Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với một số dòng, giống mận tại huyện Bắc hà, tỉnh Lào Cai

Cây mận châu Á (Prunus salisina L.) là một loài cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và giá trị hàng hoá khá cao. Trên thị trường thế giới, quả mận được xếp sau dứa, chuối, cam, quýt, xoài, bơ, song nó lại được trao đổi rộng rãi trên thị trường nhất là mận khô. Đặc biệt về mặt chất lượng, mận là loại quả ôn đới được đánh giá cao về hàm lượng vitamin A chỉ sau quả mơ và bí đỏ. Quả mận chứa 0,6 % chất khoáng như Fe, Ca, P, Mg, K, Mn. Cây mận có phổ thích nghi khá rộng tại vùng ôn đới và á nhiệt đới, có thể làm cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cây chắn gió, cây cảnh, hạn chế sự xói mòn, góp phần cải thiện điều kiện môi sinh. Cây mận có một vị trí rất quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, mận được coi là cây trồng giúp xoá đói giảm nghèo cho bà con dân tộc của huyện. Giống mận được trồng chủ yếu tại đây là giống mận Tam hoa và một số giống mận địa phương như: mận Hậu, mận Tả Hoàng Ly, mận Tráng Ly, mận Tím, mận Tả Van.Mận Tam hoa Bắc Hà là sản phẩm quả mà nhiều người tiêu dùng Việt Nam biết đến từ những năm 1980. Theo số liệu thống kê giai đoạn 1980 – 2000, tỷ trọng thu nhập từ cây mận Tam hoa chiếm 40 đến 75% tổng thu nhập của nhiều hộ nông dân; diện tích trồng mận của Bắc Hà lớn nhất năm 1998 đạt 2.100 ha với sản lượng khoảng 1.300 - 1.500 tấn [18], [39]. Tuy nhiên, từ năm 2006 diện tích trồng mận bắt đầu giảm mạnh do giá bán mận quả thấp, thêm vào đó việc phát triển trồng ồ ạt mận Tam hoa không theo quy hoạch ở các địa phương vùng núi thấp thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, dẫn đến tình2 trạng cung vượt quá cầu nên giá bán mận quả lên tục giảm, người dân không đầu tư nhiều dẫn đến cây mận nhanh già cỗi, năng suất, chất lượng quả suy giảm, cây mận bị chặt bỏ và thay thế bằng cây trồng khác

pdf26 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với một số dòng, giống mận tại huyện Bắc hà, tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ THU HÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỐI VỚI MỘT SỐ DÒNG, GIỐNG MẬN TẠI HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI Ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 62.62.01.10. TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Thái Nguyên, năm 2016 Luận án được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Ngô Xuân Bình 2. TS. Nguyễn Duy Lam Người phản biện 1:.................................................. .................................................. Người phản biện 2:.................................................. ................................................... Người phản biện 3:.................................................... ................................................... Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Vào hồi ..... giờ, ngày ..... tháng ...... năm 201 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên - Thư viện Trường Đại học Nông Lâm DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Hoàng Tiến Minh, Nguyễn Thị Thu Hà, Vũ Thị Thanh Thuỷ, Vũ Phong Lâm, Mạc Thị Kim Tuyến, Ngô Xuân Bình (2013), “Nghiên cứu xử lý nảy mầm hạt cây mận (Prunus salisina L.)”,Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số tháng 5/2013, tr. 49 - 53. 2. Nguyễn Thị Thu Hà, Hoàng Tiến Minh, Vũ Thị Thanh Thuỷ, Ngô Xuân Bình (2013), “Nghiên cứu kỹ thuật xử lý nảy mầm ở hạt cây mận”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp, số 3/2013, tr.1 - 5. 