày (90-96 ngày), năng suất cao (8-10 tấn/ha) chất lượng tốt thích
hợp với điều kiện sản xuất ngô ở vùng Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên.
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác như: Mật
độ khoảng cách, liều lượng phân bón với giống ngô lai mới nhằm
giới thiệu và chuyển giao cho người trồng ngô vùng Đông Nam Bộ
và Tây Nguyên.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Cung cấp thêm số liệu, thông tin khoa học và khả năng ứng
dụng các phương pháp tạo dòng để tạo dòng thuần trong chọn tạo
2
giống ngô lai.
- Bổ sung thêm dữ liệu khoa học về các giống ngô lai và các
biện pháp kỹ thuật canh tác trong điều kiện sinh thái vùng Đông
Nam Bộ và Tây Nguyên.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Đề tài đã xác định được 8 dòng ngô tự phối là IL3, IL4, IL26,
IL28, IL50, IL55, IL60 và IL61 có khả năng sinh trưởng phát triển,
khả năng chống chịu tốt phục vụ chương trình chọn tạo giống ngô lai
cho vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
- Đề tài đã xác định được 2 giống ngô LVN68 và DP113 có
thời gian sinh trưởng thuộc nhóm trung ngày; khả năng sinh trưởng
phát triển, chống chịu tốt với điều kiện bất thuận; cho năng suất cao
và ổn định, thích nghi với điều kiện sinh thái vùng Đông Nam Bộ và
Tây Nguyên.
- Đề tài đã xác định được mật độ gieo trồng thích hợp là
66.600 cây/ha với khoảng cách hàng là 60 cm, cây cách cây là 25 cm
và liều lượng phân bón tối ưu là 180N - 80P2O5 - 80 K2O (kg/ha) cho
giống ngô LVN68 ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các dòng thuần trong tập đoàn dòng được tạo ra từ các
nguồn vật liệu khác nhau.
- Các tổ hợp lai được lai tạo từ các dòng thuần đã lựa chọn
- Các biện pháp kỹ thuật canh tác cho THL triển vọng đã lựa
chọn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tiến hành các thí nghiệm ngoài đồng ruộng bao gồm các thí
nghiệm chọn tạo đánh giá dòng, khảo sát THL đỉnh (Topcross), lai luân
3
giao (Dialell cross), Khảo nghiệm tác giả (so sánh các THL triển vọng),
Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống ngô (VCU); thí
nghiệm mật độ, liều lượng phân bón.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án đã xác định được 8 dòng thuần có KNKH tốt bổ sung
vào tập đoàn dòng của VNCN, đã chọn tạo và giới thiệu cho sản xuất
ngô ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là hai giống ngô lai LVN68
và DP113 và xác định được mật độ gieo trồng cũng như liều lượng
phân bón thích hợp cho giống ngô LVN68 ở vùng Đông Nam Bộ và
Tây Nguyên
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Nội dung chính của luận án gồm 155 trang đánh máy, có 67
bảng, 16 hình và ảnh, được trình bày trong 5 phần: Mở đầu (3 trang);
Chương 1: Tổng quan tài liệu và cơ sở khoa học (38 trang); Chương
2: Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu (10 trang); Chương
3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận (101 trang); Kết luận và đề nghị
(2 trang). Tài liệu tham khảo gồm 163 tài liệu, trong đó có 51 tài liệu
tiếng Việt, 100 tài liệu tiếng Anh, 1 tài liệu tiếng Bungari và 11 tài
liệu từ các Webside. Có 3 công trình liên quan đến luận án đã được
công bố trên các tạp chí trong nước.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1 VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CÂY NGÔ TRONG NỀN KINH TẾ
Theo Ngô Hữu Tình và CS, ngô được sử dụng làm nguồn lương
thực nuôi sống gần 1/3 dân số thế giới. Ngô là lương thực chính của
người dân khu vực Đông Nam Phi, Tây Phi, Nam Á, Trung và Nam
Mỹ,....
4
Ngoài vai trò là cây lương thực thì ngô còn là thành phần
chính trong tức ăn chăn nuôi, là mặt hàng xuất khẩu, là loại thực
phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và là nguyên liệu cho công nghiệp
chế biến đặc biệt là công nghiệp chế biến ethanol thay thế năng
lượng hóa thạch đang cạn kiệt.
