Để xuất khẩu sản phẩm gỗ và gỗ rừng trồng, Việt Nam phải đáp ứng được tiêu
chuẩn của các nước đối tác như Luật Lacey (9/2010) của Hoa Kỳ, Qui chế 995/2010 của
EU, về việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Cuối 2015, Cộng đồng kinh tế Asian
chính thức được thành lập, một trong bốn mục tiêu mà họ hướng tới là “một thị trường
đơn nhất và cơ sở sản xuất chung”, trong đó có nông lâm nghiệp (Lê Triệu Dũng, 2015).
Điều này đòi hỏi các ngành nông lâm nghiệp nói chung và sản xuất cây giống trồng rừng
sản xuất nói riêng phải nhanh chóng tiếp cận để hội nhập với kinh tế thế giới.
27 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VŨ THU HƯƠNG
NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG
CÂY GIỐNG TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT
VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ : 62 62 01 15
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
HÀ NỘI - 2016
Công trình hoàn thành tại:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn: 1. PGS. TS. NGUYỄN VĂN TUẤN
2. TS. DƯƠNG VĂN HIỂU
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Nguyễn Cự
Hội Kinh tế nông lâm
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Phản biện 3: TS. Phạm Xuân Phương
Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2016
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Để xuất khẩu sản phẩm gỗ và gỗ rừng trồng, Việt Nam phải đáp ứng được tiêu
chuẩn của các nước đối tác như Luật Lacey (9/2010) của Hoa Kỳ, Qui chế 995/2010 của
EU,về việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Cuối 2015, Cộng đồng kinh tế Asian
chính thức được thành lập, một trong bốn mục tiêu mà họ hướng tới là “một thị trường
đơn nhất và cơ sở sản xuất chung”, trong đó có nông lâm nghiệp (Lê Triệu Dũng, 2015).
Điều này đòi hỏi các ngành nông lâm nghiệp nói chung và sản xuất cây giống trồng rừng
sản xuất nói riêng phải nhanh chóng tiếp cận để hội nhập với kinh tế thế giới.
Đông Nam Bộ có diện tích đất lâm nghiệp chiếm 21,7% tổng diện tích đất tự
nhiên (Tổng cục thống kê, 2014). Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề sản xuất
cây giống lâm nghiệp nói chung, cây giống trồng rừng nói riêng. Các giống cây lâm
nghiệp được công nhận khá nhiều như keo lai nhân tạo, keo lai tự nhiên, keo tai tượng,
keo lá tràm,là nguồn cung cấp vật liệu giống phong phú cho sản xuất cây giống trồng
rừng trong vùng và các địa phương khác. Theo Chiến lược phát triển giống cây lâm
nghiệp Bộ NN & PTNT (2006) và nghiên cứu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam (2010), cây giống lâm nghiệp vùng Đông Nam Bộ nằm trong quy hoạch phục vụ
trồng rừng. Tuy nhiên, việc cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất ở đây đang đứng
trước những khó khăn và thử thách rất lớn: sản xuất và cung ứng cây giống mang nặng
tính tự phát, mới chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, chưa hướng tới lợi ích lâu dài để
sẵn sàng hội nhập; tình trạng giống trôi nổi, giống không rõ nguồn gốc, không đảm bảo
chất lượng còn tràn lan; liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi chưa chặt chẽ, liên kết với
các tác nhân khác mang tính hình thức, thậm chí chưa được hình thành; thị trường cung
ứng cây giống không ổn định, giá cả thất thường; lượng cây giống sản xuất bằng công
nghệ cao còn hạn chế; kiểm soát nguồn gốc cây giống còn buông lỏng.
Trong lĩnh vực lâm nghiệp đã có một số nghiên cứu liên quan đến đề tài. i) Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (2002) đánh giá tiềm năng của các vườn ươm và nhu
cầu cây con cần sử dụng để làm cơ sở cho việc quy hoạch mạng lưới vườn ươm phục vụ
dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. ii) Phan Văn Hòa và cs. (2010), đánh giá hiệu quả kinh
tế của rừng trồng thương mại là rừng keo lai và keo tai tượng. iii) Trần Thanh Cao và
Hoàng Liên Sơn (2011a, 2011b), đánh giá hiệu quả rừng trồng một số loài cây gỗ lớn
chủ yếu phục vụ sản xuất đồ mộc. iv) Hoàng Đức Việt (2012), đề cập đến chuỗi sản
phẩm gỗ mỏ và gỗ dăm xuất khẩu. v) Trần Duy Rương (2013), đánh giá hiệu quả kinh tế
rừng trồng sản xuất bằng giống keo lai. Các nghiên cứu trên mới chỉ tập trung chủ yếu
vào đánh giá hiệu quả rừng trồng hoặc phân tích sản phẩm ngành hàng gỗ rừng trồng.
