Tây Bắc là một trong những vùng đa dạng sinh học nông nghiệp của Việt
Nam, nơi sinh sống nhiều loài hoang dại thuộc họ bầu bí (Cucubitaceae), trong đó
có cây dưa chuột (Cucumis sativus L.). Trong các nhóm giống dưa chuột địa
phương vùng Tây Bắc, dưa chuột bản địa của dân tộc H’Mông có nhiều đặc tính
quý như quả có kích thước lớn, ăn rất thơm, ngon, ngọt, mát và giòn, rất đa dạng
về kiểu hình và rất khác biệt với các giống dưa chuột địa phương ở vùng đồng
bằng về đặc điểm hình thái và cấu trúc quả. Nhóm dưa chuột bản địa này là nguồn
di truyền có giá trị cho công tác chọn tạo giống dưa chuột ở trong nước.
27 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1953 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật để phát triển nguồn gen dƣa chuột bản địa vùng Tây Bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
PHẠM QUANG THẮNG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỂ PHÁT TRIỂN NGUỒN GEN
DƢA CHUỘT BẢN ĐỊA VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 62.62.01.10
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
HÀ NỘI - 2015
Công trình hoàn thành tại:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn: 1. TS. TRẦN THỊ MINH HẰNG
2. GS. TS. TRẦN KHẮC THI
Phản biện 1: GS.TS. NGUYỄN XUÂN LINH
Viện Di truyền Nông nghiệp
Phản biện 2: PGS.TS. VŨ QUANG SÁNG
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Phản biện 3: TS. MAI THỊ PHƢƠNG ANH
Hội Sinh học
Luận án đƣợc bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2015
Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện:
- Thƣ viện Quốc gia Việt Nam
- Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tây Bắc là một trong những vùng đa dạng sinh học nông nghiệp của Việt
Nam, nơi sinh sống nhiều loài hoang dại thuộc họ bầu bí (Cucubitaceae), trong đó
có cây dưa chuột (Cucumis sativus L.). Trong các nhóm giống dưa chuột địa
phương vùng Tây Bắc, dưa chuột bản địa của dân tộc H’Mông có nhiều đặc tính
quý như quả có kích thước lớn, ăn rất thơm, ngon, ngọt, mát và giòn, rất đa dạng
về kiểu hình và rất khác biệt với các giống dưa chuột địa phương ở vùng đồng
bằng về đặc điểm hình thái và cấu trúc quả. Nhóm dưa chuột bản địa này là nguồn
di truyền có giá trị cho công tác chọn tạo giống dưa chuột ở trong nước.
Với phương thức tự để giống và lối canh tác truyền thống trên nương rẫy của
người dân bao đời nay, giống dưa chuột bản địa này đang bị suy giảm các đặc tính
quý một cách nghiêm trọng và đứng trước nguy cơ mất dần theo thời gian. Vì vậy,
việc thu thập, lưu giữ, đánh giá, tư liệu hoá nguồn gen cũng như đi sâu nghiên cứu
biện pháp kỹ thuật thâm canh là cấp thiết, mang tính khoa học và thực tiễn, không
chỉ phục vụ cho lợi ích trước mắt mà còn định hướng mục tiêu lâu dài trong việc bảo
tồn và phát triển nguồn gen dưa chuột bản địa đặc sản này một cách hiệu quả.
2. Mục tiêu của đề tài
Thành lập tập đoàn mẫu giống dưa chuột bản địa của dân tộc H’Mông vùng
Tây Bắc (dưa chuột H’Mông). Đánh giá được đặc điểm nông sinh học, đa dạng
hình thái và mức độ đa dạng di truyền của các mẫu giống dưa chuột H’Mông. Xác
định được giống và biện pháp kỹ thuật thâm canh hợp lý nhằm bảo tồn và phát
triển nguồn gen dưa chuột bản địa đặc sản tại vùng nguyên sản.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về nguồn gen dưa chuột bản
địa của dân tộc H’Mông ở vùng Tây Bắc, góp phần bổ sung dữ liệu khoa học có
giá trị về nguồn tài nguyên cây dưa chuột bản địa Việt Nam.