1.2.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG GIỐNG NGÔ LAI
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1. Tình hình sản xuất và sử dụng giống ngô lai trên thế giới
So với lúa mỳ và lúa nước, ngô đang đứng đầu về năng suất
và sản lượng, đứng thứ 2 về diện tích [147]. Nhờ vị trí vai trò quan
trọng trong nền kinh tế nên sản suất ngô trên thế giới luôn được quan
tâm và ngày càng phát triển. Mặc dù trong những năm gần đây diện
tích trồng ngô trên toàn cầu không tăng mạnh như cuối thế kỷ XX do
diện tích canh tác có giới hạn nhưng sản lượng ngô trên thế giới vẫn
liên tục tăng trưởng. Nguyên nhân chính là do năng suất ngô ngày
càng được cải thiện nhờ áp dụng các giống ngô lai và các biện pháp
kỹ thuật canh tác tiên tiến vào sản xuất. Năm 2001, diện tích trồng
ngô trên toàn thế giới là 140,2 triệu hecta với năng suất bình quân là
4,3 tấn/ha đạt tổng sản lượng trên 600 triệu tấn. Tỷ lệ diện tích trồng
ngô chiếm 20 % trong tổng diện tích trồng cây ngũ cốc [38]. Mức
tăng trưởng bình quân hàng năm trong sản xuất ngô trên toàn thế giới
giai đoạn 2000 - 2010 về diện tích là 1,8 %, năng suất là 2,1 % và sản
lượng là 4,3 %. Đến năm 2012, diện tích gieo trồng ngô trên toàn thế
giới là 176,9 triệu ha với năng suất trung bình là 4,94 tấn/ha (giảm so
với năm 2011 là 0,4 tấn/ha) và sản lượng đạt trên 875 triệu tấn [147].
1.2.2. Tình hình sử dụng giống ngô lai và sản xuất ngô ở Việt
Nam.
Giống ngô lai đã đóng vai trò chính trong việc tăng năng suất
5
và sản lượng ngô của Việt Nam. Giai đoạn 1960 - 1980 năng suất
ngô của Việt Nam chỉ đạt từ 0,8 - 1,1 tấn/ha do dùng các giống ngô
địa phương với kỹ thuật canh tác lạc hậu. Đến năm 1990 tăng lên 1,5
tấn/ha là do bắt đầu sử dụng các giống ngô cải tiến. Ngô lai đã đóng
góp rất lớn trong việc tăng năng suất ngô ở Việt Nam. Nếu như năm
1991, diện tích trồng giống lai chưa đến 1% của 447.000 hecta thì
đến năm 2000, diện tích trồng ngô lai chiếm 65% góp phần đưa năng
suất ngô bình quân cả nước đạt 2,75 tấn/ha và đến năm 2012, với
diện tích trồng ngô 1118,2 nghìn ha, trong đó hơn 95% diện tích là
sử dụng các giống ngô lai. Những thành công của chương trình ngô
lai đã góp phần quan trọng trong việc đưa năng suất ngô trung bình
toàn quốc đạt 4,3 tấn/ha.
1.2.3.Tình hình sản xuất ngô vùng Đông Nam Bộ và Tây
Nguyên
Đông Nam Bộ (ĐNB) và Tây Nguyên (TN) là hai vùng sản
xuất ngô hàng hóa lớn của các tỉnh phía Nam. Hai vùng này có điều
kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa và chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô
từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 10, khí hậu ẩm và dịu mát, rất thuận lợi cho các loại cây trồng
phát triển. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.500 - 2.000
mm. Năm 2012 năng suất ngô của hai vùng này đạt 51,3 tạ/ha (ĐNB
- 56,2 tạ/ha; TN - 49,8 tạ/ha) bằng 119,4 % so với cả nước (43,0
tạ/ha) và bằng 103,4 % so với thế giới (49,4 tạ/ha)
Với mục đích phát triển mạnh các giống ngô lai của Việt Nam
cho hai vùng sản xuất ngô hàng hóa lớn của các tỉnh phía Nam, thì
cần đẩy mạnh công tác chọn tạo giống cho vùng trong đó bao gồm
việc nghiên cứu khả năng thích ứng của các dòng thuần với điều kiện
6
sinh thái của vùng, triển khai chọn tạo dòng, lai tạo và khảo nghiệm
con lai tại chỗ, nghiên cứu các biện pháp canh tác để nâng cao hiệu
quả trong sản xuất ngô là những yêu cầu hết sức cần thiết ở vùng
Đông Nam Bộ và Tây nguyên
1.3. ƯU THẾ LAI VÀ ỨNG DỤNG CỦA NÓ TRONG CHỌN
TẠO GIỐNG NGÔ.
