Thực hiện REDD+ sẽ đem lại lợi ích nhiều mặt cả về kinh tế - xã hội và môi trường, là cơ hội để Việt Nam thực hiện thành công quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) giai đoạn 2011 – 2020. Tuy nhiên, REDD+ là một vấn đề mới và phức tạp, nhiều vấn đề về kỹ thuật hiện còn đang được đàm phán, cách tiếp cận và phương pháp thực hiện REDD+ với mỗi địa phương cụ thể, việc lồng ghép REDD+ với các chương trình/dự án đã và đang được triển khai như thế nào trong thực hiện nhiệm vụ BV&PTR. Vấn đề này đang là câu hỏi được đặt ra cho các nhà quản lý từ Trung ương đến địa phương.
Điện Biên là tỉnh nằm ở vùng núi phía Tây Bắc của Việt Nam, là tỉnh có tiềm năng lớn trong phát triển sản xuất lâm nghiệp. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp từ Trung ương đến địa phương nên Điện Biên là tỉnh được lựa chọn để thực hiện thí điểm chương trình REDD+. Tuy nhiên, do REDD+ là vấn đề mới vì vậy trong quá trình triển khai các hoạt động thí điểm còn nhiều vấn đề vướng mắc về cơ sở khoa học và thực tiễn. Vì lý do trên, luận án “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất giải pháp thực hiện chương trình REDD+ tại tỉnh Điện Biên”.
27 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1602 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất giải pháp thực hiện chương trình REDD+ tại tỉnh Điện Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
LÃ NGUYÊN KHANG
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN NHẰM ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH REDD+
TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành: Lâm sinh
Mã số: 62.62.02.05
HÀ NỘI - 2015
Luận án được hoàn thành tại:
Trường Đại học Lâm nghiệp – Xuân Mai – Chương Mỹ - Hà Nội.
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Trần Quang Bảo
2. PGS. TS. Bề Minh Châu
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại:
Vào hồi giờ, ngày..............tháng.................năm 2015.
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc gia và Thư viện trường Đại học Lâm nghiệp
CÁC BÀI BÁO CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
1. Lã Nguyên Khang, Trần Quang Bảo (2014), Phân tích đặc điểm và nguyên nhân biễn biến tài nguyên rừng tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2000 – 2013, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, Số 3/2014.
2. Lã Nguyên Khang, Trần Quang Bảo (2014), Nghiên cứu phân vùng ưu tiên và đề xuất các giải pháp thực hiện chương trình REDD+ ở Điện Biên, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, Số 4/2014.
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của luận án
Thực hiện REDD+ sẽ đem lại lợi ích nhiều mặt cả về kinh tế - xã hội và môi trường, là cơ hội để Việt Nam thực hiện thành công quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) giai đoạn 2011 – 2020. Tuy nhiên, REDD+ là một vấn đề mới và phức tạp, nhiều vấn đề về kỹ thuật hiện còn đang được đàm phán, cách tiếp cận và phương pháp thực hiện REDD+ với mỗi địa phương cụ thể, việc lồng ghép REDD+ với các chương trình/dự án đã và đang được triển khai như thế nào trong thực hiện nhiệm vụ BV&PTR. Vấn đề này đang là câu hỏi được đặt ra cho các nhà quản lý từ Trung ương đến địa phương.
Điện Biên là tỉnh nằm ở vùng núi phía Tây Bắc của Việt Nam, là tỉnh có tiềm năng lớn trong phát triển sản xuất lâm nghiệp. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp từ Trung ương đến địa phương nên Điện Biên là tỉnh được lựa chọn để thực hiện thí điểm chương trình REDD+. Tuy nhiên, do REDD+ là vấn đề mới vì vậy trong quá trình triển khai các hoạt động thí điểm còn nhiều vấn đề vướng mắc về cơ sở khoa học và thực tiễn. Vì lý do trên, luận án “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất giải pháp thực hiện chương trình REDD+ tại tỉnh Điện Biên”.
2. Mục tiêu của luận án
2.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần xác đinh cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất được các giải pháp nhằm giảm phát thải thông qua giảm mất rừng, giảm suy thoái rừng và bảo tồn, quản lý rừng bền vững ở Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Luận án có những mục tiêu cụ thể như sau:
1. Đánh giá được đặc điểm diễn biến tài nguyên rừng của tỉnh Điện Biên từ năm 1990 đến 2010.