Kết quả của luận án góp phần bổ sung nguồn vật liệu di truyền quý cùng
thông tin liên quan làm cơ sở khoa học cho việc định hướng công tác bảo tồn và
khai thác phát triển hiệu quả nguồn gen dưa chuột H’Mông và có thể làm tài liệu
phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng thực tiễn.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài đã giới thiệu 04 mẫu giống dưa chuột H’Mông có triển vọng cho sản
xuất tại vùng Tây Bắc (SL20, SL29, SL28 và SL7) và đề xuất được quy trình thâm
canh phù hợp cho mẫu giống SL20 trên đất vườn tại Mộc Châu, Sơn La.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Giống dưa chuột bản địa của dân tộc H’Mông vùng Tây Bắc
2
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đặc điểm nông sinh học, đa dạng hình thái và tính đa dạng di truyền của
tập đoàn mẫu giống dưa chuột bản địa được thu thập từ 3 tỉnh vùng Tây Bắc là Sơn
La, Điện Biên và Lai Châu.
- Xác định thời vụ trồng, mật độ khoảng cách trồng kết hợp biện pháp tỉa
nhánh, loại phân hữu cơ và liều lượng bón lót, liều lượng phân hỗn hợp NPK
(13:13:13) bón thúc và số lần phun phân bón lá Pomior 298 cho mẫu giống SL20
trồng trên đất vườn tại Mộc Châu, Sơn La.
- Nghiên cứu được thực hiện tại Mộc Châu, Sơn La (vùng nguyên sản) và
Gia Lâm, Hà Nội (vùng đồng bằng sông Hồng) trong thời gian từ năm 2011-2013.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Trên cơ sở đánh giá các đặc điểm nông sinh học của tập đoàn 42 mẫu
giống dưa chuột bản địa của dân tộc H’Mông vùng Tây Bắc, đã xác định được một số
tính trạng đặc trưng, khác biệt của dưa chuột H’Mông là khả năng ra hoa đực nhiều
(300-500 hoa), hoa cái ít (10-20 hoa), kích thước quả lớn, chống chịu tốt với bệnh
phấn trắng, năng suất cá thể cao, chất lượng quả tốt. Trong số 42 mẫu giống dưa chuột
H’Mông nghiên cứu, xác định được 04 mẫu giống có tiềm năng phát triển trong sản
xuất tại vùng nguyên sản là SL29 (3.800 gam/cây), SL20 (3.500 gam/cây), SL28
(3.400 gam/cây) và SL7 (3.400 gam/cây). Kết quả phân nhóm 42 mẫu giống dưa
chuột bản địa theo các tính trạng đặc trưng là cơ sở khoa học phục vụ hữu ích cho
công tác bảo tồn và chọn vật liệu khởi đầu cho chọn tạo giống dưa chuột ở Việt Nam.
- Khẳng định 30 mẫu giống dưa chuột H’Mông thu thập từ tỉnh Sơn La đều
thuộc loài dưa chuột Cucumis sativus L., với số lượng nhiễm sắc thể 2n = 14 và
chúng có sự đa dạng về kiểu hình và kiểu gen. Thông qua phân tích RAPD tại 11
locus, 30 mẫu giống dưa chuột H’Mông được phân thành 03 nhóm chính tại hệ số
tương đồng di truyền 0,77.
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật thâm canh phù hợp (thời vụ gieo
hạt vào trung tuần tháng 4, trồng với khoảng cách 70 x 40 cm (hàng x cây) kết hợp
tỉa để lại thân chính và 03 nhánh cấp 1 phía gần gốc, bón lót 20 tấn/ha phân hữu cơ
hoai mục (hoặc 02 tấn/ha phân vi sinh Sông Gianh), bón thúc 950 kg/ha phân hỗn
hợp NPK 13:13:13, phun bổ sung 4 lần phân bón lá Pomior 298 với nồng độ 0,4%
từ khi cây có 2-3 lá thật, 10 ngày phun một lần) cho mẫu giống dưa chuột triển
vọng SL20 trên đất vườn tại Mộc Châu, Sơn La.