1.3.1. Khái niệm về ưu thế lai
Ưu thế lai là hiện tượng vượt trội của con lai so với các dạng
bố mẹ về sức sống, khả năng thích ứng, năng suất và chất lượng.
1.3.2.Phương pháp xác định ưu thế lai: Ưu thế lai của con lai F1
được tính dựa trên cơ sở so sánh giá trị trung bình của bố mẹ (HMP)
hoặc với bố mẹ cao nhất (HBP), hoặc với giống đối chứng (Hs).
1.4. DÒNG THUẦN VÀ PHƯƠNG PHÁP TẠO DÒNG THUẦN
1.4.1.Khái niệm dòng thuần
Dòng thuần là khái niệm tương đối để chỉ các dòng tự phối đã
đạt đến độ đồng hợp tử cao và ổn định ở nhiều tính trạng. Đối với
ngô, thường sau 7 - 9 đời tự phối,
1.4.2.Vật liệu chọn tạo dòng thuần
Vật liệu khởi đầu là nền tảng của công tác chọn tạo giống cây
trồng. Vật liệu cho tạo các dòng ở cây ngô rất đa dạng, bao gồm các
giống địa phương, giống tổng hợp, vốn gen (gene pool), quần thể,
các giống lai... Với mỗi loại vật liệu khác nhau cho những kết quả
tạo dòng khác nhau.
1.4.3. Một số phương pháp chọn tạo dòng thuần ở ngô
Một số phương pháp tạo dòng thuần đã được các nhà khoa
7
học Sprague và Eberhart, 1955 đề xuất sử dụng như:
+ Phương pháp chuẩn: Do Shull đề xuất sử dụng (1909, 1910);
+ Phương pháp cận phối (sib hoặc fullsib); Phương pháp thuần hoá
tích hợp; Chọn tạo dòng tương đồng; Phương pháp lai trở lại...
Ngoài các phương pháp tạo dòng truyền thống như ở trên,
một số phương pháp tạo dòng mới đã được phát triển như chọn lọc
giao tử, tạo dòng đơn bội kép bằng nuôi cấy bao phấn hoặc noãn
chưa thụ tinh.
1.4.4. Đánh giá dòng và phương pháp đánh giá dòng
Đồng thời với quá trình tạo dòng thuần là công tác đánh giá
dòng. Đây là một công việc không thể thiếu và có mối liên quan đến
hiệu quả tạo giống ngô lai. Thông qua đánh giá dòng cho ta thông tin
về giá trị cũng như định hướng sử dụng dòng trong công tác chọn tạo
giống ngô lai
1.4.4.1.Khái niệm về khả năng kết hợp
Khái niệm KNKH biểu hiện phản ứng của dòng qua lai.
Sprague và Tatum (1942), phân KNKH thành 2 loại: KNKH chung
(KNKHC) và KNKH riêng (KNKHR). Để đánh giá KNKH của vật
liệu, các nhà tạo giống ngô thường áp dụng hai phương pháp lai thử
truyền thống đó là: lai đỉnh (Topcross) và lai luân giao (Dialell
cross).