3. Nguyễn Thị Thu Hà, Vũ Thị Thanh Thuỷ, Nguyễn Duy Lam, Ngô Xuân Bình (2015), “Kết quả nghiên cứu xử lý đột biến tạo đa bội thể trên cây mận” Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số tháng 11/2015, tr. 89 - 97. 4. Nguyễn Thị Thu Hà, Ngô Xuân Bình, Nguyễn Duy Lam (2016), “Đặc điểm của một số dòng, giống mận trồng thử nghiệm ở Bắc Hà, triển vọng phát triển” Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 13/2016, tr. 62 – 67. thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia học liệu Đại học Thái Nguyê Thư viện Trường Đại học Nông Lâm - Đm - ĐH Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây mận châu Á (Prunus salisina L.) là một loài cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và giá trị hàng hoá khá cao. Trên thị trường thế giới, quả mận được xếp sau dứa, chuối, cam, quýt, xoài, bơ, song nó lại được trao đổi rộng rãi trên thị trường nhất là mận khô. Đặc biệt về mặt chất lượng, mận là loại quả ôn đới được đánh giá cao về hàm lượng vitamin A chỉ sau quả mơ và bí đỏ. Quả mận chứa 0,6 % chất khoáng như Fe, Ca, P, Mg, K, Mn... Cây mận có phổ thích nghi khá rộng tại vùng ôn đới và á nhiệt đới, có thể làm cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cây chắn gió, cây cảnh, hạn chế sự xói mòn, góp phần cải thiện điều kiện môi sinh. Cây mận có một vị trí rất quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, mận được coi là cây trồng giúp xoá đói giảm nghèo cho bà con dân tộc của huyện. Giống mận được trồng chủ yếu tại đây là giống mận Tam hoa và một số giống mận địa phương như: mận Hậu, mận Tả Hoàng Ly, mận Tráng Ly, mận Tím, mận Tả Van.Mận Tam hoa Bắc Hà là sản phẩm quả mà nhiều người tiêu dùng Việt Nam biết đến từ những năm 1980. Theo số liệu thống kê giai đoạn 1980 – 2000, tỷ trọng thu nhập từ cây mận Tam hoa chiếm 40 đến 75% tổng thu nhập của nhiều hộ nông dân; diện tích trồng mận của Bắc Hà lớn nhất năm 1998 đạt 2.100 ha với sản lượng khoảng 1.300 - 1.500 tấn [18], [39]. Tuy nhiên, từ năm 2006 diện tích trồng mận bắt đầu giảm mạnh do giá bán mận quả thấp, thêm vào đó việc phát triển trồng ồ ạt mận Tam hoa không theo quy hoạch ở các địa phương vùng núi thấp thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, dẫn đến tình 2 trạng cung vượt quá cầu nên giá bán mận quả lên tục giảm, người dân không đầu tư nhiều dẫn đến cây mận nhanh già cỗi, năng suất, chất lượng quả suy giảm, cây mận bị chặt bỏ và thay thế bằng cây trồng khác. Hiện nay ước tính diện tích trồng mận của toàn huyện chỉ còn khoảng hơn 500 ha, được trồng chủ yếu trên đất vuờn quanh nhà, đất ruộng có độ dốc thấp [18]. Khó khăn của người dân Bắc Hà đang gặp phải trong sản xuất mận là thời gian thu hoạch ngắn trong 1 tháng mà sản lượng mận hàng năm lại rất lớn. Để duy trì và phát triển cây mận đặc sản của Bắc Hà, cần thiết có thêm các giống mận sinh trưởng khỏe có mẫu mã quả đẹp, chất lượng tốt, có thời gian chín sớm hơn và muộn hơn các giống bản địa để rải vụ thu hoạch, góp phần đa dạng hoá sản phẩm mận quả đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất và cũng chính là những nội dung của đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật đối với một số dòng, giống mận tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai”. 2. Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật cho một số dòng, giống mận có triển vọng tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Đề tài là công trình nghiên cứu khoa học có tính hệ thống về đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật cho một số dòng, giống mận nhập nội và lai tạo từ các giống mận của Nhật Bản trồng tại Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. - Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung thêm những tư liệu khoa học mới về đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật cho một số 3 dòng, giống mận mới được trồng thử nghiệm ở Bắc Hà – Lào Cai, góp phần làm phong phú thêm kho tư liệu về cây mận nói chung ở Việt Nam. - Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có ý nghĩa trong công tác giảng dạy, nghiên cứu, học tập cũng như chỉ đạo sản xuất cho các vùng sản xuất mận ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của đề tài là những luận cứu cho việc xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất cây mận ở huyện Bắc Hà, và là tài liệu tham khảo quý cho công tác giảng dạy ở các trường nông nghiệp, và cũng là những gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo về cây mận ở Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. - Việc áp dụng trồng những dòng, giống mận có triển vọng phù hợp với điều kiện sinh thái của huyện Bắc Hà và các biện pháp kỹ thuật đi kèm, góp phần nâng cao năng suất, rải vụ thu hoạch, đa dạng hoá sản phẩm và tăng thu nhập cho người trồng mận. 4. Những đóng góp mới của luận án Đề tài tuyển chọn được 2 dòng mận triển vọng tại Bắc Hà là dòng số 6 và số 8 có nguồn gốc là những con lai của các giống mận Nhật Bản, có thời gian chín sớm (dòng số 6) và chín muộn (dòng số 8) so với giống mận Tam hoa, giống chủ lực của Bắc Hà, góp phần rải vụ thu hoạch. Đề tài đã chỉ ra được đặc điểm sinh trưởng của các đợt lộc – cành, thời kỳ rụng lá, ra hoa đậu quả và thời gian chín của các dòng/giống mận trồng thử nghiệm và đã xác định được nguồn gốc các loại cành và mối tương quan giữa tuổi cành, độ lớn cành và số lá trên cành với tỷ lệ đậu quả và năng suất của 02 dòng mận có triển 4 vọng. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa khoa học cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật cắt tỉa phù hợp, tạo điều kiện cho cây ra hoa đậu quả đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Xác định được một số biện pháp kỹ thuật như sử dụng phân bón lá Đầu trâu 902, cắt tỉa 30% số cành trên cây thời kỳ rụng lá để tăng tỷ lệ đậu quả cũng như năng suất và chất lượng quả Xác định được biện pháp làm tăng khả năng nảy mầm của hạt mận bằng xử lý lạnh ở nhiệt độ 50C trong 2 tháng, góp phần rút ngắn thời gian nhân giống các dòng, giống mận phục vụ sản xuất. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Cây mận có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới, trong đó chủ yếu có nguồn gốc ở châu Á và châu Mỹ. Là cây ăn quả thân gỗ nhỏ, sống lâu năm, có yêu cầu độ lạnh thấp. Quá trình sinh trưởng, ra hoa kết quả của cây mận chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố nội tại (di truyền), các yếu tố sinh thái và các yếu tố về kỹ thuật canh tác. Đặc điểm sinh vật học là đặc trưng riêng của mỗi giống, tuổi cây, điều kiện sinh sống, hình thức nhân giống, v.v.. Vì vậy để nâng cao năng suất, chất lượng cây mận ở các vùng sinh thái khác nhau cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng trọt phù hợp, trên cơ sở hiểu biết về đặc điểm sinh vật học của giống đó ở mỗi vùng sinh thái cụ thể. Cây mận có yêu cầu chặt chẽ với các điều kiện sinh thái nơi trồng trọt như: thời tiết, khí hậu, lượng mưa, độ ẩm đất và không khínhững yếu tố này tác dụng đồng thời và chịu ảnh hưởng lẫn nhau, khó tách riêng từng yếu tố. Nhưng trong đó yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng nhiều đến khả năng phân hoá mầm hoa, khả năng ra hoa và kết quả ở cây mận. 5 Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai là nơi có điều kiện khí hậu,đất đai rất thích hợp để phát triển cây ăn quả ôn đới nói chung và cây mận nói riêng. Tuy nhiên bộ giống