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc, phân bố và phân loại cây dưa chuột
Phần lớn các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng cây dưa chuột có nguồn gốc
từ Tây Ấn Độ (Nam Á). Vavilov (1926), Taracanov (1968) cho rằng khu vực miền
núi phía Bắc Việt Nam là nơi phát sinh cây dưa chuột vì ở đây còn tồn tại dạng dưa
3
chuột hoang dại (trích theo Nguyễn Văn Hiển, 2000).
Filov (1940) đã đưa ra bảng phân loại (trích theo Trần Khắc Thi, 1985). Dạng
hoang dại được đưa vào nhóm phụ Ssp. agrostis Gab.; còn các dạng khác là dạng
trồng trọt và sắp xếp vào 6 loài phụ, trong đó 5 loài phụ có biểu hiện đặc điểm phân
lập sinh thái rất rõ rệt và được gọi là các nhóm khí hậu nông nghiệp lớn:
1. Ssp. europaeo - americanus Fil. Loài phụ Âu - Mỹ.
2. Ssp. occidentali - asiaticus Fil. Loài phụ Tây Á.
3. Ssp. chinensis Fil. Loài phụ Trung Quốc.
4. Ssp. indico - japonicus Fil. Loài phụ Nhật Ấn.
5. Ssp. himalaicus Fil. Loài phụ Hymalaya.
6. Ssp. hermaphroditus Fil. Dưa chuột lưỡng tính.
1.2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây dƣa chuột
Cây dưa chuột sinh trưởng tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ dao động từ 18-
24
0
C. Độ dài chiếu sáng thích hợp cho cây sinh trưởng và phát dục là 10-12
giờ/ngày. Cường độ ánh sáng thích hợp cho dưa chuột trong phạm vi 15-17 klux
(Tạ Thu Cúc, 2007). Độ ẩm đất thích hợp là 85-95%, không khí là 90-95%. Đất
trồng thích hợp là đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ pH từ 5,5-6,8.
1.3. Tình hình sản xuất dƣa chuột trên thế giới và ở Việt Nam
Theo thống kê của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAOSTAT, 2014), diện tích
năm 2012 là 2.109.670 ha, s . Các nước dẫn đầu
về diện tích trồng trên thế giới là Trung Quốc, Cameroon, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia,
Mỹ, Ucraine, Iraq, Ai Cập và Ấn Độ. Trong đó Trung Quốc là quốc gia có diện tích
gieo trồng lớn nhất với 1.115.000 ha, chiếm 54,51% diện tích toàn thế giới.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2012), năm 2011 diện tích trồng dưa
chuột ở Việt Nam đạt 31.570 ha; năng suất trung bình đạt 182,8 tạ/ha, thấp hơn
nhiều so với trung bình toàn thế giới (312,0 tạ/ha). Đồng bằng sông Hồng và Đồng
bằng sông Cửu Long là 2 vùng có diện tích trồng dưa chuột lớn nhất cả nước.
1.4. Tình hình thu thập, bảo tồn, đánh giá và khai thác nguồn gen dƣa chuột
1.4.1. Thu thập, bảo tồn, đánh giá và khai thác nguồn gen dưa chuột trên thế giới
1.4.1.1. Thu thập và bảo tồn nguồn gen dưa chuột trên thế giới
Nguồn gen dưa chuột được lưu trữ trong ngân hàng gen của các quốc gia,
đây là nơi cung cấp những thông tin cơ bản về những mẫu giống, bao gồm việc giữ
gìn, ứng dụng và đánh giá chúng. Ở Châu Âu, Viện tài nguyên di truyền quốc tế
(IPGRI) là nơi lưu giữ các mẫu giống. Ở Mỹ, các mẫu giống được lưu giữ và đánh
giá bởi Hệ thống tài nguyên di truyền thực vật quốc gia (NPGS).