2. Phân tích được nguyên nhân chính dẫn đến mất rừng và suy thoái rừng tỉnh Điện Biên.
3. Xác định được các hoạt động ưu tiên và phân vùng thực hiện các hoạt động ưu tiên của chương trình REDD+ ở Điện Biên
4. Đề xuất được các giải pháp triển khai thực hiện chương trình REDD+ ở quy mô cấp xã ở Điện Biên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tài nguyên rừng và đất rừng được quy hoạch cho sản xuất lâm nghiệp
- Các hoạt động kinh tế xã hội liên quan đến diễn biến tài nguyên rừng
3.2. Phạm vị nghiên cứu của luận án
- Không gian: Các nghiên cứu nhằm đánh giá đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến diễn biến tài nguyên rừng, nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng được thực hiện ở 40 xã đại diện trong tổng số 130 xã, phường và thị trấn ở 9 huyện, thị xã và thành phố của tỉnh Điện Biên
- Thời gian: Đánh giá diễn biến tài nguyên rừng, phân tích các nguyên nhân dẫn đến mất rừng và suy thoái rừng trong giai đoạn 1990-2010.
4. Những đóng góp mới của luận án
4.1. Về phương pháp nghiên cứu
Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách hệ thống về cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất giải pháp triển khai chương trình REDD+ ở quy mô cấp tỉnh. Về phương pháp nghiên cứu luận án đã áp dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, phân tích khung logic, trong đó kết hợp khoa học xã hội, thống kê toán học và phân tích không gian nhằm đánh giá thực trạng diễn biến rừng, phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp. Đánh giá đặc điểm diễn biến tài nguyên rừng thông qua phân tích biến động sử dụng đất/độ che phủ qua các giai đoạn khác nhau. Ứng dụng tiêu chuẩn AIC nhằm xác định mô hình tối ưu trong phân tích ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội đến mất rừng và suy thoái rừng ở Điện Biên. Phân tích khung logic và phân tích không gian địa lý xác định các hoạt động tiềm năng và phân vùng ưu tiên cho chương trình REDD+ đến quy mô cấp xã.
4.2. Về cơ sở lý luận và khoa học:
Kết quả về đặc điểm diễn biến tài nguyên rừng, các yếu tố ảnh hưởng đến mất rừng và suy thoái rừng, xác định các hoạt động tiềm năng cho chương trình REDD+ đến quy mô cấp xã và xây dựng bản đồ phân vùng ưu tiên thực hiện các hoạt động của chương trình REDD+ của luận án góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm triển khai thực hiện chương trình giảm pháp thải thông qua giảm mất rừng và suy thoái rừng (REDD+) cho tỉnh Điện Biên nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Các hoạt động triển khai chương trình REDD+ cấp xã được xác định trên cơ sở quỹ đất tiềm năng, tính khả thi về kinh tế và tính chấp nhận của xã hội, từ đó xác định được các hoạt động cụ thể cho từng xã.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu chi tiết về cơ sở khoa học nhằm đề xuất các giải pháp thực hiện Chương trình REDD+ cho cấp tỉnh, là tiền đề cho việc triển khai thực hiện chương trình REDD+ cho các tỉnh ở Việt Nam.
Thông qua phân tích đặc điểm diễn biến tài nguyên rừng, mô hình hóa được ảnh hưởng của điều kiện kinh tế xã hội tới mất rừng và suy thoái rừng, luận án đã xác định được các nhân tố chính ảnh hưởng đến mất rừng và suy thoái rừng từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm giảm mất rừng và suy thoái rừng, tăng cường trữ lượng các bon rừng và quản lý rừng bền vững cho tỉnh Điện Biên
Nội dung nghiên cứu của luận án đã kết nối giữa phân tích số liệu kinh tế xã hội, thống kê toán học và công nghệ không gian địa lý làm cơ sở xây dựng được bản đồ phân vùng ưu tiên cho việc thực hiện các hoạt động REDD+ đến quy mô cấp xã của tỉnh Điện Biên.
Nghiên cứu của Luận án đã góp phần bổ sung những hiểu biết về chương trình giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực giảm mất rừng và suy thoái rừng, bảo tồn trữ lượng các bon của rừng, quản lý rừng bền vững và tăng cường trữ lượng các bon của rừng (REDD+).
