1. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những đối tượng cá biển có giá trị kinh tế cao đã và
đang được phát triển nuôi ở nước ta trong những năm qua là cá mú
chấm cam (E.coioides). Tuy nhiên, thực trạng cho thấy rằng cá tạp
hiện đang là nguồn thức ăn chủ yếu cho cá và đây chính là nguyên
nhân của hàng loạt các hệ lụy phát sinh làm giảm hiệu quả nuôi
và tác động ô nhiễm môi trường. Vì vậy, việc nghiên cứu công
nghệ sản xuất thức ăn là vấn đề cấp thiết, mang tính thời sự đối
với việc phát triển nuôi loài cá này.
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chính của đề tài là xây dựng công nghệ sản xuất thức
ăn công nghiệp cho cá mú chấm cam ở Việt Nam phù hợp với thực
trạng, qui mô và xu thế phát triển theo hướng hiệu quả- bền vững
với các mục tiêu cơ bản của công trình bao gồm:
? Xây dựng được công nghệ sản xuất thức ăn nuôi cá mú chấm cam
phù hợp với thực trạng, qui mô và điều kiện của VN trên cơ sở
nghiên cứu về sinh học và khả năng tiêu hóa của cá.
? Tạo được viên thức ăn nuôi cá mú chấm cam đảm bảo cá phát
triển tốt, tỉ lệ sống cao và hệ số tiêu tốn thức ăn thấp.
Các nội dung nghiên cứu đã được tiến hành như sau:
? Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá mú chấm cam và đặc tính
lý, hóa của nguyên liệu làm cơ sở xây dựng công thức thức ăn.
? Nghiên cứu xây dựng công thức thức ăn nuôi cá mú chấm cam.
? Nghiên cứu qui trình và chế độ công nghệ tạo viên thức ăn nuôi
cá mú chấm cam.
? Nuôi khảo nghiệm, đánh giá hiệu quả thức ăn.
27 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1982 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp cho cá mú chấm cam (Epinephelus coioides) nuôi thương phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------------------
Nguyễn Văn Nguyện
NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP CHO CÁ MÚ
CHẤM CAM (Epinephelus coioides) NUÔI
THƯƠNG PHẨM
Chuyên ngành: Công nghệ thực phẩm đại cương
Mã số: 2.11.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT
Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2011
Công trình được hoàn thành tại Khoa kỹ thuật hóa học, Trường
Đại Học Bách Khoa Tp. HCM
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TSKH. Lê Xuân Hải
2. TS. Nguyễn Văn Hảo
Cán bộ phản biện độc lập:
1. GS.TS. Hoàng Đình Hòa
2. GS.TS. Trần Thị Luyến
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thanh Phương
Phản biện 2: GS.TS. Hoàng Đình Hòa
Phản biện 3: PGS.TS. Hoàng Tùng
Luận án sẽ được bảo vệä trước Hội đồng chấm luận án
cấp Nhà nước tổ chức tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Vào hồi ..giờ.ngày tháng ..năm 2011
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Đại Học Quốc Gia
- Thư viện Trường Đại Học Bách Khoa
- Thư Viện Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 2
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những đối tượng cá biển có giá trị kinh tế cao đã và
đang được phát triển nuôi ở nước ta trong những năm qua là cá mú
chấm cam (E.coioides). Tuy nhiên, thực trạng cho thấy rằng cá tạp
hiện đang là nguồn thức ăn chủ yếu cho cá và đây chính là nguyên
nhân của hàng loạt các hệ lụy phát sinh làm giảm hiệu quả nuôi
và tác động ô nhiễm môi trường. Vì vậy, việc nghiên cứu công
nghệ sản xuất thức ăn là vấn đề cấp thiết, mang tính thời sự đối
với việc phát triển nuôi loài cá này.
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chính của đề tài là xây dựng công nghệ sản xuất thức
ăn công nghiệp cho cá mú chấm cam ở Việt Nam phù hợp với thực
trạng, qui mô và xu thế phát triển theo hướng hiệu quả- bền vững
với các mục tiêu cơ bản của công trình bao gồm:
Xây dựng được công nghệ sản xuất thức ăn nuôi cá mú chấm cam
phù hợp với thực trạng, qui mô và điều kiện của VN trên cơ sở
nghiên cứu về sinh học và khả năng tiêu hóa của cá.
Tạo được viên thức ăn nuôi cá mú chấm cam đảm bảo cá phát
triển tốt, tỉ lệ sống cao và hệ số tiêu tốn thức ăn thấp.