1.5. NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN NHÓM TGST VÀ KỸ THUẬT
CANH TÁC Ở NGÔ
1.5.1. Phân nhóm thời gian sinh trưởng của ngô.
1.5.2. Tình hình nghiên cứu về mật độ và khoảng cách trồng
ngô trên thế giới và Việt Nam
1.5.3. Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến
năng suất ngô
8
CHƯƠNG 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
Tập đoàn gồm 63 dòng thuần được tạo ra bằng phương pháp
tự phối từ các nguồn vật liệu khác nhau. Các dòng có đời tự phối từ 7
- 12. Thời gian sinh trưởng từ 85 - 100 ngày tùy theo mùa vụ và phân
làm 2 nhóm:
Bảng 2.1. Danh sách các dòng nghiên cứu
TT Tên Nguồn gốc TT Tên Nguồn gốc TT Tên Nguồn gốc
Nhóm dòng 1
1 IL1 Việt Nam 16 IL16 Mỹ 31 IL31 Ấn độ
2 IL2 Việt Nam 17 IL17 Mỹ 32 IL32 Ấn độ
3 IL3 Việt Nam 18 IL18 Mỹ 33 IL33 Ấn độ
4 IL4 Việt Nam 19 IL19 Thailand 34 IL34 Ấn độ
5 IL5 Việt Nam 20 IL20 Thailand 35 IL35 Ấn độ
6 IL6 Việt Nam 21 IL21 Thailand 36 IL36 T. Quốc
7 IL7 Việt Nam 22 IL22 Thailand 37 IL37 T. Quốc
8 IL8 Việt Nam 23 IL23 Thailand 38 IL38 T. Quốc
9 IL9 Việt Nam 24 IL24 Thailand 39 IL39 T. Quốc
10 IL10 Việt Nam 25 IL25 Thailand 40 IL40 T. Quốc
11 IL11 Mỹ 26 IL26 Thailand 41 IL41 T. Quốc
12 IL12 Mỹ 27 IL27 Philippin 42 IL42 T. Quốc
13 IL13 Mỹ 28 IL28 Philippin 43 IL43 T. Quốc
14 IL14 Mỹ 29 IL29 Philippin 44 IL44 T. Quốc
15 IL15 Mỹ 30 IL30 Philippin 45 IL45 T. Quốc
Nhóm dòng 2
46 IL46 Thailand 52 IL52 Thái land 58 IL58 Mỹ
47 IL47 Mỹ 53 IL53 USA 59 IL59 Thailand
48 IL48 Mỹ 54 IL54 USA 60 IL60 Thailand
49 IL49 Việt Nam 55 IL55 USA 61 IL61 Việt Nam
50 IL50 Việt Nam 56 IL56 USA 62 IL62 Việt Nam
51 IL51 Thailand 57 IL57 Mỹ 63 IL63 Việt Nam
9
Nhóm dòng I: Là những dòng được chọn tạo tại Đan Phượng
- Hà Nội trước năm 2004
Nhóm dòng II: Là những dòng được chọn tạo ra tại Trảng
Bom - Đồng Nai từ năm 2004 đến 2008.
Giống dùng làm đối chứng trong các thí nghiệm là:
+ Trong khảo nghiệm tác giả đối chứng là: C999, C919, CP888
+ Trong khảo nghiệm VCU: C919, CP888
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Đánh giá đặc điểm nông sinh học của tập đoàn dòng.
- Đánh giá KNKH và ưu thế lai của tập đoàn dòng và các THL
- Khảo nghiệm các tổ hợp lai triển vọng
- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống
LVN68.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp đánh giá ngoài đồng ruộng:
Theo hướng dẫn đánh giá và thu thập số liệu ở các thí
nghiệm so sánh giống ngô của CIMMYT (CIMMYT, 1985) và Viện
Nghiên cứu Ngô
2.3.2. Phương pháp tạo dòng: Sử dụng phương pháp truyền
thống ( tự phối, sib,..)
2.3.3. Phương pháp đánh giá, ưu thế lai và khả năng kết hợp
- Ưu thế lai và khả năng kết hợp về năng suất hạt của các
dòng được xác định qua thí nghiệm lai đỉnh và lai luân giao theo
Omarov, Ngô Hữu Tình và Nguyễn Đình Hiền (1996).
2.3.5. Khảo nghiệm các tổ hợp lai triển vọng
Khảo nghiệm theo qui phạm “Khảo nghiệm giá trị canh tác và
giá trị sử dụng của giống ngô quốc gia” - 10 TCN 341 - 2006.