Hiện nay, nghiên cứu chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất trên thế giới, ở Việt
Nam và cụ thể cho vùng Đông Nam Bộ vẫn còn đang bỏ ngỏ, chưa có lời giải đáp.
Chủ trương của Bộ NN & PTNT (2013b) là “phải thay đổi cách tiếp cận tổng
hợp theo chuỗi hành trình của sản phẩm”. Do đó, nghiên cứu này là việc cần thiết, đáp
ứng chủ trương trên và là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo. Vấn đề đặt ra cho
nghiên cứu là trả lời được các câu hỏi: i) Thực trạng chuỗi cung ứng cây giống trồng
2
rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ ra sao? ii) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt
động của chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ? iii) Ưu
điểm và hạn chế trong quá trình hoạt động của các tác nhân trong chuỗi cung ứng cây
giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ là gì? iv) Giải pháp nào hoàn thiện
chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ?
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất tại vùng
Đông Nam Bộ, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi, góp phần quản
lý tốt hơn công tác giống trong trồng rừng sản xuất.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn về chuỗi cung ứng cây
giống trồng rừng sản xuất.
- Đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất và phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng
sản xuất vùng Đông Nam Bộ.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản
xuất vùng Đông Nam Bộ.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng
Đông Nam Bộ, bao gồm: cấu trúc của chuỗi, vị trí, đặc điểm, hoạt động và mối quan
hệ của các tác nhân trong chuỗi, mối liên kết giữa các tác nhân, kết quả và hiệu quả
của chuỗi, cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực giống/cây giống.
Đối tượng khảo sát để thu thập tài liệu là các tác nhân tham gia hoạt động trong
chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất như cơ sở cung cấp vật liệu giống, cơ sở
gieo ươm cây giống, cơ sở sử dụng cây giống, cơ sở bán buôn, bán lẻ vật liệu
giống/cây giống; các loại cây giống trồng rừng sản xuất. Ngoài ra, còn thu thập thêm
thông tin ở một số cá nhân, tổ chức kinh tế - xã hội ở các địa phương của vùng Đông
Nam Bộ (phòng kinh tế, phòng nông nghiệp, sở NN & PTNT).
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tổng thể trên toàn vùng Đông Nam Bộ.
Riêng tình hình cung ứng vật liệu giống, tình hình sản xuất, tiêu thụ và sử dụng cây
giống trồng rừng sản xuất nghiên cứu ở một số địa phương là tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa -
Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh, đại diện cho vùng Đông Nam Bộ.
Nghiên cứu tình hình sử dụng cây giống ở một số địa phương ngoài vùng Đông
Nam Bộ (Bình Thuận, Dak Nông, Bình Dương, Lâm Đồng, Hà Nội) có sử dụng sản
phẩm cây giống của chuỗi để trồng rừng sản xuất.
- Phạm vi về thời gian thực hiện: Đề tài thực hiện từ năm 2012 đến năm 2014.
- Phạm vi về sử dụng tài liệu: Tài liệu thứ cấp là các tài liệu liên quan đã được
công bố, thời gian từ năm 2002 đến năm 2014, chủ yếu từ 2010 đến năm 2014.
Tài liệu sơ cấp lấy số liệu điều tra năm 2014.
3
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chuỗi cung
ứng cây giống trồng rừng sản xuất như sơ đồ chuỗi; dòng lưu chuyển của chuỗi; vị
trí, đặc điểm, hoạt động, mối quan hệ của các tác nhân; liên kết giữa các tác nhân; kết
quả và hiệu quả của chuỗi; các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi; các giải
pháp hoàn thiện chuỗi.
Cây giống trồng rừng sản xuất được đề cập trong luận án là 2 loài cây: cây
giống dầu, nhân giống từ hạt (cây giống dầu) và cây giống keo lai, nhân giống từ hom
(cây giống keo lai giâm hom).
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN VỀ LÝ LUẬN HỌC THUẬT VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Những đóng góp về lý luận và học thuật
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên quan đến rừng trồng sản xuất, cây
giống trồng rừng sản xuất, chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất và đưa ra
khái niệm mới về rừng trồng sản xuất, cây giống trồng rừng sản xuất, chuỗi cung ứng
cây giống trồng rừng sản xuất. Góp phần cung cấp cơ sở lý luận cho các nghiên cứu
có liên quan.
- Đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông
Nam Bộ theo nhóm tác nhân có cùng chức năng. Giúp cung cấp một phương pháp
đánh giá, khác với các nghiên cứu trước đây là thường đánh giá theo từng tác nhân
tham gia trong chuỗi.
- Mô hình hóa sự đóng góp của mỗi tác nhân vào đơn giá sản phẩm cây giống,
thuận lợi hơn cho quan sát trực quan và tiện hơn cho so sánh, phân tích chi phí – thu nhập
giữa các kênh cung ứng so với phương pháp nghiên cứu truyền thống là để trên biểu.
1.4.2. Những đóng góp về thực tiễn
- Chỉ ra dòng lưu chuyển của chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất, vị
trí và đặc điểm của các tác nhân trong chuỗi, hoạt động và mối quan hệ của các tác
nhân, sự liên kết giữa các tác nhân tham gia chuỗi, kết quả và hiệu quả của chuỗi, các
yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng cho các nghiên cứu tiếp
theo về chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất.
- Đánh giá điểm mạnh và hạn chế của chuỗi, cũng như các giải pháp hoàn thiện
chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam Bộ, giúp các tác nhân
và cơ quan quản lý có thêm cơ sở cho việc điều chỉnh công tác SXKD, công tác quản
lý chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất, quản lý giống cây trong trồng rừng.
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG CÂY GIỐNG TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Chuỗi cung ứng
Theo Ganeshan and Harrison (1995), chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa
chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển
đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm, thành phẩm và phân phối chúng cho khách hàng.
Theo Lee and Billington (1995), chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ để
4
chuyển hóa nguyên liệu thô từ bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người tiêu
dùng thông qua hệ thống phân phối.
Theo Lambert et al. (1998) cho rằng chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công
ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường.
Theo Chopra and Meindl (2001), chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất
và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, hộ bán lẻ và bản thân khách hàng.
Như vậy, có thể hiểu chuỗi cung ứng là sự kết nối các hoạt động của nhà cung
ứng, nhà sản xuất, nhà tiêu thụ và khách hàng để tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu
cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội với mục tiêu thỏa mãn lợi ích kinh tế cho từng
tác nhân trong chuỗi.
Nghiên cứu này tập trung phân tích chuỗi theo định chuỗi cung ứng của Lee và
Chopra, tức là đi sâu phân tích sự chuyển hóa vật chất trong chuỗi thông qua các hoạt
động của nhà cung ứng, nhà sản xuất, nhà kinh doanh (tiêu thụ) và khách hàng.
Chuỗi cung ứng có 2 loại: giản đơn và mở rộng. Chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị
và ngành hàng đều là tập hợp các hoạt động của các tác nhân có liên quan với nhau để
tạo ra sản phẩm và chuyển giao cho người tiêu dùng cuối cùng. Tuy nhiên, 3 khái niệm
trên cũng có sự khác biệt cơ bản. Chuỗi cung ứng nói đến sự dịch chuyển của nguyên
vật liệu, nhấn mạnh quá trình biến đổi các yếu tố vật chất thành sản phẩm cho người
tiêu dùng cuối cùng, hướng tới thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, phương pháp tiếp
cận từ cung. Chuỗi giá trị đề cập đến hoạt động kinh doanh để biến nguyên vật liệu
thành sản phẩm, nhấn mạnh sự gia tăng giá trị của sản phẩm khi đi qua các tác nhân
khác nhau để đến tay người tiêu dùng và sự phân phối giá trị giữa các tác nhân trong
một sản phẩm cung ứng, mang tính hạch toán kinh tế, phương pháp tiếp cận từ cầu.
Ngành hàng nhấn mạnh tính trình tự và sự biến đổi tính chất của luồng vật chất.
2.1.1.2. Rừng sản xuất
Rừng sản xuất hình thành từ 2 nguồn: từ rừng tự nhiên và do trồng. Rừng trồng
sản xuất thường cho 3 nhóm sản phẩm chính là gỗ lớn, gỗ nhỏ và đặc sản. Rừng trồng
sản xuất cho gỗ lớn thường trồng sao, dầu, tếch, lát, muồngRừng trồng sản xuất
cho gỗ nhỏ chủ yếu là gỗ nguyên liệu giấy và thường trồng keo, bạch đàn và thông.
Theo quan điểm kinh doanh, rừng trồng sản xuất (rừng trồng kinh tế) là rừng
được trồng để sản xuất gỗ và các loại lâm sản khác, là nơi tiêu thụ sản phẩm của
chuỗi cung ứng cây giống lâm nghiệp.