Các nội dung nghiên cứu đã được tiến hành như sau:
Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá mú chấm cam và đặc tính
lý, hóa của nguyên liệu làm cơ sở xây dựng công thức thức ăn.
Nghiên cứu xây dựng công thức thức ăn nuôi cá mú chấm cam.
Nghiên cứu qui trình và chế độ công nghệ tạo viên thức ăn nuôi
cá mú chấm cam.
Nuôi khảo nghiệm, đánh giá hiệu quả thức ăn.
Tính mới, ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của luận án như sau:
Các điểm mới của luận án
1. Lần đầu tiên đã ứng dụng phương pháp vùng cấm để giải bài
toán tối ưu đa mục tiêu trong xây dựng công thức thức ăn cho cá
2
mú chấm cam đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và có giá thành hợp
lý.
2. Xác định được chế độ công nghệ ép đùn tối ưu cho phép tạo
được viên thức ăn có tốc độ chìm chậm, độ bền trong nước phù
hợp với tập tính, thói quen ăn của cá.
Ý nghĩa khoa học
1. Giải bài toán tối ưu đa mục tiêu một cách chuẩn xác và chặt
chẽ về phương diện toán học, cho phép thiết lập cơ sở khoa học
về sinh học, toán học để thiết lập công thức thức ăn nuôi cá mú
chấm cam nói riêng và vật nuôi thủy sản nói chung.
2. Khai thác, xử lý và vận dụng triệt để phương pháp mô hình hóa
toán học, mô phỏng, tối ưu hóa đa mục tiêu với chuẩn tối ưu tổ
hợp R trong việc nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ công nghệ
ép đùn đến đặc tính vật lý của viên thức ăn, cho phép kiểm soát
và nâng cao chất lượng viên thức ăn nuôi cá.
Ý nghĩa thực tiễn
1. Xây dựng được công nghệ sản xuất thức ăn nuôi cá mú chấm
cam phù hợp với thực trạng, qui mô và điều kiện phát triển nuôi
cá mú ở nước ta.
2. Chủ động hoàn toàn trong việc xây dựng công thức thức ăn và
tạo được thức ăn công nghiệp dạng viên phù hợp với sự phát
triển của cá mú chấm cam. Đồng thời có thể mở rộng việc áp
dụng kết quả nghiên cứu cho các đối tượng cá biển nuôi khác.
Luận án đã giải quyết khá toàn diện vấn đề sản xuất thức ăn trên
cơ sở khoa học về sinh học, tiêu hóa của cá, kết hợp với bài toán
xây dựng công thức thức ăn và tối ưu hóa công nghệ sản xuất.
Luận án được trình bày trong 116 trang bao gồm Mở đầu- 04
trang, Chương 1- Tổng quan tài liệu: 33 trang; Chương 2- Vật liệu
và phương pháp nghiên cứu: 15 trang; Chương 3 - Kết quả va thảo
luận: 62 trang, Kết luận và kiến nghị: 02 trang. Danh mục các
công trình, tài liệu tham khảo tiếng Việt, Anh, Nga gồm 14 trang
và các phụ lục.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Cá mú chấm cam (E.coioides) thuộc họ Serranidae, họ phụ
Epinephelus, tên khoa học là Epinephelus coioides. Các nghiên
cứu cho rằng cá mú chấm cam giống có nhu cầu protein từ 44 -
47%, nhu cầu carbohydrate từ 16 -28%, lipid từ 8 -10% và năng
lượng khoảng 3700 - 4100 kcal/g.
Đối với hầu hết các động vật thì các đặc tính vật lý, cảm quan
của thức ăn tác động trực tiếp đến các cơ quan phản ứng tiếp nhận
thức ăn như thị giác, thính giác và vị giác. Những yếu tố tác động
đến việc nhận biết thức ăn của thủy sản như kích thước viên, sự
chuyển động, hình dạng, màu sắc, sự tương phản và chất hấp dẫn,
mùi vị. Thành phần nguyên liệu và chế độ công nghệ, kỹ thuật
chế biến là những yếu tố quyết định đến các đặc tính chất lượng
của thức ăn. Đặc tính lý, hóa của nguyên liệu và khả năng tiêu
hóa của đối tượng nuôi là những dữ liệu rất quan trọng dùng làm
cơ sở cho việc xác định, lựa chọn nguyên liệu trong xây dựng công
thức thức ăn vật nuôi. Các tác giả khác nhau cho rằng công thức
thức ăn phải được xây dựng sao cho thức ăn phải đáp ứng được
nhu cầu dinh dưỡng của cá và có giá thành hợp lý.
