Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và kỹ thuật bón phân đối với một số dòng lúa cực ngắn ngày cho tỉnh Nghệ An

Lúa (Oryza sativa L.) là một trong những cây lương thực quan trọng nhất, là thực phẩm chính của hơn một nửa quốc gia trên thế giới (Trần Văn Đạt, 2005). Tại Việt Nam, lúa được coi là cây trồng bản địa và là loại cây lương thực chủ yếu, quan trọng nhất. Tuy nhiên, hiện nay sản xuất lúa ở nước ta đang đứng trước những khó khăn bởi ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, đặc biệt là tình hình bão lụt và hạn hán tại các tỉnh miền Trung. Nghệ An là tỉnh ở trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão lụt. Hàng năm bão lụt gây thiệt hại hàng chục nghìn ha cho sản xuất Nông nghiệp (Nguyễn Mạnh Hùng, 2013). Chỉ tính trong vụ hè thu 2016 mưa bão làm thiệt hại 16.685 ha cây trồng, riêng sản xuất lúa bị thiệt hại 5.204 ha, trong đó có 2.792 ha lúa bị thiệt hại trên 70%. Trong sản xuất lúa hè thu, để đảm bảo thu hoạch hơn 20.000 ha vùng thấp trũng (chiếm hơn 22% tổng diện tích sản xuất lúa) trước ngày 30 tháng 8 nhằm né tránh bão lụt thì tỉnh buộc phải sử dụng giống lúa có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày - giống lúa cực ngắn ngày (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An, 2017a; Nguyễn Đình Hương, 2016). Bên cạnh đó, tại Nghệ An giống lúa cực ngắn ngày còn là giải pháp để gieo cấy lại trong trường hợp mạ và lúa chết do rét đậm, rét hại đầu vụ xuân cũng như nắng hạn đầu vụ hè thu. Hơn nữa, giống lúa cực ngắn ngày còn được sử dụng để gieo cấy ở trà xuân muộn trong điều kiện cần kéo dài khung thời vụ cho vụ đông. Trong nhiều năm, tỉnh Nghệ An đã thử nghiệm một số giống lúa thuần cực ngắn ngày nhưng năng suất và chất lượng lúa gạo còn nhiều hạn chế nên giống lúa Khang dân 18 (KD18) vẫn được sử dụng từ 35 - 40 % ở vụ hè thu (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An, 2017a). Tuy nhiên, hiện nay giống KD18 đã có những biểu hiện thoái hóa, khả năng chống chịu, năng suất, chất lượng không cao (Hà Quang Dũng và cs., 2010; Nguyễn Thanh Tuyền, 2007) và đặc biệt là hàm lượng amylose cao 28,48% (Phạm Văn Cường và cs., 2016). Hơn nữa, giống này có thời gian sinh trưởng trong vụ hè thu là 100 - 105 ngày, mặc dù được xếp vào nhóm ngắn ngày nhưng vẫn thu hoạch sau ngày 30 tháng 8 nên có những năm bão lụt vào sớm thì có nguy cơ mất mùa.

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và kỹ thuật bón phân đối với một số dòng lúa cực ngắn ngày cho tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LÊ VĂN KHÁNH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT BÓN PHÂN ĐỐI VỚI MỘT SỐ DÒNG LÚA CỰC NGẮN NGÀY CHO TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 962 01 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018 Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Tăng Thị Hạnh 2. PGS.TS. Vũ Quang Sáng Phản biện 1: GS.TS. Phạm Tiến Dũng Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên Phản biện 3: PGS.TS. Lã Tuấn Nghĩa Trung tâm Tài nguyên thực vật Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Lương Định Của - Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Lúa (Oryza sativa L.) là