10
2.3.6. Xử lý số liệu
Kết quả thí nghiệm được xử lý bằng các chương trình Excel,
IRRISTAT 4.0 và chương trình phần mềm di truyền số lượng (Ver
2.0 Nguyễn Đình Hiền, 1996).
2.4. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
2.4.1. Địa điểm
+ Các thí nghiệm chọn tạo, đánh giá dòng, khảo sát các tổ
hợp lai, thí nghiệm mật độ, phân bón được tiến hành tại Trảng Bom -
Đồng Nai, Eaka - Đăc Lăk, Đức Trọng - Lâm Đồng.
+ Khảo nghiệm giống: Thông qua mạng lưới của Trung tâm
Khảo kiểm nghiệm giống sản phẩm cây trồng & phân bón Quốc gia
vùng Nam Bộ
2.4.2. Thời gian
- Thu thập, đánh giá vật liệu từ 2002 - 2010
- Chọn tạo, đánh giá dòng, lai thử, khảo nghiệm tổ hợp lai
2004 - 2010
- Thí nghiệm nghiên cứu mật độ phân bón 2010 - 2012
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. KẾT QUẢ CHỌN TẠO DÒNG TỪ CÁC NGUỒN VẬT
LIỆU KHÁC NHAU
Từ 45 dòng đã được thu thập và chọn tạo tại Viện Nghiên
cứu Ngô Đan Phượng - Hà Nội qua khảo sát, đánh giá tính thích
nghi, một số đặc điểm nông sinh học chúng tôi đã chọn được 18
dòng là: IL1, IL2, IL3, IL4, IL8, IL11, IL13, IL14, IL19, IL20, IL22,
IL24, IL26, IL27, IL28, IL31, IL33 và IL35.
Từ 18 dòng chọn tạo mới tại Trảng Bom - Đồng Nai, qua
khảo sát đánh giá, 12 dòng được chọn là IL46; IL47; IL49; IL50;
11
IL54; IL55; IL56; IL57; IL60; IL61; IL62 và IL63. Các dòng này có
nhiều đặc điểm ưu việt có thể đưa vào chương trình chọn tạo giống
ngô lai cho vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
3.2. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA
DÒNG
3.2.1. Kết quả đánh giá khả năng kết hợp chung về năng suất của
các dòng
3.2.1.1. Kết quả thí nghiệm lai đỉnh I:
Bảng 3.8. Giá trị KNKH chung (ĝi)về năng suất của 18 dòng và 2 cây thử trong
lai đỉnh ở vụ Hè Thu và Thu Đông 2005 tại Trảng Bom - Đồng Nai.
TT
Dòng Cây thử
Tên
dòng
ĝi Tên cây thử ĝj
Hè
Thu
Thu
Đông
Hè Thu
Thu
Đông
Hè
Thu
Thu
Đông
1 IL1 6,774 6,899 T1(DF2) -0,669 - 0,802
2 IL2 4,211 4,620 T2 (D6) 0,669 0,802
3 IL3 6,941 6,785 Ʃ 0,000 0,000
4 IL4 4,448 5,304 Vụ Hè Thu 2005
Edi = 1,144
Ed (di – dj) = 1,617
LSD0,05 dòng = Edi *t(0.05;70) = 1,144*1,994
= 2,281
Ecj = 0,381
Ed (ck – cl) = 0,539
LSD0,05 cây thử = 0,759
5 IL8 -2,911 -0,311
6 IL11 -2,571 -5,758
7 IL13 -8,629 -9,096
8 IL14 -7,226 -7,665
9 IL19 5,918 5,864
10 IL20 -3,116 -3,020
11 IL22 -4,271 -4,230
12 IL24 -7,106 -6,941 Vụ Thu Đông 2005
Edi = 1,084
Ed (di – dj) = 1,534
LSD0,05 dòng = Edi xt(0.05;70)
= 1,084 x 1,994 = 2,161
Ecj = 0,361
Ed (ck – cl) = 0,511
LSD0,05 cây thử = Ecj x t(0.05;70)
= 0,361 x 1,994 = 0,719
13 IL26 6,519 7,712
14 IL27 -3,504 -3,893
15 IL28 9,951 9,477
16 IL31 -0,144 -0,481
17 IL33 -2,819 -2,855
18 IL35 -2,467 -2,413
Ʃ 0,000
12
Qua hai vụ lai đỉnh 18 dòng với hai cây thử (DF2 và D6),
dòng có giá trị KNKH chung cao nhất là IL28, sau đó đến dòng
IL26, IL3, IL1, IL19, IL2 và IL4. Các dòng có phương sai KNKH
riêng cao là IL4, IL1, IL26, IL3, IL19, IL13 và IL28
3.2.1.2. Kết quả thí nghiệm lai đỉnh II:
12 dòng có sinh trưởng phát triển tốt, khả năng chống chịu
với sâu bệnh khá, năng suất khá là IL46, IL47, IL49, IL50, IL54,
IL55, IL56, IL57, IL60, IL61, IL62, IL63. Các dòng này tham gia thí
nghiệm lai đỉnh II với 2 cây thử và các THL được khảo sát trong vụ
Hè Thu và Thu Đông 2009.