Qui trình sản xuất thức ăn vật nuôi thủy sản bao gồm một số
các thiết bị để sản xuất nhiều loại thức ăn khác nhau bao gồm các
thiết bị cơ bản như máy nghiền nguyên liệu, thiết bị trộn, thiết bị
chuyển tải, tạo viên, sấy hoặc làm nguội, phun dầu, máy cắt viên
và lò hơi. Quá trình tạo viên là một trong những công đoạn then
chốt, quyết định đến các đặc tính chất lượng của sản phẩm. Trong
đó, dung trọng và độ bền trong nước của viên thức ăn có ý nghĩa
quyết định đến việc sử dụng thức ăn của cá và hiệu quả nuôi cá.
4
Chương 2
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Vật liệu và thiết bị nghiên cứu
Cá mú chấm cam dùng để xác định đặc điểm sinh hóa, đánh
giá hiệu quả sử dụng thức ăn là cá giống cỡ từ 8-12 g/con và 50 -
75 g/con. Cá mú chấm cam giống được sản xuất và nuôi thử
nghiệm tại Trung Tâm Giống Hải Sản Nam Bộ - Vũng Tàu.
Nguyên liệu sử dụng trong nghiên cứu là các loại bột cá trong và
ngoài nước có hàm lượng protein từ 55 - 65%, bã nành Ấn Độ,
Agentina có hàm lượng protein từ 43- 47%, bột mì, cám gạo, dầu
gan mực, vitamin và khoáng chất, các nguyên liệu đạt tiêu chuẩn
TCVN- TCN.865, 984: 2006. Tạo viên thức ăn bằng thiết bị ép
đùn một trục vít, thiết bị có cấu tạo gồm phễu cấp liệu, vít phễu
cấp liệu, ống dẫn, trục vít, khuôn ép và dao cắt viên thức ăn.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phân tích và xác định đặc tính lý, hóa của nguyên liệu và thức
ăn bằng các phương pháp phân tích lý, hóa phổ biến. Phát hiện
hoạt tính enzyme tiêu hóa bằng điện di SDS-PAGE và xác định
hoạt tính protease, amylase bằng các phương pháp đo mật độ
quang. Dựa vào tỉ lệ acid amin trong cơ thịt cá, xác định nhu cầu
các acid amin thiết yếu (EAAs) và tyrosine, cystine trong thức ăn
bằng phương pháp Wilson & Cowey (1985). Sử dụng phương pháp
luận tiếp cận hệ thống để phân tích hệ thống ép đùn tạo viên thức
ăn, các yếu tố tác động đến các hàm mục tiêu (HMT) dung trọng
và độ bền trong nước của viên thức ăn là độ ẩm vật liệu M (%),
tốc độ cấp liệu F (%), nhiệt độ vùng ép T (oC) và chiều cao viên H
(mm). Xác định dung trọng theo phương pháp đo khối lượng thức
ăn trên một đơn vị thể tích (Harper, 1979); độ bền trong nước của
5
viên thức ăn được xác định theo phương pháp 28TCN 102:2004.
Mô hình hóa toán học quá trình ép đùn tạo viên trên cơ sở ma trận
qui hoạch tối ưu D, sử dụng phương pháp vùng cấm để tối ưu hóa
đa mục tiêu xây dựng công thức thức ăn (CTTA) và xác định chế
độ công nghệ ép đùn. Phương pháp vùng cấm cho rằng giả sử các
HMT thành phần là bài toán cực tiểu, thì điều kiện ràng buộc có
dạng:
Ij(Z) < Cj , j = 1÷m (2.5)
Các ràng buộc (2.5) tạo thành vùng cấm C = { Ij(Z) > Cj } đối
với HMT I(Z), BTTƯ đa mục tiêu được thực hiện với chuẩn tối ưu
tổ hợp R(Z):
R(Z) = r1(Z).r2(Z)...rm(Z) = )(
1
Zrj
m
j
∏
=
(2.6)
Với rj(Z) = [Cj – Ij(Z)] / [Cj - Ijmin] khi Ij(Z) < Cj (2.7)
và rj(Z) = 0 khi Ij(Z) > Cj (2.8)
BTTƯ đa mục tiêu được xác định theo hướng HMT R(Z) đạt
giá trị cực đại:
Rmax = R(ZR) = maxR(Z) = max [ )(
1
Zrj
m
j
∏
=
] (2.9)
Z = { Zi } = (Z1, Z2 , , Zn ) Є ΩZ .