một trong những cây lương thực quan trọng nhất, là thực phẩm chính của hơn một nửa quốc gia trên thế giới (Trần Văn Đạt, 2005). Tại Việt Nam, lúa được coi là cây trồng bản địa và là loại cây lương thực chủ yếu, quan trọng nhất. Tuy nhiên, hiện nay sản xuất lúa ở nước ta đang đứng trước những khó khăn bởi ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, đặc biệt là tình hình bão lụt và hạn hán tại các tỉnh miền Trung. Nghệ An là tỉnh ở trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão lụt. Hàng năm bão lụt gây thiệt hại hàng chục nghìn ha cho sản xuất Nông nghiệp (Nguyễn Mạnh Hùng, 2013). Chỉ tính trong vụ hè thu 2016 mưa bão làm thiệt hại 16.685 ha cây trồng, riêng sản xuất lúa bị thiệt hại 5.204 ha, trong đó có 2.792 ha lúa bị thiệt hại trên 70%. Trong sản xuất lúa hè thu, để đảm bảo thu hoạch hơn 20.000 ha vùng thấp trũng (chiếm hơn 22% tổng diện tích sản xuất lúa) trước ngày 30 tháng 8 nhằm né tránh bão lụt thì tỉnh buộc phải sử dụng giống lúa có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày - giống lúa cực ngắn ngày (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An, 2017a; Nguyễn Đình Hương, 2016). Bên cạnh đó, tại Nghệ An giống lúa cực ngắn ngày còn là giải pháp để gieo cấy lại trong trường hợp mạ và lúa chết do rét đậm, rét hại đầu vụ xuân cũng như nắng hạn đầu vụ hè thu. Hơn nữa, giống lúa cực ngắn ngày còn được sử dụng để gieo cấy ở trà xuân muộn trong điều kiện cần kéo dài khung thời vụ cho vụ đông. Trong nhiều năm, tỉnh Nghệ An đã thử nghiệm một số giống lúa thuần cực ngắn ngày nhưng năng suất và chất lượng lúa gạo còn nhiều hạn chế nên giống lúa Khang dân 18 (KD18) vẫn được sử dụng từ 35 - 40 % ở vụ hè thu (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An, 2017a). Tuy nhiên, hiện nay giống KD18 đã có những biểu hiện thoái hóa, khả năng chống chịu, năng suất, chất lượng không cao (Hà Quang Dũng và cs., 2010; Nguyễn Thanh Tuyền, 2007) và đặc biệt là hàm lượng amylose cao 28,48% (Phạm Văn Cường và cs., 2016). Hơn nữa, giống này có thời gian sinh trưởng trong vụ hè thu là 100 - 105 ngày, mặc dù được xếp vào nhóm ngắn ngày nhưng vẫn thu hoạch sau ngày 30 tháng 8 nên có những năm bão lụt vào sớm thì có nguy cơ mất mùa. Nhằm khắc phục những nhược điểm của các giống lúa thuần, ngắn ngày nói chung và giống KD18 nói riêng, trong thời gian qua, dự án JICA - VNUA đã chọn được một số dòng/giống lúa Khang Dân cải tiến. Đây là các dòng/giống lúa được chọn lọc theo định hướng cực ngắn ngày, năng suất cao 2 và chất lượng khá. Để từng bước đưa được các dòng/giống lúa mới này vào thực tiễn sản xuất thì việc đánh giá phản ứng của chúng trong điều kiện sinh thái đặc thù là chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão lụt tại tỉnh Nghệ An; đánh giá đặc điểm quang hợp, sử dụng dinh dưỡng theo hướng tích cực; nghiên cứu kỹ thuật bón phân cho dòng/giống lúa cực ngắn ngày đạt hiệu quả cao để phục vụ sản xuất lúa hè thu bền vững tại tỉnh Nghệ An là hết sức cần thiết. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu sự khác biệt về đặc điểm sinh lý và nông học của các dòng/giống lúa cực ngắn ngày. So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển năng suất và chất lượng của một số dòng/giống lúa cực ngắn ngày tại Nghệ An. - Đánh giá xác định được đặc điểm sử dụng đạm và kali đối với quang hợp, tích lũy chất khô và vận chuyển hydrat cacbon không cấu trúc làm cơ sở cho việc nghiên cứu kỹ thuật bón phân cho 1 dòng/giống lúa cực ngắn ngày ưu tú nhất. - Xác định được mức phân bón và phương pháp bón phân đạm phù hợp đối với 1 dòng/giống lúa cực ngắn ngày ưu tú nhất tại tỉnh Nghệ An. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đề tài được thực hiện từ năm 2014 đến năm 2017. - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý của các dòng/giống lúa cực ngắn ngày (ký hiệu là D1, D2, D3, D4 và D5, trong đó dòng D5 được phát triển thành giống DCG72) trong vụ mùa tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. - Nghiên cứu một số đặc điểm nông học của các dòng/giống lúa cực ngắn ngày (D1, D2, D3, D4 và giống DCG72) tại hai vùng sinh thái (đồng bằng ven biển, thuộc vùng ngập lụt - huyện Yên Thành; miền núi cao - huyện Quỳ Hợp) trong các vụ hè thu tại tỉnh Nghệ An. - Nghiên cứu liều lượng của phân đạm, kali trong chậu tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam; các mức phân bón (N, P2O5 và K2O) và phương pháp bón đạm cho 1 giống lúa cực ngắn ngày DCG72 tại vùng ngập lụt của tỉnh Nghệ An (huyện Yên Thành). - Mô hình thử nghiệm kỹ thuật bón phân cho giống lúa cực ngắn ngày DCG72 thực hiện trong vụ hè thu tại vùng ngập lụt của tỉnh Nghệ An (huyện Đô Lương và Thanh Chương). 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Phát hiện được năng suất của các dòng/giống lúa cực ngắn ngày phụ thuộc vào khối lượng chất khô ở giai đoạn trước trỗ, cường độ quang hợp và khả năng vận chuyển hydrat cacbon không cấu trúc từ thân và bẹ lá về bông ở giai đoạn sau trỗ. Sự khác biệt về một số đặc điểm nông sinh học của nhóm lúa cực ngắn ngày và nhóm lúa ngắn ngày. Xác định được giống 3 lúa cực ngắn ngày DCG72 có nhiều đặc điểm nông sinh học tốt và phù hợp với điều kiện sản xuất vụ hè thu của tỉnh Nghệ An. - Đánh giá được đặc điểm sử dụng phân bón (đạm và kali) ở trong chậu của giống lúa cực ngắn ngày DCG72. Đề xuất được mức phân bón cho giống lúa DCG72 trong vụ hè thu là: 60 kg N + 48 kg P2O5 + 48 kg K2O/ha, trong vụ xuân là: 90 kg N + 72 kg P2O5 + 72 kg K2O/ha; phương pháp bón đạm nuôi hạt (cả 2 vụ) là phù hợp cho giống lúa cực ngắn ngày DCG72. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án cung cấp các dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh trưởng, phát triển, quang hợp và sử dụng dinh dưỡng của các dòng/giống lúa cực ngắn ngày. - Kết quả luận án là tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong các Trường Đại học, Viện Nghiên cứu Nông nghiệp về cây lúa nói chung, dòng/giống lúa cực ngắn ngày nói riêng. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Xác định được giống DCG72 (phát triển từ dòng DCG 72-1-3-1-4, được ký hiệu là D5) trồng trong vụ hè thu ở Nghệ An có thời gian sinh trưởng cực ngắn (từ 86 - 94 ngày), có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt; năng suất cao (đạt từ 52,9 - 53,6 tạ/ha ở vụ hè thu 2014 và 57,7 - 64,0 tạ/ha tại vụ hè thu 2015), chất lượng khá (amylose chỉ từ 19,2 – 21,0 %; mùi thơm, độ dẻo, vị ngon đạt lần lượt từ 2,0 – 2,4/5 điểm; 3,2 – 3,7/5 điểm; 2,9 – 3,7/5 điểm) và phù hợp với điều kiện sản xuất lúa hè thu của tỉnh Nghệ An. - Xây dựng được kỹ thuật bón phân cho giống lúa cực ngắn ngày DCG72, mức phân: 60 kg N + 48 kg P2O5 + 48 kg K2O/ha trong vụ hè thu và 90 kg N + 72 kg P2O5 + 72 kg K2O/ha ở vụ xuân kết hợp với phương pháp bón đạm nuôi hạt góp phần mở rộng diện tích trồng và nâng cao hiệu quả sản xuất giống lúa cực ngắn ngày tại tỉnh Nghệ An. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG GIỐNG LÚA CỰC NGẮN NGÀY Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI Giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn góp phần tăng nhanh sản lượng lúa và tạo điều kiện tăng vụ (Trương Đích, 2009). Giống lúa cực ngắn ngày có thời gian sinh trưởng ngắn trên đồng ruộng, thu hoạch sớm nên giúp né tránh thiên tai (Nguyễn Mạnh Hùng, 2013; Nguyễn Đình Hương, 2016). 4 Sử dụng giống lúa ngắn ngày tăng hiệu quả kinh tế, giảm lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật qua đó góp phần bảo vệ môi trường. Trên thế giới chưa có nhiều nghiên cứu để rút ngắn thời gian sinh trưởng cho cây lúa, song ở Việt Nam công tác nghiên cứu chọn tạo giống lúa có thời gian ngắn đang ngày càng được quan tâm. Hiện nay, giống lúa cực ngắn ngày đã được sử dụng phổ biến ở trong nước, đặc biệt là ở những vùng cần né tránh thiên tai hoặc có nhu cầu tăng vụ (Nguyễn Văn Luật, 2006). Đời sống cây lúa gồm 3 giai đoạn là sinh trưởng sinh dưỡng, sinh trưởng sinh thực và thời kỳ chín (Akihama và cs., 1976). Thời gian sinh trưởng của cây lúa ngắn hay dài là do giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng quyết định (Nguyễn Quốc Trung và cs., 2014). Phân nhóm giống lúa theo thời gian sinh trưởng được chia làm 3 nhóm là ngắn ngày, trung ngày và dài ngày (Đào Thế Tuấn, 1979). Gần đây, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, có thể rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây lúa mà vẫn giữ được các đặc tính mong muốn nên có thêm nhóm giống lúa cực ngắn ngày (Nguyễn Văn Hoan, 2006; QCVN 01-55 : 2011/BNNPTNT). Giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn (ngắn ngày và cực ngắn ngày) có giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng được rút ngắn, có kiểu cây đẹp, đẻ nhánh nhanh nhưng có thể trỗ không tập trung (Yoshida, 1985; Nguyễn Thanh Tuyền, 2007). Chúng có tốc độ tích lũy chất khô trước trỗ, cường độ quang hợp và khả năng vận chuyển sản phẩm quang hợp sau trỗ cao (Pham Van Cuong et al., 2010; Tăng Thị Hạnh và cs., 2014). Năng suất của chúng có thể đạt cao chủ yếu là do số hạt trên bông và chỉ số thu hoạch cao (Huang et al., 2015). Nhóm này phù hợp với liều lượng phân bón thấp, đặc biệt là mức đạm bón thấp (Mai Thành Phụng và cs., 2005; Chu Văn Hách và cs., 2006). 