Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học loài bọ ánh kim oides sp hại hồi và biện pháp phõng trừ tại Lạng Sơn

Cây hồi (Illicium verum Hook) là cây đặc sản có giá trị kinh tế cao đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo của đồng bào dân tộc tỉnh Lạng Sơn. Tất cả các sản phẩm từ quả, thân lá hồi đều được sử dụng, dưới dạng thô hoặc dưới dạng tinh dầu (Cổng thông tin điện tử huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, 2014). Quả hồi sấy khô, thường gọi là “hoa hồi” là sản phẩm tiêu thụ chủ yếu trên thị trường. Quả hồi khô có hương vị đặc biệt, được sử dụng rộng rãi khắp nơi trên thế giới, dùng trong chế biến thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thức ăn gia súc. Tinh dầu hồi được chiết suất từ quả và thân lá hồi, có thành phần chủ yếu là anethole (ước tính chiếm khoảng 80% - 90%), được dùng làm hương liệu trong sản xuất rượu thơm, trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm. Trong đông y hồi có tác dụng đuổi hàn, kiện tỳ, khai vị, dùng chữa đau bụng, bụng đầy chướng, giải độc của thịt cá Trong những năm gần đây, dầu hồi được quan tâm hơn nữa, trong việc sử dụng chúng là nguyên liệu chính để sản xuất tamiflu chữa bệnh cúm gia cầm (Lương Đăng Ninh, 2010; 2013). Mặc dù cây hồi đã được trồng ở Lạng Sơn hàng trăm năm, xong những ghi nhận về thành phần sâu hại trên cây hồi hầu như rất khiêm tốn. Đặc biệt, từ năm 2010 trở lại đây, một loài sâu hại lạ thuộc họ ánh kim (gọi là bọ ánh kim) đã bùng phát thành dịch với mật độ tăng rất nhanh qua hàng năm, trung bình 500-800 con/cây, cao điểm lên tới trên 1.300 con/cây. Bọ ánh kim cả sâu non và trưởng thành đều gây hại cây hồi, hại búp, lá non, hoa và cả quả hồi. Khi mật độ bọ ánh kim cao chúng cắn trụi hết lá non, ngọn làm cây xơ xác không thể phục hồi ra hoa đậu quả. Vì thế, nhiều diện tích trồng hồi mất trắng, không cho thu hoạch. Năm 2012 có khoảng 500 ha rừng hồi bị bọ ánh kim gây hại (Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lạng Sơn, 2102), đến năm 2014 diện tích đã tăng lên là 2.474,3 ha (Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lạng Sơn, 2014) chúng gây hại tập trung ở các huyện Lộc Bình, Văn Quan và Cao Lộc. Bọ ánh kim là loài có khả năng bay khỏe, di chuyển tốt, cho nên chúng có khả năng phát tán nhanh, mạnh, gây hại lớn trên diện rộng. Mặc dù, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai biện pháp hoá học để phòng trừ loài sâu hại này, nhưng hiệu quả phòng trừ không cao. Do chưa có các nghiên cứu về bọ ánh kim hại hồi, nên việc phòng chống gặp rất nhiều khó khăn và kém hiệu quả. Trước yêu cầu của thực tiễn sản xuất, để có cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp phòng chống hiệu quả, việc nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái của chúng là hết sức cần thiết. Với những lý do nêu trên nghiên cứu sinh đã tiến hành đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học loài bọ ánh kim Oides sp. (Coleoptera: Chrysomelidae) hại hồi và biện pháp phòng trừ tại Lạng Sơn.

