Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc tính cứng cây kháng đổ ngã của một số dòng lúa nếp thuộc hai tổ hợp lai CK92 X nhật và NK2 X nhật

Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: xác định nguyên nhân có liên quan đến tính kháng đổ ngã để có hướng chọn tạo ra giống mới cứng cây, kháng đổ ngã và hiệu quả của tính cứng cây đối với cây lúa nếp. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Các dòng nếp lai ở thế hệ F6 thuộc 2 tổ hợp lai: THL1 (lúa nếp NK2 x lúa Nhật); THL2 (lúa nếp CK92 x lúa Nhật). 1.6. Tính mới của luận án - Xác định được đặc điểm về chiều dài, đường kính, độ cứng, độ dày thành lóng của các lóng thân từ lóng thứ nhất đến lóng thứ tư của cây lúa nếp cứng cây. - Xác định được mối tương quan giữa các tính trạng liên quan đến tính kháng đổ ngã như chiều dài, đường kính, độ cứng, độ dày thành lóng của bốn lóng thân phía trên. - Đã điện di protein SDS-PAGE đánh giá độ thuần của các dòng lúa nếp ưu tú. - Đã trắc nghiệm ngoài đồng các dòng lúa nếp cứng cây và đã tuyển chọn được hai dòng lúa nếp ưu tú là NL1 và NL2 cứng cây, kháng đổ ngã, có năng suất và chất lượng cao.

pdf28 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc tính cứng cây kháng đổ ngã của một số dòng lúa nếp thuộc hai tổ hợp lai CK92 X nhật và NK2 X nhật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG Mã ngành: 62 62 01 10 NGUYỄN THỊ THUỞ NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH CỨNG CÂY KHÁNG ĐỔ NGÃ CỦA MỘT SỐ DÒNG LÚA NẾP THUỘC HAI TỔ HỢP LAI CK92 x NHẬT VÀ NK2 x NHẬT Cần Thơ, 2018 1 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Người hướng dẫn chính: GS.TS. Lê Văn Hòa Người hướng dẫn phụ: PGS.TS. Võ Công Thành Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường. Họp tại: Vào lúc .. giờ .. ngày .. tháng .. năm .. Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ. Thư viện Quốc gia Việt Nam. 2 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Nguyễn Thị Thuở, Phan Thị Hồng Trang, Võ Công Thành và Lê Văn Hòa, 2016. Nghiên cứu cải thiện đường kính và độ cứng lóng thân các giống lúa nếp NK2, CK92 và CK2003. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 9 (10): 20-24. 2. Nguyễn Thị Thuở, Phan Thị Hồng Trang, Võ Công Thành và Lê Văn Hòa, 2016. Lai tạo và tuyển chọn dòng nếp mới (Oryza sativa subsp. Indica) cứng cây chống đổ ngã phục vụ cho sản xuất. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuyên đề Nông nghiệp xanh, tháng 11/2016: 5-12. 3. Nguyễn Thị Thuở, Võ Công Thành và Lê Văn Hòa, 2017. Kết quả nghiên cứu độ cứng cây và khả năng chống đổ ngã của một số dòng nếp lai (Oryza sativa var. Indica ) tại tỉnh An Giang. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuyên đề Giống cây trồng, vật nuôi, tập 1, tháng 6/2017: 25-34. 