2.2. SẢN XUẤT LÚA HÈ THU CỦA TỈNH NGHỆ AN Trong sản lúa ở Nghệ An, những huyện vùng đồng bằng và núi thấp thường ngập lụt vào đầu tháng 9 nên tỉnh chú trọng sản xuất hè thu hơn so với vụ mùa. Vụ hè thu có 3 trà lúa dành cho 3 vùng (thấp trũng, chân vàn và chân vàn cao) đều cần thực hiện phương châm gieo cấy “càng sớm, càng tốt”. Đặc biệt vùng chạy lụt có hơn 20.000 ha, tập trung ở đồng bằng ven biển và bán sơn địa, nhất thiết phải sử dụng các giống lúa dưới 100 ngày – giống cực ngắn ngày, thu hoạch trước ngày 30 tháng 8 để tránh lụt. Giống cực ngắn ngày cũng chỉ có trong cơ cấu vụ hè thu, vụ xuân và vụ mùa không cơ cấu mà được sử dụng để gieo cấy lại trong trường hợp mạ, lúa non chết do rét đậm, rét hại đầu vụ xuân và hoặc cho những vùng không chủ động nước ở đầu vụ mùa (Nguyễn Đình Hương, 2016). 5 2.3. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ QUANG HỢP CỦA CÂY LÚA 2.3.1. Đặc điểm sinh thái và mùa vụ của cây lúa Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến cây lúa chủ yếu là: Nhiệt độ, ánh sáng, nước. Trong đó, nhiệt độ cao ở giai đoạn trỗ làm giảm tỷ lệ hạt chắc và năng suất (Shi et al., 2016). Ở vụ hè thu thì hạn hán đầu vụ, nắng mưa xen kẽ dễ dẫn đến sâu bệnh bùng phát, mưa lúc trỗ làm giảm năng suất và ngập lụt cuối vụ gây cản trở cho việc thu hoạch là các yếu tố chính ảnh hưởng đế sản xuất lúa tại Nghệ An (Nguyễn Đình Hương, 2016). 2.3.2. Đặc điểm quang hợp của cây lúa Cường độ quang hợp đạt cao ở thời kỳ đầu của quá trình sinh trưởng và giảm dần về cuối giai đoạn thu hoạch (Phạm Văn Cường và Hoàng Tùng, 2005; Hamaoka et al., 2012). Các giống lúa thuần cải tiến ngắn ngày có thời gian sinh trưởng dinh dưỡng bị rút ngắn nhưng lại có số hạt trên bông nhiều, vì vậy năng suất hạt phần lớn được đóng góp bởi lượng sản phẩm quang hợp trực tiếp ở giai đoạn sau trỗ (Tăng Thị Hạnh và cs., 2014). Các yếu tố sinh lý chính liên quan đến quang hợp lá gồm: Hàm lượng diệp lục trong lá, hàm lượng ni tơ trong lá, độ dẫn khí khổng, cường độ thoát hơi nước,..các yếu tố này hầu như tương quan với cường độ quang hợp (Tang Thi Hanh et al., 2008; Makino, 2011; Kusumi et al., 2012). 2.3.3. Đặc điểm tích lũy chất khô và vận chuyển hydrat cacbon của cây lúa Sản lượng chất khô của cây trồng chủ yếu là sản phẩm của quang hợp (Đào Thế Tuấn, 1979). Tuy vậy, yếu tố quan trọng nhất để tạo năng suất là sản lượng kinh tế, chỉ tiêu này phụ thuộc vào sản lượng sinh vật cao hay thấp và sự vận chuyển hydrat cacbon từ thân và bẹ lá về hạt (Yoshida, 1985). Phạm Văn Cường (2016), Fu et al. (2011) cho rằng, sinh khối lớn kết hợp với cường độ quang hợp cao ở giai đoạn sau trỗ đã tạo ra nguồn lớn, bên cạnh đó số hạt trên đơn vị diện tích (sức chứa) lớn cũng như khả năng vận chuyển hydrat cacbon không cấu trúc về hạt tốt là cơ sở tạo năng suất hạt cao. Khả năng tích lũy tinh bột trong bẹ lá và thân cây; vận chuyển các chất tích lũy trong bẹ và thân cây lên đòng; tiếp thu các chất dinh dưỡng của bông và hạt ảnh hưởng đến hệ số kinh tế (Đào Thế Tuấn, 1979). Hiện nay, các giống lúa mới ngắn ngày có chỉ số thu hoạch cao (0,57 - 0,58) nên có thể cho năng suất cao (Huang et al., 2015). 2.4. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN BÓN CHO CÂY LÚA 2.4.