1.4.1.2. Đánh giá và khai thác nguồn gen dưa chuột trên thế giới
* Đánh giá nguồn gen dưa chuột trên thế giới
Pierce and Wehner (1990) đã phát hiện và mô tả 105 gen đột biến ở dưa
chuột. Trong 105 gen đã mô tả có 15 gen đột biến về cây con, 8 gen đột biến về rễ,
4
14 gen đột biến lá, 20 gen đột biến hoa, 18 gen đột biến quả, 12 gen về mầu sắc
quả, 15 gen kháng bệnh, 2 gen kháng điều kiện môi trường bất thuận, 1 gen kháng
côn trùng. Xie and Wehner (2001) đã tiến hành lập danh sách các gen ở dưa chuột.
* Số lượng nhiễm sắc thể của loài Cucumis sativus
Cucumis sativus là loài duy nhất trong họ bầu bí có số lượng nhiễm sắc thể
đơn bội nhỏ nhất bằng 7. Kết quả phân tích kiểu nhân của các loài trong chi
Cucumis của Kirkbride (1993) cho thấy các loài C. sativus, C. sativus var.
hardwickii (C. hardwickii), C. hystrix và C. callosus có số nhiễm sắc thể 2n = 14.
* Đánh giá đa dạng di truyền loài Cucumis sativus dựa vào chỉ thị phân tử
Chỉ thị phân tử đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới sử dụng nghiên cứu
đa dạng di truyền cũng như mối quan hệ di truyền giữa các giống dưa chuột như:
chỉ thị RAPD (Horejsi et al., 1999; Chen et al., 2006), chỉ thị AFLP (Li et al.,
2004), chỉ thị ISSR (Wang et al., 2007) và chỉ thị SSR (Danin Poleeg et al., 2001).
* Khai thác nguồn gen dưa chuột trên thế giới
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, mức độ phát triển khoa học công nghệ của
từng quốc gia và vào nguồn vật liệu di truyền có được. Nguồn gen dưa chuột trên
thế giới được tập trung khai thác theo các hướng khác nhau: thu hoạch bằng máy,
trồng trong nhà kính/lưới, chế biến công nghiệp, kháng bệnh, tạo quả không đắng.
1.4.2. Thu thập, bảo tồn, đánh giá và khai thác nguồn gen dưa chuột ở Việt Nam
1.4.2.1. Thu thập và bảo tồn nguồn gen dưa chuột ở Việt Nam
Trung tâm Tài nguyên Thực vật, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam là
đơn vị thu thập và lưu giữ nhiều nhất nguồn gen dưa chuột ở Việt Nam. Hiện có tất
cả 98 mẫu giống thuộc chi Cucumis được thu thập, trong đó có 52 mẫu giống dưa
chuột từ vùng Tây Bắc. Ngoài ra nguồn gen dưa chuột cũng đang được lưu giữ và
bảo tồn tại một số cơ sở nghiên cứu chuyên ngành của Việt Nam.
1.4.2.2. Đánh giá và khai thác nguồn gen dưa chuột ở Việt Nam
* Đánh giá nguồn gen dưa chuột ở Việt Nam
Công tác mô tả, đánh giá nguồn gen dưa chuột địa phương trong nước, đặc
biệt là các giống dưa chuột bản địa của vùng miền núi phía Bắc Việt Nam vẫn
chưa được quan tâm đáng kể. Từ đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20 công tác nghiên cứu
trên cây dưa chuột mới được tiến hành và đạt một số kết quả khả quan.