4. Nguyễn Thị Thuở, Võ Công Thành và Lê Văn Hòa, 2017. Khảo sát đặc điểm nông học của một số dòng lúa nếp được chọn tạo theo hướng cứng cây chống đổ ngã phục vụ cho sản xuất. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuyên đề Sinh lý thực vật ứng dụng trong nông nghiệp công nghệ cao, tháng 12/2017: 5-12. 3 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: xác định nguyên nhân có liên quan đến tính kháng đổ ngã để có hướng chọn tạo ra giống mới cứng cây, kháng đổ ngã và hiệu quả của tính cứng cây đối với cây lúa nếp. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Các dòng nếp lai ở thế hệ F6 thuộc 2 tổ hợp lai: THL1 (lúa nếp NK2 x lúa Nhật); THL2 (lúa nếp CK92 x lúa Nhật). 1.6. Tính mới của luận án - Xác định được đặc điểm về chiều dài, đường kính, độ cứng, độ dày thành lóng của các lóng thân từ lóng thứ nhất đến lóng thứ tư của cây lúa nếp cứng cây. - Xác định được mối tương quan giữa các tính trạng liên quan đến tính kháng đổ ngã như chiều dài, đường kính, độ cứng, độ dày thành lóng của bốn lóng thân phía trên. - Đã điện di protein SDS-PAGE đánh giá độ thuần của các dòng lúa nếp ưu tú. - Đã trắc nghiệm ngoài đồng các dòng lúa nếp cứng cây và đã tuyển chọn được hai dòng lúa nếp ưu tú là NL1 và NL2 cứng cây, kháng đổ ngã, có năng suất và chất lượng cao. 1.7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án - Ý nghĩa khoa học: đề tài cung cấp những thông tin khoa học cơ bản về đặc điểm hình thái của lóng thân liên quan đến tính cứng cây, kháng đổ ngã ở cây lúa nếp làm cơ sở cho công tác chọn giống lúa kháng đổ ngã đối với những giống lúa và lúa nếp khác trong thời gian tới. Kết quả đạt được của luận án còn là cơ sở khoa học góp phần vào việc ứng dụng nguồn vật liệu trung gian quý làm nguồn để tuyển chọn theo hướng gạo tẻ hoặc sử dụng làm nguồn gen lúa cứng cây cho công tác lai tạo. - Ý nghĩa thực tiễn: đề tài cung cấp được 2 dòng lúa nếp mới cứng cây, kháng đổ ngã có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất. 4 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 3.1. Thời gian và địa điểm Thí nghiệm được tiến hành từ 2014-2016, tại nhà lưới Phòng thí nghiệm Chọn giống và Ứng dụng công nghệ sinh học, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Thí nghiệm ngoài đồng được bố trí tại xã Phú Hưng và xã Phú Thọ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang qua 3 vụ Đông - Xuân 2014-2015, Hè thu 2015 và Đông - Xuân 2015-2016. 3.2. Phương tiện nghiên cứu 3.2.1. Vật liệu thí nghiệm - Vật liệu sử dụng làm bố mẹ Giống làm mẹ là nếp NK2, CK92 có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm A1, năng suất 6-8 t/ha, nở bụi khá tốt, nhưng dễ bị đổ ngã. Lúa Nhật là giống lúa hạt bầu tròn được thu thập tại Nhật Bản năm 2010, thời gian sinh trưởng ngắn, kháng đổ ngã tốt. - Đánh giá kháng đổ ngã ngoài đồng Các dòng lai ở thế hệ F6, dòng nếp NL1 (từ THL nếp CK92 x lúa Nhật), dòng NL2 (từ THL nếp NK2 x lúa Nhật), giống đối chứng là nếp CK92. 