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến cây lúa Bón đạm làm tăng cường độ quang hợp (Gu et al., 2017; Tăng Thị Hạnh và cs., 2014; Liu and Li, 2016) và một số chỉ tiêu liên quan với quang 6 hợp như: Hàm lượng đạm trong lá (Li et al., 2012; Qiao et al., 2013), hàm lượng diệp lục (Gu et al., 2017), độ dẫn khí khổng (Liu and Li, 2016), nhưng hầu như làm giảm hiệu suất sử dụng đạm về quang hợp (Gu et al, 2017; Hamaoka et al., 2013). Ngoài ra, tăng lượng đạm bón kéo dài thời gian sinh trưởng (Chu Văn Hách và cs., 2006), tăng tốc độ tích lũy chất khô (Chen et al., 2017), diện tích lá (Đỗ Thị Hường và cs., 2014a; Li et al., 2013), khối lượng chất khô (Qiao et al., 2013; Yoshinaga et al., 2013) một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa (Pham Van Cuong et al., 2003; Tăng Thị Hạnh và cs., 2014) nhưng làm giảm chỉ số thu hoạch (Yoshinaga et al., 2013). Tuy nhiên, khi bón liều lượng đạm quá cao thì không làm tăng, thậm chí giảm một số chỉ tiêu nông sinh học ở cây lúa. 2.4.2. Các kết quả nghiên cứu về phương pháp bón đạm cho cây lúa Cây lúa hút nhiều đạm nhất ở thời kỳ đẻ nhánh hoặc làm đòng. Tuy nhiên, tại thời kỳ chín cũng hút đạm từ 8,2 - 36,4% (Yoshida,1985). Bón đạm ở thời kỳ làm đòng là quan trọng nhất đến năng suất lúa (Đào Thế Tuấn, 1979). Bón phân đạm cho đòng vào khoảng giữa lúc trỗ gọi là bón nuôi hạt nhằm bổ sung lượng phân đạm cho lúa còn thiếu ở các thời kỳ trước, đồng thời giữ được bộ lá xanh, làm tăng khả năng quang hợp sau trỗ, tăng tỷ lệ hạt chắc và khối lượng hạt nên tăng năng suất lúa (Đào Thế Tuấn, 1979; Trần Ngọc Cung và cs., 1985; Phạm Văn Cường và Uông Thị Kim Yến, 2008). 2.4.4. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến cây lúa Bón kali làm tăng khả năng chống chịu của cây lúa (Wang et al., 2013), tăng hàm lượng diệp lục và diện tích lá (Gautam et al., 2016). Tuy nhiên, bón kali với liều lượng cao thì diện tích lá và cường độ quang hợp giảm (Phạm Văn Cường và cs., 2008; Nguyễn Thị Lan, 2006). Bên cạnh đó, khi tăng lượng kali, số hạt trên bông tăng (Nguyễn Thị Lan, 2006; Mohd Zain and Ismail, 2016) nhưng kali bón quá cao làm mất cân bằng dinh dưỡng thì số bông/m 2 , tỷ lệ hạt chắc và năng suất lúa có thể giảm (Lê Vĩnh Thảo, 2002; Đinh Dĩnh, 1970; Đào Thế Tuấn, 1979). 2.4.3. Liều lượng và tỷ lệ phân khoáng cho cây lúa Lúa là cây trồng cần tương đối nhiều phân, phải bón nhiều phân một cách hợp lý thì mới có thể đảm bảo năng suất cao. Trong một phạm vi nhất định, bón phân càng nhiều thì năng suất càng cao, nhưng nếu bón không hợp lý sẽ làm cho lúa sinh trưởng và phát triển không bình thường dẫn đến năng suất thấp (Đinh Dĩnh, 1970). Việc bón phân cần căn cứ vào thời vụ, trong vụ mùa do nhiệt độ đầu vụ cao, hiệu suất sử dụng phân bón cao hơn với thời gian sinh trưởng ngắn hơn nên cần ít lượng phân bón hơn vụ xuân (Phạm Văn Cường, 2016). Các giống lúa lai có ưu thế về sử dụng phân bón hơn lúa thuần (Trần Văn Quang và cs., 2012). Bón phân cho lúa cũng cần 7 căn cứ theo tính chất đất, ở các tính chất đất khác nhau thì bón phân khác nhau (Mai Thành Phụng và cs., 2005). Tỷ lệ hút đạm và kali là 1,26:1 là phù hợp để cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao (Đinh Dĩnh, 1970), trong trường hợp thừa đạm thì dễ thiếu kali (Xu et al., 2017). PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Gồm 5 dòng/giống lúa cực ngắn ngày (các dòng D1, D2, D3, D4 và giống DCG72), thế hệ BC2F7, tạo ra bằng phương pháp lai lại, chọn lọc cá thể theo định hướng cực ngắn ngày, năng suất cao và chất lượng khá từ tổ hợp lai giữa Khang Dân 18 x TSC3. Giống Khang Dân (KD18) được sử dụng làm đối chứng. Giống lúa cực ngắn ngày DCG72 được phát triển từ dòng D5, chọn tạo từ năm 2012, đến năm 2017 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận sản xuất thử. 3.