Tóm tắt Luận án Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu tôm hàng đầu của thế giới. Năm 2011 tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm đạt 2,4 tỷ USD tăng 17,64% so với năm 2010, trong đó tôm sú chiếm 59,7%, tôm thẻ chân trắng chiếm 29,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu tôm. Sản phẩm tôm của Việt Nam đã có mặt trên 91 quốc gia và vùng lãnh thổ với ba thị trường lớn nhất là Mỹ, Nhật Bản, EU chiếm hơn 65% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam. Trong hơn hai thập kỷ qua, ngành nuôi tôm đã từng bước phát triển và đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng giá trị gia tăng của ngành thủy sản và trong GDP của nền kinh tế nước ta; nó là một trong những ngành mà loại hình sản xuất chủ yếu là nông hộ, đang tồn tại và ngày càng phát huy thế mạnh trong bối cảnh hội nhập, từng bước khai thác hiệu quả các lợi thế cạnh tranh và khẳng định thế mạnh trên thị trường quốc tế.

doc28 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1647 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ VĂN THU NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG SẢN PHẨM TÔM NUÔI Ở TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HUẾ-NĂM 2015 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế -Đại học Huế Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Văn Xuân PGS.TS. Trần Văn Hòa Phản biện 1: .. Phản biện 2: .. Phản biện 3: .. Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế tại: Vào lúc: giờ ngày tháng năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại: Trung tâm học liệu – Đại học Huế Thư viện Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu tôm hàng đầu của thế giới. Năm 2011 tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm đạt 2,4 tỷ USD tăng 17,64% so với năm 2010, trong đó tôm sú chiếm 59,7%, tôm thẻ chân trắng chiếm 29,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu tôm. Sản phẩm tôm của Việt Nam đã có mặt trên 91 quốc gia và vùng lãnh thổ với ba thị trường lớn nhất là Mỹ, Nhật Bản, EU chiếm hơn 65% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam. Trong hơn hai thập kỷ qua, ngành nuôi tôm đã từng bước phát triển và đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng giá trị gia tăng của ngành thủy sản và trong GDP của nền kinh tế nước ta; nó là một trong những ngành mà loại hình sản xuất chủ yếu là nông hộ, đang tồn tại và ngày càng phát huy thế mạnh trong bối cảnh hội nhập, từng bước khai thác hiệu quả các lợi thế cạnh tranh và khẳng định thế mạnh trên thị trường quốc tế. Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi là “con đường” mà sản phẩm tôm nuôi được tạo ra và đi qua để đến người tiêu dùng cuối cùng. Chuỗi kết nối cung cầu trên thị trường là nơi chuyển tải thông tin về nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm tôm nuôi đến với người nuôi tôm. Chuỗi có vai trò quan trọng đối với việc tổ chức và quản lý ngành hàng tôm nuôi trong môi trường cạnh tranh hiện nay. Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Nam đã thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trong sản xuất Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản, từ đó đã làm cho đời sống kinh tế của người dân khá hơn. Tuy nhiên, người nông dân nói chung, những hộ nuôi tôm nói riêng còn gặp nhiều khó khăn trong nuôi trồng và tiêu thụ sản phẩm, thu nhập tuy cao nhưng chưa ổn định, chịu sự tác động bởi dịch bệnh và những biến động bất lợi của thị trường các yếu tố đầu vào và đầu ra sản phẩm tôm nuôi. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình đó là do chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi hoạt động chưa hiệu quả, mối liên kết giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi, khả năng kiểm soát các vấn đề ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm trong từng mắt xích còn hạn chế; lợi ích giữa các tác nhân, nhất là người nuôi tôm chưa được phân phối hợp lý. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam” làm luận án tiến sĩ kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các giải pháp hoàn hiện chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi (CCSPTN); (2) Phân tích, đánh giá thực trạng CCSPTN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; (3) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện CCSPTN nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển ngành hàng tôm nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Là những vấn đề liên quan đến chuỗi cung/chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi xét trong mối quan hệ mật thiết với hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của ngành hàng sản phẩm tôm nuôi. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Về nội dung: Để đạt được những mục tiêu như đã đề ra, luận án tập trung nghiên cứu CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam, bao gồm phân tích cấu trúc, các tác nhân tham gia (mắt xích), quá trình tạo giá trị, các dòng sản phẩm, thông tin, tài chính cùng các mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi cung; các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động chuỗi; đi sâu phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi tôm - tác nhân trung tâm của chuỗi; đánh giá lợi thế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm nuôi trong khuôn khổ kinh tế nguồn lực có hạn. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu để hoàn thiện CCSPTN nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. + Về không gian: Để có thể đánh giá sâu và đưa ra được những kết luận hợp lý, luận án giới hạn phạm vi chính là ngành hàng tôm nuôi ở Quảng Nam, bao gồm các tác nhân trong tỉnh tham gia hoạt động trong CCSPTN phục vụ cho nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đề cập đến những tác nhân tham gia cung cấp các yếu tố đầu vào chủ yếu và trực tiếp phục vụ nuôi tôm và các tác nhân tham gia thực hiện vai trò tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu sản phẩm tôm nuôi có nguồn gốc sản xuất ở Quảng Nam. Việc mở rộng phạm vi nghiên cứu đến các tác nhân ngoài tỉnh này cho phép đảm bảo tính tổng quát của chuỗi cung/chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi. + Về thời gian: Các số liệu thứ cấp từ năm 2005 đến năm 2012; số liệu sơ cấp, tập trung điều tra năm 2012; số liệu dự kiến đến năm 2020 về các vấn đề có liên quan. 4. Những đóng góp mới luận án Những kết quả trong luận án góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và thực tiễn của chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi. Luận án nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chuỗi cung/chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi trong mối quan hệ mật thiết với hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm nuôi. Trước hết, thực trạng CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam được phân tích thông qua khung nghiên cứu với mô hình phân tích chuỗi cung theo quan điểm tích hợp giữa phân tích chuỗi cung truyền thống với quan điểm giá trị gia tăng của Micheal Porter trong khái niệm chuỗi giá trị. Mô hình này xác định các tác nhân tham gia trong từng mắt xích thông qua quá trình vận động của dòng sản phẩm vật chất tạo nên cấu trúc của CCSPTN, quá trình tạo giá trị, dòng tài chính, dòng thông tin và mối quan hệ hợp tác giữa các tác nhân trong CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam. Trong đó, quá trình tạo giá trị là quá trình quan trọng nhất và cũng là mục tiêu chính của quản lý chuỗi cung. Phân tích CCSPTN cũng bao gồm cả việc đánh giá các nhóm nhân tố tác động đến quá trình hoạt động của chuỗi. Từ đó luận án xác định hệ thống chỉ tiêu đánh giá và các phương pháp nghiên cứu CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam. Với kết quả phân tích quá trình hoạt động tạo giá trị, luận án đã đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của từng tác nhân và toàn bộ chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi này. Luận án chỉ ra những hạn chế và bất cập về dòng thông tin, về quan hệ liên kết hợp tác, quá trình tạo giá trị và sự bất hợp lý trong quá trình phân phối giá trị gia tăng giữa các tác nhân với nhau, làm sáng tỏ những nguyên nhân dẫn đến sự thua thiệt của hộ nuôi tôm trong quá trình phân phối lợi ích đó. Phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả kinh tế đầu tư của hộ nuôi tôm - tác nhân trung tâm của chuỗi; đồng thời, xác định lợi thế cạnh tranh của sản phẩm tôm nuôi, khẳng định khả năng tồn tại và phát triển của ngành hàng này trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Luận án đã đi sâu đánh giá mức độ tác động theo hướng tích cực lẫn tiêu cực của từng nhân tố đến quá trình hoạt động của CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam, đó là nhóm nhân tố: i) Điều kiện tự nhiên; ii) Thị trường; iii) Hộ nuôi tôm; iv) Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh Quảng Nam; v) Quản lý CCSPTN; vi) Cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm và dịch vụ hỗ trợ. Trên cơ sở phân tích thực trạng CCSPTN ở Quảng Nam, luận án đề xuất một số giải pháp chủ yếu để hoàn thiện CCSPTN nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Các công trình nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm tôm nuôi Trong thời gian gần đây, có rất nhiều công trình nghiên cứu về chuỗi cung sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm tôm nuôi. Các đề tài nghiên cứu đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của chuỗi cung sản phẩm nông nghiệp, trong đó phải kể đến: Aramyan (2007) nghiên cứu về “Đo lường hiệu suất chuỗi cung trong lĩnh vực nông nghiệp- thực phẩm”. Normansyah Syahruddin (2012), Luận án tiến sĩ với đề tài “Quản lý chuỗi cung bền vững, trường hợp nghiên cứu ngành hàng ca cao ở Inđônêsia ”. Võ Thị Thanh Lộc (2006), Luận án tiến sĩ với đề tài: “Quản lý chất lượng chuỗi cung thực phẩm hải sản: cải tiến chất lượng chuỗi cung tôm - triển vọng của các công ty thủy sản ở đông bằng Sông Cửu Long, Viêt Nam”. Trương Chí Hiếu (2012), Luận án tiến sĩ với đề tài: “Chuỗi cung tôm, quản lý tài sản sở hữu chung và ô nhiễm môi trường tại phá Tam Giang Cầu Hai, Việt Nam”. 2. Đánh giá chung các công trình nghiên cứu về chuỗi cung sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm tôm nuôi Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về chuỗi cung sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm tôm nuôi, đề cập ở phần trên đã góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm về mặt lý luận của chuỗi cung sản phẩm trong nông nghiệp. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên, chỉ nghiên cứu các lĩnh vực quản lý của ngành nông nghiệp trong mối quan hệ với chuỗi cung. Vì vậy, hầu hết không đi sâu phân tích mô hình chuỗi cung, mà chỉ xem chuỗi cung là một mô hình tổ chức kết nối hoạt động giữa các tác nhân với nhau trong chuỗi ngành hàng của một sản phẩm cụ thể, hoặc đi sâu nghiên cứu một mặt nào đó của chuỗi cung. Cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu CCSPTN nào có tính hệ thống, về khía cạnh lý luận đi sâu phân tích mô hình CCSPTN theo quan điểm tích hợp giữa phân tích chuỗi cung truyền thống với quan điểm giá trị gia tăng của Micheal Porter trong khái niệm chuỗi giá trị. Trên cơ sở đó, nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi trong mối quan hệ mật thiết với hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của ngành hàng tôm nuôi với mục tiêu là đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI CUNG SẢN PHẨM TÔM NUÔI 1.1. Cơ sở lý luận về chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm, cấu trúc và các tác nhân tham gia chuỗi cung, bản chất kinh tế; các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi cung, phân biệt chuỗi cung và chuỗi giá trị, tác giả đưa ra khái niệm về CCSPTN như sau: Hệ thống các tổ chức, con người, công nghệ, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan trong việc đưa sản phẩm tôm nuôi từ chủ thể nuôi tôm đến người tiêu dùng. Các hoạt động của chuỗi cung là quá trình tạo giá trị nhằm chuyển nguồn tài nguyên nước, đất đai, con giống, thức ăn, TTYTS và các sản phẩm qua xử lý, chế biến hoàn chỉnh và tổ chức đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng. Mục tiêu của quản lý chuỗi cung là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn bộ chuỗi. Tùy thuộc vào quan điểm tiếp cận khác nhau, các nhà khoa học kinh tế đã đưa ra rất nhiều đặc điểm khác nhau về chuỗi cung, theo quan điểm quản lý chuỗi cung trong nông nghiệp, CCSPTN phân thành hai nhóm đặc điểm sau: i) Nhóm đặc điểm của sản phẩm tôm nuôi khi tham gia thị trường; ii) Tính khác biệt về sản phẩm tôm nuôi cũng như quá trình nuôi và tiêu thụ sản phẩm tạo nên những đặc điểm riêng trong quá trình hình thành CCSPTN. Từ bản chất của việc phân tích mô hình chuỗi cung, nội dung phân tích của mô hình CCSPTN tập trung vào những vấn đề sau: Xác định các tác nhân tham gia CCSPTN, quá trình chuyển hóa của dòng sản phẩm vật chất, quá trình tạo giá trị trong CCSPTN. Muốn đạt được mục tiêu này mỗi khách hàng trung gian trong CCSPTN phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trên chúng. Đơn vị sản xuất kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo giá trị cho chuỗi cung. Dòng tài chính, dòng thông tin và các mối quan hệ trong CCSPTN. Theo các chuyên gia Ngân hàng thế giơi (2008), chuỗi cung thực phẩm trong nông nghiệp là các mạng lưới có ba dòng chảy cơ bản xuyên suốt chiều dài của chuỗi là dòng sản phẩm vật chất, dòng thông tin và dòng tài chính. Vì vậy, CCSPTN cũng tồn tại ba dòng chảy trên. Trên cơ sở lý luận chung về phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi cung, sử dụng phương pháp tổng hợp ý kiến chuyên gia, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến CCSPTN và nghiên cứu thực địa của tác giả. Xác định một số nhóm nhân tố quyết định đến quá trình hoạt động của CCSPTN như nhóm nhân tố điều kiện tự nhiên, nhóm nhân tố thuộc về chủ thể nuôi tôm, nhóm nhân tố về thị trường, chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý chuỗi cung và nhóm nhân tố về cơ sở hạ tầng. Trong mô hình phân tích CCSPTN cho thấy phân tích quá trình hoạt động tạo giá trị của chuỗi cung là nội dung cốt lõi. Để tối ưu hóa giá trị tạo ra, đòi hỏi các tác nhân phải cố gắng tối thiểu hóa chi phí hoạt động tạo giá trị thông qua sự dẫn dắt của các dòng sản phẩm, thông tin và tài chính. Điều này đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả kinh tế của CCSPTN. Lợi thế cạnh tranh cho biết xem sản phẩm của một quốc gia có thể cạnh tranh thành công hay không trên thị trường thế giới. CCSPTN muốn tồn tại và phát triển, đòi hỏi sản phẩm tôm nuôi phải có khả năng cạnh tranh. Trước hết là phải đảm bảo lợi thế cạnh tranh. Một khi ngành hàng tôm nuôi có lợi thế cạnh tranh thì có điều kiện để thu hút các thành phần kinh tế xã hội tham gia đầu tư, khai thác các nguồn lực tự nhiên một cách có hiệu quả. Như vậy, phân tích chuỗi cung, hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm nuôi là ba nội dung cơ bản có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong nghiên cứu luận án nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 1.2. Kinh nghiệm về quản lý CCSPTN của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam Từ các kinh nghiệm tổ chức, quản lý CCSPTN của các quốc gia xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới và thực trạng chuỗi cung hay chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi ở Việt Nam, có thể rút ra các bài học kinh nghiệm cho quản lý CCSPTN ở Quảng Nam: Đổi mới công nghệ nuôi tôm, người nuôi tôm Thái Lan luôn học hỏi và ứng dụng những công nghệ mới để hạn chế ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và nâng cao năng suất, hiệu quả nuôi tôm; thành lập tổ chức tiếp thị nghề cá (Thái Lan) hay liên minh nuôi trồng thủy sản (Bangladesh) hay thành lập các HTX của nông dân sản xuất quy mô nhỏ, tổ chức này tập trung tư vấn về khoa học công nghệ, làm dịch vụ hỗ trợ cung ứng các dịch vụ đầu vào và đầu ra của sản phẩm cho hộ nuôi tôm. Điều này cho phép họ trang trải chi phí đầu vào trong khi vẫn duy trì vị thế trong thương lượng, cho phép họ tham gia vào mối quan hệ trực tiếp với các nhà xuất khẩu tôm; tăng cường truy xuất nguồn gốc thực phẩm và giám sát VSATTP, thông qua hệ thống kiểm tra ở các địa phương, nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng ở các thị trường EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ; tăng cường các mối liên kết dọc theo chuỗi, khuyến khích các nhà máy chế biến và xuất khẩu liên kết với các hộ nuôi thông qua các hợp đồng ký kết. Xây dựng các công ty tích hợp theo chiều dọc, đầu tư nuôi trồng, chế biến thức ăn và cung cấp giống, có như vậy mới quản lý tốt chất lượng sản phẩm và thực hiện tốt việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm; giải quyết tốt các lợi ích giữa các thành viên tham gia trong CCSPTN, loại bỏ các trung gian không cần thiết nhằm tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi ích cho người tiêu dùng. CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến CCSPTN ở Quảng Nam Tài nguyên đất mặt nước ở tỉnh Quảng Nam phù hợp cho NTTS, đặc biệt là nuôi tôm nước lợ. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 1.043.837 ha, chiếm 3,09% diện tích cả nước. Trong đó có hai nhóm đất thích hợp cho nuôi tôm vùng ven sông và ven biển (đất phù sa, đất cồn cát và đất cát ven biển). Khí hậu ở Quảng Nam rất đa dạng, chịu ảnh hưởng bởi gió mùa đông bắc và gió tây nam, vì vậy để phát triển nuôi tôm đảm bảo năng suất, sản lượng và chất lượng cần phải xây dựng lịch thời vụ chính xác để thả giống theo đúng các quy luật diễn biến thời tiết Trong NTTS, giá trị sản xuất tôm nuôi chiếm tỷ trọng cao, năm 2012 chiếm tỷ trọng 60,46%, trong khi đó cá chiếm 17,05% và nuôi khác 22,49%. Chính vì vậy, con tôm được coi là con nuôi chủ lực của NTTS ở tỉnh Quảng Nam. Qua số liệu thống kê cho thấy thời kỳ 2005-2012 tốc độ tăng bình quân hằng năm của giá trị sản xuất tôm nuôi là 33,36%, đây là mức tăng thấp hơn cá và các loại nuôi khác, ảnh hưởng đến tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất của ngành NTTS. Vì vậy, trong thời gian đến địa phương cần có những giải pháp cụ thể để phát triển ngành hàng tôm nuôi một cách bền vững là vấn đề hết sức cần thiết. 2.2. Thực trạng ngành hàng tôm nuôi ở Quảng Nam thời kỳ 2007- 2012 Các tổ chức kinh tế chính trong ngành hàng tôm nuôi của tỉnh Quảng Nam bao gồm hộ nuôi tôm, các tác nhân cung cấp các yếu tố đầu vào như cơ sở sản xuất tôm giống, trại lưu giữ tôm giống, các cơ sở chế biến TACN cho tôm, cơ sở sản xuất TTYTS và các tác nhân phân phối sản phẩm tôm nuôi bao gồm: tác nhân thu gom, chế biến và xuất khẩu thủy sản, bán buôn, bán lẻ. Mỗi tác nhân trong ngành hàng tôm nuôi của tỉnh có những đặc điểm khác nhau. Hộ nuôi tôm là chủ thể nuôi tôm chủ yếu, có đặc điểm quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu phương tiện sản xuất, chế biến và thiếu thông tin, đặc biệt là thông tin thị trường và tiến bộ kỹ thuật. Nguồn cung tôm giống là do các cơ sở sản xuất tôm giống ngoài tỉnh cung cấp theo hai hình thức trực tiếp đến hộ nuôi hoặc gián tiếp qua các trại lưu giữ tôm giống ở địa phương. Nguồn cung thức ăn công nghiệp cho tôm bao gồm các cơ sở sản xuất trong tỉnh và ngoài tỉnh. Tôm được tiêu thụ ở trong nước và xuất khẩu. Các cơ sở sản xuất và chế biến tôm có quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp, việc chế biến tôm không ổn định. Vì vậy, tôm nuôi ở Quảng Nam chủ yếu cung cấp nguyên liệu chế biến và xuất khẩu cho các cơ sở chế biến và xuất khẩu ở thành phố Đà Nẵng và các tỉnh lân cận (87,4%). 2.3. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu và khung nghiên cứu CCSPTN Sơ đồ 2.1. Khung nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam Nguồn: Tác giả Quá trình nghiên cứu CCSPTN được tiếp cận theo quan điểm hệ thống. Khung nghiên cứu CCSPTN ở tỉnh Quảng Nam là sự tích hợp giữa chuỗi cung truyền thống với quan điểm giá trị gia tăng của Micheal Porter trong khái niệm chuỗi giá trị. Nó đã phản ánh được mối quan hệ mật thiết giữa phân tích chuỗi cung/ chuỗi giá trị sản phẩm tôm nuôi với hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh của ngành hàng tôm nuôi với mục đích qua đó đề xuất những giải pháp để hoàn thiện chuỗi cung, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành hàng tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam. 2.4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu tác nhân nuôi tôm, chúng tôi điều tra chọn mẫu 270 hộ ở 9 xã đại diện 3 địa phương: huyện Núi Thành, Thăng Bình và thành phố Hội An. Mỗi địa phương chọn 3 xã đại diện, mỗi xã 30 hộ chiếm từ 25% đến 30% số hộ nuôi ở mỗi xã Đối với các tác nhân cung cấp các yếu tố đầu vào và tiêu thụ sản phẩm tôm nuôi được chọn mẫu ngẫu nhiên: 10 cơ sở SXTG, 5 cơ sở chế biến TACN trong tỉnh, 5 cơ sở chế biến thức ăn ngoài tỉnh, 10 trại lưu giữ tôm giống trong, 10 đại lý TACN và TTYTS cấp 1, 10 đại lý TACN và TTYTS cấp 2, 10 thu gom lớn, 10 thu gom nhỏ, 10 hộ bán buôn ngoài tỉnh, 6 bán buôn trong tỉnh, 10 hộ bán lẻ ngoài tỉnh, 10 bán lẻ trong tỉnh, 10 cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản ngoài tỉnh, 10 cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản trong tỉnh. Nguồn thông tin và số liệu thứ cấp được thu thập từ Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam, Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam, Sở Công Thương Quảng Nam, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của các huyện, thành phố trong tỉnh, Trung tâm khuyến ngư, Niên giam thống kê tỉnh Quảng Nam. Thu thập các báo cáo khoa học có liên quan đến hoạt động nuôi tôm. Số liệu sơ cấp được thu thập từ các mẫu điều tra của các cơ sở sản xuất tôm giống, c
Luận văn liên quan