3.2.2. Thiết bị, hóa chất thí nghiệm Máy đo độ cứng IMADA (Torque gauges IMADA), máy ly tâm 5418 và các thiết bị phòng thí nghiệm khác. Hóa chất gồm carmin, methanol, acid acetic, acid nitric, acid sulphuric, anthrone, nước cất, ethanol 95% chứa 0,025% thymol blue, ethanol 95%, KOH 1,7%, dung dịch Iod, NaOH 1 N, CuSO4, NaCl và một số hóa chất khác. 3.3. Phương pháp Các mùa vụ cụ thể được thể hiện qua Bảng 3.1. 3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm ngoài đồng Thí nghiệm ngoài đồng được bố trí lại theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lặp, diện tích mỗi lô trong một khối 20 m2. Sắp xếp ngẫu nhiên giữa các nghiệm thức trong mỗi dãy, có bố trí 1 nghiệm thức phụ gần bờ (sử dụng giống đối chứng nếp CK92). 5 Các chỉ tiêu theo dõi, chọn lọc gồm cấp đổ ngã (9 cấp), đặc tính nông học, đặc tính kháng đổ ngã (chiều dài, đường kính, độ cứng lóng), năng suất, chất lượng hạt (độ bền gel, nhiệt trở hồ, amylose, protein, dài hạt và dạng hạt). Trong quá trình chọn lọc, ứng dụng kỹ thuật điện di protein SDS-PAGE để kiểm tra độ thuần (band waxy). Bảng 3.1. Mô tả các mùa vụ của toàn thí nghiệm Mùa vụ Thế hệ Nội dung thí nghiệm Bố trí Đông xuân 2014-2015 F6 Đánh giá chiều dài, đường kính và độ cứng lóng. Khảo nghiệm giống theo tiêu chuẩn VCU của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ngoài đồng Hè thu 2015 F7 Đánh giá chiều dài, đường kính và độ cứng lóng, chọn những dòng có đường kính và độ cứng các lóng cao. Nhà lưới Hè thu 2015 F7 Đánh giá chiều dài, đường kính và độ cứng lóng. Khảo nghiệm giống theo tiêu chuẩn VCU của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ngoài đồng Đông xuân 2015-2016 F8 Đánh giá các chỉ tiêu về chiều dài, đường kính và độ cứng lóng của 4 lóng thân trên. Khảo nghiệm giống theo tiêu chuẩn VCU của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ngoài đồng Xuân hè 2016 F8 - Đánh giá chiều dài, đường kính và độ cứng các lóng, chọn những dòng có đường kính và độ cứng các lóng cao. - Phân tích các chỉ tiêu về chất lượng hạt. - Tiến hành giải phẫu các lóng thân - Điện di protein SDS-PAGE để đánh giá độ thuần của dòng được chọn. Nhà lưới 3.3.3. Phương pháp đánh giá các đặc tính nông học và thành phần năng suất Thời gian sinh trưởng (ngày) được tính từ lúc gieo hạt cho đến khi thu hoạch và phân loại theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004). Chiều cao cây (cm) được đo từ mặt đất đến chóp bông cao nhất. Số bông/bụi được đếm vào lúc thu hoạch, đếm tổng 6 số bông có được trên từng bụi. Số hạt chắc/bông được tính trung bình theo từng bụi, bằng tổng hạt chắc/bụi chia cho tổng số bông/bụi. Tỷ lệ hạt chắc được tính bằng thương số giữa số hạt chắc/bông và tổng số hạt chắc và lép/bông đó. Trọng lượng 1000 hạt được tính theo trung bình của 3 lần cân, quy về ẩm độ 14% (W14%, g). Đối với thí nghiệm ngoài đồng: mỗi lô lấy 5 khung (0,5 x 0,4 m) để đánh giá các thành phần năng suất; thu hoạch 5 m2/lô tách lấy hạt, cân và quy về ẩm độ chuẩn 14% để tính năng suất thực tế. 3.3.4. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu đánh giá kháng đổ ngã 3.3.4.1. Cấp đổ ngã Đánh giá cấp đổ ngã dựa vào tình trạng của cây lúa đứng thẳng, hơi xiên hay ngã rạp và tỉ lệ (%) cây bị đổ ngã. Xác định tỉ lệ (%) đổ ngã của từng lô, lấy trung bình của các lần lặp lại rồi quy về thang đánh giá 9 cấp đánh giá của IRRI. Bảng 3.2. Đánh giá cấp đổ ngã trên lúa theo IRRI (1988) Cấp Tình trạng 1 Tất cả cây lúa đứng thẳng 3 Có 50% số cây lúa bị nghiêng 5 Có 75% số cây lúa bị nghiêng 7 Có 75% số cây lúa ngã 9 Tất cả các cây lúa ngã rạp 3.3.4.2. Chiều dài, đường kính và độ cứng lóng Chiều dài lóng (cm) là khoảng cách giữa hai đốt liên tiếp nhau. Đường kính lóng (mm) được đo bằng thước kẹp và đo ở phần giữa của mỗi lóng. Độ cứng lóng (N) được đo bằng máy đo độ cứng IMADA (Force gauges IMADA) Model ZP-50N, khoảng cách giữa hai điểm của giá đỡ là 5 cm. 3.3.5. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng hạt Chiều dài và hình dạng hạt gạo được đo trên giấy kẻ li, xếp các hạt gạo nối nhau liên tục theo chiều dài (10 hạt) để đo chiều dài hạt hoặc khít nhau theo chiều ngang (10 hạt) để đo chiều rộng hạt và đánh giá phân loại theo tiêu chuẩn đánh giá của Juliano and Villareal (1993) (Bảng 3.3). 7 Hàm lượng amylose được phân tích theo phương pháp của Cagambang and Rodriguez (1980). Sau đó phân loại gạo dựa vào hàm lượng amylose và căn cứ theo thang đánh giá của IRRI (1988) (Bảng 3.4). Bảng 3.3. Tiêu chuẩn đánh giá chiều dài và hình dạng hạt gạo theo IRRI (Juliano and Villareal, 1993) Cấp Chiều dài hạt gạo Hình dạng hạt gạo Mức biểu hiện Kích cỡ (mm) Mức biểu hiện Tỉ lệ D/R* 1 Rất dài > 7.50 Thon dài > 3.0 3 Dài 6.61 – 7.50 Trung bình 2.1 – 3.0 5 Trung bình 5.51 – 6.60 Bầu 1.1 – 2.0 7 Ngắn ≤ 5.50 Tròn ≤ 1.0 *: Tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng hạt gạo Bảng 3.4. Thang đánh giá hàm lượng amylose (IRRI, 1988) Stt Hàm lượng amylose (%) Mức đánh giá Phân loại gạo 1 0 – 2 Nếp Nếp 2 3 – 9 Rất thấp Gạo dẻo 3 10 – 19 Thấp Gạo dẻo 4 20 – 25 Trung bình Mềm cơm 5 > 25 Cao Cứng cơm Hàm lượng protein được phân tích theo phương pháp của Lowry et al. (1951). Độ bền thể gel được phân tích theo phương pháp của Tang et al. (1991) và đánh giá theo IRRI (1996). Phân tích nhiệt trở hồ và phân cấp độ trở hồ theo Jennings et al. (1979). 3.3.6. Phương pháp giải phẫu lóng thân và xác định độ dày thành lóng Lóng thân lúa được lấy vào lúc thu hoạch. Các lóng sau đó được tách hết bẹ lá, giải phẫu theo mặt cắt ngang và nhuộm mẫu cắt với thuốc nhuộm, đo độ dày thành lóng dưới kính hiển vi ở vật kính 10. Độ dày thành lóng (mm) được đo dưới kính hiển vi có trắc vi thị kính, đo từ mép ngoài của thành lóng (ngoài cùng của thân) đến mép trong (phần tiếp giáp với khoang rỗng ở giữa thân cây lúa). 