* Đánh giá đa dạng di truyền loài Cucumis sativus dựa vào chỉ thị phân tử
Lang et al. (2007) đã phân tích quan hệ di truyền dựa trên kiểu hình và chỉ thị
RAPD (6 locus) để phân nhóm 14 mẫu giống dưa chuột thu thập tại đồng bằng sông
Cửu Long thành 4 nhóm kiểu gen riêng biệt. Ngô Thị Hạnh (2011) đã sử dụng 20 chỉ
thị phân tử để xác định quan hệ di truyền giữa các giống và các dòng dưa chuột được
tạo ra từ chúng. Trần Kim Cương và Nguyễn Thị Lang (2013) đã sử dụng 12 chỉ thị
RAPD để đánh giá đa dạng di truyền 90 mẫu gống dưa chuột do Viện Cây ăn quả
miền Nam thu thập, phân lập và lưu giữ.
5
* Khai thác nguồn gen dưa chuột ở Việt Nam
Nghiên cứu khai thác nguồn gen dưa chuột ở Việt Nam được bắt đầu từ những
năm 70 của thế kỷ trước. Thời gian đầu, công tác nghiên cứu mới chỉ tập trung nhập
nội, đánh giá tính thích ứng của các giống được nhập nội từ nước ngoài và phục tráng
cải thiện các giống địa phương. Trong những năm gần đây, công tác khai thác nguồn
gen dưa chuột theo hướng chọn tạo giống ưu thế lai (F1) đã được triển khai, đã tạo ra
được các giống dưa chuột mới phục vụ ăn tươi (PC4, CV5, CV209,...), phục vụ chế
biến (PLC, CV29,...) cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
1.5. Tình hình nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác dƣa chuột
1.5.1. Tình hình nghiên cứu biện pháp kỹ thuật canh tác dưa chuột trên thế giới
* Kết quả nghiên cứu về khoảng cách và mật độ trồng dưa chuột
Widders et al. (1989) cho rằng, mật độ trồng tối ưu cho một lần thu hoạch của
giống Tamor và Castlepik là 77.000 cây/ha. Tại Bắc Carolina, Schultheis et al. (1998)
đã xác định được rằng, mật độ tối ưu khi trồng các giống Sumter, Regal và H-19
tương ứng là 200.000, 240.000 và 330.000 cây/ha. Những kết quả này cho thấy, mật
độ trồng tối ưu có thể khác nhau rất nhiều giữa các giống và điều kiện chăm sóc.
* Kết quả nghiên cứu về tỉa nhánh cho dưa chuột
Gobeil and Gosselin (1990) đã nghiên cứu việc sử dụng ánh sáng bổ sung kết
hợp với 4 phương pháp cắt tỉa dưa chuột khác nhau, đều hướng đến việc loại bỏ bớt
số quả/cây và các nhánh trên thân chính. Các nhà khoa học Trung Quốc, khi nghiên
cứu trên giống Amata 765 cho thấy, chiều dài quả bị ảnh hưởng lớn bởi biện pháp
cắt tỉa. Khi ngắt toàn bộ nhánh trên thân chính từ đốt thứ 10 trở xuống và ở đốt thứ
10 chỉ để 1 lá và 1 quả trên nhánh thì chiều dài quả cao nhất và cao hơn hẳn các
phương pháp cắt tỉa khác (trích theo Trần Thị Lệ và Nguyễn Hồng Phương, 2009).
* Kết quả nghiên cứu về liều lượng bón phân NPK cho dưa chuột
Muhammad et al. (2009) kết luận, ở mức bón 100: 50: 50 kg/ha NPK cây
dưa chuột có thời gian ra hoa sớm nhất (39,3 ngày), số quả trên cây nhiều nhất
(35,5 quả), quả dài nhất (18,4 cm), khối lượng quả lớn nhất (150,7 gam) và năng
suất đạt cao nhất (60,0 tấn/ha). Phu (1996) cho rằng lượng bón 100 N: 100 K2O
kg/ha có ảnh hưởng tích cực đến số hoa, số quả, và sản lượng dưa chuột. Ahmed et
al. (2007) cũng cho rằng tăng hàm lượng N sẽ làm tăng chiều dài quả, khối lượng
quả, chiều dài thân và năng suất dưa chuột.