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của luận án cung cấp cơ sở khoa và thực tiễn cho việc xây dựng các hoạt động lâm nghiệp nhằm giảm phát thải khí nhà kính ở quy mô cấp xã, là cơ sở cho công tác quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, xây dựng chính sách, định hướng chiến lược phát triển lâm nghiệp trong chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.
Những cán bộ nghiên cứu về lâm nghiệp và biến đổi khí hậu có thể sử dụng kết quả của luận án như một phương pháp nghiên cứu mới nhằm xác định đặc điểm diễn biến tài nguyên rừng, xác định các nhân tố kinh tế xã hội đến mất rừng và suy thoái rừng và thực hiện chương trình REDD+ ở quy mô các cấp.
Luận án có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên và sinh viên của các trường có đào tạo về lĩnh vực lâm nghiệp và biến đổi khí hậu.
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố ở trên thế giới và trong nước theo các chủ điểm: (1) Các khái niệm liên quan, (2) Tổng quan và đánh giá các tài liệu liên quan đến dịch vụ môi trường rừng và khả năng hấp thụ carbon của rừng, (3) Tổng quan và đánh giá các tài liệu về REDD+ và biến đổi khí hậu; (4) Tổng quan và đánh giá các tài liệu về hiện trạng rừng, nguyên nhân dẫn đến mất rừng và suy thoái rừng ở Việt Nam, tình hình thực hiện REDD+; tác giả rút ra một số nhận xét:
- Rừng có giá trị nhiều mặt về kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó giá trị lưu giữ và hấp thụ carbon của rừng là rất đáng kể, đặc biệt là rừng tự nhiên và rất khác biệt giữa các loại rừng.
- Mất rừng và suy thoái rừng làm phát thải 17,3% tổng lượng khí nhà kính của tất cả các ngành kinh tế (IPCC, 2007).
- Nguyên nhân chính gây mất rừng và suy thoái rừng được xác định đó là: Chuyển đổi sang canh tác nông nghiệp; Khai thác gỗ không bền vững (đặc biệt là khai thác gỗ bất hợp pháp); Phát triển cơ sở hạ tầng; Phát triển cây công nghiệp và Cháy rừng.
- Các hoạt động chính của REDD+ có thể được thực hiện ở Việt Nam bao gồm: Giảm phát thải thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng; giảm phát thải thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng; Bảo tồn trữ lượng carbon của rừng; Quản lý bền vững tài nguyên rừng và Tăng cường trữ lượng carbon của rừng.
- Trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay việc thực hiện các hoạt động REDD+ là khá phù hợp nhằm thúc đẩy quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Các dự án về lâm nghiệp, phát triển sinh kế cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng mà Việt Nam đã và đang thực hiện sẽ là nền tảng tốt, là cơ sở cho việc thực hiện các chương trình REDD+ ở Việt Nam.
- Việc thực hiện REDD+ sẽ đem lại các lợi ích đáng kể về môi trường và kinh tế - xã hội, đặc biệt là cho vùng nông thôn miền núi Việt Nam nhưng đồng thời cũng có những thách thức. Thứ nhất, REDD+ là vấn đề mới và phức tạp đối với Việt Nam và các quốc gia đang phát triển khác; nhiều vấn đề kỹ thuật hiện còn đang được đàm phán. Kiến thức và năng lực kỹ thuật để thực hiện REDD+ còn thiếu, đặc biệt là vấn đề đo đạc, báo cáo và kiểm chứng đối với trữ lượng carbon rừng và kết quả thực hiện các hoạt động REDD+ khác. Thứ hai, REDD+ đòi hỏi phải có một mức độ quản trị rừng cao hơn. Một số chính sách, quy định hiện hành cần phải được tăng cường hoặc sửa đổi bổ sung để đáp ứng yêu cầu quốc tế.
- Điện Biên là tỉnh có tiềm năng lớn trong sản xuất lâm nghiệp, việc thực hiện REDD+ sẽ là cơ hội tốt để tỉnh Điện Biên thực hiện thành công quy hoạch BV&PTR.
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
Phù hợp với mục tiêu nghiên cứu luận án xác định những nội dung nghiên cứu cụ thể sau:
1. Đánh giá đặc điểm diễn biến tài nguyên rừng trong giai đoạn 1990-2010 tại Điện Biên.