Bảng 3.11. Giá trị KNKH chung về năng suất của 12 dòng và 2
cây thử trong lai đỉnh II - vụ Hè Thu và Thu Đông 2009 tại
Trảng Bom - Đồng Nai.
TT
Dòng Cây thử
Tên
dòng
ĝi Tên cây thử ĝj
Hè
Thu
Thu
Đông
Hè Thu
Thu
Đông
Hè Thu
Thu
Đông
1 IL46 -4,695 -4,666 T1(DF2) -3,079 -0,906
2 IL47 -1,453 -1,513 T2 (D6) 3,079 0,906
3 IL49 6,585 6,609 Ʃ 0,000 0,000
4 IL50 5,095 5,629 Vụ Hè Thu 2009
Edi = 1,849
Ed (di – dj) = 2,616
LSD0,05 dòng = Edi x t(0.05;46) = 3,723
Ecj = 0,755
Ed (ck – cl) = 1,068
LSD0,05 cây thử = Ecj x t(0.05;46) = 1,520
5 IL54 -3,483 -3,554
6 IL55 4,718 4,561
7 IL56 -6,818 -6,893 Vụ Thu Đông 2009
Edi = 1,046
Edi = Ed (di – dj) = 1,480
LSD0,05 dòng = Edi x t(0.05;46) = 2,106
Ecj = 0,427
Ed (ck – cl) = 0,604
LSD0,05 cây thử = Ecj x t(0.05;46) = 0,859
8 IL57 -6,623 -6,739
9 IL60 7,743 7,599
10 IL61 5,805 5,769
11 IL62 -5,333 -5,349
12 IL63 -1,540 -1,451
Ʃ 0,000
13
Kết quả bảng 3.11 cho thấy: Dòng có khả năng kết hợp chung
cao là IL60; IL49; IL61; IL50 và IL55; dòng có phương sai khả năng
kết hợp riêng cao là IL60; IL61 và IL49; Các dòng vừa có KNKH
chung cao, phương sai KNKH riêng cao là IL60, IL61 và IL49.
3.2.2. Kết quả đánh giá đặc điểm nông sinh học và khả năng kết
hợp riêng của các dòng và tổ hợp lai
3.2.2.1. Kết quả thí nghiệm lai luân giao I
Từ kết quả đánh giá đặc điểm nông sinh học của 45 dòng
(được tạo ra từ trước 2004) và khả năng kết hợp chung về năng suất
của 18 dòng thông qua lai đỉnh (thí nghiệm lai đỉnh I), 7 dòng IL1,
IL2, IL3, IL4, IL19, IL26, IL28 có đặc điểm nông sinh học tốt và khả
năng kết hợp chung cao, đã được chọn để lai luân giao trong 2 vụ
Thu Đông 2005 và Hè Thu 2006; với 2 đối chứng: Đối chứng 1
(Đ/C1) là C919 giống; đối chứng 2 (Đ/C2) là giống CP888 là 2
giống được trồng phổ biến tại thời điểm này. 21 THL luân giao được
đánh giá về các đặc điểm nông sinh học, năng suất, khả năng chống
chịu.
Qua đánh giá đặc điểm nông sinh học, khả năng chống chịu,
năng suất của 21 THL luân giao đã lựa chọn được tổ hợp lai IL26 x
IL28 có đặc điểm nông sinh học tốt, khả năng chống chịu khá với sâu
bệnh, đổ gãy và đặc biệt là có năng suất cao. Đây là THL có thời gian
sinh trưởng, cây cao trung bình, trạng thái cây và bắp đẹp, năng suất
cao.