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 795 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học loài bọ ánh kim oides sp hại hồi và biện pháp phõng trừ tại Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM BÙI VĂN DŨNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC, SINH THÁI HỌC LOÀI BỌ ÁNH KIM OIDES SP. (COLEOPTERA: CHRYSOMELIDAE) HẠI HỒI VÀ BIỆN PHÁP PHÕNG TRỪ TẠI LẠNG SƠN CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT MÃ SỐ: 9620112 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2018 Công trình hoàn thành tại: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn: 1. PGS. TS. PHẠM THỊ VƢỢNG 2. GS.TS. PHẠM QUANG THU Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án đƣợc bảo vệ tại hội đồng đánh giá luận án cấp Viện Họp tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: 1. Thƣ viện Quốc gia Việt Nam 2. Thƣ viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 3. Thƣ viện Viện Bảo vệ thực vật DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Bùi Văn Dũng, Phạm Thị Vượng, Lê Thị Tuyết Nhung, Mai Văn Quân, Lã Văn Hào (2014), “Kết quả điều tra thành phần sâu bệnh hại cây hồi tại Lạng Sơn năm 2013-2014”, Tạp chí Bảo vệ thực vật số 4, tr.39-44. 2. Bùi Văn Dũng, Phạm Thị Vượng, Lã Văn Hào, Lê Xuân Vị (2014), “Biện pháp phòng chống bọ ánh kim đồi mồi (Oides duporti Laboissiere) hại cây hồi ở Lạng Sơn”, Tạp chí Bảo vệ thực vật số 5, tr.25-30. 3. Bùi Văn Dũng, Phạm Thị Vượng, Lã Văn Hào, Trương Thị Hương Lan, Lê Thị Tuyết Nhung, Hoàng Văn Đảy, Vi Thế Hồng, Hoàng Văn Thiêm, Lê Xuân Vị (2015), “Một số đặc điểm sinh học của loài bọ ánh kim đồi mồi Oides duporti Laboissiere (Coleoptera: Chrysomelidae) hại cây hồi ở tỉnh Lạng Sơn”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 3+4, tr.88-93. 4. Bùi Văn Dũng, Phạm Thị Vượng, Lê Thị Tuyết Nhung, Lã Văn Hào, Thế Trường Thành, Trương Thị Hương Lan, Lê Xuân Vị (2015), “Thành phần thiên địch sâu hại trên cây hồi (Illicium verum) ở tỉnh Lạng Sơn”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam số 1(54), tr.85-88. 5. Bùi Văn Dũng, Phạm Thị Vượng, Lý Văn Đàm, Thế Trường Thành, Lê Xuân Vị (2015), “Hiện tượng đình dục bắt buộc ở pha trứng của bọ ánh kim đồi mồi Oides duporti Laboissiere (Coleoptera: Chrysomelidae) hại cây hồi ở tỉnh Lạng Sơn”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 17, tr.43-47. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây hồi (Illicium verum Hook) là cây đặc sản có giá trị kinh tế cao đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo của đồng bào dân tộc tỉnh Lạng Sơn. Tất cả các sản phẩm từ quả, thân lá hồi đều được sử dụng, dưới dạng thô hoặc dưới dạng tinh dầu (Cổng thông tin điện tử huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, 2014). Quả hồi sấy khô, thường gọi là “hoa hồi” là sản phẩm tiêu thụ chủ yếu trên thị trường. Quả hồi khô có hương vị đặc biệt, được sử dụng rộng rãi khắp nơi trên thế giới, dùng trong chế biến thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thức ăn gia súc. Tinh dầu hồi được chiết suất từ quả và thân lá hồi, có thành phần chủ yếu là anethole (ước tính chiếm khoảng 80% - 90%), được dùng làm hương liệu trong sản xuất rượu thơm, trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm. Trong đông y hồi có tác dụng đuổi hàn, kiện tỳ, khai vị, dùng chữa đau bụng, bụng đầy chướng, giải độc của thịt cá Trong những năm gần đây, dầu hồi được quan tâm hơn nữa, trong việc sử dụng chúng là nguyên liệu chính để sản xuất tamiflu chữa bệnh cúm gia cầm (Lương Đăng Ninh, 2010; 2013). Mặc dù cây hồi đã được trồng