2.1.1.3. Cây giống trồng rừng sản xuất
Cây giống là nguyên vật liệu chính trong trồng rừng sản xuất. Trồng rừng nói
chung và rừng sản xuất nói riêng có thể thực hiện bằng hạt hoặc bằng cây con. Cây
con trồng rừng có thể: hình thành từ hạt giống (cây thực sinh); tạo thành từ hom thân,
cành, rễ (cây phân sinh). Khi trồng rừng, cây con có thể đặt trong bầu hoặc để rễ trần.
Căn cứ vào đặc điểm của cây giống khi xuất vườn, có thể định nghĩa cây giống
trồng rừng sản xuất là một trong các sản phẩm của chuỗi cung ứng cây giống lâm
nghiệp, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định về chiều cao và đường kính cổ rễ, sẵn sàng
làm vật liệu chính cho trồng rừng sản xuất.
5
2.1.1.4. Chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất
Ở góc độ tổ chức, có thể phát biểu: Chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản
xuất là sự kết nối các hoạt động của cá nhân, tổ chức theo một trình tự xác định, từ khâu
cung cấp vật liệu giống đến sản xuất cây giống và cung ứng cho trồng rừng kinh tế.
Ở góc độ di chuyển của luồng hàng vật chất: Chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng
sản xuất là sự chuyển hóa liên tiếp của luồng vật chất để biến vật liệu giống thành cây
giống trồng rừng sản xuất và chuyển đến người tiêu dùng cuối cùng để trồng rừng.
2.1.2. Vai trò của chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất
Chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất liên quan đến tất cả các hoạt
động tạo ra cây giống, có vai trò quan trọng trong quản lý: đảm bảo cân đối cung -
cầu, bình ổn thị trường cây giống trồng rừng sản xuất; tạo lợi thế cạnh tranh cho
ngành hàng sản xuất cây giống lâm nghiệp; giúp các cơ quan chức năng kiểm soát
chất lượng giống cây lâm nghiệp.
2.1.3. Đặc điểm chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất
Chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất có 4 đặc điểm cơ bản: i) Nguyên
vật liệu chính của chuỗi là sản phẩm của quá trình sản xuất phức tạp, lâu dài theo tiêu
chuẩn kỹ thuật của ngành lâm sinh; ii) Sản phẩm của chuỗi thay đổi kích thước và hình
dáng theo thời gian, là vật liệu cho quá trình sản xuất tiếp theo, mang tính chức năng
và chịu tác động của độ trễ thời gian; iii) Sản phẩm đã tiêu thụ không có quá trình trả
lại; iv) Sản phẩm mới được tin dùng hàng chục năm, thậm chí vài chục năm.
2.1.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất
Nghiên cứu chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất: giúp xác định dòng
lưu chuyển của chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất, cho biết hoạt động
chính, mỗi hoạt động có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của chuỗi; từ hiệu
quả chung của chuỗi và mức đóng góp cụ thể của từng tác nhân tham gia có cơ sở
đưa ra những quyết định quản lý, khuyến khích sự hợp tác vươn tới sự công bằng, tạo
ra nhiều hơn giá trị tăng thêm, nâng cao lợi thế cạnh tranh cho chuỗi; có thêm thông
tin về việc thực hiện quy định quản lý nguồn gốc giống, giải pháp điều chỉnh để kiểm
soát chất lượng giống cây chặt chẽ hơn; thêm thông tin cần thiết về thực hiện cơ chế
chính sách trong phát triển lâm nghiệp, giúp đưa ra những giải pháp phù hợp, không
ngừng hoàn thiện chính sách nhằm phát triển bền vững chuỗi.
2.1.5. Nội dung nghiên cứu chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất
Khi nghiên cứu chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất, tác giả đã tập
trung vào các nội dung: dòng lưu chuyển của chuỗi; vị trí, đặc điểm của các tác nhân
tham gia chuỗi; hoạt động và mối quan hệ của các tác nhân tham gia chuỗi; sự liên
kết giữa các tác nhân tham gia chuỗi; kết quả, hiệu quả của chuỗi.
2.1.6. Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng
sản xuất mà luận án đề cập: tác động của thị trường; tác động của cơ chế, chính sách
nhà nước; tác động của sự phát triển KHCN; ảnh hưởng của đầu tư công và dịch vụ
công; trình độ tiếp cận các cơ hội phát triển của các tác nhân; sự hài hòa trong việc
giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế giữa các tác nhân; các hoạt động quản lý.