8 3.3.7. Phương pháp điện di protein SDS-PAGE Điện di protein SDS-PAGE (sodium dodecyl sulfate polyacrylamide gel electrophoresis) được tiến hành theo phương pháp của Laemmli (1970). 3.3.8. Đánh giá các chỉ tiêu khảo nghiệm giống Đánh giá chỉ tiêu khảo nghiệm giống thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004) 3.3.9. Phương pháp phân tích số liệu Tỷ lệ (%) độ cứng của dòng lai so với cây bố mẹ (x) được tính theo công thức sau tương ứng với từng lóng thân: Tất cả số liệu thu thập được xử lý bằng Microsoft Excell, phân tích phương sai ANOVA và so sánh Duncan bằng phần mềm thống kê SPSS. Sử dụng phân tích tương quan tuyến tính với việc kiểm định hệ số tương quan Pearson trong trường hợp biến định lượng để kiểm định các yếu tố có ảnh hưởng đến độ cứng cây. 9 Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả chọn lọc trong điều kiện nhà lưới 4.1.1. Cấp đổ ngã Qua hai vụ trồng, hè thu 2015 và xuân hè 2016 trong điều kiện nhà lưới không xảy ra tình trạng đổ ngã. 4.1.2. Chiều dài lóng 4.1.2.2. Thế hệ F8 Ở tổ hợp lai THL1 (NK2 x Nhật), chiều dài lóng của 17 dòng lai thu được dao động theo hướng cao hơn cả bố mẹ ở lóng thứ nhất và lóng thứ hai; từ cao hơn cho đến thấp hơn bố mẹ ở lóng thứ ba và lóng thứ tư, tương tự với thế hệ F7. Bảng 4.3. Chiều dài lóng (cm) của các dòng lai ở THL1 thế hệ F8 Dòng/Giống Lóng I Lóng II Lóng III Lóng IV NL1-6 33,7 e 18,2 i 8,48 j 4,69 g NL1-7 36,7 bc 21,1 cd 13,2 bcd 5,09 efg NL2-2 37,9 b 20,6 cdef 8,83 j 4,77 g NL2-5 35,8 cd 20,0 efg 10,4 gh 4,93 fg NL2-8 37,3 b 21,2 c 9,28 ij 5,05 fg NL4-1 39,3 a 22,7 a 15,6 a 5,97 bcd NL4-5 37,0 bc 22,2 ab 15,2 a 5,50 def NL5-1 35,7 cd 20,1 efg 13,5 bc 6,61 a NL5-8 37,5 b 20,2 defg 10,6 gh 4,95 fg NL6-1 36,9 bc 19,7 fgh 12,3 de 5,99 bcd NL6-3 38,0 b 21,4 bc 13,6 bc 6,25 abc NL11-1 39,6 a 22,6 a 11,7 ef 6,04 bcd NL11-4 40,1 a 19,3 gh 9,35 ij 5,25 efg NL12-2 37,9 b 22,2 ab 13,8 b 6,31 ab NL12-4 37,9 b 19,5 gh 10,1 hi 5,95 bcd NL13-4 35,2 d 22,3 ab 12,5 de 5,66 cde NL13-5 40,1 a 20,8 cde 11,0 fgh 5,50 def NK2 37,8 b 18,9 hi 11,2 fg 6,77 a Lúa Nhật 31,9 f 16,9 j 12,8 cd 5,95 bcd F ** ** ** ** CV (%) 6,57 8,01 13,85 18,29 Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê. **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% theo phép thử Duncan. Ở tổ hợp lai THL2 (CK92 x Nhật), chiều dài lóng hầu hết các lóng thân của 11 dòng lai thu được rất dao động, cao hơn cả bố 10 mẹ ở hầu hết các lóng trừ lóng thứ nhất có thấp hơn so với cây mẹ (Bảng 4.4). Bảng 4.4. Chiều dài lóng thân (cm) của các dòng nếp lai ở THL2 thế hệ F8 Dòng/Giống Lóng I Lóng II Lóng III Lóng IV CL6-6 32,6 gh 19,9 f 13,2 c 9,05 b CL6-7 33,8 ef 20,8 e 13,4 c 7,83 de CL7-3 33,8 ef 