ở Lạng Sơn hàng trăm năm, xong những ghi nhận về thành phần sâu hại trên cây hồi hầu như rất khiêm tốn. Đặc biệt, từ năm 2010 trở lại đây, một loài sâu hại lạ thuộc họ ánh kim (gọi là bọ ánh kim) đã bùng phát thành dịch với mật độ tăng rất nhanh qua hàng năm, trung bình 500-800 con/cây, cao điểm lên tới trên 1.300 con/cây. Bọ ánh kim cả sâu non và trưởng thành đều gây hại cây hồi, hại búp, lá non, hoa và cả quả hồi. Khi mật độ bọ ánh kim cao chúng cắn trụi hết lá non, ngọn làm cây xơ xác không thể phục hồi ra hoa đậu quả. Vì thế, nhiều diện tích trồng hồi mất trắng, không cho thu hoạch. Năm 2012 có khoảng 500 ha rừng hồi bị bọ ánh kim gây hại (Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lạng Sơn, 2102), đến năm 2014 diện tích đã tăng lên là 2.474,3 ha (Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lạng Sơn, 2014) chúng gây hại tập trung ở các huyện Lộc Bình, Văn Quan và Cao Lộc. Bọ ánh kim là loài có khả năng bay khỏe, di chuyển tốt, cho nên chúng có khả năng phát tán nhanh, mạnh, gây hại lớn trên diện rộng. Mặc dù, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai biện pháp hoá học để phòng trừ loài sâu hại này, nhưng hiệu quả phòng trừ không cao. Do chưa có các nghiên cứu về bọ ánh kim hại hồi, nên việc phòng chống gặp rất nhiều khó khăn và kém hiệu quả. Trước yêu cầu của thực tiễn sản xuất, để có cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp phòng chống hiệu quả, việc nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái của chúng là hết sức cần thiết. Với những lý do nêu trên nghiên cứu sinh đã tiến hành đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học loài bọ ánh kim Oides sp. (Coleoptera: Chrysomelidae) hại hồi và biện pháp phòng trừ tại Lạng Sơn. 2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 2.1. Mục đích Xác định được thành phần sâu hại cây hồi, giám định đến loài và nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học, diễn biến mật độ, sự gây hại của bọ ánh kim Oides sp., đề xuất và áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp bọ ánh kim đạt hiệu quả kinh tế, phục vụ sản xuất hồi bền vững tại Lạng Sơn. 2.2. Yêu cầu - Điều tra, xác định được thành phần sâu hại hồi và thiên địch của chúng tại Lạng Sơn. 2 - Giám định được đến loài và xác định được một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của bọ ánh kim hại hồi Oides sp. - Nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp phòng chống bọ ánh kim hại hồi theo hướng tổng hợp, áp dụng hiệu quả vào sản xuất hồi tại Lạng Sơn. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài đã bổ sung những dẫn liệu về thành phần sâu hại, xác định loài có vai trò gây hại chủ yếu trên cây hồi tại Lạng Sơn với các đặc điểm phát sinh, gây hại của chúng. Đã nghiên cứu, cung cấp các dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học cũng như biện pháp quản lý tổng hợp bọ ánh kim Oides duporti Laboissier hại hồi hiệu quả, bền vững tại Lạng Sơn. Là tài liệu tham khảo cho cán bộ nghiên cứu, giảng viên và sinh viên các trường đại học, cao đẳng quan tâm đến thành phần và biện pháp phòng chống sâu hại trên cây nông lâm nghiệp nói chung bọ ánh kim nói riêng. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Luận án đã cung cấp các dữ liệu về các loài sâu hại quan trọng trên cây hồi với những đặc điểm nhận dạng, phát sinh, gây hại cũng như thiên địch trên rừng hồi, giúp cán bộ quản lý, chỉ đạo sản xuất và người trồng hồi chủ động phòng chống chúng. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học quy luật phát sinh, phát triển của bọ ánh kim đồi mồi Oides duporti Laboissier và Quy trình phòng chống chúng theo hướng IPM đã giúp các cơ quan chỉ đạo sản xuất, người trồng hồi có cơ sở áp dụng thành công vào thực tiễn, giảm thiểu việc sử dụng hoá chất độc hại, an toàn cho môi trường, gia tăng sản xuất và xuất khẩu hồi hiệu quả, bền vững cho Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Bọ ánh kim Oides sp. và thiên địch của chúng 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu về nội dung của luận án: - Xác định thành phần loài sâu hại và thiên địch quan trọng trên cây hồi tại Lạng Sơn. - Nghiên cứu đặc điểm hình thái, một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học (tuổi cây, hướng rừng, địa hình, kiểu rừng và ẩm độ) của bọ ánh kim Oides sp. - Nghiên cứu, đề xuất biện pháp phòng chống bọ ánh kim Oides sp. theo hướng quản lý dịch hại tổng hợp. Phạm vi thực hiện về thời gian và không gian của luận án: - Thời gian thực hiện từ năm 2013-2016 - Các nghiên cứu được thực hiện tại Viện Bảo Vệ Thực vật, các rừng hồi thuộc huyện Văn Quan, Cao Lộc, Lộc Bình, Bình Gia và Văn Lãng của tỉnh Lạng Sơn. 5. Những đóng góp mới của đề tài - Xác định được thành phần 36 loài sâu hại (bổ sung 2 loài vào danh mục sâu hại hồi là: bọ ánh kim đồi mồi Oides duporti Laboissier và sâu đo hoa Pogonopygia nigralbata Warrant); và 30 loài thiên địch trên cây hồi, trong đó có 10 loài là thiên địch của bọ ánh kim đồi mồi Oides duporti Laboissier. 3 - Xác định bọ ánh kim hại hồi Oides sp. ở Lạng Sơn là loài Oides duporti Laboissier (Bọ ánh kim đồi mồi; BAKĐM) cung cấp các dẫn liệu khoa học về đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái học của chúng. - Nghiên cứu, đề xuất được các giải pháp mới phòng chống hiệu quả cao bọ ánh kim đồi mồi Oides duporti (thủ công, sinh học và hóa học). Đề xuất quy trình phòng chống bọ ánh kim hại hồi theo hướng IPM được công nhận là Tiến Bộ Kỹ Thuật, áp dụng thành công trên diện tích hơn 3.200 ha đạt hiệu quả kỹ thuật trên 85%, bảo vệ môi trường, góp phần đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hồi cho Việt Nam. 6. Cấu trúc của luận án Luận án dày 144 trang đánh máy vi tính khổ A4 với 42 bảng số liệu, 72 hình. Luận án gồm 5 phần: Mở đầu 5 trang; Tổng quan tài liệu 27 trang; Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 27 trang; Kết quả nghiên cứu và thảo luận 81 trang; Kết luận và kiến nghị 2 trang; Tài liệu tham khảo và các công trình nghiên cứu 10 trang. Đã tham khảo 90 tài liệu bao gồm 61 tài liệu tiếng Việt, 20 tài liệu tiếng Anh, 2 tài liệu tiếng Nga, 01 tài liệu tiếng Trung Quốc và 06 trang Web. Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Nước có nhiều thông tin về cây hồi và sâu bệnh hại hồi nhất trên thế giới là Trung Quốc nơi được coi là quê hương của cây hồi nhưng những nghiên cứu về sâu bệnh hại hồi được xuất bản cũng rất hạn chế. Một số tác giả nghiên cứu về sâu hại hồi, Hook (2009), Yuelan (2004), Zhao (2009), (Bey- Bienko, 1965); Borror và White (1970 - 1978); Hughes, (1944); Kimoto (1965; Kimoto và Gressitt (1963) không có tác giả nào ghi nhận được loài Oides sp. ở Lạng Sơn gây hại trên cây hồi. Như vậy, các tài liệu mà chúng tôi có điều kiện tham khảo được cho thấy chỉ riêng có bọ ánh kim Oides leucomelaena được ghi nhận gây hại trên cây có dầu ở Trung Quốc Kimoto và Gressitt (1981). Các tác giả Yuelan (2004); Perley Spaulding, 1989; Williams & Wilkins, 2009); Manuel Miro Jodral, 2004); Medvedev L.N., Eroshkina D.A. (1988); Borowiee L., Swietojanska J. (2002); Manuel Miro Jodral, 2004 nghiên cứu về họ ánh kim nhưng không ghi nhận được loài Oides sp. hại trên cây hồi. Nghiên cứu về sâu bệnh hại cây hồi và bọ ánh kim hại hồi hầu như rất hạn chế trên thế giới. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Việt Nam các nghiên cứu về cây hồi và sâu hại hồi rất hiếm. Qua các cuộc điều tra sâu hại cây trồng nông nghiệp các năm 1967-1968, 1977-1978, 1997-1998 và sâu bệnh hại rừng trồng 2000-2005 (Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2006; Viện Bảo vệ thực vật, 1976; 1999a; 1999b) cây hồi và sâu hại cây hồi không được quan tâm nghiên cứu. Theo các tài liệu của Đặng Thị Đáp (2003); Đặng Thị Đáp và Trần Thiếu Dư, 2004; Đặng Thị Đáp (2005); Lê Khương Thúy và Đặng Thị Đáp (2005); Lê Khương Thúy và Trần Thiếu Dư, 2005; Trần Thiếu Dư, Đặng Thị Đáp (2005b); Trần Thiếu Dư và cs (2006); Đặng Thị Đáp (1995); Đặng Thị Đáp (1996) nghiên cứu rất sâu về họ ánh kim nhưng không ghi nhận được loài bọ ánh kim nào gây hại trên cây hồi. Trong một tài liêu Trần Thiếu Dư và Đặng Thị Đáp (2005a) có thu được 3 mẫu ở Tam Đảo trong đó có loài O. duporti Laboissiere (đây là loài thành dịch trên cây hồi ở Lạng Sơn) tuy nhiên tác giả chưa miêu tả và chưa ghi nhận được loài này gây hại trên cây gì? Tác giả 4 Cao Anh Đương, 2012 có miêu tả về loài bọ ánh kim hoa Oides leucomeleana Pic hại hồi. Tuy nhiên, đây là một báo cáo tốt nghiệp đại học được nghiên cứu trong thời gian rất ngắn (6 tháng), trong phạm vi hẹp nên những thông tin nói trên cần được kiểm chứng. Theo Trần Công Loanh (1989) và Đặng Thị Kim Tuyến và cs (2008) có ghi nhận loài Oides decempunctatus gây hại trên cây hồi ở Lạng Sơn. Nhưng đây không phải là gây hại nghiêm trọng trên cây hồi hiện nay. Những nghiên cứu về sâu bệnh hại cây hồi cũng như loài bọ ánh kim hại cây hồi ở Việt Nam còn ít.. việc nắm được thành phần sâu hại trên cây hồi, loài có vai trò gây hại quan trọng, các đặc điểm sinh học sinh thái của loài bọ ánh kim hại cây hồi, làm cơ sở cho việc dập dịch cũng như nghiên cứu, đề xuất được các biện pháp phòng chống hiệu quả, đúng thời điểm bền vững là hết sức cần thiết. 1.3. Nhận xét chung và những vấn đề quan tâm Những nghiên cứu về sâu hại trên cây hồi ở trên thế giới rất hiếm, các công trình chủ yếu của các tác giả Trung Quốc. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu về thành phần sâu hại và sơ lược một vài biện pháp phòng chống. Loài bọ ánh kim hoa O. leucomelaena được thông báo là loài sâu hại quan trọng trên cây hồi tại Trung Quốc, tuy nhiên chưa nghiên cứu chuyên sâu về sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống. Ở Việt Nam, rất hiếm những nghiên cứu về sâu hại cây hồi,. Hầu hết các dữ liệu công bố về hình thái, sinh học, sinh thái của sâu hại hồi còn rất ít và tản mạn. Đến nay hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào về loài bọ ánh kim