1.5.2. Tình hình nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác dưa chuột ở Việt Nam
* Thời vụ trồng dưa chuột ở Việt Nam
Ở vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, dưa chuột được trồng chủ yếu vào hai
vụ chính là vụ xuân hè và đông xuân, mỗi vụ lại được gieo trồng vào các trà khác
nhau: vụ sớm, chính vụ và vụ muộn (Tạ Thu Cúc, 2007). Ở các tỉnh miền Nam và
miền Trung có thể trồng dưa chuột quanh năm. Vụ hè thu, gieo hạt vào tháng 4 -
tháng 6, thu hoạch tháng 7 - tháng 8. Vụ thu đông, gieo hạt vào tháng 7 - tháng 9
(Trần Thị Ba, 2014).
6
* Khoảng cách và mật độ trồng dưa chuột ở Việt Nam
Tạ Thu Cúc (2007) cho rằng, dưa chuột được trồng trên đồng ruộng với
khoảng cách hàng 65-70 cm, khoảng cách cây 22-25 cm/1 hạt, đạt mật độ 70.000 -
80.000 cây/ha. Những giống cây cao, thân lá rậm rạp, phân cành cấp 1, cấp 2 thì
khoảng cách hàng 90 cm, khoảng cách cây 35-40 cm/1 hạt, mật độ 40.000 - 50.000
cây/ha. Nguyễn Quý Bình và cs. (2009) khuyến cáo, giống dưa chuột quả nhỏ và
dưa chuột ăn tươi trồng với khoảng cách cây 35 cm trong vụ đông và 40 cm trong
vụ xuân hè, tương ứng với mật độ 30.000 - 33.000 cây/ha.
* Kết quả nghiên cứu về tỉa nhánh cho dưa chuột ở Việt Nam
Trần Thị Minh Hằng (2008) cho rằng có nhiều cách tỉa nhánh như: để 1 thân
(1 thân chính hoặc 1 nhánh cấp 1), để 2 thân (1 thân chính + 1 nhánh cấp 1 hoặc để
2 nhánh cấp 1) và để 3 thân (1 thân chính + 2 nhánh cấp 1 hoặc để 3 nhánh cấp 1).
* Kết quả nghiên cứu về bón phân cho dưa chuột ở Việt Nam
Phạm Tiến Dũng và Đỗ Thị Hường (2012) đã tiến hành thí nghiệm xác định
được lượng phân compost và loại, lượng phân hữu cơ vi sinh phù hợp nhất cho sản
xuất dưa chuột theo hướng hữu cơ và ghi nhận, với giống dưa Thuận Thành nên bón
30 tấn compost/ha và dùng loại phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh với lượng 2.500
kg/ha cho hiệu quả kinh tế cao, chất lượng cao và an toàn cho người tiêu dùng.
Mai Thị Phương Anh và cs. (1996) cho rằng dưa chuột sử dụng kali có hiệu quả
nhất, sau đó đến đạm và cuối cùng là lân. Lượng bón phân đa lượng phù hợp cho dưa
chuột là 120 N: 90 P2O5: 120 K2O (Trần Khắc Thi và Phạm Mỹ Linh, 2007).
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
- Vật liệu giống: 44 mẫu giống dưa chuột H’Mông vùng Tây Bắc
- Phân bón: Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh, phân hữu cơ hoai mục, phân
hỗn hợp NPK Đầu Trâu (13:13:13), phân bón lá Pomior 298.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra hiện trạng sản xuất và thu thập các mẫu giống dưa chuột H’Mông.
- Đánh giá tập đoàn nguồn gen dưa chuột H’Mông vùng Tây Bắc.
- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh dưa chuột H’Mông trong
điều kiện đất vườn tại Mộc Châu, Sơn La.
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Tại huyện Mộc Châu, Sơn La và Gia Lâm, Hà Nội.