21,9 d 16,8 a 11,1 a CL7-6 35,3 cd 22,6 bc 16,1 ab 8,68 bc CL8-6 34,3 de 23,1 ab 15,5 b 7,20 ef CL8-7 32,1 g 23,1 ab 15,6 b 7,08 efg CL9-3 34,7 de 22,3 cd 13,8 c 7,14 efg CL9-4 34,7 de 23,5 a 15,3 b 7,47 de CL11-1 36,3 bc 23,2 ab 15,3 b 8,18 cd CL13-1 37,6 ab 18,4 h 8,56 d 6,43 gh CL13-3 36,9 ab 17,6 i 8,54 d 5,96 h CK92 38,1 a 19,0 g 13,2 c 7,54 de Lúa Nhật 31,9 g 16,9 j 13,0 c 6,60 fgh F ** ** ** ** CV (%) 6,92 6,07 11,70 16,83 Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê. **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% theo phép thử Duncan. 4.1.3. Đường kính lóng 4.1.3.2. Thế hệ F8 Ở THL1 (NK2 x Nhật), 17 dòng lai thu được đều có đường kính dao động từ cao hơn cho đến thấp hơn cả cây bố và cây mẹ (nếp NK2) ở tất cả 4 lóng thân được khảo sát. Lóng thân của cây bố (lúa Nhật) khá thấp ở 2 lóng ngọn và tương đối cao ở 2 lóng gốc (Bảng 4.7). Ở tổ hợp lai THL2 (CK92 x Nhật), đường kính lóng của đa số dòng lai đều tương đương và cao hơn so với cây mẹ. Một số dòng có đường kính lóng tương đương cây bố (Bảng 4.8). 4.1.4. Độ cứng lóng 4.1.4.2. Thế hệ F8 Ở THL1 (NK2 x Nhật), độ cứng lóng của 17 dòng lai thu được dao động từ cao hơn đến tương đương cây mẹ (nếp NK2) ở lóng thứ nhất và lóng thứ hai, có thấp hơn ở lóng thứ ba và thứ tư. So với lúa Nhật thì các dòng lai biến thiên từ cao hơn cho đến tương đương và thấp hơn ở lóng thứ nhất đến thứ ba (Bảng 4.11). 11 Bảng 4.7. Đường kính lóng (mm) các dòng nếp lai ở THL1 thế hệ F8 Dòng/Giống Lóng I Lóng II Lóng III Lóng IV NL1-6 2,32 i 3,81 g 4,45 h 4,90 h NL1-7 3,14 ab 4,90 b 5,59 ab 6,32 b NL2-2 2,66 fg 4,48 cde 5,12 def 5,82 cde NL2-5 2,59 gh 4,45 cde 5,18 def 6,03 bcd NL2-8 2,63 fg 4,52 cd 5,20 cdef 6,03 bcd NL4-1 1,77 j 3,71 g 5,45 abcd 6,77 a NL4-5 2,88 cde 4,52 cde 5,22 cdef 5,76 cde NL5-1 2,66 fg 4,59 cd 5,47 abcd 6,05 bc NL5-8 3,27 a 5,23 a 5,76 a 6,24 b NL6-1 2,87 cde 4,64 bc 5,30 bcde 6,03 bcd NL6-3 3,01 bc 4,88 b 5,55 abc 6,18 b NL11-1 2,44 hi 4,11 f 4,75 gh 5,35 fg NL11-4 2,87 cde 4,41 cde 4,98 efg 5,78 cde NL12-2 2,97 bcd 4,51 cde 5,13 def 5,60 ef NL12-4 2,71 efg 4,32 def 4,93 fg 5,34 ef NL13-4 2,62 fg 4,11 f 4,49 h 5,10 gh NL13-5 2,76 efg 4,42 cde 5,12 def 5,68 de NK2 2,80 def 4,30 def 4,98 efg 5,69 de Lúa Nhật 2,30 i 4,21 d 5,45 abcd 6,37 b F ** ** ** ** CV (%) 12,08 11,48 11,59 10,21 Bảng 4.8. Đường kính lóng thân (mm) của các dòng nếp lai ở THL2 thế hệ F8 Dòng/Giống Lóng I Lóng II Lóng III Lóng IV CL6-6 3,38 bc 4,96 b 5,94 c 6,42 cd CL6-7 3,13 d 4,81 b 5,65 de 6,04 e CL7-3 3,33 c 4,78 b 5,65 de 6,16 e CL7-6 3,54 bc 4,98 b 5,88 cd 6,22 de CL8-6 3,52 bc 5,40 a 6,55 a 6,99 a CL8-7 3,44 bc 5,05 b 5,98 c 6,60 bc CL9-3 3,79 a 5,37 a 6,37 ab 6,88 a CL9-4 3,55 b 5,05 b 6,12 bc 6,56 bc CL11-1 3,81 a 5,46 a 6,35 ab 6,77 ab CL13-1 2,99 de 4,20 d 5,02 g 5,75 f CL13-3 2,99 de 4,39 cd 5,01 g 5,58 f CK92 2,87 e 4,50 c 5,25 fg 5,77 f Lúa Nhật 2,30 f 4,21 d 5,45 ef 6,48 c F ** ** ** ** CV (%) 11,47 10,04 8,40 6,94 Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê. **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% theo phép thử Duncan. 