Oides sp. y. Bọ ánh kim đã bùng phát thành dịch trong nhiều năm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng hồi của tỉnh Lạng Sơn. Trong giới hạn của một Luận án tiến sỹ, dựa trên yêu cầu cấp bách của khoa học và thực tiễn sản xuất, phân tích các dữ liệu và thông tin thu thập được trong và ngoài nước, chúng tôi đã tập trung giải quyết các vấn đề trọng tâm; Xác định thành phần sâu hại cây hồi, những loài phổ biến, loài có nguy cơ tiềm ẩn, loài gây hại có ý nghĩa kinh tế cho cây hồi. Đi sâu nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài bọ ánh kim Oides sp. đang là dịch hại trên cây hồi, làm cơ sở nghiên cứu đề xuất các biện pháp phòng chống bọ ánh kim Oides sp. theo hướng quản lý dịch hại tổng hợp, hiệu quả và bền vững. Chƣơng 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu - Cây hồi, lá và cành hồi - Nguồn sâu hại và bọ ánh kim Oides sp. từ rừng hồi của Lạng Sơn - Hộp Petri, ống nghiệm, bình tam giác, tủ lạnh, tủ sấy, tủ định ôn, thiết bị đo nhiệt độ, ẩm độ, kính hiển vi, kính lúp soi nổi có màn hình chụp ảnh kỹ thuật số, bút lông nuôi bọ ánh kim Oides sp., các hoá chất, các hộp mẫu và các dụng cụ khác phục vụ cho công tác phân loại và bảo quản mẫu. - Các lồng nuôi sâu kích thước 60x40x80 cm, chậu vại để trồng cây hồi - Bình phun thuốc, một số loại thuốc bảo vệ thực vật (elincol 12ME, enasin 32WP, abatimec 3.6EC, penalty 40WP, nấm xanh metarhizium anisopliae, nấm trắng beauveria bassiana, virtako 40WG, kinalux 25 EC, confidor 100SL...). 5 - Các vật liệu khác: cốc nhựa, bông, cồn (ethyl alcohol) 75%, cồn (ethyl alcohol) 90%, bút lông, bút chì, giá nuôi sâu, ông tuýp, bầu cây, la bàn, ẩm nhiệt kế, nhãn, lọ đựng mẫu, máy đo độ pH... 2.2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu - Điều tra, thu thập, xác định thành phần loài sâu hại và thiên địch quan trọng trên cây hồi tại Lạng Sơn. - Nghiên cứu đặc điểm sinh học cơ bản của loài Oides sp. - Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học, diễn biến số lượng loài Oides sp. + Yếu tố thời tiết + Yếu tố địa hình +Yếu tố độ tuổi cây hồi + Yếu tố hướng + Yếu tố lâm sinh (rừng thuần, rừng hỗn giao) - Nghiên cứu một số biện pháp phòng chống bọ ánh kim theo hướng quản lý dịch hại tổng hợp. + Biện pháp thủ công, cơ lý + Biện pháp sinh học + Biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa và sinh học - Xây dựng quy trình phòng chống bọ ánh kim theo hướng quản lý dịch hại tổng hợp áp dụng trên diện rộng. 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu - Điều tra, thu thập, xác định thành phần các loài sâu hại cây hồi thực hiện theo Quy chuẩn quốc gia QCVN 01-38:2010/ BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2010) và theo phương pháp của (Nguyễn Thế Nhã và cs, 2001); Nguyễn Thế Nhã và Trần Văn Mão, 2005. - Điều tra thu thập thành phần thiên địch trên cây hồi được thực hiện theo phương pháp điều tra cơ bản sâu bệnh của Viện BVTV (1997). - Xác định đặc điểm sinh học cơ bản của loài Oides sp. theo phương pháp của Viện Bảo vệ thực vật (1997). Loài BAK gây hại được xác định theo khóa phân loại của tác giả Kimoto, Gressitt (1963), trường đại học quốc gia SEOUL, Đại học Nông nghiệp và Khoa học sự sống, Hàn Quốc - Nghiên cứu ảnh hưởng của độ tuổi cây hồi, các hướng rừng khác nhau, vị trí đồi khác nhau và các kiểu rừng khác nhau đến diễn biến mật độ sâu non và trưởng thành của bọ ánh kim tại Lạng Sơn. Theo qui chuẩn quốc gia QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2010). - Số liệu trước khi xử lý đã được chuyển đổi (Phạm Chí Thành 1989, Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. - Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel và IRRISTART 5.0. Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thành phần loài sâu hại và thiên địch trên cây hồi tại Lạng Sơn 3.1.1. Điều tra, thu thập xác định thành phần sâu hại cây hồi Đã thu được 62 loài sâu hại trên cây hồi, thuộc 6 bộ côn trùng. bộ cánh đều - Homoptera có số loài nhiều nhất với 23 loài. Bộ cánh cứng - Coleoptera là 15 loài, bộ cánh nửa - Hemiptera là 10 loài. Các bộ còn lại, mỗi bộ từ 1-8 loài. Đã định danh được 6 36 loài, đạt 58,10% tổng số loài đã phát hiện. Trong đó có 4 loài xuất hiện phổ biến (>26%) ở hầu hết các rừng hồi đó là các loài bọ ánh kim đồi mồi Oides duporti Laboissiere, sâu đo hoa Pogonopygia nigralbata Warrent, rệp muội nâu Aphis aurantii và rệp muội xanh Polytrichaphis fragilis chiếm. Trong các loài sâu hại đã ghi nhận có 2 loài là bọ ánh kim đồi mồi Oides duporti Laboissiere, sâu đo hoa Pogonopygia nigralbata Warrent chưa có trong danh lục đã công bố về các loài sâu hại của Bộ NN&PTNT. 3.1.2. Thành phần thiên địch trên cây hồi Đã thu thập được 65 loài thiên địch của sâu hại trên cây hồi. Thuộc 8 bộ côn trùng, nhện lớn và 1 bộ nấm. Bộ Araneae có số loài nhiều nhất với 20 loài. Bộ cánh cứng Coleoptera là 15 loài, bộ cánh nửa Hemiptera thu được 8 loài. Các bộ còn lại, mỗi bộ thu được 2-6 loài. Đã định danh được 25 loài, đạt 38,46% tổng số loài đã phát hiện. Có 3 loài; Beauverina basiana (Bals.) Vuill., Cazira horvathi và ong đen ký sinh trên trứng loài Oides duporti xuất hiện rất phổ biến, tần suất xuất hiện trên 50%. Những loài này có vai trò rất quan trọng trong hạn chế số lượng một số sâu hại chính trên cây hồi đặc biệt là hạn chế loài bọ ánh kim đồi mồi Oides duporti Laboissiere đã trở thành dịch hại trên cây hồi từ năm 2012 - 2014 ở tỉnh Lạng Sơn. 3.2. Xác định tên khoa học, đặc điểm hình thái, sinh học cơ bản của loài Oides sp. 3.2.1. Xác định loài bọ ánh kim Oides sp. hại cây hồi Theo kết quả mẫu vật đã gửi đi (Trường đại học quốc gia SEOUL, Đại học Nông nghiệp và Khoa học sự sống, Hàn Quốc; Viện Động vật học Bắc Kinh Trung Quốc) đều thu được kết quả định loại bọ ánh kim hại hồi Oides sp. tại Lạng Sơn là một loài bọ cánh cứng có vị trí phân loại của loài sâu hại này như sau: Giới (Kingdom) động vật: Animala Ngành (Phylum) chân đốt: Arthropoda Lớp (Class) côn trùng: Insecta Lớp phụ (Subclass) côn trùng có cánh: Pterygota Bộ (Order) cánh cứng: Coleoptera Bộ phụ (Subordo): Polyphaga Tổng họ (Superfamilia): Chrysomeloidea Họ (Family) ánh kim: Chrysomelidae Họ phụ (Subfamilia): Chrysomelinae Tộc (Tribus): Luperini Giống (Genus): Oides Loài (Specie): Oides duporti Laboissiere, 1919 Được sự cố vấn của các nhà khoa học côn trùng của Việt Nam đề nghị nhóm nghiên cứu gọi tên Việt Nam của loài bọ ánh kim hại hồi là bọ ánh kim đồi mồi (Oides duporti Laboissiere). Tên này đặt dựa vào các đặc điểm rất đặc trưng của loài, phần trên mặt lưng cơ thể giống như "con đồi mồi". Trong các phần và tiếp theo của đề tài này sẽ
Luận văn liên quan