cây mận chủ yếu là giống địa phương được trồng trọt lâu năm và đang bị thoái hoá mạnh. Thời gian thu hoạch mận ngắn (trong v ̣ng 1 tháng) nên khó khăn trong việc tiêu thụ, nhất là mận chủ yếu phục vụ ăn tươi, rất khó chế biến. Do vậy việc nghiên cứu tuyển chọn các giống mận mới có năng suất, chất lượng tốt để đưa vào sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân là hết sức cần thiết. Hiện nay số lượng các công trình nghiên cứu về giống và các biện pháp kỹ thuật còn ít, mang tính đơn lẻ, không liên tục và hệ thống. Một số kết quả nghiên cứu thành công về lý thuyết nhưng không có điều kiện để ứng dụng vào thực tế. Với yêu cầu của sản xuất hiện nay, cần phải đẩy mạnh và đầu tư cho công tác nghiên cứu hơn nữa, tổng kết đánh giá được hiện trạng phát triển, đặc biệt các tiến bộ kỹ thuật đã áp dụng, kể cả những tiến bộ về giống, tìm ra nguyên nhân làm cơ sở cho định hướng nghiên cứu tiếp theo. Mặt khác phải đẩy nhanh việc ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất, nhất là kỹ thuật chăm sóc, quản lý vườn cây để nâng cao năng suất và chất lượng cây mận. 6 Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1. Vật liệu nghiên cứu Các giống số 1, 2, 3, 4 được nhập nội từ vùng Kyushu miền Nam Nhật Bản, là những giống có nhu cầu lạnh thấp (từ 150 – 300 CU), dòng số 5, 6, 7, 8, 9, 10 được chọn ra từ các tổ hợp lai giữa các giống mận nhập nội từ Nhật Bản do khoa Công nghệ sinh học & Công nghệ thực phẩm trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên lai tạo Các dòng, giống mận thí nghiệm được ghép bằng phương pháp ghép cành trên gốc đào 2 - 3 năm tuổi. Cây đã ghép có độ tuổi 4 năm tuổi. 2.1.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu từ năm 2013 đến năm 2014 đối với các thí nghiệm về đặc điểm nông sinh học, 2014 đến năm 2015 đối với các thí nghiệm về biện pháp kỹ thuật. - Địa điểm: Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Nội dung 1: Nghiên cứu đặc điểm hình thái và một số đặc điểm nông sinh học của một số dòng, giống mận tại Bắc Hà 2.2.1.1. Kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu về hình thái 2.2.1.2. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học 2.2.2. Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật với dòng mận số 6 và số 8 7 2.3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến năng suất, chất lượng quả của dòng mận số 6 và số 8 2.3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp cắt tỉa đến năng suất, chất lượng quả của dòng mận số 6 và số 8 2.3.2.3. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật xử lý hạt mận phục vụ cho nhân giống 2.3. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 2.3.1. Nội dung 1: Nghiên cứu đặc điểm hình thái và một số đặc điểm nông sinh học của một số dòng, giống mận tại Bắc Hà 2.3.1.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Vườn thí nghiệm các giống được trồng với khoảng cách 4x 5m, các biện pháp kỹ thuật như bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh được tiến hành đồng đều. Thí nghiệm gồm 11 công thức (mỗi dòng, giống là một công thức) với 5 lần nhắc lại (5 cây/dòng, giống) và được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn. Cây ghép có độ tuổi 3 năm tuổi, các chỉ tiêu được theo dõi trong 2 năm (2013 và 2014). 2.3.1.