Nghiệm tối ưu ZR là một nghiệm paréto-tối ưu với hiệu quả
paréto-tối ưu IP,R = (I1P,R, I2P,R, ..,ImP,R) xa vùng cấm C nhất.
Nuôi đánh giá hiệu quả thức ăn thông qua đánh giá các chỉ
tiêu môi trường, tăng trưởng, tỉ lệ sống của cá và hệ số chuyển đổi
thức ăn (FCR). Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với 02 nghiệm
thức (NT) thức ăn bao gồm thức ăn FON và đối chứng UP, lặp lại
04 lần cho mỗi NT. Cá giống (8-12 g/con) được thả với mật độ 25
con/bể trong 8 bể composite (0,5 m3/bể). Thời gian nuôi thử
nghiệm là 60 ngày.
6
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá mú chấm cam và đặc
tính lý, hóa của nguyên liệu làm cơ sở xây dựng công thức thức
ăn
3.1.1. Đặc điểm sinh học của cá mú chấm cam
3.1.1.1. Đặc điểm về thành phần khối lượng:
Đối với cá có khối lượng thân khoảng từ 650 - 1100 g/con thì
tỉ lệ phi lê/khối lượng thân cá có giá trị từ 0,34 - 0,42 và cá càng
lớn thì tỉ lệ phi lê càng cao.
3.1.1.2. Thành phần hóa học: Số liệu phân tích thành phần hóa
học cho thấy hàm lượng ẩm của cơ thịt cá xấp xỉ 78%. Đặc biệt
hàm lượng lipid (1,51%), tro (1,27%) thấp, đồng thời thể hiện sự
vượt trội của hàm lượng protein so với lipid và tro.
3.1.1.3. Thành phần acid amin của cá giống nguyên con: Số
liệu phân tích a.a cho thấy, trong cơ thịt cá mú giống nguyên con
có mặt hầu hết các a.a và chứa đầy đủ các acid amin thiết yếu.
Các dữ liệu thu được là cơ sở cần thiết cho việc thiết lập hàm
lượng các a.a thiết yếu có trong khẩu phần thức ăn cho cá.
3.1.1.4. Thành phần acid amin thiết yếu của cá giống:
Số liệu phân tích a.a thiết yếu của cá giống nguyên con được
mô tả ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Thành phần EAAs của cá giống (% trong 100 g mẫu)
Thành phần Cá giống nguyên con (*) Cá giống (50 g/con)
Arginine 1,02 1,34
Histidine 0,43 0,60
Isoleucine 0,75 0,86
Leucine 1,75 1,54
Lysine 1,59 1,77
7
Methionine 0,62 0,72
Phenylalanine 0,87 0,82
Threonine 0,98 0,96
Tryptophan 0,03 0,13
Valine 0,65 0,93
(*) Millamena & Toledo (2004)
Từ bảng 3.3 cho thấy cá mú giống chấm cam chứa đầy đủ các
acid amin thiết yếu trong cơ thịt và có tỉ lệ (%) xấp xỉ và độ chênh
lệch khá nhỏ với kết quả phân tích của Millamena & Toledo
(2004). Sự khác biệt không nhiều về hàm lượng các EAAs là hoàn
toàn phù hợp với khẳng định của Winson & Cowey (1985); Meyer
& Fracalossi (2005) rằng thành phần các a.a trong cơ thể cá hầu
như không thay đổi, hoặc thay đổi rất nhỏ trong cùng một loài cá.