12 Bảng 4.11. Độ cứng lóng thân (N/cm2) của các dòng nếp lai ở THL1 thế hệ F8 Dòng/Giống Lóng I Lóng II Lóng III Lóng IV NL1-6 2,39 de 5,71 ab 7,88 b 9,12 cde NL1-7 2,61 bcd 5,17 cd 9,38 a 11,50 b NL2-2 3,01 a 6,14 a 9,41 a 12,38 ab NL2-5 2,55 cd 5,33 bc 7,63 bc 9,12 cde NL2-8 2,68 bc 5,78 ab 9,04 a 10,04 c NL4-1 2,83 ab 4,70 de 5,34 ghi 5,97 i NL4-5 1,91 fgh 3,40 gh 5,11 hi 7,08 gh NL5-1 1,95 fgh 4,22 ef 6,93 cde 8,96 cde NL5-8 2,35 de 4,98 cd 7,39 bc 8,64 def NL6-1 2,08 fg 4,38 ef 7,03 bcde 8,06 efg NL6-3 2,35 de 4,11 f 6,41 def 8,48 def NL11-1 2,38 de 4,92 cd 7,36 bc 9,25 cd NL11-4 1,95 fgh 4,20 ef 7,07 bcde 8,98 cde NL12-2 1,90 fgh 3,51 gh 5,62 fgh 8,08 efg NL12-4 2,15 ef 4,26 ef 6,32 ef 8,64 def NL13-4 1,69 h 3,05 h 4,65 i 6,97 h NL13-5 2,59 bcd 5,02 cd 7,44 bc 9,69 cd NK2 1,87 gh 3,52 gh 5,94 fg 7,73 fgh Lúa Nhật 2,36 de 3,82 fg 7,18 bcd 12,60 a F ** ** ** ** CV (%) 20,42 20,99 20,89 18,82 Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê. **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% theo phép thử Duncan. Ở tổ hợp lai THL2 (CK92 x Nhật), độ cứng lóng của 11 dòng lai thu được rất biến thiên, từ cao hơn cho đến tương đương và thấp hơn cây mẹ (nếp CK92) ở lóng thứ nhất và lóng thứ hai, từ cao hơn cho đến tương đương cây mẹ ở lóng thứ ba và lóng thứ tư. Đối với cây bố (lúa Nhật) thì từ cao hơn cho đến tương đương và thấp hơn ở lóng thứ nhất đến lóng thứ ba, còn lóng thứ tư thì thấp hơn (Bảng 4.12). Như vậy, nếu xét về độ cứng lóng và chọn dòng nếp cứng cây theo khuynh hướng độ cứng lóng thứ tư lớn thì ở THL1 có các dòng triển vọng là NL1-7, NL2-2, NL2-5, NL2-8, ở THL2 có các dòng triển vọng là CL6-6, CL6-7, CL8-6 và CL9-3 là những dòng có độ cứng lóng thứ tư cao, đồng thời cũng là những dòng có đường kính lóng thứ tư lớn và chiều dài lóng thứ tư ngắn phù hợp để chọn giống nếp theo hướng cứng cây, kháng đổ ngã. 13 Bảng 4.12. Độ cứng lóng thân (N/cm2) của các dòng nếp lai ở THL2 thế hệ F8 Dòng/Giống Lóng I Lóng II Lóng III Lóng IV CL6-6 2,55 bc 4,54 b 6,82 bcd 10,09 c CL6-7 2,43 cd 4,24 bcde 7,19 b 10,08 c CL7-3 2,38 cde 4,04 bcde 5,74 ef 8,90 def CL7-6 2,35 cde 4,45 bc 6,54 bcde 9,38 cde CL8-6 2,21 def 4,00 bcdef 7,19 b 11,24 b CL8-7 2,13 ef 3,49 f 5,36 f 8,77 def CL9-3 3,36 a 5,41 a 8,18 a 11,38 b CL9-4 2,75 b 3,98 cdef 6,28 cde 9,65 cd CL11-1 2,56 bc 3,71 ef 5,94 def 8,90 def CL13-1 1,35 h 3,87 def 5,39 f 7,25 g CL13-3 1,60 g 4,41 bcd 6,14 def 8,57 ef CK92 2,07 f 4,37 bcd 6,21 def 8,18 f Lúa Nhật 2,40 cde 3,91 cdef 7,09 bc 12,40 a F ** ** ** ** CV (%) 20,07 21,69 23,18 18,38 Trong cùng một c
Luận văn liên quan