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi Phương pháp nghiên cứu: theo phương pháp nghiên cứu sinh học của Đại học tổng hợp Kyushu Nhật Bản: Trên vườn thí nghiệm chọn ngẫu nhiên mỗi dòng, giống 5 cây, đánh dấu và theo dõi. * Nghiên cứu đặc điểm hình thái của các dòng giống mận - Đặc điểm hình thái lá - Đặc điểm hoa: đếm số hoa trên cành, số cánh hoa/hoa, số chỉ nhị/hoa; màu sắc hoa. - Đặc điểm quả mận: đo đếm và quan sát trực tiếp 10 quả/dòng (giống), tính trị số trung bình: 8 * Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của các dòng, giống mận - Đường kính gốc (cm) - Chiều cao cây (cm - Đường kính tán (cm - Độ phân cành: tính số lượng cành cấp 1, cấp 2, số cành cấp 2/cành cấp 1, độ cao phân cành cấp 1, độ cao phân cành cấp 2. - Sinh trưởng của các đợt lộc trong năm - Chỉ tiêu theo dõi sự ra hoa: Thời gian xuất hiện hoa (ngày) Thời gian hoa rộ (ngày): tính từ khi cây có 50% hoa nở. Kết thúc nở hoa (ngày): tính từ lúc cây có 80% hoa nở. - Xác định tỷ lệ đậu quả (%).. - Đánh giá một số chỉ tiêu về chất lượng của quả: Tỷ lệ ăn được (%) Hàm lượng đường của quả Chất khô hòa tan (độ Brix) (%) Hàm lượng tanin (%). Axit tổng số (%) Vitamin C (mm/100g) *Điều tra sâu bệnh hại của các dòng, giống mận Theo phương pháp của Viện Bảo vệ thực vật (1997) 2.3.2.Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật với dòng mận số 6 và số 8 2.3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến năng suất, chất lượng của dòng mận số 6 và số 8 * Phương pháp bố trí thí nghiệm 9 Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên đầy đủ, gồm 4 công thức, mỗi công thức nhắc lại trên 3 cây. + Công thức 1: chế phẩm phân bón lá Đầu trâu 902. + Công thức 2: Chế phẩm phân bón lá Pomior. + Công thức 3: Chế phẩm phân bón lá Kyoodai. + Công thức 4 (đối chứng): Không phun. Mỗi chế phẩm được phun 3 lần: phun lần 1 trước khi hoa nở một tuần, lần 2 phun khi cây nở hoa rộ, lần 3 phun trước khi rụng quả sinh lý lần 1. Nồng độ, liều lượng phun theo hướng dẫn sử dụng in trên bao bì sản phẩm. * Các chỉ tiêu theo dõi: - Tổng số hoa/cành - Số quả đậu/cành - Tỷ lệ đậu quả - Tỷ lệ ăn được - Chất lượng quả (hàm lượng đường, axit, độ brix) 2.3.2.2.Nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp cắt tỉa đến năng suất, chất lượng quả của dòng mận số 6 và số 8 *Phương pháp bố trí thí nghiệm Tiến hành cắt tỉa một lần vào thời điểm cây bắt đầu nghỉ đông, cắt tỉa cành non, cành vượt ra trong năm theo tỷ lệ % số cành, gồm 4 công thức mỗi công thức nhắc lại trên 3 cây: + Công thức 1: Cắt 10% số cành non, cành vượtmọc ra từ cành cấp 3 + Công thức 2: Cắt 20% số cành non, cành vượt mọc ra từ cành cấp 3 10 + Công thức 3: Cắt 30% số cành non, cành vượt mọc ra từ cành cấp 3 + Công thức 4 (đối chứng): Không cắt tỉa. Các chỉ tiêu theo dõi: - Tổng số hoa/cành - Số quả đậu/cành - Tỷ lệ đậu quả - Tỷ lệ ăn được - Chất lượng quả (hàm lượng đường, axit, độ brix) 2.3.2.3. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật xử lý hạt mận phục vụ cho nhân giống Vật liệu: dòng mận số 8 và giống mận Tam hoa, cây ghép trên gốc đào đã trồng được 3 năm và đã ra quả. Sau khi quả chín, hạt được thu hoạch và sử dụng làm vật liệu thí nghiệm. Hạt sau khi thu hoạch được giữ ở nhiệt độ 50C, sau đó được thử độ nảy mầm sau bảo quản 1, 2, 3, 5, 8, 10, 12, 14 tháng và tương ứng với đó cũng là thời gian thử độ nảy mầm của hạt sau xử lý lạnh (Mỗi lần thử độ nảy mầm là 50 hạt/lần, tổng số hạt thí nghiệm 400 hạt). - Kiểm tra tỷ lệ nảy mầm (%) - Theo dõi sinh trưởng của cây con sau xử lý. 2.4. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được tổng hợp trên phần mềm Excel và được xử lý trên phần mềm SAS 9.0. 