Với các kết quả phân tích về thành phần các EAAs được mô tả
từ bảng 3.3 và thành phần tyrosin, cystine của cá mú giống chấm
cam nguyên con, dựa vào phương pháp xác định thành phần EAAs
có mặt trong cơ thể cá, thành phần EAAs và tyrosine, cystine của
cá mú chấm cam được xác định và mô tả ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Thành phần (%) EAAs và tyrosine, cystine
Thành phần Cá mú Cá chép (*) Cá hồi (**)
Arginine 12,56 11,60 12,30
Histidine 5,62 4,80 5,20
Isoleucine 8,06 7,50 8,00
Leucine 14,43 13,50 14,60
Lysine 16,59 16,80 16,90
Methionine 6,75 5,40 5,50
Phenylalanine 7,69 9,50 8,30
Threonine 9,00 10,60 9,20
Tryptophan 1,22 1,70 1,70
Tyrosine 7,22 6,50 6,60
Cystine 2,16 2,70 2,00
Valine 8,72 9,50 9,50
(*) cá chép (Cyprinus carpio); (**): cá hồi Atlantic (Salmo salar)
8
Kết quả nghiên cứu thành phần EAAs, tyrosine, cystine (bảng
3.4) của cá mú giống cho thấy các đại lượng này có giá trị xấp xỉ
với kết quả nghiên cứu của Ogino (1980), Wilson & Cowey
(1985) về thành phần EAAs, tyrosine và cystine của cá chép và cá
hồi Atlantic. Dữ liệu về các EAAs là cơ sở quan trọng để xác định
hàm lượng EAAs có trong thức ăn, đáp ứng nhu cầu a.a của cá.
3.1.1.5. Thành phần acid béo của cá: Số liệu phân tích acid béo
được mô tả ở bảng 3.5.
Bảng 3.5. Thành phần acid béo (% tổng acid béo)
Stt Acid
béo
Cá giống
(8-12 g) E.coioides
Beville,Have
(1982)**
Tawfik,
(2009)*
1 C12:0 0,23 - 0,75
2 C14:0 3,67 2,50 9,39
3 C15:0 0,16 - 2,74
4 C16:0 21,11 20,40 20,60
5 C16:1 5,15 5,10 10,66
6 C17:0 0,50 - 1,67
7 C18:0 6,67 6,50 9,68
8 C18:1 21,40 19,40 19,48
9 C18:2 16,73 1,30 4,91
10 C18:3 2,39 0,40 1,60
11 C20:0 0,32 - 0,44
12 C20:1 2,01 4,80 2,29
13 C20:4 1,23 3,60 2,05
14 C20:5 5,35 2,90 1,40
15 C22:0 0,80 - 0,00
16 C22:1 0,18 - 1,09
17 C22:5 0,48 4,00 1,14
18 C24:0 2,12 - 0,16
19 C22:6 8,83 17,20 4,48
(**): E. niveatus,100 g, (*): E.coioides, 57 g
9
Kết quả phân tích cho thấy cơ thịt cá chứa các acid béo no
(SFA) với tỉ lệ 35,58%, acid béo không no (MUFA) 28,74%, acid
béo cao không no (PUFA) 35,01% và acid béo (HUFA) 15,89%.
Thành phần DHA>EPA và tỉ lệ DHA/EPA là 1,65.
3.1.1.6. Đặc điểm cấu tạo hệ tiêu hóa chính của cá mú chấm
cam:
Kết quả khảo sát và giải phẫu cơ thể cá cho thấy cá có hàm to,
rộng và nhiều răng nhọn, cấu tạo hệ tiêu hóa chính của cá mú
chấm cam bao gồm dạ dày, manh tràng, ruột. Từ đặc điểm hệ tiêu
hóa chứng tỏ cá mú chấm cam là loại chuyên ăn mồi động vật.
3.1.1.7. Điện di phát hiện hoạt tính enzyme tiêu hóa
Hình 3.2: Điện di manh tràng
Dữ liệu (hình 3.2) thể hiện băng protein có khối lượng phân tử
khoảng 25 - 35 kDa ở bản zymoprotein và 03 băng với khối lượng
phân tử từ 24 - 45 kDa trên bản zymogram.
3.1.1.8. Hoạt tính enzyme ở các cơ quan tiêu hóa
Bảng 3.4. Hoạt tính enzyme trong các cơ quan tiêu hoá
Hoạt độ enzyme Cơ
quan
tiêu hóa
α - amylase
(U/mg
protein)
Pepsin
(U/mg
protein)
Trypsin
(U/mg
protein)
Chymo-
trypsin
(U/mg protein)
Dạ dày - 45,10 ± 0,08 - -
Manh tràng 0,35 ± 0,03 - - -
Ruột 0,9 ± 0,02 - 10,32 ± 0,02 4,12 ± 0,03
(-): Không tìm thấy, số liệu thể hiện là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn
1- Kích thước protein (marker).
2 - Băng protein (zymoprotein).
3- Băng enzyme (zymogram).