- Thời gian: Từ tháng 01/2011 đến 12/2013
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Nội dung 1. Điều tra hiện trạng sản xuất và thu thập các mẫu giống dưa chuột
H’Mông vùng Tây Bắc
Điều tra hiện trạng sản xuất dưa chuột bản địa bằng Phương pháp điều tra
7
nông thôn có sự tham gia (PRA). Thu thập mẫu hạt giống theo hướng dẫn của
Viện Tài nguyên Di truyền Thực vật Quốc tế (IPIGRI).
2.4.2. Nội dung 2. Đánh giá tập đoàn nguồn gen dưa chuột H’Mông vùng Tây Bắc
2.4.2.1. Đánh giá đặc điểm nông sinh học và đa dạng hình thái của các mẫu giống
dưa chuột H’Mông vùng Tây Bắc
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp đánh giá nguồn gen của Viện Tài
nguyên Di truyền Thực vật Quốc tế (IPGRI, 2001). Các mẫu giống
. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10 m2.
Đánh giá đặc điểm nông sinh học theo 10 TCN 692:2006 của Việt Nam.
Đánh giá đặc điểm hình thái theo /3/2007 của Hiệp hội quốc
tế bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV, 2007) và 10 TCN 683:2006 của Việt Nam.
2.4.2.2. Xác định số lượng nhiễm sắc thể của các mẫu giống dưa chuột H’Mông
Theo phương pháp của Ramachandran and Seshadri (1986): Sử dụng dung
dịch colchicine 0,05% trong 3 giờ để cố định nhiễm sắc thể soma. Chóp rễ sau thủy
phân được nhuộm bằng dung dịch Feulgen (0,5% Fuchsin gốc). Quan sát, đếm số
nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi có kết nối camera, độ phóng đại 10.000 lần (thị
kính 10x, vật kính x100).
2.4.2.3. Đánh giá đa dạng di truyền các mẫu giống dưa chuột H’Mông vùng Tây Bắc
* Đánh giá đa dạng di truyền bằng phương pháp phân tích chỉ thị hình thái
Đánh giá thông qua 22 tính trạng kiểu hình: đường kính thân chính, chiều dài
thân chính, chiều dài 15 đốt đầu, tổng số lá trên thân chính, chiều dài phiến lá, chiều
rộng phiến lá, chỉ số SPAD, đường kính hoa đực, số cánh hoa đực, chiều dài cuống
hoa đực, tổng số hoa đực trên thân chính, đường kính hoa cái, số cánh hoa cái, chiều
dài cuống hoa cái, chiều dài quả giống, đường kính quả giống, độ dày thịt quả giống,
số ngăn hạt, khối lượng 1000 hạt, chiều dài hạt, chiều rộng hạt, độ dày hạt.
* Đánh giá đa dạng di truyền bằng phân tích chỉ thị phân tử RAPD
Chiết tách DNA theo phương pháp CTAB (Murray and Thompson, 1980).
Sử dụng 11 mồi RAPD (bảng 2.1). Thể tích phản ứng PCR là 10 µl bao gồm 5,3 µl
Milli-Q; 50 ng DNA tổng số; 1,0 µl 10xPCR buffer; 0,1 mM dNTPs; 1,0µl MgCl2;
0,25 µl mồi; 0,25 đơn vị Taq polymerase.
Bảng 2.1. Danh sách các mồi sử dụng trong nghiên cứu
TT Tên mồi Trình tự mồi (5’- 3’) TT Tên mồi Trình tự mồi (5’- 3’)
1
2
3
4
5
6
OP-H05
OP-M12
OP-P13
OP-AR13
OP-AS05
OP-AO07
AGTCGTCCCC
GGGACGTTGG
GGAGTGCCTC
GGGTCGGCTT
GTCACCTGCT
GATGCGACGG
7
8
9
10
11
OP-AQ18
OP-AW14
OP-R13
OP-W07
OP-O19
GGGAGCGAGT
GGTTCTGCTC
GGACGACAAG
CTGGACGTCA
GGTGCACGTT
8
Chu tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khct_ttla_pham_quang_thang_9345.pdf
- File full.pdf