2. Phân tích ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội đến mất rừng và suy thoái rừng tại Điện Biên.
3. Nghiên cứu phân vùng ưu tiên thực hiện các hoạt động của chương trình REDD+ tại Điện Biên.
4. Đề xuất các giải pháp thực hiện nhằm giảm phát thải thông qua giảm mất rừng và suy thoái rừng tại Điện Biên.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp tiếp cận
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.2.2.1. Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp
2.2.2.2. Chọn xã nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích các tiêu chí đã chọn được 40 xã trong 7 huyện của tỉnh Điện Biên để tiến hành nghiên cứu.
2.2.2.3. Phương pháp đánh giá đặc điểm diễn biến tài nguyên rừng trong giai đoạn 1990 – 2010
Trên cơ sở bản đồ hiện trạng rừng các năm 1990, 2000 và 2010, sử dụng ảnh vệ tinh Landsat và Spot 5 để hiệu chỉnh bản đồ hiện trạng rừng. Sự thay đổi sử dụng đất/độ che phủ rừng (diễn biến rừng) được đánh giá trong vòng 2 giai đoạn (1990-2000; 2000-2010). Để đánh giá thay đổi sử dụng đất/độ che phủ rừng nghiên cứu sử dụng chức năng phân tích không gian trong phần mềm GIS.
2.2.2.4. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội đến mất rừng và suy thoái rừng tại Điện Biên
a) Phương pháp xác định các nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng
Để xác định các nguyên nhân làm mất rừng, suy thoái rừng và mức độ ảnh hưởng của mỗi nguyên nhân đến mất rừng và suy thoái rừng, nghiên cứu đã sử dụng công cụ ArcGIS 9.3 và MapInfo 10.0 để khoanh vẽ các khu vực mất rừng (20 khu vực, mỗi khu vực có diện tich lớn hơn 100 ha). Sau đó tiến hành phỏng vấn và khảo sát hiện trường để xác định chính xác nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng tại mỗi khu vực
b) Phương pháp phân tích nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng
- Phương pháp 1: Phân tích có sự tham gia của các bên liên quan để xác định nguyên nhân dẫn đến đến mất rừng và suy thoái rừng
Nhằm cung cấp thông tin về mất rừng và suy thoái rừng từ kết quả quá trình phân tích sự thay đổi sử dụng đất/lớp phủ thực vật từ năm 1990-2010 cho tất cả các bên liên quan, các cuộc thảo luận, làm việc nhóm, phỏng vấn,.. sẽ được thực hiện với các bên liên quan ở cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh. Công cụ sơ đồ cây vấn đề sẽ được sử dụng để phân tích nguyên nhân của mất rừng và suy thoái rừng
- Phương pháp 2: Phân tích đa biến bằng cách xác định các nguyên nhân chính dẫn tới mất rừng và suy thoái rừng từ năm 1990 đến năm 2010
Sử dụng hàm đa biến để lập các mô hình xác định ảnh hưởng của các nhân tố chính dẫn đến việc mất rừng/suy thoái rừng yi = f(A, xj). Trong đó:
yi: diện tích rừng hoặc tỷ lệ diện tích rừng bị mất/suy thoái trong 2 giai đoạn 1990 – 2000, 2001 – 2010
A: Các năm hoạt động từ 1990 – 2010 (thay đổi lớp phủ rừng) gồm 2 giai đoạn, từ 1990 – 2000 và từ 2000 – 2010.
xj: Các yếu tố kinh tế - xã hội có thể gây mất rừng, suy thoái rừng bao gồm: tỷ lệ diện tích lúa nước, hoạt động sản xuất nương rẫy, thu nhập bình quân, tỷ lệ thu nhập bình quân từ rừng, dân số, dân tộc, trình độ học vấn, yếu tố nhập cư, các chính sách nông-lâm nghiệp, giao thông, xây dựng, thủy điện, phát triển cây công nghiệp như cà phê, cao su, v.v xj được thu thập số liệu từ 40 xã trong 2 giai đoạn từ năm 1990 – 2010.
Sử dụng Tiêu chuẩn AIC (Akaike Information Criterion): Khi cần lựa chọn mô hình tốt nhất với nhiều mô hình có các biến số ảnh hưởng khác nhau, AIC mô hình với các biến số ảnh hưởng là hàm tốt nhất
AIC=n*lnRSSn+2K=-lnL+2K
Mô hình tối ưu với các biến số thích hợp khi giá trị đại số của AIC là bé nhất. Trong đó, n: số mẫu, RSS (the residual sums of squares) là tổng bình phương phần dư, K: số tham số của mô hình bao gồm tham số sai số ước lượng, ví dụ mô hình y = a +bx, thì K=3. L: Likehood của mô hình (Chave et al., 2005)
Việc xác định mô hình tối ưu thông qua tiêu chuẩn AIC được hỗ trợ bởi phần mềm R (phần mềm sử dụng cho phân tích thống kê và đồ thị).