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nội dung 1: Nghiên cứu đặc điểm sinh lý và nông học của một số dòng lúa cực ngắn ngày * TN1: Đánh giá khả năng quang hợp, tích lũy chất khô và vận chuyển hydrat cacbon không cấu trúc của các dòng lúa cực ngắn ngày trong điều kiện chậu vại. Thí nghiệm (TN) trong chậu được thực hiện ở vụ mùa 2014 tại VNUA, gồm 6 công thức (các dòng D1, D2, D3, D4, giống DCG72 và KD18 - ĐC). Thí nghiệm bố trí theo kiểu hoàn hoàn ngẫu nhiên (RCD), 5 lần nhắc lại, mỗi chậu được coi là một lần nhắc lại. * TN2: So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của một số dòng lúa cực ngắn ngày trong các vụ hè thu tại tỉnh Nghệ An. Thí nghiệm gồm 6 công thức (các dòng D1, D2, D3, D4, giống DCG72 và KD18 - ĐC) thực hiện trong 2 vụ hè thu (năm 2014 và 2015) được sắp xếp theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại, bố trí tại 2 vùng sinh thái khác nhau (đồng bằng ven biển, thuộc vùng ngập lụt - Yên Thành; Vùng núi phía Tây - Quỳ Hợp). Thí nghiệm được gieo cấy theo lịch của địa phương với diện tích ô thí nghiệm là 20 m 2 , mật độ cấy là 50 khóm/m 2 , cấy 3 dảnh/khóm. Nội dung 2: Đánh giá đặc điểm sử dụng đạm và kali của giống lúa cực ngắn ngày DCG72 (giống ưu tú nhất được chọn từ nội dung 1) * TN3: Khả năng quang hợp và tích lũy chất khô của giống lúa cực ngắn ngày DCG72 trên các mức đạm khác nhau. Thí nghiệm trong chậu thực hiện trong vụ mùa 2016 tại VNUA, được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 3 mức đạm (không bón: 8 N0- 0 g N/chậu, thấp: N1- 0,5 g N/chậu và cao: N2- 1,5 g N/chậu) và 2 giống lúa (DCG72 và KD18). Thí nghiệm gồm 6 công thức (N0DCG72, N0KD18, N1DCG72, N1KD18, N2DCG72 và N2KD18), được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, 5 lần nhắc lại, mỗi chậu được coi là 1 lần nhắc lại. * TN4: Ảnh hưởng của liều lượng kali đến khả năng quang hợp và vận chuyển hydrat cacbon không cấu trúc đối với giống lúa cực ngắn ngày DCG72. Thí nghiệm chậu vại thực hiện trong vụ mùa 2016 tại VNUA, được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 3 mức kali (không bón - K0: 0 g K2O/chậu; thấp - K1: 0,5 g K2O/chậu và cao - K2: 1,0 g K2O/chậu) và 2 giống lúa (DCG72 và KD18). Thí nghiệm gồm 6 công thức (K0DCG72, K0KD18, K1DCG72, K1KD18, K2DCG72 và K2KD18) được bố trí 5 lần nhắc lại, mỗi chậu được coi là 1 lần nhắc lại, tổng số chậu là 180. Nội dung 3: Nghiên cứu kỹ thuật bón phân cho giống lúa cực ngắn ngày DCG72 * TN5: Ảnh hưởng của các mức phân và phương pháp bón đạm khác nhau đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa cực ngắn ngày DCG72 tại tỉnh Nghệ An. Thí nghiệm được thực hiện trong 2 vụ: hè thu 2015 và vụ xuân 2016 tại Yên Thành - Nghệ An. Thí nghiệm gồm 2 nhân tố, nhân tố 1 là 3 mức phân bón: M1 (60 kg N + 48 kg P2O5 + 48 kg K2O/ha), M2 (90 kg N + 72 kg P2O5 + 72 kg K2O/ha) và M3 (120 kg N + 96 kg P2O5 + 96
Luận văn liên quan