10
Kết quả phân tích phù hợp với nghiên cứu hoạt tính trypsin,
chymotrypsin, pepsin trong cơ quan tiêu hóa của một số loài cá
biển ăn thịt có manh tràng (Alarcon & cộng sự, 1998; Chong &
cộng sự, 2004; Orhan & cộng sự, 2008).
3.1.2. Nguyên liệu trong sản xuất thức ăn vật nuôi thủy sản
3.1.2.1. Mô hình nguyên liệu trong sản xuất thức ăn vật nuôi
thủy sản: Nguồn nguyên liệu (hình 3.3) trong sản xuất thức ăn vật
nuôi được chia thành 05 nhóm cơ bản bao gồm: nhóm protein,
nhóm carbohydrate, nhóm lipid, nhóm khoáng -vitamin vàø nhóm
phụ gia, chất bổ sung.
Hình 3.3. Mô hình nguyên liệu dùng trong sản xuất thức ăn vật nuôi
3.1.2.2. Đặc tính lý, hóa của một số nguyên liệu chính:
Kết quả phân tích cho thấy các loại bột cá có hàm lượng
protein từ 55 - 65%, độ ẩm 7,35 - 9,82%, béo thô 6,02 -8,04%, tro
thô 16,9 - 24,38%, xơ thô 1,1 - 1,61%. Bã nành có protein từ 41,37
- 46,53%, lipid từ 1,0 -1,86%, tro từ 6,3 -8,08% và ẩm từ 8,7 -
10,61%, dẫn xuất không đạm (NFE) từ 28,53 -34,36%, xơ thô từ
4,95 - 6,47%. Bột cá Peru 65%, bã nành Ấn Độ 43% là những
nguyên liệu cung cấp protein chính được sử dụng. Bột mì là
nguyên liệu giàu NFE 72,80%, có protein 11,70% và còn có vai
trò như là chất kết dính. Chất béo được lựa chọn là dầu gan mực,
lecithin, các phụ gia bao gồm premix vitamin-khoáng, di-calcium
phosphate và các chất chống oxy hóa, chống mốc.
NL CUNG CẤP
Carbohydrate
VITAMIN,
KHOÁNG
NL CUNG CẤP
PROTEIN
CHẤT
BỔ SUNG,
PHỤ GIA:
Ezymes.
Probiotic
Hấp dẫn.
Kết dính.
Tạo màu
THỨC
ĂN NL Lipid
11
3.1.3. Khả năng tiêu hoá biểu kiến của cá mú chấm cam:
Khả năng tiêu hóa protein (ACPD) và chất khô (ADMD) biểu
kiến của cá mú chấm cam đối với 05 nghiệm thức (NT) thức ăn
được thể hiện ở bảng 3.13.
Bảng 3.13. Tiêu hóa ACPD và ADMD (%)
Kết quả nghiên cứu tiêu hóa in vivo đối với một số NT thức ăn
có hàm lượng protein từ 37 - 46% khá cao với ACPD từ 84 -
91,46% và ADMD từ 51,57 - 72,79%. Đồng thời có thể khẳng
định rằng chất lượng, loại, tỉ lệ, thành phần nguyên liệu trong
khẩu phần thức ăn có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến khả
năng hấp thu, tiêu hóa của cá mú chấm cam.
3.2. Nghiên cứu xây dựng công thức thức ăn nuôi cá mú chấm
cam
3.2.1. Lựa chọn nguyên liệu
Từ các kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học của cá, mô
hình nguyên liệu trong sản xuất thức ăn và các đặc tính lý, hóa
của nguyên liệu Các nguyên liệu được lựa chọn để xây dựng
CTTA được mô tả ở bảng 3.14.
Loại thức ăn ACPD (%) ADMD (%)
NT1 86,78 ± 1,02a 64,50 ± 4,55a
NT2 84,00 ± 1,11b 51,57 ± 4,45b
NT3 91,46 ± 1,28c 76,06 ± 1,19c
NT4 88,98 ± 0,32d 72,79 ± 1,76d
NT5 89,02 ± 0,80e 72,57 ± 0,41e
12
Bảng 3.14. Thành phần nguyên liệu trong CTTA
3.2.2. Thiết lập hàm mục tiêu cho bài toán tối ưu hóa CTTA
Các hàm mục tiêu (HMT) được xác định là hàm lượng
protein (Y1), hàm lượng lipid (Y2), hàm lượng NFE (Y3) và chi phí
của các nguyên liệu (Y4)