2.2.2.5. Phương pháp phân vùng ưu tiên thực hiện hoạt động REDD+ tại Điện Biên
Để xác định các hoạt động tiềm năng nhằm làm giảm phát thải khí nhà kính từ nỗ lực giảm mất rừng và suy thoái rừng, sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA) trên 80 thôn/bản của 40 xã thuộc 7 huyện.
Việc phân vùng ưu tiên thực hiện các hoạt động giảm phát thải từ nỗ lực giảm mất rừng và suy thoái rừng được thực hiện bằng sự hỗ trợ của phần mềm ArcGIS 9.3 và MapInfo 10.0 thông qua việc xác định quỹ đất tiềm năng cho mỗi hoạt động tại các xã nghiên cứu.
2.2.2.6. Phương pháp đề xuất các giải pháp giảm mất rừng và suy thoái rừng
a) Sử dụng công cụ phân tích cây mục tiêu nhằm xác định giải pháp giảm mất rừng và suy thoái rừng:
Sử dụng công cụ phân tích cây mục tiêu để xác định các giải pháp để giảm thiểu sự mất rừng và suy thoái rừng. Sử dụng sơ đồ cây mục tiêu làm công cụ thảo luận nhằm tìm ra các giải pháp chiến lược cho mỗi nguyên nhân/nhóm nguyên nhân.
b) Sử dụng công cụ phân tích định hướng nhằm xác định mục tiêu giảm thiểu mất rừng và suy thoái rừng:
Sử dụng công cụ phân tích định hướng để xác định mục tiêu giảm thiểu mất rừng và suy thoái rừng, các cơ hội, thách thức và các giải pháp phù hợp.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 1990 - 2010 tại Điện Biên
3.1.1. Đặc điểm diễn biến tài nguyên rừng tỉnh Điện Biên
Kết quả phân tích bản đồ hiện trạng rừng tỉnh Điện Biên trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2010 cho thấy, diện tích rừng các huyện trong tỉnh Điện Biên đều có xu hướng tăng lên (bảng 3.1)
Bảng 3.1. Diện tích rừng ở các huyện huyện tỉnh Điện Biên từ 1990 -2010
Huyện
Diện tích rừng qua các năm (ha)
1990
2000
2010
Điện Biên
14.635,26
29.580,52
57.404,32
Điện Biên Đông
5.404,30
9.613,72
30.775,73
Mường Ảng
3.386,54
4.234,80
12.019,18
Mường Chà
28.115,17
46.078,70
55.268,32
TX. Mường Lay
1.514,12
3.460,70
5.413,37
Mường Nhé
81.561,01
107.920,03
120.965,84
Tủa Chùa
11.201,07
14.604,83
21.350,48
TP. Điện Biên Phủ
59,73
742
2.168,08
Tuần Giáo
31.681,70
35.206,30
41.593,78
Toàn tỉnh
177.558,90
251.441,60
346.959,10
Nguồn: Bản đồ hiện trạng rừng các năm 1990, 2000, 2010 tỉnh Điện Biên được hiệu chỉnh bằng ảnh vệ tinh Landsat và Spot5
Từ năm 1990 đến 2010 diện tích rừng của tỉnh Điện Biên có xu hướng tăng lên, đặc biệt tăng mạnh trong khoảng thời gian từ 2000 – 2010. Tuy nhiên, diện tích rừng tăng lên qua các năm không có nghĩa là rừng không bị mất đi mà do diện tích rừng tăng lên lớn hơn diện tích rừng mất đi nên diện tích rừng của Điện Biên có xu hướng tăng lên. Kết quả phân tích GIS qua 2 giai đoạn từ năm 1990 – 2000 và 2000 – 2010 cho thấy ở mỗi giai đoạn diện tích rừng tăng lên hơn gấp đôi diện tích rừng mất đi (bảng 3.2).