6
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG CÂY GIỐNG TRỒNG
RỪNG SẢN XUẤT
Thực tế chuỗi cung ứng cây giống Lâm nghiệp ở Indonesia, Đài Loan, Thái
Lan và một số địa phương của Việt Nam cho thấy SXKD cây giống trồng rừng đã
phát triển thành nghề, trên diện rộng nhưng còn mang tính đơn lẻ, mới chú trọng vào
hoạt động sản xuất cây giống, kết nối yếu do vậy cần phải quản lý theo chuỗi và lưu ý
các vấn đề sau: i) Tổ chức sản xuất cây giống lâm nghiệp theo nhóm/hội giải quyết
được nhiều vấn đề khó khăn trong SXKD và tiêu thụ cây giống; ii) Sản xuất giống,
cây giống lâm nghiệp tập trung theo vùng thuận lợi cho sản xuất kiểu hàng hóa và quản
lý chất lượng giống cây trồng; iii) Chính sách của chính phủ có vai trò rất lớn trong
duy trì và phát triển chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất; iv) Quản lý chất
lượng vật liệu giống và cây giống nhất thiết phải có sự can thiệp của chính phủ.
PHẨN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH
Để nghiên cứu chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam
Bộ, các phương pháp tiếp cận chính được sử dụng gồm: tiếp cận theo chuỗi, tiếp cận thể
chế, tiếp cận hệ thống và tiếp cận có sự tham gia.
Sơ đồ 3.1. Khung phân tích chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất
vùng Đông Nam Bộ
Khung phân tích chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất vùng Đông Nam
Bộ (sơ đồ 3.1) được tiếp cận từ cung.
3.2. CHỌN SẢN PHẨM VÀ ĐIỂM NGHIÊN CỨU
3.2.1. Chọn sản phẩm nghiên cứu
Dựa vào điều kiện thực tế tại địa phương, cây giống trồng rừng sản xuất được
đề cập trong đề tài là 2 loài cây giống đang được sản xuất phổ biến ở vùng Đông
Nam Bộ bao gồm cây giống dầu rái và cây giống tràm lai giâm hom. Dầu rái đại diện
cho cây gỗ lớn. Tràm lai (keo lai) giâm hom đại diện cho cây gỗ nhỏ.
3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu
Trong các nghiên cứu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Viện Nghiên
7
cứu giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp đều xác định Đông Nam Bộ là một
trong những vùng được quy hoạch cung cấp giống cây lâm nghiệp và xây dựng vườn
ươm phục vụ trồng rừng. Vì vậy, Đông Nam Bộ được chọn làm vùng nghiên cứu.
Đồng Nai, TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu được chọn làm điểm nghiên cứu chính vì có
phong trào sản xuất cây giống lâm nghiệp phát triển mạnh, nhiều cơ quan lâm nghiệp
đóng chân trên địa bàn. Ninh Thuận, Bình Thuận,.. có sử dụng cây giống trồng rừng
sản xuất của vùng Đông Nam Bộ nên được khảo sát phục vụ cho phía người tiêu dùng.
3.2.3. Chọn mẫu nghiên cứu
Theo số liệu Tổng cục Lâm nghiệp công bố năm 2013 về các cơ sở sản xuất
cây giống và tỉ lệ thực tế theo ý kiến của các cán bộ phòng nông nghiệp tại địa
phương, các chủ cơ sở sản xuất cây giống. Số mẫu khảo sát cho mỗi tác nhân là 60%
số thực tế. Tỉ lệ hộ gia đình tham gia đều trên 80%, do vậy khi nghiên cứu đã lấy hộ
gia đình làm đại diện và chỉ khảo sát hộ gia đình. Riêng tác nhân sử dụng cây giống
được khảo sát theo thực tế (công ty của nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia
đình,..) và gọi chung là cơ sở trồng rừng. Tổng số mẫu khảo sát là 325, trong đó hộ
sản xuất cây giống là 198. Địa phương được khảo sát nhiều nhất là Đồng Nai.
3.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN
3.3.1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, số liệu thứ cấp
Khái niệm chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, ngành hàng, rừng sản xuất; thành
phần chuỗi cung ứng; quy định trong sản xuất vật liệu giống, sản xuất cây giống;
được thu thập từ sách, báo, tạp chí, báo cáo đề tài, luận án, luận văn, các văn bản
pháp quy, thông qua phương pháp kế thừa. Các dữ liệu được tổng hợp theo nội
dung hoặc nhóm nội dung, sau đó chọn lọc, sắp xếp hoặc xử lý bằng Excel cho ra các
bảng, biểu đồ sau đó đưa vào các mục liên quan.
3.3.