11 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng, giống mận tại Bắc Hà, Lào Cai 3.1.1. Kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu về hình thái 3.1.1.1. Đặc điểm hình thái lá của các dòng, giống mận Các dòng, giống mận thí nghiệm có bộ lá đặc trưng: đỉnh lá nhọn, mép lá có răng cưa. Màu sắc lá từ xanh vàng đến xanh đậm, các giống: giống 3, giống 4, Tam hoa có màu sắc lá xanh đậm thể hiện khả năng quang hợp khá tốt, duy chỉ có dòng 6 lá có màu đỏ tím. 3.1.1.2. Đặc điểm thân cành của các dòng, giống mận Các chỉ tiêu về hình thái thân cành (bảng 1): cho thấy, giống mận Tam hoa và các dòng mận lai có khả năng sinh trưởng tốt hơn các giống mận nhập nội từ Nhật Bản thể hiện qua đường kính gốc, chiều cao cây và đường kính tán. Các giống số 2, 4, dòng số 8, 9 có khả năng phân cành tốt. 3.1.1.3. Đặc điểm hình thái quả và năng suất của các dòng, giống mận Tất cả các dòng giống mận tham gia thí nghiệm đều có năng suất quả thấp hơn so với đối chứng: mận Tam hoa (đạt 3,78 kg/cây) ở mức độ tin cậy 95%. Trong 10 d ̣ng, giống mận được nhập nội và lai tạo, dòng số 6 và số 8 có năng suất đạt cao nhất lần lượt là 2,61 kg/cây và 2,92 kg/cây. Tỷ lệ ăn được của các dòng, giống mận tham gia thí nghiệm đều ở mức khá cao, trong đó dòng số 6, dòng 9 có tỷ lệ ăn được cao nhất và được xếp vào nhóm “a”. Các dòng giống còn lại đều có tỷ lệ 12 ăn được (tỷ lệ thịt quả) tương đương nhau ở mức độ tin cậy 95% (dao động trong khoảng từ 85,91% - 89,75%). 3.1.2. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng của các dòng, giống mận 3.1.2.1. Kết quả nghiên cứu chu kỳ sinh trưởng, ra hoa trong 1 năm của các dòng, giống mận Bảng 3.1: Thời gian sinh trưởng các đợt lộc, ra hoa và mang quả của các dòng, giống mận Dòng, giống Lộc xuân Lộc hè Lộc thu Thời kỳ ngủ nghỉ (rụng lá) Ra hoa Mang quả Giống 1 1/3 – 23/4 10/5 – 27/6 25/8 – 22/9 18/10 – 25/1 15/2 –7/3 23/2 - 25/5 Giống 2 28/2 – 25/4 08/5 – 23/6 18/8 – 19/9 20/10 – 25/1 17/2 – 11/3 25/2 - 20/5 Giống 3 2/3 – 29/4 13/5 – 29/6 20/8 – 20/9 17/10 – 25/1 21/2 – 14/3 25/2 - 26/5 Giống 4 27/2 – 22/4 09/5 – 23/6 22/8 – 19/9 18/10 – 22/1 23/2 – 17/3 1/3 - 2/6 Dòng 5 28/2 – 18/4 11/5 – 26/6 25/8 – 29/9 26/10 – 23/1 25/2-17/3 1/3 – 10/5 Dòng 6 13/2 – 18/4 5/5 – 21/6 15/8 – 19/9 19/10 – 20/1 19/2-10/3 25/2 – 14/5 Dòng 7 12/2 – 20/4 12/5 – 25/6 10/8 – 10/9 12/10 – 25/1 21/2-16/3 27/2 – 15/5 Dòng 8 23/2 – 25/4 13/5 – 28/6 6/8 – 7/9 8/10 – 23/1 18/2- 4/3 25/2 – 20/6 Dòng 9 12/2 – 15/4 4/5 – 26/6 11/8 – 10/9 10/10 – 24/1 17/2 - 8/3 25/2 – 8/5 Dòng 10 24/2 – 19/4 10/5 – 23/6 15/8 – 11/9 12/10 – 27/1 20/2 - 15/3 26/2 - 30/5 Tam hoa (đ/c) 18/1 – 28/3 20/4 – 19/6 8/8 – 12/9 11/10 – 24/12 1/2-22/2 10/2 – 30/5 Qua theo dõi thời gian xuất hiện của các đợt lộc xuân, lộc hè, lộc thu và thời gian ra hoa của các dòng, giống mận thí nghiệm đều muộn hơn so với giống mận Tam hoa. Từ tháng 10 đến tháng 1 là thời gian cây ngủ nghỉ, rụng lá. Giữa tháng 2 đến tháng 6 là thời gian 13 cây ra hoa và mang quả. Trong các dòng, giống mận thí nghiệm các giống nhập nội từ Nhật Bản và dòng số 10 có thời gian mang quả và quả chín tương tự như giống đ/c. Các dòng số 5, 6, 7, 9 chín sớm hơn so với giống đ/c từ 15 – 20 ngày. Dòng số 8 có quả chín muộn hơn so với giống đ/c. Đây là một đặc điểm tốt, góp phần rải vụ thu hoạch mận, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng mận. Hình 3.1. Nguồn gốc phát sinh cành vụ Xuân năm 2014 14 Hình 3.2. Nguồn gốc phát sinh cành vụ Hè năm 2014 Hình 3.3 Nguồn gốc phát sinh cành vụ Thu năm 2014 Cành vụ Thu 2013 (15,6 – 21,2%) Cành quả vô hiệu vụ Xuân 2014 (39,8 – 45,9%) Cành vụ Xuân 2014 (17,6 – 22,5%) Cành năm trước (15,5 –22,4%) Cành vụ Hè năm 2014 Cành vụ Xuân 2014 (17,8% – 25,5%) Cành vụ Hè 2014 (68,4% – 77,4%) Cành quả vô hiệu 2014 (2,1% - 4,3%) Cành vụ Thu 2014 15 3.1.2.2. Thời kỳ ra hoa của các dòng, giống mận Bảng 3.2: Thời kỳ ra hoa của các dòng, giống mận Chỉ tiêu Dòng, giống Thời gian xuất hiện hoa Thời gian hoa r
Luận văn liên quan