Bảng 3.2. Diện tích rừng tăng lên và mất đi ở Điện Biên giai đoạn 1990 - 2010
Huyện
Giai đoạn 1990 - 2000
Giai đoạn 2001 - 2010
Diện tích rừng bị mất (ha)
Diện tích
rừng tăng lên(ha)
Diện tích
rừng bị mất (ha)
Diện tích
rừng tăng lên (ha)
Điện Biên
3.470,49
18.415,75
10.381,24
38.205,04
Điện Biên Đông
4.643,19
10.060,85
5.652,05
21.162,01
Mường Ảng
2.099,97
2.314,04
1.324,35
9.108,73
Mường Chà
6.772,49
24.736,01
19.068,06
28.257,68
TX. Mường Lay
837,95
2.784,53
1.266,65
3.219,01
Mường Nhé
17.249,24
46.428,22
33.127,59
45.412,39
Tủa Chùa
2.615,99
6.019,75
2.763,81
9.509,45
TP. Điện Biên Phủ
13,07
696,01
390,01
1.815,42
Tuần Giáo
7.541,49
7.816,09
6.594,52
16.672,01
Toàn tỉnh
45.243,88
119.271,26
80.568,28
173.361,74
Bảng 3.2 cho thấy:
- Giai đoạn 1990-2000 có 45.243,88 diện tích rừng bị mất đi và 119.271,26 ha diện tích rừng tăng lên. Như vậy, trong 10 năm diện tích rừng thực chất tăng lên 74.027,38 ha.
- Giai đoạn 2000-2010 có 80.568,28 ha diện tích rừng bị mất đi và 173.361,74 ha diện tích rừng tăng lên. Như vậy, trong 10 năm diện tích rừng thực chất tăng lên 92.739,46 ha.
Để đánh giá thay đổi sử dụng đất/độ che phủ qua các giai đoạn, nghiên cứu đã tiến hành phân tích hiện trạng sử dụng đất qua các năm 1990, 2000 và 2010. Kết quả phân tích biến động sử dụng đất được thể hiện ở bảng 3.3 và 3.4.
ĐVT: hecta
Bảng 3.3. Kết quả phân tích biến động sử dụng đất của tỉnh Điện Biên giai đoạn 1990 – 2000
Hiện trạng
Rừng giàu
Rừng trung bình
Rừng nghèo
Rừng phục hồi
Tre nứa
Hỗn giao G-TN
Rừng trên núi đá
Rừng trồng
Núi đá
Đất trống QHLN
Mặt nước
Dân cư
Đất khác (NLN)
Diện tích năm 1990
Rừng giàu
2.066,3
431,4
36,9
473,1
46,8
144,6
19,2
3.218,3
Rừng trung bình
10,6
23.485,9
4.439,2
10.568,6
85,2
990,5
23,3
12,0
31,0
12.069,3
88,4
2.114,8
53.918,8
Rừng nghèo
381,1
20.084,4
10.050,4
231,8
1.289,8
31,0
15,4
146,8
9.918,4
107,9
1.666,9
43.923,9
Rừng phục hồi
236,2
559,7
20.274,6
32,1
535,7
199,2
60,0
6.303,8
44,9
1.329,9
29.576,1
Tre nứa
215,5
1.260,3
2.578,4
252,7
76,8
15,4
24,6
2.646,6
16,5
563,4
7.650,2
Hỗn giao G-TN
30,8
2.810,4
0,1
19.151,7
84,1
8,8
1,7
4.004,9
21,3
1.001,0
27.114,8
Rừng trên núi đá
542,8
8.108,9
45,1
286,1
2.450,5
131,6
11.565,0
Rừng trồng
542,2
40,0
9,6
591,8
Núi đá
49,2
74,5
68,8
2.345,8
931,3
129,8
3.599,4
Đất trống QHLN
90.504,1
2.444,6
1.983,5
1.470,9
7.061,6
372,5
352.966,9
15,6
453,9
6.908,8
464.182,4
Mặt nước
221,5
2.992,3
47,3
453,9
3.715,0
Dân cư
43,6
0,3
0,0
0,7
178,7
0,6
616,0
9,0
5.654,4
2.708,6
9.211,9
Đất khác (NLN)
10.052,3
141,9
2.800,7
1.245,4
1.005,6
537,7
4.689,3
35,8
5.536,2
147.952,8
173.997,7
Diện tích năm 2000
2.076,9
24.534,6
25.366,5
146.629,4
5.561,2
27.004,6
11.314,8
8.953,6
3.806,8
397.003,1
3.052,7
11.970,8
164.990,3
832.265,3
ĐVT: hecta
Bảng 3.4. Kết quả phân tích biến động sử dụng đất của tỉnh Điện Biên giai đoạn 2000 - 2010
Hiện